Chuyên đề: Sử dụng một số kỹ thuật dạy học trong tiết ôn tập, luyện tập để nâng cao chất lượng trong môn Ngữ văn THCS - Trường THCS Thành Nhất

docx 19 trang thaodu 6061
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Sử dụng một số kỹ thuật dạy học trong tiết ôn tập, luyện tập để nâng cao chất lượng trong môn Ngữ văn THCS - Trường THCS Thành Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_su_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_trong_tiet_on_tap.docx

Nội dung text: Chuyên đề: Sử dụng một số kỹ thuật dạy học trong tiết ôn tập, luyện tập để nâng cao chất lượng trong môn Ngữ văn THCS - Trường THCS Thành Nhất

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT TỔ: XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG TIẾT ÔN TẬP, LUYỆN TẬP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm giống nhau. Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học. Văn học là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác, môn học ngữ văn còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho mỗi học sinh Như vậy thì việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết. Để làm được yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa, chúng ta đã đổi mới nội dung giáo dục THCS: Giảm quá tải, tăng tính thực tiễn và tính thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi Nhìn chung, các giờ học giáo viên đã chuyển tải kiến thức, học sinh tiếp nhận bài học khá sinh động. Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy – học Ngữ văn ở trường THCS. Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh Vì vậy, với giáo viên dạy môn ngữ văn ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức Riêng với trường THCS Thành Nhất, việc ứng dựng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn còn khá khiêm tốn, một 1
  2. phần do trang bị của giáo viên về kĩ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Sử dụng kĩ thuật dạy học trong tiết ôn tập môn Ngữ văn” với hi vọng cùng sẻ chia kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy học với đồng nghiệp đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn II. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ: Phần I: Giới thiệu các kĩ thuật dạy học tích cực. 1. Kĩ thuật động não. 2. Kĩ thuật các mảnh ghép 3. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”. 4. Sơ đồ KWL 5. Học theo dự án. Phần II: Một số ví dụ cụ thể áp dụng các kĩ thuật dạy học Phần III: Kết luận- Rút khinh nghiệm. Phần IV : Giáo án minh hoạ. NỘI DUNG PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Kĩ thuật động não. Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp. Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự: - GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. 2
  3. - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưc lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. 2. Kĩ thuật các mảnh ghép. Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2) - Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C, -> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm. - Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3, ) -> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2. 3. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”. Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS - Tiến trình sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn như sau: 3
  4. + Chia HS thành các nhóm và phát cho HS một tờ giấy A0. + Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. + Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn trải bàn” qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, ), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn trải bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác. + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá tác dụng của đoạn văn SGK 4. Sơ đồ KWL: Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời Gv biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả. K( Điều đã biết) W( Điều muốn biết) L( Điều học được) Know What Lear 5. Học theo dự án. Học theo dự án ( Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Các bước học theo dự án: - Bước 1: Lập kế hoạch. 4
  5. Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định được: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản phẩm dự kiến – cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và hoàn thành. - Bước 2: Thực hiện dự án. Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với các thành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn. - Bước 3: Tổng hợp kết quả. Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án. PHẦN II: MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Ứng dụng “kĩ thuật học theo góc” khi dạy bài “Tổng kết từ vựng”-Ngữ văn 9 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các từ loaị đã học: từ tượng thanh, từ tượng hình, tác dụng của từ tượng thanh, tượng hình đã học trong chương trình Ngữ văn 6,7,8,9 - Trước khi hệ thống, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chia vị trí ở 4 góc khác nhau. - Mỗi nhóm được phân công với các yêu cầu giống nhau là: + Nêu khái niệm từ tượng hình + Nêu khái niệm từ tượng thanh + Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh + Đặt câu có sử dụng từ tượng thanh - Sau khi học sinh làm việc theo góc, giáo viên yêu cầu các góc trình bày để có sự trao đổi, chia sẻ và đi đến kết luận. 2. Ứng dụng “kĩ thuật khăn trải bàn” khi dạy bài “Tổng kết từ vựng”-Ngữ văn 9 5
  6. - Tiến trình sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn như sau: + Chia HS thành các nhóm và phát cho HS một tờ giấy A0. + Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh. + Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi kết quả từ tượng hình, từ tượng thanh vào trong giấy, nhóm trưởng tổng kết ghi vào phần chung, hết thời gian GV cho các nhóm nhận xét, nhóm nào trả lời đúng, được nhiều nhất, nhanh nhất là thắng cuộc. 3. Ứng dụng “kĩ thuật học theo góc” khi dạy bài “Ôn tập về truyện”-NV9 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng, nghệ thuật các tác phẩm đã học. - Trước khi hệ thống, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, chia vị trí ở 5 góc khác nhau. - Mỗi nhóm được phân công một tác phẩm cụ thể (có 5 tác phẩm) với các yêu cầu giống nhau là: + Tóm tắt. + Nêu tác giả, tác phẩm. + Nêu nội dung, nghệ thuật. + Ấn tượng về tác phẩm. + Trưng bày tranh, ảnh, bài viết liên quan đến tác phẩm đang tìm hiểu. - Sau khi học sinh làm việc theo góc, giáo viên yêu cầu các góc trình bày để có sự trao đổi, chia sẻ và đi đến kết luận. 4. Ứng dụng “kĩ thuật học theo dự án” khi dạy bài “ “Ôn tập về truyện”NV9 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình THCS, từ đó có cái nhìn khách quan về các vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn cuộc sống, có quan điểm và thái độ đúng đắn trước những vấn đề đó. Sau khi hhệ thốn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học theo dự án theo trình tự sau: 6
  7. - Lập kế hoạch: + Chọn một trong các vấn đề được học: Bảo vệ di sản, quyền trẻ em, môi trường, hoà bình thế giới + Chọn hình thức viết bài. + Những tranh ảnh cần sưu tầm. + Dự kiến thời gian. - Thực hiện dự án: + Học sinh thực hiện các nhiệm vụ được phân công: Viết bài, thu hập ảnh, thông tin (Có thể trao đổi với giáo viên để có sản phẩm chất lượng) - Báo cáo kết quả: + Các nhóm trình bày sản phẩm của mình: Bài viết, tư liệu + Rút kinh nghiệm. PHẦN III: KẾT LUẬN, RÚT KINH NGHIỆM Trên đây là các kỹ thuật dạy học tích cực được triển khai trong tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS. Với các hình thức vận dụng kỹ thuật dạy học phù hợp trong từng bài, từng phần, phần nào đã giúp HS nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Trong quá trình thực hiện, ở kỹ thuật này hay kỹ thuật khác có thể có lúc dễ thực hiện, không tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy đông tối đa trí tuệ của tập thể, huy động được nhiều ý kiến, tạo diều kiện cho nhiều học sinh tham gia. Song, có lúc, kỹ thuạt này hay kỹ thuật khác có thể đi lạc đề, mất thời gian nhiều trong việc chọ các kiến thức thích hợp. Có thể có một số học sinh tích cực nhưng lại có học sinh thụ động.Như vậy, không phải giờ học nào cũng thực hiện được tất cả các kĩ thuật dạy học trên. Vì vậy, tuỳ từng tiết học, từng kiểu bài, giáo viên vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cho phù hợp. 7
  8. PHẦN IV: GIÁO ÁN MINH HỌA Ngày soạn : 01/11/2018 Ngày dạy: 09/11/2018 Tuần: Tiết: 53 TỔNG KẾTVỀ TỪ VỰNG 12 Tiếng việt (Từ tượng thanh và từ tượng hình ) (tiếp theo) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng. - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh 2. Kĩ năng - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. 3. Thái độ - Nhận thức được việc sử dụng các từ loại trong tiếng Việt là vô cùng phong phú, vì vậy phải nắm rõ được các khái niệm và tác dụng của chúng để sử dụng cũng như phân tích các phép tu từ này trong các văn bản cụ thể 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ thẫm mĩ, năng lực tiếp nhận văn bản. Năng lực tái tạo văn bản. 5. Nội dung tích hợp: - Giáo dục kĩ năng sống: +Kĩ năng giao tiếp: hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt. + Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC – PHƯƠNG TIỆN: - Phương pháp : PP nêu và giải quyết vấn đề; PP tái tạo. ; PP gợi mở; PP nghiên cứu; - Kỹ thuật: Kĩ thuật động não; Sơ đồ tư duy; Dạy học theo nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi. III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS: - GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan. - HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hệ thống các loại từ vựng đã học bằng sơ đồ 8
  9. 3.Hoạt động 1: Khởi động: - GV cho học sinh quan sát các hình ảnh, tìm từ thích hợp để miêu tả - Dựa vào 4 tranh ảnh sau và các từ ngữ cho sẵn, hãy lựa chọn từ ngữ và đặt câu thích hợp tương ứng với mỗi tranh ảnh.( HS làm vào bảng phụ - 3phút) 9
  10. Năng lực Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức hình thành HĐ1:Ôn luyện từ tượng thanh, từ tượng I/ Từ tượng thanh và tượng hình. hình. 1/ Khái niệm Năng GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép -Từ tượng thanh: Mô phỏng âm lực GV cho học sinh sắp xếp theo nhóm từ thanh của tự nhiên, con người, sự vật giao tượng hình và từ tượng thanh. Rút ra -Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, tiếp khái niệm từ tượng hình và từ tượng dáng vẻ, trạng thái sự vật. ngôn thanh. ngữ tiếng việt. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải GV cho học sinh làm bài tập vui điền từ quyết vấn đề TRÒ CHƠI : AI NHANH HƠN 2/ Bài tập 2/ Tìm những tên loài vật là từ tượng + Tên loài vật có tên gọi là từ tượng thanh- nghe âm thanh đoán tên loài vật thanh: Mèo, bò, tắc kè, quốc, chích GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn( cho chòe, tu hú, quạ, ve, chim cu, ếch, Giao hs ghi tên các loài vật có tên gọi là từ tiếp tượng thanh vào bảng phụ)- thời gian 15 ngôn giây – đội nào ghi được đúng nhiều nhất ngữ là đội thắng cuộc TV 10
  11. Bài tập 3: Xác định từ tượng hình và giá Bài tập 3: Giá trị của từ tượng hình trị sử dụng của chúng +Xác định từ tượng hình và giá trị Năng của chúng: Lốm đốm, lê thê, loáng lực giao - HS làm bảng phụ- thảo luận 2 phút thoáng, lồ lộ: Mô tả hình ảnh đám tiếng + Xác định từ tượng hình. mây cụ thể và sống động( có màu sắc, ngôn + So sánh 2 đoạn văn, rút ra nhận dáng điệu và hình ảnh) ngữ xét về tác dụng của từ tượng hình TV. ?Nêu đặc điểm công dụng của từ tượng hình, tượng thanh? Đặc điểm, công dụng:Gợi tả âm hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có tính biểu Năng cảm cao , dùng trong văn miêu tả và tự sự. lực giải quyết vấn đề, ? Tìm một số ví dụ trong thơ ca, nhạc Tạo lập phẩm . có sử dụng từ tượng thanh, từ văn tượng hình.( HS làm việc theo cặp đôi) bản GV cho HS nghe bài hát “ Nhạc rừng” Phát hiện từ tượng thanh được sử dụng trong bài hát Hoạt động 4: Vận dụng Vẽ sơ đồ hệ thống bằng sơ đồ tư duy về các biện pháp tu từ đã học 11
  12. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng DUYỆT TỔ TRƯỞNG CM NGƯỜI VIẾT DUYỆT BAN GIÁM HIỆU 12
  13. Ngày soạn : 16/10/2017 Ngày dạy: 18/10//2017 Tiết: 44 Tuần: Tiếng TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( TT) 9 Việt 14
  14. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng 2. Kỹ năng: Sử dụng từ hiệu quả trong khi nói, viết ; đọc, hiểu và tạo lập văn bản 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức tự giác học tập - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Đúng đắng thận trọng khi sử dụng Tiếng Việt. 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng việt, năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ thẫm mĩ, năng lực tiếp nhận văn bản. Năng lực tái tạo văn bản. 5. Nội dung tích hợp: - Giáo dục kĩ năng sống: + KN Giao tiếp: hệ thống hóa nhũng vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt. + KN Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỶ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC – PHƯƠNG TIỆN: - Phương pháp : PP nêu và giải quyết vấn đề; PP tái tạo. ; PP gợi mở; PP nghiên cứu; - Kỷ thuật: Kĩ thuật động não; Sơ đồ tư duy; Dạy học theo nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi - Phương tiện: Máy chiếu. Bảng phụ III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: -Phân biệt từ đơn và từ phức; thành ngữ và tục ngữ. Cho ví dụ. - Nghĩa của từ là gì? - Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ bằng ví dụ cụ thể. 3. Giới thiệu bài mới: Từ bài cũ dẫn vào bài mới 4. Dạy học bài mới: Năng lực Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức hình thành HĐ1:Ôn tập từ đồng âm. V/ Từ đồng âm: 1. Khái niệm:Từ đồng âm là những từ giống Bước 1: Ôn khái niệm. nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, 15
  15. ? Thế nào là từ đồng âm? không liên quan gì với nhau. (Ví dụ: đường, ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với trong ) từ đồng âm. - Phân biệt hiện tượng đồng âm với từ Năng lực nhiều nghĩa: tiếp nhận. * Hiện tượng nhiều nghĩa là một từ có chứa Năng lực nhiều nét nghĩa khác nhau (1 hình thức ngữ giao tiếp âm có nhiều nghĩa (“chín”: lương thực, thực tiếng việt. phẩm được nấu chín; sự vật phát triển đến Năng lực giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng tạo lập được; chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển văn bản đến mức cao). * Hiện tượng đồng âm là hai hoặc nhiều từ Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài có nghĩa rất khác nhau (“lồng”: ngựa lồng; tập 2 mục V (SGK). lồng vỏ chăn; lồng nhốt gà; đèn lồng). Trong hai trường hợp (a) và (b), 2. Bài tập: trường hợp nào có hiện tượng từ a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của nhiều nghĩa, trường hợp nào có từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả Năng lực hiện tượng từ đồng âm? Vì sao? chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”. giải quyết b. Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ vấn đề HĐ2: Ôn tập từ đồng nghĩa. ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ Bước 1: Ôn lại khái niệm từ đường trong đường ra trận ( đường đi)không đồng nghĩa. có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ ? Thế nào là từ đồng nghĩa ? đường trong ngọt như đường( đường ăn). Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa Bước 2. Hướng dẫn HS làm bài này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia. tập 2 mục VI. VI/ Từ đồng nghĩa: Năng lực 1.Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có giao tiếp Bước 3. Hướng dẫn HS làm bài nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một tiếng việt tập 3 mục VI. từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm Dựa trên cơ sở nào từ xuân có từ đồng nghĩa khác nhau. thể thay thế cho từ tuổi. Việc đó 2. Chọn cách hiểu đúng: có tác dụng diễn đạt như thế d: Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không nào? thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng. HĐ3: Ôn tập từ trái nghĩa. 3. Xuân là từ chỉ một mùa trong bốn mùa của Bước 1. Ôn lại khái niệm từ trái một năm, một năm lại tương ứng với một Năng lực nghĩa. tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là tạo lập Từ trái nghĩa là gì? phép hoán dụ (một hình thức chuyển nghĩa văn bản Tìm từ trái nghĩa với lành. của từ). (rách, mẻ, độc, ác). => Từ xuân có hàm ý chỉ sự “tươi đẹp, trẻ Bước 2. Hướng dẫn HS làm bài trung” khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh vừa tập 2 và 3* mục VII. toát lên tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả. 16
  16. Tìm những cặp từ có quan hệ Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp tuổi trái nghĩa trong bài tập 2. tác. Xếp các từ trái nghĩa sau theo VII/ Từ trái nghĩa. Năng lực nhóm. 1. Khái niệm:Từ trái nghĩa là những từ có giao tiếp nghĩa trái ngược nhau (1 từ nhiều nghĩa có tiếng việt thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo HĐ4: Ôn tập cấp độ khái quát các hình tượng tương phản, gây ấn tượng của nghĩa từ ngữ. mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động) Bước 1. Ôn lại khái niệm cấp độ 2. Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Năng lực khái quát của nghĩa từ ngữ. xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp. giải quyết ? Nêu khái niệm về nghĩa của 3*Nhóm cặp từ trái nghĩa:. vấn đề từ ? -Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lưỡng phân; đối lập nhau và loại trừ nhau; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá). - Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa -GV nói thêm về bản chất quan thang độ; khẳng định cái này không có nghĩa hệ nghĩa giữa các từ. là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với Năng lực rất, hơi, lắm, quá). tái tạo văn VIII/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. bản. Năng 1. Khái niệm:Nghĩa của một từ ngữ có thể lực giao rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ tiếp tiếng Bước 2. khác: việt Hoạt động nhóm : Điền từ ngữ - Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của thích hợp vào ô trống trong sơ từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số đồ mục VIII.2 SGK. Giải thích từ ngữ khác. nghĩa của các từ ngữ đó. - Từ ngữ nghĩa hẹp: khi phạm vi nghĩa của (Từ gồm 1 tiếng là từ đơn. từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa Từ gồm 2 tiếng trở lên là từ của một từ ngữ khác. phức. -Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ Từ ghép: Đẳng lập là hai tiếng ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối bình đẳng về ngữ pháp và ngữ với một số từ ngữ nghĩa; chính phụ là hai tiếng * Về bản chất, đây là mối quan hệ ngữ nghĩa không bình đẳng về ngữ pháp giữa các từ ngữ với nhau (giống nhau về và ngữ nghĩa, có 1 tiếng chính, nghĩa: từ đồng nghĩa; trái ngược nhau về Năng lực 1 tiếng phụ, trong đó tiếng phụ nghĩa: từ trái nghĩa; các từ ngữ có quan hệ hợp tác. bổ nghĩa cho tiếngchính bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa Năng lực Từ láy: Láy hoàn toàn là lặp lại gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ). sáng tạo. toàn bộ hình thức ngữ âm của 2. Bài tập:Sơ đồ đã điền hoàn chỉnh là: Năng lực 17
  17. tiếng gốc. Láy bộ phận là lặp lại giao tiếp một bộ phận hình thức ngữ âm Từ tiếng việt của tiếng gốc. Láy âm là láy lại (Xét về đặc điểm cấu tạo) bộ phận phụ âm đầu. Láy vần là láy lại bộ phận vần) Từ đơn Từ phức HĐ5: Ôn tập trường từ vựng. Bước 1. Ôn khái niệm. Từ ghép Từ láy Trường từ vựng là gì? Cho ví Năng lực dụ. Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy giao tiếp Bước 2. Hướng dẫn HS làm bài tiếng việt. đẳng lập Chính phụ hoàn toàn bộ phận tập 2 mục XIX. Từ láy âm Từ láy vầnNăng lực tạo lập văn bản IX/ Trường từ vựng: 1. Khái niệm:Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (Tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay to, nhỏ, dày, mỏng sờ, nắm, cầm, giữ ) 2. Bài tập:Hai từ tắm và bể cùng nằm trong một trường từ vựng là nước nói chung. - Nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông, lạch - Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa, uống - Hình thức: xanh, trong - Tính chất : mềm mại, mát mẻ * Tác dụng: Góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. GV tổng kết lại bài bằng SĐTD 18