4 Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

pdf 9 trang thaodu 3201
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020_co_dap.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 Năm học: 2019 − 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 615 I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1. Trên một thiết bị điện có ghi Uđm − Pđm. Điện trở của thiết bị tính bởi công thức U U2 P P2 A. R = đm . B. R = đm . C. R = đm . D. R = đm . Pđm Pđm Uđm Uđm Câu 2. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một thiết bị thì cường độ dòng điện qua thiết bị là 20A. Công suất tiêu thụ của thiết bị điện này là A. 3,3 kW. B. 2,2 kW. C. 4,4 kW. D. 1,1 kW. Câu 3. Có một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính dây không đổi. Công thức nào sau đây xác định một liên hệ giữa điện trở và chiều dài dây dẫn đó? A. R1.R2 = `2`2. B. R1.`2 = R2`1. C. R2 − R1 = `2 − `1. D. R1.`1 = R2`2. Câu 4. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một dây dẫn dài 1000m thì cường độ dòng điện trong dây là 0,05A. Mỗi mét dây dẫn trên có điện trở bằng A. 8, 8Ω. B. 2, 2Ω. C. 4, 4Ω. D. 1, 1Ω. Câu 5. Một dây dẫn đồng chất dài 24m, đường kính tiết diện 3mm, điện trở 12Ω. Dây dẫn cùng chất liệu dây trên, có chiều dài 12m đường kính tiết diện 1,5mm có điện trở bằng bao nhiêu? A. 24Ω. B. 36Ω. C. 48Ω. D. 12Ω. Câu 6. Một đoạn dây bằng đồng gồm 10 lõi, có điện trở 100Ω. Mỗi lõi của sợi dây đồng này có điện trở A. 2000Ω. B. 50Ω. C. 5Ω. D. 1000Ω. Câu 7. Một dây dẫn hợp kim có chiều dài 100m, diện tích tiết diện 1,2mm2 có điện trở 60Ω. Điện trở suất của vật liệu làm dây là A. 7, 02.10−7Ωm. B. 7, 02.10−8Ωm. C. 7, 2.10−7Ωm. D. 7, 2.10−8Ωm. Câu 8. Một dây dẫn bằng bạc (điện trở suất ρ = 1, 6.10−8Ωm) dài 10 m, điện trở 200Ω. Diện tích tiết diện của dây là A. 8.10−8 mm2. B. 8.10−4 mm2. C. 8.10−9 mm2. D. 8.10−3 mm2. Câu 9. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện được một thanh kim loại là nam châm? A. Nung thanh kim loại đó để thấy sự thay đổi nhiệt độ của nó. B. Đo khối lượng riêng của thanh kim loại đó. C. Đưa thanh nam châm đó lại gần một miếng nhôm thì miếng nhôm bị hút. D. Đưa thanh kim loại đó lại gần một đinh sắt thì đinh sắt đó bị hút. Câu 10. Trên thanh nam châm thẳng, vị trí hút sắt tốt nhất ở A. cực từ Nam. B. cực từ Bắc. C. hai cực từ. D. phần giữa. Câu 11. Cho hai mệnh đều sau: (I): Xung quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường (II): vì dây dẫn kim loại có thể dẫn được từ trường. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) sai. B. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. C. (I) sai; (II đúng). D. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về từ trường của dòng điện? A. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ lớn. B. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ nhỏ. C. Chỉ trường hợp dòng điện không đổi mới tạo ra từ trường. D. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường. Câu 13. Khi quan sát từ phổ ta có thể xác định được A. tên của các cực trên nam châm. B. vật liệu để chế tạo ra nam châm. C. hướng của các đường sức từ của nam châm. D. vị trí của các cực trên nam châm. Câu 14. Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm thử A. tiếp tuyến với đường sức tại đó. B. song song nhau. C. luôn nằm trên một đường thẳng. D. vuông góc nhau. Trang 1/2 Mã đề 615
  2. Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng khi so sánh từ trường của nam châm thẳng và từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua? A. Phần từ phổ bên ngoài của ống dây và bên ngoài của nam châm thẳng giống nhau. B. Chỉ có đường sức từ của ống dây là các đường cong kín. C. Đường sức từ bên trong của ống dây và đường sức từ bên trong của nam châm thẳng giống nhau. D. Từ trường bên trong của ống dây và từ trường bên trong của nam châm thẳng giống nhau. Câu 16. Từ trường trong ống dây có dòng điện mạnh nhất ở các vị trí nào? A. Ở đầu ống dây là cực nam. B. Ở trong lòng ống dây. C. Ở đầu ống dây là cực bắc. D. Ở hai đầu ống dây. Câu 17. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. B. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. C. Ống dây có dòng điện có các từ cực như nam châm thẳng. D. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. Câu 18. Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. của ngón tay cái khi choãi ra 90o so với bàn tay. B. của chỉ của các ngón tay. C. xuyên vào lòng bàn tay. D. từ cổ đến các ngón tay. Câu 19. Bộ phận chính của loa điện là A. nam châm vĩnh cửu và ống dây gắn với màng loa. B. nam châm điện và ống dây gắn với màng loa. C. nam châm vĩnh cửu và khung dây dẫn. D. khung dây và ống dây gắn với màng loa. Câu 20. Dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của lực từ F~ như hình bên. Trong các mệnh đề A sau, mệnh đề nào đúng? A. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ A đến B. B. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ B đến A. C. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng ra ngoài; dòng điện có chiều từ A đến B. F~ D. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng vào trong; dòng điện có chiều từ A đến B. B II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. Cho đoạn mạch AB như hình bên. Các điện trở R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R1 R2 R3 = 6Ω, R4 = 2Ω. Hiệu điện thế UAB = 6 V. R4 1. Tính điện trở tương đương của mạch. A B R3 2. Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R2. 3. Tính công suất tỏa nhiệt của điện trở R2. - - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - - Trang 2/2 Mã đề 615
  3. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 Năm học: 2019 − 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 625 I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1. Trên một thiết bị điện có ghi Uđm − Pđm. Điện trở của thiết bị tính bởi công thức U2 P U P2 A. R = đm . B. R = đm . C. R = đm . D. R = đm . Pđm Uđm Pđm Uđm Câu 2. Trên bóng đèn A có ghi 220V - 40W; trên bóng đèn B ghi 220V - 100W. Khi so sánh điện trở của hai bóng người ta thu được R 25 R 2 R 5 R 4 A. A = . B. A = . C. A = . D. A = . RB 4 RB 5 RB 2 RB 25 Câu 3. Một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính không đổi. Khi giảm chiều dài dây 3 lần thì điện trở của dây A. tăng 3 lần. B. tăng 6 lần. C. giảm 3 lần. D. giảm 6 lần. Câu 4. Một loại dây dẫn có điện trở 30Ω với mỗi mét chiều dài dây. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn cùng loại nói trên thì cường độ dòng điện qua dây là 0,1A. Tính chiều dài được đặt hiệu điện thế là A. 3m. B. 6m. C. 4m. D. 12m. Câu 5. Điện trở của dây dẫn được làm từ bạc A. tỉ lệ thuận với diện tích tiết diện dây. B. giảm khi diện tích tiết diện dây tăng. C. tăng khi diện tích tiết diện dây tăng. D. tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện dây. Câu 6. Một đoạn dây bằng đồng gồm 10 lõi, có điện trở 100Ω. Mỗi lõi của sợi dây đồng này có điện trở A. 1000Ω. B. 2000Ω. C. 50Ω. D. 5Ω. Câu 7. Công thức nào sau đây dùng để xác định điện trở của một đoạn dây dẫn có chiều dài `, đường kính tiết diện d và điện trở suất ρ ` ` 4` ` A. R = ρ . B. R = ρ . C. R = ρ . D. R = ρ . πd2 d πd2 2d Câu 8. Một dây dẫn hợp kim có chiều dài 100m, diện tích tiết diện 1,2mm2 có điện trở 60Ω. Điện trở suất của vật liệu làm dây là A. 7, 2.10−8Ωm. B. 7, 02.10−8Ωm. C. 7, 2.10−7Ωm. D. 7, 02.10−7Ωm. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về định hướng của kim nam châm? A. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Nam địa lý. B. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Tây địa lý. C. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Đông địa lý. D. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Bắc địa lý. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên thì hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau. B. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. D. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên đẩy nhau. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện xoay chiều, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. B. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện không đổi, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. C. Một kim nam châm tự do có định hướng theo phương Nam - Bắc. D. Khi đưa kim nam châm lại gần một thanh sắt, kim nam châm có thể bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. Câu 12. Cho hai mệnh đều sau: (I): Xung quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường (II): vì dây dẫn kim loại có thể dẫn được từ trường. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. B. (I) đúng; (II) sai. C. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. D. (I) sai; (II đúng). Câu 13. Trong khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, từ phổ có hình ảnh là A. những đoạn song song. B. đoạn thẳng nối giữa hai cực từ. C. đường cong nối giữa hai cực từ. D. đường cong bao quanh hai cực từ. Trang 1/2 Mã đề 625
  4. Câu 14. Qua hình ảnh đường sức từ của nam châm, ta có thể kết luận độ mạnh hay yếu của từ trường dựa trên A. đường sức từ to hay nhỏ. B. đường sức từ sắp xếp dày hay thưa. C. đường sức từ cong nhiều hay cong ít. D. số đường sức từ nhiều hay ít. Câu 15. Đường sức từ của ống dây có dòng điện có hình dạng là A. những đường thẳng song song. B. những đường cong hở. C. những đường tròn. D. những đường cong kín. Câu 16. Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. của chỉ của các ngón tay. B. từ cổ đến các ngón tay. C. xuyên vào lòng bàn tay. D. của ngón tay cái khi choãi ra 90o so với bàn tay. Câu 17. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. B. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. C. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. D. Ống dây có dòng điện có các từ cực như nam châm thẳng. Câu 18. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều của dòng điện trong ống dây. B. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng. C. Ống dây có dòng điện có từ trường tương tự như một nam châm thẳng. D. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. Câu 19. Rơ - le điện từ được ứng dụng để làm A. mỏ hàn điện. B. quạt điện. C. chuông báo động. D. loa điện. Câu 20. Quy tắc bàn tay trái dùng để A. xác định độ mạnh hay yếu của từ trường nam châm vĩnh cửu. B. xác định cường độ dòng điện trong dây dẫn. C. xác định độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. D. xác định chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. Cho mạch điện như hình bên. Các điện trở R1 = 10Ω, R2 = R3 = 20Ω, R4 = 8Ω. Hiệu điện thế R1 R2 UAB = 12V. 1. Tính điện trở tương đương của mạch. 2. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và cường độ dòng điện qua điện trở R1. R3 R4 3. Tính nhiệt lượng do điện trở R1 tỏa ra sau thời gian 10s. A B - - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - - Trang 2/2 Mã đề 625
  5. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 Năm học: 2019 − 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 635 I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1. Công suất của dòng điện A. cho biết công do dòng điện sinh ra trong 1 giây. B. cho biết dòng điện có tác dụng nhiều hay ít. C. cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện. D. cho biết dòng điện bị cản trở nhiều hay ít. Câu 2. Trên bóng đèn A có ghi 220V - 40W; trên bóng đèn B ghi 220V - 100W. Khi so sánh điện trở của hai bóng người ta thu được R 2 R 4 R 5 R 25 A. A = . B. A = . C. A = . D. A = . RB 5 RB 25 RB 2 RB 4 Câu 3. Một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính không đổi. Khi giảm chiều dài dây 3 lần thì điện trở của dây A. tăng 3 lần. B. tăng 6 lần. C. giảm 6 lần. D. giảm 3 lần. Câu 4. Có một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính dây không đổi. Công thức nào sau đây xác định một liên hệ giữa điện trở và chiều dài dây dẫn đó? A. R1.R2 = `2`2. B. R1.`2 = R2`1. C. R2 − R1 = `2 − `1. D. R1.`1 = R2`2. Câu 5. Một đoạn dây bằng đồng gồm 10 lõi, có điện trở 100Ω. Mỗi lõi của sợi dây đồng này có điện trở A. 50Ω. B. 1000Ω. C. 5Ω. D. 2000Ω. Câu 6. Một dây dẫn đồng chất dài 24m, đường kính tiết diện 3mm, điện trở 12Ω. Dây dẫn cùng chất liệu dây trên, có chiều dài 12m đường kính tiết diện 1,5mm có điện trở bằng bao nhiêu? A. 48Ω. B. 24Ω. C. 36Ω. D. 12Ω. Câu 7. Khi đo một đoạn dây dẫn, người ta thu được điện trở R, chiều dài ` và diện tích tiết diện S . Điện trở suất của đoạn dây này có thể tính bởi R` ` S RS A. ρ = . B. ρ = . C. ρ = . D. ρ = . S RS R` ` Câu 8. Để tính toán điện trở suất của một vật hình trụ có điện trở R1, chiều dài `1 và diện tích tiết diện S 1 người ta có thể so sánh nó với dây dẫn có dạng hình trụ thứ hai. Dây thứ hai có điện trở R2, chiều dài `2 và diện tích tiết diện S 2, điện trở suất ρ2. Biểu thức so sánh nào sau đây đúng? ρ R S ` ρ R S ` ρ R S ` ρ R S ` A. 1 = 2 1 1 . B. 1 = 2 2 1 . C. 1 = 1 2 1 . D. 1 = 1 1 2 . ρ2 R1S 2`2 ρ2 R1S 1`2 ρ2 R2S 1`2 ρ2 R2S 2`1 Câu 9. Hai thanh kim loại thẳng hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại bằng nhôm. B. Cả hai thanh kim loại đều không phải là nam châm. C. Cả hai thanh kim loại đều là nam châm. D. Một trong hai thanh kim loại là nam châm. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Với nam châm chữ U, khi bẻ chính giữa của nam châm đó ta thu được hai cực riêng rẽ. B. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút). C. Chỉ khi bẻ gãy ở chính giữa nam châm thẳng ta có thể tách rời hai cực của nó ra. D. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện xoay chiều, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. B. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện không đổi, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. C. Khi đưa kim nam châm lại gần một thanh sắt, kim nam châm có thể bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. D. Một kim nam châm tự do có định hướng theo phương Nam - Bắc. Câu 12. Cho hai mệnh đều sau: (I): Xung quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường (II): vì dây dẫn kim loại có thể dẫn được từ trường. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. B. (I) sai; (II đúng). C. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. Trang 1/2 Mã đề 635
  6. D. (I) đúng; (II) sai. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trên một đường sức từ, chiều đường sức từ là từ cực Nam đến cực Bắc kim nam châm thử đặt tại đó. B. Bên ngoài nam châm thẳng, đường sức từ đi ra từ cực Nam. C. Các đường sức từ của một nam châm giao nhau tại các cực của nam châm đó. D. Tại một điểm trên đường sức từ, phương của kim nam châm thử vuông góc với đường sức tại đó. Câu 14. Trong khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, từ phổ có hình ảnh là A. đường cong bao quanh hai cực từ. B. đoạn thẳng nối giữa hai cực từ. C. những đoạn song song. D. đường cong nối giữa hai cực từ. Câu 15. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. B. Ống dây có dòng điện có từ trường tương tự như một nam châm thẳng. C. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều của dòng điện trong ống dây. D. Dùng quy tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng. Câu 16. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. B. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. C. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. D. Ống dây có dòng điện có các từ cực như nam châm thẳng. Câu 17. Khi đưa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng điện, có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Thanh nam châm bị hút bởi ống dây. B. Chúng hút hoặc đẩy nhau. C. Chúng không tương tác với nhau. D. Thanh nam châm bị đẩy bởi ống dây. Câu 18. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. B. Ống dây có dòng điện có các từ cực như nam châm thẳng. C. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. D. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. Câu 19. Rơ - le điện từ được ứng dụng để làm A. chuông báo động. B. mỏ hàn điện. C. quạt điện. D. loa điện. Câu 20. Quy tắc bàn tay trái dùng để A. xác định chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. B. xác định cường độ dòng điện trong dây dẫn. C. xác định độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. D. xác định độ mạnh hay yếu của từ trường nam châm vĩnh cửu. II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. Cho đoạn mạch AB như hình bên. Các điện trở R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R1 R2 R3 = 6Ω, R4 = 2Ω. Hiệu điện thế UAB = 6 V. R4 1. Tính điện trở tương đương của mạch. A B R3 2. Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R2. 3. Tính công suất tỏa nhiệt của điện trở R2. - - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - - Trang 2/2 Mã đề 635
  7. ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 9 Năm học: 2019 − 2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 645 I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) Câu 1. Trên một thiết bị điện có ghi Uđm − Pđm. Điện trở của thiết bị tính bởi công thức P2 U2 P U A. R = đm . B. R = đm . C. R = đm . D. R = đm . Uđm Pđm Uđm Pđm Câu 2. Trên một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi bóng đèn dùng hiệu điện thế nhỏ hơn 220V thì công suất bóng đèn nhỏ hơn 75W. B. Khi bóng đèn dùng hiệu điện thế 300V thì công suất bóng đèn là 140W. C. Bóng đèn phải hoạt động với hiệu điện thế lớn hơn 220V. D. Bóng đèn hoạt động với hiệu điện thế nhỏ nhất là 220V. Câu 3. Một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính không đổi. Khi giảm chiều dài dây 3 lần thì điện trở của dây A. giảm 6 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 6 lần. D. giảm 3 lần. Câu 4. Hai dây đồng tiết diện bằng nhau, chiều dài dây thứ nhất là 2m, dây thứ hai là 8m. Biết dây thứ nhất có điện trở là 15Ω. Điện trở dây thứ hai là A. 60Ω. B. 30Ω. C. 45Ω. D. 7,5Ω. Câu 5. Một dây dẫn đồng chất dài 24m, đường kính tiết diện 3mm, điện trở 12Ω. Dây dẫn cùng chất liệu dây trên, có chiều dài 12m đường kính tiết diện 1,5mm có điện trở bằng bao nhiêu? A. 24Ω. B. 48Ω. C. 36Ω. D. 12Ω. Câu 6. Một đoạn dây bằng đồng gồm 10 lõi, có điện trở 100Ω. Mỗi lõi của sợi dây đồng này có điện trở A. 5Ω. B. 2000Ω. C. 50Ω. D. 1000Ω. Câu 7. Một dây dẫn bằng đồng (điện trở suất ρ = 1, 57.10−7Ωm) có chiều dài 100m, đường kính tiết diện 0,2mm. Điện trở của dây đồng trên là: A. 125Ω. B. 12,5Ω. C. 50Ω. D. 500Ω. Câu 8. Một dây dẫn hợp kim có chiều dài 100m, diện tích tiết diện 1,2mm2 có điện trở 60Ω. Điện trở suất của vật liệu làm dây là A. 7, 02.10−8Ωm. B. 7, 2.10−8Ωm. C. 7, 2.10−7Ωm. D. 7, 02.10−7Ωm. Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên thì hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau. B. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên đẩy nhau. C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. D. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Câu 10. Hai thanh kim loại thẳng hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Cả hai thanh kim loại đều là nam châm. B. Một trong hai thanh kim loại là nam châm. C. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại bằng nhôm. D. Cả hai thanh kim loại đều không phải là nam châm. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về từ trường của dòng điện? A. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ lớn. B. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường. C. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ nhỏ. D. Chỉ trường hợp dòng điện không đổi mới tạo ra từ trường. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một kim nam châm tự do có định hướng theo phương Nam - Bắc. B. Khi đưa kim nam châm lại gần một thanh sắt, kim nam châm có thể bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. C. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện không đổi, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. D. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện xoay chiều, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. Câu 13. Qua hình ảnh đường sức từ của nam châm, ta có thể kết luận độ mạnh hay yếu của từ trường dựa trên A. đường sức từ cong nhiều hay cong ít. B. đường sức từ sắp xếp dày hay thưa. C. đường sức từ to hay nhỏ. D. số đường sức từ nhiều hay ít. Trang 1/2 Mã đề 645
  8. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Bên ngoài nam châm thẳng, đường sức từ đi ra từ cực Nam. B. Các đường sức từ của một nam châm giao nhau tại các cực của nam châm đó. C. Trên một đường sức từ, chiều đường sức từ là từ cực Nam đến cực Bắc kim nam châm thử đặt tại đó. D. Tại một điểm trên đường sức từ, phương của kim nam châm thử vuông góc với đường sức tại đó. Câu 15. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Khi đổi chiều dòng điện, đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. B. Ống dây có dòng điện có các từ cực giống như một nam châm. C. Từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. D. Ống dây có dòng điện tạo ra từ trường. Câu 16. Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều A. xuyên vào lòng bàn tay. B. chỉ hướng của ngón tay cái. C. từ đầu các ngón tay vào trong lòng bàn tay. D. chiều khum từ cổ tay đến các ngón tay. Câu 17. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Khi đổi chiều dòng điện, đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. B. Từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. C. Ống dây có dòng điện có các từ cực giống như một nam châm. D. Ống dây có dòng điện tạo ra từ trường. Câu 18. Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. của chỉ của các ngón tay. B. xuyên vào lòng bàn tay. C. của ngón tay cái khi choãi ra 90o so với bàn tay. D. từ cổ đến các ngón tay. Câu 19. Bộ phận chủ yếu của rơ - le điện từ là A. một nam châm vĩnh cửu và một thanh sắt non. B. một nam châm điện và một thanh sắt non. C. một nam châm vĩnh cửu và một thanh thép. D. một nam châm điện và một thanh thép. Câu 20. Dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của lực từ F~ như hình bên. Trong các mệnh đề A sau, mệnh đề nào đúng? A. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng vào trong; dòng điện có chiều từ A đến B. B. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ A đến B. C. đường sức từ vuông góc với mặt phẳng tờ giấy, hướng ra ngoài; dòng điện có chiều từ A đến B. F~ D. đường sức từ song song dây dẫn, có chiều từ A đến B; dòng điện có chiều từ B đến A. B II. TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 21. Cho mạch điện như hình bên. Các điện trở R1 = 10Ω, R2 = R3 = 20Ω, R4 = 8Ω. Hiệu điện thế R1 R2 UAB = 12V. 1. Tính điện trở tương đương của mạch. 2. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và cường độ dòng điện qua điện trở R1. R3 R4 3. Tính nhiệt lượng do điện trở R1 tỏa ra sau thời gian 10s. A B - - - - - - - - - - HẾT- - - - - - - - - - Trang 2/2 Mã đề 645
  9. ĐÁP ÁN BẢNG ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ Mã đề thi 615 1.B 2.C 3.B 4.C 5.A 6.D 7.C 8.D 9.D 10.C 11.A 12.D 13.D 14.A 15.A 16.B 17.C 18.A 19.A 20.D Mã đề thi 625 1.A 2.C 3.C 4.C 5.D 6.A 7.C 8.C 9.D 10.C 11.A 12.B 13.A 14.B 15.D 16.D 17.D 18.B 19.C 20.D Mã đề thi 635 1.A 2.C 3.D 4.B 5.B 6.B 7.D 8.D 9.D 10.B 11.A 12.D 13.A 14.C 15.D 16.D 17.B 18.B 19.A 20.A Mã đề thi 645 1.B 2.A 3.D 4.A 5.A 6.D 7.D 8.C 9.C 10.B 11.B 12.D 13.B 14.C 15.C 16.D 17.B 18.C 19.B 20.A 1