5 Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10

docx 2 trang thaodu 3430
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx5_de_kiem_tra_hoc_ky_i_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: 5 Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10

  1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm) Hãy viết cấu hình electron, suy ra vị trí nguyên tố (ô, chu kì, nhóm), cho biết chúng là kim loại, phi kim, hay khí hiếm của nguyên tố sau: a) A có số hiệu nguyên tử là 19. b) Fe (Z = 26). Câu 2: (1 điểm)a) Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại giảm dần: Na, K, Al, Mg. b) Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, S, P, Cl. Câu 3: (1,5 điểm) a) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử BaCl2. b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của C2H2. Câu 4: (2 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng hóa học sau theo phương pháp cân bằng electron: a) H2S + HNO3  H2SO4 + NO + H2O b) Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + N2 + H2O Câu 5: (1 điểm) Hợp chất khí với hidro của 1 nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 72,73% oxi theo khối lượng. Xác định R. Câu 6: (1,5 điểm) Khi cho 5,98 gam một kim loại kiềm tác dụng vừa đủ với nước thì có 2,912 lít khí H2 thoát ra (đktc): a) Hãy cho biết tên kim loại kiềm đó? b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,4M cần để trung hòa hết dung dịch sau phản ứng. Câu 7: (1 điểm) Ion X2- có cấu hình e lớp ngoài cùng là: 3s23p6. Hãy xác định công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (4 điểm)a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của Cl (Z = 17) trong bảng tuần hoàn. b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho khí clo lần lượt tác dụng với H2O, Na. Trong các sản phẩm tạo thành, viết công thức cấu tạo chất có chứa liên kết cộng hóa trị và giải thích sự tạo thành hợp chất có liên kết ion. c) Cho sơ đồ điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết chất A, B và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong quá trình đều chế trên. Câu 2: (2 điểm) a) Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam kim loại kiềm R vào nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định khối lượng mol nguyên tử R. b) Cho m gam nhôm tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí clo (đktc), sau phản ứng thu được muối X. Tính m và nồng độ % của dung dịch thu được khi hòa tan toàn bộ muối X trên vào 100 gam H2O. Câu 3: (2 điểm) Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O b) Fe3O4 + H2SO4(đặc)  Fe2(SO4)2 + SO2 + H2O Câu 4: (2 điểm) a) Một ion M2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 58, trog đó số hạt mang điện tích âm bằng 45% số khối. Tìm số hiệu nguyên tử của M. b) Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp Y gồm Mg và kim loại X (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,344 lít H2S (đktc); 3,84 gam S (không có sản phẩm khử nào khác). Xác định khối lượng mol nguyên tử của X. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1 điểm) Viết đầy đủ cấu hình electron của các nguyên tử có phân lớp ngoài cùng như sau: a) 2p6 b) 3p5 Câu 2: (1 điểm) Cho S (Z = 16); N (Z = 1), tính số electron của các ion sau: 2- a) S b) NH 4 Câu 3: (1 điểm) Cho các nguyên tố sau: Ca; K; Mg; Si. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính kim loại tăng dần. Câu 4: (1 điểm) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau: Cl, HNO3. Câu 5: (1 điểm) Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong hợp chất NaCl. Câu 6: (1 điểm) Cho nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. (Cho N = 14; P = 31; O = 16; H = 1).
  2. Câu 7: (1 điểm) Xác định chất khử, chất oxi hóa và cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp cân bằng electron: a) I2 + Cl2 + H2O  HIO3 + HCl b) Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O Câu 8: (1 điểm) Nêu công thức hóa học của một số chất trong không khí. Cho biết loại liên kết trong các chất đó và viết công thức cấu tạo. Câu 9: (2 điểm) Cho 5,05 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B (ở 2 chu kỳ liên tiếp) hòa tan hoàn toàn vào 95,1 gam nước, sau phản ứng thu được 1,68 lít H2 (đktc). a) Xác định tên kim loại A, B (Li = 7; Na = 23; K = 39; H = 1, O = 16) b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a) Al  H2  HCl  Cl2  NaCl  NaOH b) FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3 Câu 2: Cân bằng phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng e. Xác định chất oxi hóa, chất khử, chất khử, sự khử, sự oxi hóa: a) Zn + HNO3  ZN(NO3)2 + NO + H2O b) NaCrO2 + Cl2 + NaOH  Na2CrO4 + NaCl + H2O Câu 3: a) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: Br2, NH3, SiO2, H2SO4. b) Dựa vào độ âm điện, hãy cho biết kiểu liên kết trong phân tử các chất sau thuộc loại liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực hay liên kết cộng hóa trị không cực: BaO, C2H4, NaCl, O2. Câu 4: Cho 18,6 (g) hỗn hợp A gồm Fe và Zn ta hòa tan trogn 100 ml dung dịch HCl 0,75M (lấy dư) thấy có 6,72 (l) khí (đktc) bay ra và dung dịch B. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại dung dịch B. b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B, xem thể tích dung dịch không thay đổi sau mỗi phản ứng. Câu 5: Cho hỗn hợp Y gồm 2 khí CO2 và NO2 có tỉ khối so với khí Oxi là 1,4. Tính % theo thể tích và % theo khối lượng của CO2 trong hỗn hợp Y. Câu 6: Cho 3 (g) một oxit của một kim loại nhóm IA vào nước dư, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 90 ml dung dịch H2SO4 1M, thấy dung dịch sau phản ứng làm hóa xanh. Xác định công thức oxit kim loại đã dùng. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (1 điểm) Xác định số proton, electron, nơtron và số khối của: Al3+; Br; P3-; NH4+. Câu 2: (1 điểm) Viết công thức cấu tạo của các chất điểm sau: H2CO3, N2, SiO2, C2H6O. Câu 3: (1 điểm) Cho cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 ion sau: X2-: 3s23p6 và Y3+: 2s22p6. a) Viết phương trình tạo thành 2 ion trên. b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y. 40 24 39 9 Câu 4: (1 điểm) So sánh tính kim loại của các nguyên tố sau: 20 X, 12 X, 19 Z, 4T . Câu 5: (2 điểm) Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa: a) P + H2SO4  H3PO4 + SO2 + H2O b) Zn + HNO3  Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Câu 6: (2 điểm) Một nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng ngoài cùng là ns2np3. Trong oxit cao nhất của nó chứa 43,662% R về khối lượng.