5 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Thiên Hương
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 5_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_thien_huong.pdf
Nội dung text: 5 Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Thiên Hương
- 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:(4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “ Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể làm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng không chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không duổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai(1). Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào(2)! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc, tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận (3). Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không (4)? ” 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 2. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu số (1), (2), (4) trong đoạn văn? Xác định mục đích nói của các câu đó? 3. Xác định nội dung của đoạn văn trên? PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:(6,0 điểm) Viết bài văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường ở học sinh ngày nay. - HẾT - Họ và tên: Chữ kí giám thị Số báo danh: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.” 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 2. Xét theo mục đích nói câu "Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước" thuộc kiểu câu nào? 3. Nêu ý nghĩa và bài học được rút ra từ câu chuyện trên. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 2(3,0 điểm): Viết đoạn văn triển khai luận điểm sau: “ Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.” Câu 3(4,0 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ 3 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo ngày 24/05/2018) a. Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong văn bản trên. b. Chỉ ra kiểu câu theo mục đích nói của hai câu văn sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. c. Hành động nói nào được thực hiện qua câu nói sau của người thầy? Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. d. Hình ảnh so sánh nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? Câu 2 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) với chủ đề: Vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Câu 3 (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. (Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên, SGK Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục 2010, tr.9) Hết THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ 4 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: 1.5 điểm Chép chính xác phần phiên âm và dịch thơ bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8, tập 2). Nêu nội dung bài thơ. Câu 2: 1.5 điểm a. Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp. b. Chỉ ra hành động nói trong hai câu văn sau: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” (Chiếu dời đô –Lí Công Uẩn) Câu 3: 2 điểm Cho đoạn văn sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Viết đoạn văn (7-9 câu) theo cách quy nạp trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Câu 4: 5 điểm Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận. THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 5 CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=70k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=120k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=80k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=200k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=90k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=150k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2016)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2017-2018)=50k; 100 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=90k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2018-2020)=80k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=150k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k 30 ĐỀ ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN VĂN=90k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 35 đề văn nghị luận xã hội 9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Tai lieu on thi lop 10 mon Van chuan Tài liệu ôn vào 10 môn Văn 9 Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2016)=20k; 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2017-2018)=30k 60 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2018-2019)=90k; 100 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019)=120k 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2017)=30k; 50 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2018-2019)=70k; 80 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019)=100k 20 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2014-2016)=20k; 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2017-2018)=30k 70 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2018-2019)=100k; 120 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019)=130k 30 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2016)=30k; 50 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2017-2018)=50k 70 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2018-2019)=100k; 150 ĐỀ ĐA HỌC KỲ 2 VĂN 9 (2012-2019)=160k (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC
- 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm). Xác định những câu cảm thán và cho biết nó bộc lộ cảm xúc gì? Câu 4 (1,0 điểm). Tâm trạng người tù trong những câu thơ trên bộc lộ như thế nào? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ câu chủ đề sau: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.” Câu 2 (5,0 điểm). “Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh nhưng nhiều bạn vì ham mê điện tử mà sao nhãng học hành gây nhiều hậu quả tai hại.” Em hãy bàn về hiện tượng này. HẾT Họ tên học sinh: Số báo danh: . Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DẠY HỌC