5 Đề luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9

docx 10 trang thaodu 21041
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx5_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: 5 Đề luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỀ SỐ 1 Kì thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh Môn thi Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” 1. Xác định nội dung của phần trích trên? 2. Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai được biểu hiện qua những chi tiết nào trong phần trích. 1
  2. 3. Xác định ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên? Các hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai? 4. Trong hai lời thoại được in đậm sau, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ “ Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm. chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. [ ] 5. Từ tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai và câu nói của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dãi trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước. Phần II: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết: “ Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” Qua nhân vật anh thanh niên, em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên. - HẾT- ĐÁP ÁN 2
  3. ĐỀ SỐ 2 Kì thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh Môn thi Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp Con gà cục tác lá chanh Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ ?(0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? (1,0 điểm) Câu 4: Khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (Trình bày từ 5-7 dòng) (1,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 5-8 HÀNG TRIỆU THƯ VIỆN ĐANG BAY VỀ TRỜI Người phương Tây nói rằng mỗi người già là một thư viện. Khi người già mất đi, cái thư viện biến mất. Tôi vẫn còn một cái thư viện – mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước. Tôi vẫn thường xuyên “tra cứu” mỗi lần gặp trúc trắc trên đường đời. Những lúc buồn nhất tôi chỉ cần về ôm cái thư viện vài giây là lòng lại được an ủi, thảnh thơi. Tôi vẫn thường xuyên lo sợ về một ngày cái “thư viện” ấy không còn nữa, để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, như cảm 3
  4. giác của tôi mỗi lần tôi về lại quê nhà thắp hương cho bà ngoại, giữa bạt ngàn hoang mộ. Nếu em đang được sống với ông bà, em nhớ là em đang rất giàu có đấy nhé. Những cái thư viện rất đặc biệt có thể cho em cả sự thông tuệ, tâm hồn và tình yêu thương. Nhưng tin buồn là cuộc sống vô thường, những “thư viện” mang ánh nắng cuối ngày không còn dài lâu. Bà ngoại của Nôbita đã về trời. Bà ngoại của tôi cũng như đám mây trắng bay về bên kia núi. Bà của Hồng Nhung không biết có còn? Bà ngoại của Vĩnh Tiến cũng chỉ còn trong nỗi nhớ. Nhớ bà tôi một trăm năm rồi ngọn cỏ hoá mây trời. Hàng triệu thư viện quý giá như vậy đang bay về trời. Vậy thì em hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào! (Trích Hàng triệu thư viện đang bay về trời – Dẫntheo /tuyen-tap-doan-cong-le-huy) Câu 5. Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 6. Tại sao lại có quan điểm cho rằng “mỗi người già là một thư viện” ? Câu 7. “Thư viện” mà văn bản trên đề cập giống và khác gì so với những thư viện sách mà em vẫn biết? Câu 8. Lời gửi gắm của tác giả trong câu cuối đoạn trích gợi cho em những suy nghĩ gì: “Vậy thì em hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào!” II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Hàng triệu thư viện đang bay về trời – Lời tựa ấy có gợi cho em những ưu tư, trăn trở về thời gian và sự hữu hạn? Từ văn bản đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Dòng thời gian Câu 2. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Cảnh vật và tâm trạng trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại”. Qua hai trích đoạn “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết ĐÁP ÁN 4
  5. ĐỀ SỐ 3 Kì thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh Môn thi Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I: Đọc hiểu (6 ®iÓm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó, tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! " Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8: “ – Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn giờ đã nguôi lòng, ngõ 5
  6. liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 6: Đoạn văn trên là độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 7: Lời thoại trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? Từ lời thoại trên em có suy nghĩ gì về nhân vật Vũ Nương Câu 8: Kể tên hai tác phẩm khác viết về người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà em được học trong chương trình Ngữ văn THCS. Ghi rõ tên tác giả. Phần II: Tập làm văn (14 ®iÓm) Câu 1: (6 ®iÓm) Nghị luận xã hội. Nói về lòng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn-đô-đơ khuyên: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi). C©u 2: (8 ®iÓm) Nghị luận văn học. Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.” Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ĐÁP ÁN 6
  7. ĐỀ SỐ 4 Kì thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh Môn thi Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1 (5 điểm). Trong truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua lời kể của nhân vật ông Ba, tác giả có viết: “ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.” (Ngữ văn 9, tập 1) Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và ông “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” ? Câu 2 (5 điểm). Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 3 (10 điểm). Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời". Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ĐÁP ÁN 7
  8. ĐỀ SỐ 5 Kì thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh Môn thi Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I: Đọc hiểu( 6 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1- 2 Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, tr.156) Câu 1 : Xác định các từ láy trong đoạn thơ . Câu 2 :Chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích ý nghĩa của những tín hiệu nghệ thuật đó. Đọc một đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 3- 4 Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: “- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.” (Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012) Câu 3 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 4 : Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự. Phần II Làm văn (14,0 điểm): Câu 1:Nghị luận xã hội( 4,5 điểm) 8
  9. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 200 chữ) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Câu 2: Nghị luận văn học(9,5 điểm) Nét đẹp ân tình ,thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp Lửa ( Bằng Việt ) và Ánh trăng ( Nguyễn Duy ). ĐÁP ÁN 9