51 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "51 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 51_de_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_dap_an.docx
Nội dung text: 51 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
- ĐỀ 1 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm): Cho đoạn trích: Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bấy giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người nggồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái. - Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè. Ở Lào Cai đi sớm quá . (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,2015) 1. Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa nhưthế nào trong việc thể hiện nhân vật? 2. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp có sử dụng phép thế để liên kết và một câu bị động, làm rõ những nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm của người thanh niên trong các tác phẩm trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động). 4. Thái độ “mừng quýnh”khi cầm cuốn sách của người con trai gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đề cập tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách, Ghi rõ tên tác giả. Phần II (4 điểm): Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ bếp lửa, Bằng Việt viết: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2015) 1. Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu? 2. Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì? 3. Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy? Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Hết ĐỀ 2 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (7,0 điểm) Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
- (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ? 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể). Phần II (3,0 điểm) Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau : "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". 3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. Hết ĐỀ 3 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (4 điểm) Trong một bài phân tích truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”, có một đoạn văn được mở đầu bằng câu: “Ngoài ra, trong tác phẩm, ở chốn Sa Pa lặng lẽ còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.” 1. Hãy cho biết đó là những nhân vật nào được nói đến trong câu văn trên? Nêu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. 2. Hãy hoàn thành đoạn văn khoảng 8 – 10, trình bày theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, sao cho: - Câu văn ấy là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn. - Câu kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ). Phần 2 (6 điểm) “Không có kính, ừ thì có bụi” 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
- 3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau: “Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.” Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động) Hết ĐỀ 4 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I:5 điểm Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. 1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ. 2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng. 3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.” Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích) Phần II: 5 điểm Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau: “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cái nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng.” (Nói với con – Y Phương) 1) Trong câu thơ: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” Các từ rừng,hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào? 2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì? 3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Hết ĐỀ 5 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN
- Phần I: (7 điểm) Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011) 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế). 4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1). Phần II (3 điểm) 1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. 2. Trong nhan đềLặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? 3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình. ĐỀ 6 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (4 điểm) Mở đầu bài thơ”Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó. Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào? Câu 2: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc? Câu 3: Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí của dân tộc, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông từ trần (tháng 10 – 2013). Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả? Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng?
- Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào? - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 7 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.” (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm. Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, triển khai theo lối lập luận tổng phân hợp để thấy được dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.” (Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn) Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 8 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I. (4 đ) Cho những câu thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 1. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả? 2.Hình ảnh ngọn lửa trong câu thơ trên được một bạn học sinh hiểu là: Một hiện tượng tạo nên ánh sáng và hơi ấm do sự đốt cháy nhiên liệu, cách hiểu ấy có đúng không? Vì sao?
- 3.Từ cảm nhận về bài thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Phần II. (6đ) Cho đoạn văn sau: ‘’ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ” (Trích “Làng” - Kim Lân) 1.Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? 2.Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? 3. Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ) ĐỀ 9 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN PHẦN I (6 điểm) Nói về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có nhận xét: “Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi”. (Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9 – Lê Bảo – NXBGD, 2007) 1.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. 2.Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. 3.Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó. 4.Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế). PHẦN II (4 điểm) Cho đoạn văn sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên:
- - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân) 1.Dấu chấm lửng trong câu “ Tôi thấy người ta đồn ” có tác dụng gì? Việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là việc nào? 2.Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong đoạn trích trên có phải là ngôn ngữ đối thoại không? Em có nhận xét như thế nào về tác dụng của cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích? 3.Từ văn bản trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng nửa trang giấy thi, về tình yêu Tổ quốc của người Việt trẻ tuổi hôm nay. Hết ĐỀ 10 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Cho đoạn trích sau: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật "con bé" dành cho ba trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của người cha đối với con? Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để "Không bao giờ nhỏ bé được " khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi. - Chúc em làm bài tốt –
- ĐỀ 11 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Câu 1: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung? Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật “tôi” trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ. (Gạch chân và chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? Ghi rõ tên tác giả. Phần II: (4 điểm) Câu 1: Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Người cha muốn nói với con điều gì qua đoạn thơ em vừa chép? Câu 2: Nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Câu 3: Từ những điều người cha nói với con trong những câu thơ trên, theo em, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì để “Không bao giờ nhỏ bé” khi bước vào đời. (Trình bày khoảng nửa trang giấy thi) - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 12 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (6 điểm): Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn: “Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe” (Nhạc và lời: Tân Huyền) 1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh rất độc đáo. Theo em, dó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đo của tác giả nhầm mục đích gì? 3. Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận điễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về ngưừoi chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu kở rộng thành phần (gạch chân, chú thích rõ). 4. Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. Phần II (4 điểm)
- “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm thành công viết về những nữ thanh niên xung phong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn. Trong tác phẩm có đoạn: “Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắmg đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.” 1. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của cách chọn vai kể ấy. 2. Chỉ ra một câu ghép và nêu rõ cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó. 3. Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay.Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, em hãy nêu suy nghi của mình về vấn đề này. - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 13 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Cho đoạn trích sau: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” mà đến phần sau của truyện lại “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về nhân vật "con bé" trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng” (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 1: Chép thuộc lòng ba câu thơ cuối. Câu 2: Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Cũng trong bài thơ “Sang thu”, các biện pháp nghệ thuật đó đã được sử dụng ở câu thơ nào khác? Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ cuối? Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí này trong tình hình đất nước ở thời điểm hiện nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi) - Chúc em làm bài tốt –
- ĐỀ 14 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Viếng lăng Bác là một bài thơ hay, xúc động của Viễn Phương viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. Em hãy chép chính xác khổ thơ thứ nhất và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Trong khổ thơ em vừa chép nổi bật lên hình ảnh “hàng tre”. Ở khổ thơ cuối hình ảnh này lại xuất hiện. Theo em, việc lặp lại hình ảnh cây tre ở đoạn kết bài thơ có ý nghĩa như thế nào? 3. Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép nối liên để kết câu. Phần II: (2,5 điểm) Cho đoạn truyện sau: “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản truyện nào? Của ai? 2. Tình huống cơ bản của truyện là gì? Nêu ý nghĩa của tình huống đó? 3. Đoạn văn trên có sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ ấy? Phần III: (1,5 điểm) Trong văn bản truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi biết việc phát hiện đám mây khô của mình đã góp phần giúp cho không quân ta hạ được máy bay địch trên cầu Hàm Rồng. Quan niệm về “hạnh phúc” của anh thanh niên có gì giống và khác với thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng nửa trang giấy thi. - Chúc các em làm bài tốt– ĐỀ 15 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (7 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục". ("Nói với con" – Y Phương) Câu 1: Theo em, "Người đồng mình" được nói đến trong đoạn thơ trên là ai? Câu 2: Nêu hoàn cảnh đất nước ta thời điểm Y Phương sáng tác bài thơ "Nói với con". Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 15 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình". Trong đoạn văn có sử dụng
- ít nhất 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2 gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú để xác định). Câu 4: Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi). Phần II (3 điểm): Trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê đã viết: "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” Câu 1: Nhân vật "Tôi" trong đoạn văn bản trên là ai? Công việc của nhân vật ấy được miêu tả ở đây là gì? Câu 2: Nhận xét của em về cách diễn đạt của đoạn văn trên và nêu rõ tác dụng của cách viết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Câu 3: Ngoài tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", hãy kể tên hai tác phẩm thơ và truyện trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nội dung phản ánh sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước tại chiến trường miền Nam. Nêu rõ tác giả của từng tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt! ĐỀ 16 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN PHẦN I: (6 điểm) Câu 1:(4 điểm) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười (Trích “Nói với con” – Y Phương – Ngữ văn 9, tập 2) Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết câu mở đầu cho đoạn văn của mình như sau: Qua bốn câu đầu bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với con. a. Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa lỗi ngữ pháp. b. Coi câu đã sửa là câu mở đầu một đoạn văn, hãy viết thành đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đoạn, sử dụng một câu có thành phần phụ chú và phép nối liên kết câu (gạch chân dưới thành phần phụ chú và phép nối). Câu 2: (2 điểm) Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích “Nói với con”, Y Phương – Ngữ văn 9, tập 2) a. Điều lớn nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những câu thơ trên là gì?
- b. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con được thể hiện trong những lo âu, trong lời nhắc nhở hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nói với cha mẹ: Xin cha mẹ yên tâm. Phần II: (4 điểm) Dưới đây là một đoạn văn trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. (Ngữ văn 9, tập 2, tr 113-144) Câu 1:“Chúng tôi” ở đây là những ai? Đoạn văn giới thiệu trên đã hé mở những gì về cuộc sống và công việc của họ? Câu 2: Xác định ngôi kể của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm? Câu 3: Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ‘Những ngôi sao xa xôi”; kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sáng tác cùng năm và ghi rõ tên tác giả . .Hết ĐỀ 17 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau: Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Tìm các khởi ngữ có trong đoạn văn. c. Từ lời bàn của tác giả trong văn bản trên, em thu hoạch được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình? Câu 2: (7 điểm) Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. a. Ở khổ thơ cuối bài "Sang thu", nhà thơ Hữu Thỉnh đã khắc họa sự biến chuyển tinh tế của thiên nhiên trong khúc giao mùa và đồng thời gửi gắm bao suy ngẫm của nhà thơ. Coi câu văn trên là câu chủ đề, em hãy phân tích khổ thơ đã cho trong một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để làm sáng tỏ nhận định nêu trên. Đoạn văn em viết sử dụng thành phần phụ chú và phép thế để liên kết câu (có gạch chân và chú thích cuối đoạn văn). b. Từ khổ thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em thấy mình cần phải chuẩn bị những gì để ứng phó với những khó khăn, thử thách luôn có thể xuất hiện trong cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 10 câu.
- c. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – Học kì II, cũng có những nhân vật đầy bản lĩnh, nghị lực vượt qua bao khó khăn, thử thách của cuộc sống, đó là những nhân vật nào? Trong những tác phẩm nào? Câu 3: (1 điểm) Trong bài "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải có viết: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Em hãy tìm một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Hết ĐỀ 18 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (6 điểm): Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì? 3. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? 4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng – phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích). Phần II (4 điểm): Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. ( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) 1. Xét theo kiểu câu chia theo mục đích nói, câu văn “Thế nhà con ở đâu?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định được điều đó? 2. Tóm tắt nội dung phần truyện trên bằng một câu văn. Qua những lời trò chuyện, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước và kháng chiến? 3. Kể tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả.
- 4. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Bác có rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một đức tính tốt đẹp của Bác. Hết ĐỀ 19 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (5 điểm) Câu 1: Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn thơ. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những dấu hiệu của mùa thu trong thời khắc giao mùa. Trong đoạn có sử dụng một phép nối liên kết câu và một câu văn chứa thành phần phụ chú. (gạch chân, chú thích) Phần II (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen". Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Câu 2: Câu văn "Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào có trong chương trình Ngữ văn 9, nêu tên bài thơ và tác giả? Câu 3:"Chúng tôi" được nói tới trong đoạn văn là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? Câu 4: Từ đó, chúng ta thấy khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, rất cần tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực. Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch để bàn về vấn đề trên. Hết ĐỀ 20 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (4 điểm) Khép lại bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy viết: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình 1. Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. 2. Tại sao xuyên suốt bài thơ là hình ảnh "vầng trăng", nhưng đến khổ thơ cuối, tác giả lại chuyển thành "ánh trăng" ? 3. Bài thơ "Ánh trăng" là lời nhắc nhở thấm thía về tình cảm, thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ gian lao, tình nghĩa. Qua lời nhắc nhở ấy, em có suy
- nghĩ gì về tình cảm, thái độ sống đối với quá khứ của thế hệ trẻ hiện nay? (Trình bày suy nghĩ của em thành một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi). Phần II: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9 tập 1, trang 182) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 3. Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ . (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ) Hết ĐỀ 21 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (5 điểm) Cho đoạn thơ sau: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát" 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? 2. Hai câu thơ: "Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? 3. "Nói với con" là bài thơ hay của Y Phương. Em hãy giới thiệu khoảng nửa trang giấy thi về tác phẩm này. 4. Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trên.
- Phần II (5 điểm) Dưới đây là một phần trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long: " Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả ''thèm'' hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy, '' 1. Nội dung đoạn văn trên là gì ? 2. Trong truyện ''Lặng lẽ Sa Pa'', nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: "Nghĩ cho cùng, "Lặng lẽ Sa Pa" là một bức chân dung ". Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ? 3. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện '' Lặng lẽ Sa Pa" là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một khởi ngữ, một câu rút gọn ( gạch chân và chỉ rõ). Hết ĐỀ 22 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (5 điểm) : Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết : “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” Câu 1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào ? Ai là tác giả ? Hãy chép các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên. (1.5 điểm) Câu 2. Có ý kiến cho rằng : “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm nhận bằng một cách riêng”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ trên được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì ? (1 điểm) Câu 3. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối) (2,5 điểm) Phần II (5 điểm) : Câu 1: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. (Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. (1 điểm) Câu 2: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “ những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê). Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận ngắn. (4 điểm) Đề 2 Kể về bé Thu vào phút chia tay với ba nó trong truyện ngắn “Chiệc lược ngà”, người kể chuyện kể: Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” Qua lời người kể chuyện em hiểu tâm trạng bé Thu lúc này là thế nào? Bằng chính trải nghiệm của minh, hãy viết một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em. Hết ĐỀ 23 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I. (6 điểm) Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 1. Những câu thơ trên trong bài thơ nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2. a. Chỉ ra một thành ngữ có trong khổ thơ trên và giải thích ý nghĩa. b.Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3.Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập. ( gạch chân và chú thích rõ) Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS còn có tác phẩm văn học nào cũng viết về vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam? Ghi rõ tên tác giả. Phần II (4 điểm) Trong sáng tác cuối cùng của cuộc đời cầm bút, nhà thơ Thanh Hải đã viết : Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
- Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Mùa xuân nho nhỏ) Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Trong những câu thơ trên, biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ được tác giả sử dụng qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó. Câu 3. Từ hai khổ thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay. Hết ĐỀ 24 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I.(7điểm) Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có câu: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu 1.a. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Câu 2. a. Từ “nhóm” trong đoạn thơ trên mang những nghĩa nào? b. Vận dụng kiến thức về phép tu từ, hãy phân tích giá trị nghệ thuật của từ “nhóm” trong đoạn thơ trên. Câu 3. Hãy viết đoạn văntheo cách lập luận quy nạp khoảng 10 -12 câuphân tích đoạn thơ em vừa chép ở trên,trong đoạn có thành phần khởi ngữ và phép nối để liên kết câu. ( Gạch chân, chú thích) Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 có bài thơ nào cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ trên? Ghi rõ tên tác giả. Phần II.(3điểm) “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người từ cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” (Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) Câu 1: Giải nghĩa từ “chén đồng”. Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng : “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không?Vì sao? Câu 3. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay. HẾT
- ĐỀ 25 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN PHẦN 1 (7 điểm) Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “dềnh dàng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ “Sông được lúc dềnh dàng”? Câu 3: Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu ở một không gian cao rộng, nhiều tầng bậc trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Sang thu”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán. Câu 4: Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Sang thu” (ghi rõ tên tác giả). PHẦN II (3 điểm) Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2), người kể chuyện có đoạn xưng “chúng tôi”: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi ” Lại có những đoạn xưng “tôi” kể chuyện: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá ” Câu 1. Nhân vật xưng “tôi” trong truyện là ai? Câu 2: Giải thích ý nghĩa sự thay đổi ngôi xưng trong truyện? Câu 3: Nhân vật “tôi” cùng đồng đội trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” là những con người dũng cảm tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kháng chiến chống Mĩ.Từ suy nghĩ, hành động của các nhân vật trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay. HẾT ĐỀ 26 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: 7 điểm Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước : “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Câu1. Em hãy cho biết những câu trơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ?
- Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? Câu3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ). Câu4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học hiện đại nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre ? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? Phần 2: 3 điểm Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng, Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải dài nương mạ. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao (Mùa xuân nho nhỏ) Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao? Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. HẾT ĐỀ 27 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I(6 điểm) Trong văn bản “Làng”của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ” (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166) 1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? 2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? 3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).
- 4.Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? 5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phần II(4 điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” 1. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ. 2. Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó? 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định). HẾT ĐỀ 28 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (4 điểm): Cho đoạn thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thangử hàng.” Câu 1: Các từ ngữ “bát ngát”, “xanh xanh” trong khổ thơ trên thuộc từ loại nào? Các từ loại đó giúp em hinhg dung như thế nào về khung cảnh trước lăng Bác? Câu 2: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, đồng bào cả nước đau đáu hướng về miền Nma ruột thịt. Địa danh miền Nam còn xuất hiện trong một bài thơ khác em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. Hãy chép lại câu thơ có chứa “miền Nam” và ghi rõ tên tác phẩm. Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ diễn tả cảm xúc chân thành và lòng kính yêu Bác vô hạn khi tác giả hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác bằng đoạn văn theo pháp lập luận qui nạp (khoảng 12 câu). Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập tình thái. (gạch chân và chú thích). Phần II (4 điểm): Dưới đây là những đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi) Của Lê Minh Khuê. - “ . Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo:” Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng ” - “ Có gì lý thú đây nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy” - Trinh sát chưa về. Không hiểu sao mình lại gắt nữa .” - “ . Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo.” Câu 1: Truyện: “Những ngôi sao xa xôi” Được kể bằng ngôi kể thứ nhất nhưng người kể lúc xưng “tôi”, lúc lại xưng “chúng tôi”. Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi đó. Câu 2: Các phần trích trên nhắc tới những ai? Qua đó họ đã thể hiện phẩm chất cao đẹp nào? Câu 3: Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10-12 câu theo phép lập luận Tổng hợp – phân tích – Tổng hợp để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật đó qua các phần trích trên. Phần II: (2 điểm) Bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sỹ Văn Cao do đích thân Bác Hồ chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài ca ấy, gần 80 năm qua đã cất lên trên chiến trường, trong những ngày mừng chiến
- thắng, trong mỗi buổi lễ chào cờ ở làng quê, kju phố, lớp học. Chào cờ tổ quốc và hát quốc ca là một nghi thức thiêng liêng thể hiện long yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nhưng thực tế lại có điều đáng bàn. Khi tham gia các nghi lễ chào cờ đầu tuần, có học sinh hát ho, thậm chí có bạn không hát hoặc nói chuyện riêng. Là một học sinh, em có suy nghĩ gì về điều đáng bàn ở trên. (Trình bày khoảng 2/3 trang giấy thi). ĐỀ 29 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6,5 điểm) Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1: Tác giả đoạn thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là câu cảm thán hay thành phần biệt lập cảm thán? Câu 2: Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.) của bài thơ. Câu 3: Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết câu và một câu ghép ( Gach dưới những từ ngữ thực hiện phép nối và câu ghép) Phần II ( 3,5 điểm) Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan): Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Trích Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử của văn bản đó ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì? 2. Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước. 3. Hãy viết một đoạn văn(Khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của Người Việt Nam mà em biết. Hết ĐỀ 30 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần 1: Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết: “ Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm Bác ơi!
- Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?” ( Theo Đọc – hiểu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2007) 1, Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới khổ thơ nào trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương? Chép lại khổ thơ đó. 2, Cách bộc lộ cảm xúc trong dòng thơ đầu của khổ thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào? 3, Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ. Phần 2: Cho đoạn văn sau: “ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. chị Thao luẩn quẩn bên ngoài lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc” ( Trích Ngữ văn 9/ tập 2, NXB Giáo dục, 2015) 1, Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm”. Chỉ ra một câu phủ định trong những câu văn đã cho. 2, Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai? Được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật? 3, Cũng sử dụng cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, trong một văn bẳn khác Đ. Đi phô viết: “Tôiđeo gùi sau lưng,khoác súng bên vai và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí, vụng về, nhưng lại à thứ cần thiết nhất cho tôi.” a, Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật Tôi trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng đến nhân vật nào đã học trong chương trình ngữ văn 9? b, Từ văn bản có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về nghị lực vượt khó khăn của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. Hết ĐỀ 31 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần 1: (6 điểm) Cho câu thơ: Mọc giữa dòng sông xanh 1, Hãy chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ đầu 2, Nêu rõ tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì tới chủ đề tác phẩm? 3, Hai câu thơ đầu của khổ thơ vừa chép, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nhiều tác giả sử dụng nghệ thuật này, hãy chép lại câu thơ có nghệ thuật đó và nêu rõ tên tác giả. 4, Trong môt khổ thơ khác của bài thơ tác giả đã thể hiện niềm tự hào và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận T- P- H khoảng 12 câu triển khai câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một câu cảm thán. Chú thích. Phần 2: ( 2 điểm) Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: “Nhưng quả bom nổ.Một thứ tiếng kỳ quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở
- ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo.Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây . Mảng bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu”( Trang 118) 1,Nhân vật Tôi trong đoạn văn trên là ai? Có vai trò gì trong tác phẩm? Theo em việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì ? 2, Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó. Phần 3: (2 điểm) Trong văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru- xô) Nhà văn người Anh Đ. Đi phô đã gửi đến người đọc bức thông điệp đầy ý nghĩa: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về điều đó. Hết ĐỀ 32 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (4 điểm) Kết thúc bài thơ Viếng Lăng Bác nhà thơ Viễn Phương có viết: “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” 1, Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong khổ thơ trên. 2, Em hiều như thế nào về hình ảnh cây tre trung hiếu trong đoạn thơ trên? 3, Trong một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một khổ thơ dùng hình ảnh và phép tu từ điệp ngữ tương tự. Em hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và nêu rõ tên tác giả, tác phẩm. 4, Từ ước muốn của nhà thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính trung hiếu đối với mỗi người. Phần II: (6 điểm) “ Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1, Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? 2, Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu Lại một đợt bom là kiểu câu gì? Việc nhà văn sử dụng những câu văn liên tiếp trong đoạn văn trên nhằm diễn tả điều gì? 3, Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm nêu trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch khoảng 10 -12 câu có một câu ghép và một phép thế, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba nhận vật được nhắc tới trong đoạn văn trên. (Gạch chân câu ghép và từ ngữ thực hiện phép thế.) Hết ĐỀ 33 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: ( 6 điểm) Cho đoạn văn sau: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế.”.
- Câu 1: Đoạn văn trên có trong văn bản nào? của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó? Câu 2: Đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kiểu ngôn ngữ này em còn gặp trong những văn bản nào của chương trình Ngữ văn lớp 9? Kể tên những văn bản đó và nêu tên tác giả. (ít nhất 2 văn bản). Câu 3: Từ sự hiểu biết của em về tác phẩm kể trên, hãy viết đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tôi trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu. Phần II: (4 điểm) Cho câu thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng” (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 1: Chép thuộc lòng ba câu thơ cuối. Câu 2: Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Cũng trong bài thơ “Sang thu”, các biện pháp nghệ thuật đó đã được sử dụng ở câu thơ nào khác? Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ cuối? Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí ấy. Hết ĐỀ 34 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (4.0 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất. (Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, trang 48, NXB Giáo dục, 2014) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? 2. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. 3. Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào? 4. Có ý kiến cho rằng nếu nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc với chồng con thì kết truyện sẽ trọn vẹn hơn. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12-15 câu. Trong đoạn có một câu ghép và một câu chứa thành phần khởi ngữ (yêu cầu gạch chân, chú thích rõ). Phần II: (4.0 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
- ( Bếp lửa – Bằng Việt) 1. Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn? Hãy tìm một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em vừa tìm được. 2. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ trên. 3. Hãy kể tên hai bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Phần III: (2.0 điểm) Trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” gửi tổng thống Mĩ, có lời nhắn nhủ: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình (Theo sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 138, NXB Giáo dục, 2013) Từ những lời tâm tình đó, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nói về thái độ, tình cảm và những hành động cần có của chúng ta để bảo vệ mẹ thiên nhiên. Hết ĐỀ 35 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I (4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập I , NXB Giáo Dục, 2014) 1. Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng thế nào đến chủ đề của bài thơ? 2. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì? 3. Từ ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” ( trong khoảng nửa trang giấy thi) Phần II (6.0 điểm): Cho đoạn văn sau: Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi
- sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm”người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2015) 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói :“Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? 2. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. 3. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên? 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa . Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó. Hết ĐỀ 36 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Mùa thu và thi nhân vốn có nhiều duyên nợ. trước cảnh thu, không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ. Cho nên trong các bài thơ hay kim cổ, phải kể đến các bài vịnh về mùa thu. Em cũng được học một thi phẩm hay về mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn 9. 1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ. Thời điểm sáng tác ấy có ý nghĩa như thế nào? 2. Đề cập tới những chuyển biến của đất trời vào thu nhưng tại sao nhà thơ không đặt tên cho tác phẩm của mình là “Thu sang”? 3. Viết một đoạn văn khỏang 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp có sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định, làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu được thể hiện qua khổ thơ thứ hai của bài thơ (gạch dưới những từ dùng làm phép nối và câu phủ định). 4. Cả bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất một dấu chấm ở cuối bài. Điều này có dụng ý nghệ thuật gì? Ghi lại tên một bài thơ khác (nêu rõ tác giả) đã học trong chương trinhg Ngữ văn 9 cũng có đặc điểm như vậy. Phần II (4 điểm) Cho đoạn trích: “Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy chung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. Hình ảnh đứa trẻ oai hùng, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dua hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giừo bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não”.
- (trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2015) 1. Những câu văn trên được rút từ văn bản nào, của ai? 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích được miêu tả trong hoàn cảnh nào? “ Đứa trẻ oai hùng, cổ đeo vòng bạc” được nhắc tới ai? Người kể chuyện đã từng “nhớ rõ” về đứa trẻ đó nhưng giờ lại cảm thấy “mờ nhạt đi”. Vì sao vậy? 3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu văn trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay. Hết ĐỀ 37 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (7 điểm): cho khổ thơ: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình (Trích “Ánh trăng” Nguyễn Duy – Ngữ văn 9 tập 1 – NXB Giáo dục 2013) 1. Chép lại và sửa lỗi sai về kiến thức trong nhận định sau: Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác tại thành phố Hồ Chí Minh 5 năm sau ngày giải phóng thủ đô. 2. Dòng thơ thứ 3 sử dụng phép tu từ nào? Qua đó, em hiểu gì về thái độ của “trăng”? 3. Trong “Ánh trăng”, sự xa cách về thời gian, không gian, điều kiện sống khiến “người” thay đổi tình cảm của nhân vật trữ tình. Em hãy chép chính xác những câu thơ ấy và cho biết đó là bài thơ nào, của ai? 4. Em hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng hợp – phân tích- tổng hợp dài 12 câu để phân tích khổ thơ đã cho. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần biệt lập tình thái. Phần II (3 điểm): cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vuc khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013) 1. Đoạn trích đã cho nằm trong văn bản nào? Nó thuộc kiểu văn bản gì? 2. Chỉ ra 2 phép liên kết trong đoạn văn trên 3. Loài người đang rất tích cực trong việc xây dựng một cuộc sống hòa bình. Phải chăng tiêu chí ấy sẽ đạt được khi con người biết ứng xử hòa nhã, bao dung? Vậy nên trong thực tế có những người lại nóng vội, hành xử bằng bạo lực, trong đó có cả già, trẻ. Em hãy viết đoạn văn dài khỏang 2/3 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. Hết ĐỀ 38 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (5 điểm): Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình, nhà thơ Vương Trọng viết: .Rưng rung trông Bác yên nằm Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi
- Ở đây lạnh lắm, Bác ơi Chăn đơn Bác đắp nửa ngừoi, ấm sao? (Dẫn theo Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007) 1. Giọt nước mắt “khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. 2. Cách bộc lộ cảm xúc của dòng thưo đầu tiên trong đoạn thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào? 3. Viết một đoạn vanư khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép nối để liên kết và thành phần cảm thán, làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyên chân thành, tha thiết của nàh thơ trong khổ thơ em vừa chép (gạch dưới từ ngũ dùng làm phép nối và thành phần cảm thán). Phần II (5 điểm): Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị: Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám. (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2015) 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Vâng một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám”. Chỉ ra câu phủ định trong những câu văn đã cho. 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai, được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật? 3. Cũng sử dụng cách kể theo ngôi kể thứ nhất, trong một văn bản khác, Đ.Đi – phô viết:” . và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y – oóc – sai với trang bị và áo quần như vậy.” a. Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật “tôi” trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng tới nhân vật nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9. b. Từ văn bản nào có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trước khó khăn của mỗi người trong cuộc sống. Hết ĐỀ 39 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm): Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” có đoạn: “ Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe” 1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh đó của tác giả nhằm mục đích gì? 3. Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết mọt đoạn văn theo cách lạp luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu mở rộng thành phần (gạch chân, chú thích rõ)
- Phần II (4 điểm): “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm thành công viết về nữ thanh niên xung phong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn. Trong tác phẩm có đoạn: “Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.” 1. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của cách chọn vai kể ấy. 2. Chỉ ra một câu ghép và nêu rõ cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó. 3. Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay. Bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này. Hết ĐỀ 40 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (5 điểm): Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình, nhà thơ Vương Trọng viết: .Rưng rung trông Bác yên nằm Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm, Bác ơi Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao? (Dẫn theo Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007) 1. Giọt nước mắt “khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. 2. Cách bộc lộ cảm xúc của dòng thưo đầu tiên trong đoạn thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào? 3. Viết một đoạn vanư khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép nối để liên kết và thành phần cảm thán, làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyên chân thành, tha thiết của nàh thơ trong khổ thơ em vừa chép (gạch dưới từ ngũ dùng làm phép nối và thành phần cảm thán). Phần II (5 điểm): Tôi rửa cho Nho bằng nưiức đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim rim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. (Trích Ngữ văn 9,tập hai, NXB Giáo dục, 2015) 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Nho lim rim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. ” Chỉ ra một câu phủ định trong những câu văn đã cho. 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai, được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật? 3. Cũng sử dụng cách kể theo ngôi kể thứ nhất, trong một văn bản khác, Đ.Đi – phô viết: “Tôi đeo gùi sau lưng khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi ”
- a. Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật “tôi” trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng tới nhân vật nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9. b. Từ văn bản nào có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về nghị lực vượt khó của mỗi người trong cuộc sống. Hết ĐỀ 41 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Trong văn bản “Làng”của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ” (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166) 1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? 2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? 3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ). 4.Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? 5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phần II(4 điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” 1. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ. 2. Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó? 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định). HẾT
- ĐỀ 42 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: 7 điểm Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước : “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Câu1. Em hãy cho biết những câu trơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì? Câu3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ). Câu4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học hiện đại nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre ? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? Phần 2: 3 điểm Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải: Mùa xuân người cầm súng, Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải dài nương mạ. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao (Mùa xuân nho nhỏ) Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao? Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. HẾT
- ĐỀ 43 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I:(6 điểm) Cho câu thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi” (Trích “Truyện Kiều”) Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. Những câu thơ em vừa chép thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu tên tác giả? Câu 2: Theo em, hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” (Trích Đồng chí – Chính Hữu) Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên? Câu 2: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thòi kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Trình bày ngắn gọn) Câu 3: Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu) - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 44 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I:(4 điểm) Cho đoạn trích sau: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài ” Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Câu 2: Chỉ ra những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích. Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào? Tại sao ông Hai lại có tâm trạng đó?
- Câu 3: Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, đã tạo một dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi giới thiệu về tác phẩm này. Phần II: (6 điểm) Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau: “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Trích Truyện Kiều) Câu 1: Từ “thiều quang” trong đoan trích trên có nghĩa là gì? Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ. Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ chú. (Gạch chân và chú thích rõ) - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 45 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: (6 điểm) Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân) Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn ” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào? Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Câu 3: Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì? Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” củaHuy Cận có câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.”
- Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn) Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân? Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ 46 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạnvănsauvàtrảlờicác câuhỏi: " Đọcsáchvốncóíchriêngchomình,đọcnhiềukhôngthểcoilàvinhdự,đọcítcũng khôngphảilàxấuhổ.Đọcítmàđọckĩ,thìsẽtậpthànhnếpsuynghĩsâuxa,trầmngâm tíchlũy,thươnglượngtựdođếnmứclàmđổithaykhichất,đọcnhiềumàkhôngchịu nghĩsâu,nhưcưỡingựaquachợ,tuy châubáuphơi đấy,chỉtốlàmchomắthoaýloạn, taykhôngmàvề.Thếgiancóbiếtbaongườiđọcsáchchỉđểtrangtríbộmặt,nhưkẻ trọcphúkhoecủa,chỉbiếtlấynhiềulàmquý.Đốivớiviệchọctập,cáchđóchỉlàlừa mìnhdốingười,đốivớiviệclàmngườithìcách đóthểhiệnphẩmchấttầmthường,thấp kém " (Ngữvăn9, Tậphai-NXB Giáodục 2007,trang5) a.Đoạnvăntrênđược tríchtừtácphẩmnào?Chobiếttêntácgiả. b. Nêunộidungchính của đoạnvăn. c. Chỉrabiệnphápnghệthuậtsosánhđượcsửdụngtrongđoạnvăntrên.Vớicáchso sánhđó,tác giảmuốnphêphánđiềugì? d. Emhãynêu03sựíchlợicủaviệcđọcsáchđểlàmrõý:“Đọcsáchvốncóíchriêng chomình". Câu 2 (1.0 điểm) Chỉracáctừngữthựchiệnphépliênkếtcâutrongđoạnvănsauvàchobiếttêngọicủa các phépliênkết ấy: “Vănnghệnốisợidâyđồngcảmkìdiệugiữanghệsĩ vớibạnđọcthôngqua nhữngrung đôngmãnhliệt,sâuxacủatráitim.Vănnghệgiúpchoconngườiđượcsốngphongphú hơnvàhoànthiệnnhâncách,tâmhồnmình.NguyễnĐìnhThiđãphântích,khẳngđịnh nhữngđiềuấyquabàitiểuluậnTiếngnóicủavănnghệvớicáchviếtvừachặtchẽ,vừa giàuhìnhảnh và cảmxúc" (Ngữ Văn9, tập2,NXB Giáodục-2007,trang17). Câu 3 (2.0 điểm) “Conngườisinhrakhôngphảitanbiếnđinhưnhữnghạtcátvôdanhmàhãyghidấu trongcuộcđờinàyvàtrongtráitimcủa ngườikhác” (V.Xukhomlinski) . Việcthểhiệnbảnthânlàmộtnhucầucủalứatuổihọcsinh.Vấnđềđặtrachomỗi chúngta:Thểhiệnbảnthânnhưthếnàolàđúngđắn?Hãyviếtmộtđoạnvănnghịluận xãhội(khoảng10-15dòng)trìnhbàysuynghĩcủaemvềcáchthểhiệnbảnthân đúng đắn trongmôitrườnghọc đường. Câu 4 (5.0 điểm) Phântíchbàithơsauđểlàmrõsựcảmnhậntinhtếcủanhàthơtrướcbiếnchuyểncủa đấttrờilúcsangthu: Bỗngnhậnrahương ổi Phả vàotronggióse
- Sươngchùngchìnhquangõ
- Hìnhnhưthuđã về Sôngđược lúc dềnhdàng Chimbắtđầuvộivã Cóđámmây mùahạ Vắtnửamìnhsangthu Vẫncònbaonhiêu nắng Đãvơidầncơnmưa Sấmcũngbớtbấtngờ Trênhàngcây đứngtuổi. (Sang thu-HữuThỉnh -Ngữvăn9,tậphai,NXB Giáodục 2006,tang70) ĐỀ 47 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạnthơ sauvà thực hiệncác yêucầuở dưới: Sóngđượclúc dềnhdàng Chimbắtđầu vội vã Có đám mây mùahạ Vắtnửamìnhsangthu a. Đoạnthơ trênđượctríchtừtácphẩmnào?Tácgiảlà ai? b. Xác địnhcáctừláyđược sửdụngtrongđoạnthơ. c. Chỉravànêuhiệuquảnghệ thuậtcủa mộtbiệnpháptutừtronghaicâuthơ: “Có đám mây mùa hạ Vắtnửamìnhsangthu". Câu 2 (2.0 điểm) Việc quansátvà cảmnhậnsẽ giúpta rútranhiềubàihọc cóýnghĩa: Nhìnthấynhữngnếpnhăntrêngươngmặtcha,nhữnggiọtmồhôithấmtrênvaiáomẹ vìlotoanchocon,tarútra bàihọcvề đứchisinh. Cảmnhậnnhữngsựthayđổicủabảnthânvàthấymìnhvữngvàng,sốngcóýthức,có tráchnhiệmhơn,ta rútrabàihọcvề sựtrưởngthành. Hãyviếtmộtđoạnvăn(khoảng200từ)trìnhbàysuynghĩcủaemvềmộttronghaibài học trên. Câu 3 (5,0 điểm) CảmnhậncủaemvềnhânvậtanhthanhniêntrongtácphẩmLặnglẽSaPacủa nhà văn NguyễnThànhLong.(Ngữvăn9, tậpmột,NXB Giáodục ViệtNam,2011)
- ĐỀ 48 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌCHIỂU VĂN BẢN(3,0điểm) Hãyđọc tríchđoạnbàibáodướiđâyrồitrả lờicâuhỏitừ1 đến4: “( )Đãtừngngheaiđónói:“đọcsáchlàkhoảnđầutưcólãinhấtcuộcđời”.Vậythì phảichănglàngườiViệtđangcósự“đầutư”chệchhướng.Khimàtrongkhoảngthời gianhữuhạncủamộtngày,mộttháng,mộtnăm mỗichúngtavẫnđangsaymêvới những“like,share,bìnhluận”thìkhoảngthờigiantadànhchoviệcđọcsáchsẽlàbao nhiêu?Đãbaogiờmỗichúngtatựhỏichínhmìnhvềsựđầutưchovănhóađọc”.Đó khôngđơngiảnchỉlàsựđầutư100,200nghìnchoviệcsởhữucuốnsáchnàođấy.Ở đócònlàthờigian,côngsức,sựchiêmnghiệm,suytư vàsaucùng,thuvềđược?Đó chắcchắnlànhữnggiátrịđíchthựcmàchỉkhitácgiả,nhàxuấtbản,độcgiảcùng nghiêmtúc.( )”. (Dântheocôngnghệsốthayđổivănhóa đọc"; Câu 1 (0,5 điểm):Vănbảntrênbànvề vấnđềgì? Câu 2 (0,5 điểm):Chỉraphépliênkếtcâutrong2câusau: “Đãbaogiờmỗichúngtatựhỏichínhmìnhvềsựđầutưcho“vănhóađọc”.Đókhông đơngiảnchỉlàsựđầutư100,200nghìnchoviệc sở hữucuốnsáchnàođấy.". Câu3(1,0điểm):TácgiảbàibáođưaralýdonàođểgiảithíchngườiViệtítdànhthời gianchoviệc đọcsách? Câu4(1,0điểm):Đểđọc-hiểumộtcuốnsáchmanglạihiệuquả,emphảiđọcnhư thế nào? II.TẠO LẬPVĂN BẢN(7,0điểm) Câu1(2,0điểm) Emhãyviếtđoạnvănkhoảng200chữbànvề lợiíchcủaviệc đọc sách. Câu 2 (5,0 điểm): ( )"Bácnằmtronggiấcngủbìnhyên Giữamộtvầngtrăngsángdịuhiền Vẫnbiếttrờixanhlàmãimãi Màsaonghenhóiở trongtim! MaivềmiềnNamthươngtràonướcmắt MuốnlàmconchimhótquanhlăngBác Muốnlàmđóahoatỏahươngđâuđây Muốnlàmcây tre trunghiếuchốnnày ." (Trích"Viếng lăng Bác" (ViễnPhương),Ngữvăn9,tậphai,NXB Giáodục,2018) Trìnhbàycảmnhậncảemvềhaikhổthơtrên.Emcầnlàmgìđểxứngđángvớinhững cônglao tolớncủa Bác. ĐỀ 49 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1 Đọc đoạntríchsauvàthựchiệncác yêucầu, Ngườixưa đãdạy:"Yphục xứngkỳđức", có nghĩalà ăn mặc ra saocũngphảiphùhợp vớihoàncảnhriêngcủa mìnhvà hoàncảnhchungcủa cộngđồnghaytoànxãhội.Dù mặc đẹpđếnđâu,sangđếnđâumà khôngphùhợp vớihoàncảnhthìcũnglàmtròcườichothiênhạ,làmmìnhtựxấuđimà thôi.Xưa nay, cáiđẹpbaogiờ
- cũngđiđôivớicáigiảndị,nhấtlà phùhợpvớimôitrường.Ngườicó vănhoá,biếtứngxửchínhlàngườibiếttự mìnhhoàvàocộngđồngnhưthế,khôngkể hìnhthức cònphảiđivớinộidung,tức là conngườiphảicótrìnhđộ,cóhiểubiết.Một nhà vănđã nói:" Nếu mộtcôgáikhentôichỉvìcómộtbộquầnáo đẹp,mà khôngkhen tôivìcóbộócthôngminhthì tôichẳngcógìđánghãnhdiện". Chílíthay! (Giaotiếpđờithường,BăngSơn,Ngữvăn9,Tậphai,NXB GDVN,2014,tr.9) a. Xác địnhphươngthức biểuđạtchính. b. Nêunộidungcủađoạntrích. c. Emcó đồngtìnhvớiýkiến“Xưa nay,cáiđẹpbaogiờ cũngđivớicáigiảndịmátlà phùhợpvớimôitrường."không?Vìsao? Câu2.Suy nghĩcủaemvềbàihọcứngxử trongcuộcsốngđượcgợilêntừcâutụcngữ Mộtsựnhịn,chínsựlành. Câu 3.Cảmnhậncủaemvề đoạnthơsau: Chânphải bướctớicha Chântráibướctớimẹ Mộtbướcchạmtiếngnói Haibướctớitiếngcười Ngườiđồng mìnhyêulắmconơi Đan lờcài nanhoa Váchnhàken câu hát Rừngcho hoa Conđườngcho nhữngtấm lòng Chamẹmãinhớvềngày cưới Ngày đầu tiênđẹpnhấttrênđời. (Nóivớicon,YPhương,Ngữvăn9, Tập hai,NxbGDVN,2014"
- ĐỀ 50 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1. (2,0điểm) Đọc vănbảnsauvàthực hiệncác yêucầu: VầngtrăngquêemVầngtrăngvàngthắmđangtừtừnhôlênsaulũytrelàng.Làngió nồmnamthổimátrượi.Trăngóngánhtrênhàmrăng,trăngđậuvàođáymắt.Trăngôm ấpmáitócbạccủacáccụgià.Khuya.Làngquêemđãvàogiấcngủ.Chỉcóvầngtrăng vẫnthao thức nhưcanhgáctrongđêm. (TheoPhanSĩ Châu,TiếngViệt3, Tậpmột,NXB Giáodục ViệtNam,2019) a) Hãychobiếtcác từđược gạchchânthực hiệnphépliênkếtgì?(0,5điểm) b)Xácđịnhphầntrungtâmcủacụmtừ"máitócbạccủacáccụgià".Chobiếtđâylà cụmdanhtừ,cụmđộngtừhaycụmtínhtừ?(0,5điểm) c) Tìmcâu đặc biệt.(0,5điểm) d) Xác địnhbiệnpháptutừtừvựngđượcsửdụngtrongcâu(7).(0,5 điểm). Câu 2. (3,0điểm) Viếtmộtđoạnvănhoặcbàivănngắntrìnhbàysuynghĩcủaemvềýnghĩacủalờichào tronggiaotiếphàngngày. Câu 3. (5,0điểm) Phântíchsựthayđổitâmtrạngcủabé Thutronghaiđoạntríchsau: Trongbữacơmđó,anhSáugặpmộtcáitrứngcátovàngđổvàochénnó.Nóluônlấy đũaxoivàochén,đỏđórồibấtthầnhấtcáitrứngra,cơmvăngtungtóecảmâm.Giận quá vàkhôngkịpsuynghĩ,anhvungtayđánh vàomôngnóvàhétlên: - Saomàycứngđầu quá vậy,hả? Tôitưởngconbésẽlănrakhóc,sẽgiẫy,sẽđạpđổcảmâmcơm,hoặcsẽchạyvụtđi. Nhưngkhông,nóngồiim,đầucúigằmxuống.Nghĩthếnàonócầmđũa,gắplạicái trứngcáđểvàochén,rồilặnglẽđứngdậy,bướcrakhỏimâm.Xuốngbến,nónhảu xuốngxuồng,mởlòitóicốlàmchodâylòitóikhuarổnrảng,khuathậtto,rồilấydầm bơiquasông.Nósangquanhàngoại,métvớingoạivàkhócởbênấy.Chiềuđó,mẹnó sangdỗdànhmấynócũngkhôngvề" Và: ( )Tronglúcđó,nóvẫnômchặtlấybanó.Khôngghìmđượcxúcđộngvàkhông muốnchoconthấymìnhkhóc,anhSáumộttay ômcon,mộttay rútkhănlaunướcmắt, rồihônlênmáitóccon: - Ba đirồibavềvớicon. - Không!-Conbé hétlên,haitaynósiếtchặtlấycổ,chắc nónghĩhaitaykhôngthể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. - (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, - 2013)
- ĐỀ 51 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? (Ngữ văn9 - Tập 2) c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được? Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng LẽSa Pa” của Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN ĐỀSỐ 1ĐỀLUYỆNTHIVÀOLỚP10 MÔN:NGỮVĂN
- PhầnI:5điểm Câu Nộidung Điểm Ghichú Câu1: HSchépchính xác khổthơ (saimộtlỗi-0,25:mộtcâu 1,0 (1,0đ) 0,5) Câu2: HSnêuđúng:-Biểucảmtrựctiếp 0,5 (0,5đ) Câu3: HShoànthànhđoạnvămdiễndịch: (3,5đ) - Mởđoạn:Đạtyêucầuvềhìnhthức,nộidung 0,5 - Thânđoạn:Biếtbámvàongữliệu,khaitháchiệuquảcáctín hiệunghệthuật,cóđãnchứng,lílẽđểlàmrõniềmxúcđộngv àướcnguyệncủanhàthơ: +Niềmxúcđộng mãnh liệt,sự nghẹnngào,lưu luyếnkhiphảirờilăng +Ướcnguyệnchânthành,thathiếtmuốnhóathânvà o cácsựvật đểtôđiểmcho lăng, gắnbómãimãivớilăngBác . #Đúngý,điễnđạtđượcsongýchưathậtsâu. 0,5 #Diễnxuôiýthơ,dàidòng,cònmắcmộtvàilỗidiễnđ ạt. #Ýquásơsài,nhiềulỗidiễnđạt 1,5 #Chưathểhiệnđượcphầnlớnsốýhaợcsailạcvềnội dung,diễnđạtkém - Giáoviêncăncứvào mứcđiểmtrênđểchođiểmcòn lại - Cósửdụng phépnối đểliênkết(gạchdưới) - Cóthànhphầncảmthánđúng(gạchdưới) NT:0,75 Nếuđoạnvănquádài,(quángắn)hoặcnhiềuđoạn(saikiểu đoạn)trừ0,5điểm ND:1,25 0,5 0,5 PhầnII(5điểm)
- Câu1: HStìmđúng (1,5đ) -Thànhphầnbiệtlập(Đề1:cólẽ-tìnhthái:Đề2Vâng 1,0 –gọiđáp .) -Câuphủđịnh 0,5 Câu2: Hsnêuđúng (1,0đ) -Nhânvậttôi:PhươngĐịnh 0,25 -Hoàncảnh:saumộtlầnđiphábom,Nhobịthương 0,25 . -Nétđẹp:tìnhcảmđồngđộigắnbósâunặng(sựquan 0,5 tâm) Cau3 a.HSnêuđúng: (2,5đ) -Tênvănbản 0,25 -Tênnhânvật 0,25 b.HSphảiđảmbảonhữungyêucầuvề: -Nộidung: 1,5 +Nhậnthứcđúng(giảithích)vềnghịlựcvựợtkhó(Đề 1),tinhthầnlạcquan(Đề2)vàtrìnhbàyngắngọnsuy nghĩvềmột(mộtvài)biểuhiệnvềnghịlựcvượtkhó, tinhthầnlạcquantrongcuộcsốngcủamỗingười . +Thấyđượcýnghĩa,tầmquantrọngcủanghịlựcvượt khó,tinhthầnlạcquantrongcuộcsống:từđócónhững giảipháprènluyện,liênhệcầnthiết . -Hìnhthức:Làmộtđoạnvănnghịluận(tựchọnkiểu lậpluận),cósựkếthợpvớicácphươngthứcbiểuđạt, diễnđạtsinhđộng,độdàitheoquyđịnh . Lưuý: Khuyếnkhích HScósuynghĩriêng,tuynhiên phảilígiảihợplí,thuyếtphục.Phầnliênhệcầnchân thành.Khôngchođiểmđoạncósuynghĩlệch lạc,tiêu cực.Nếuđoạnvănquádàihoặcquángắnhoặcnhiều
- đoạntrừ0,5điểm. ĐỀSỐ 2ĐỀLUYỆNTHIVÀOLỚP10 MÔN:NGỮVĂN PhầnI 1) Đoạntríchtrênđượcrúttừtácphẩm"Chiếclượcngà"củaNguyễnQuangSáng.Hainhânvậtđượcngư ờikểchuyệnnhắctớitrongđoạntríchlà:BéThu,nó(conbé)vàanhSáu(anh). 2) Thànhphầnkhởingữtrongcâu:"Cònanh". 3) LýdokhiếnnhânvậtanhSáuđauđớnlàvì:Trênmặtanhbấygiờcómột"cáithẹo"bởichiếntranhgây ra,khiếnmặtanhkhônggiốngvớitấmhìnhbéThucóđượcchonên"nó"đãkhôngnhậnanhlàcha. 4) Thísinhcóthểcónhữngcáchtrìnhbàyriêng.Tuynhiênphảiđápứngđúng yêucầucủađề:Viếtđoạnvănnghịluậnkhoảng12câutheophéplậpluậnquinạplàmrõtìnhcảmsâunặngc ủangườicha(anhSáu)đốivớicon(béThu)trongtácphẩm"Chiếclượcngà"trongđoạnvăncósửdụngcâ ubịđộngvàphépthế(gạchgướicâubịđộngvànhữngtừngữdùnglàmphépthế).Sauđâychỉlàmộtgợiýt hamkhảo: - Suốttám năm trờixacách, anhSáu lúcnàocũng canhcánh bên lòng tình cảmthương nhớcon. - Trongtámnămấy,anhchỉthấyconquatấmảnhnhỏ. - Đếnlúcđượctrởvề,cáitìnhchacứnônnaotrongngườianh. - Khixuồngvàobến,thấymộtđứabéđộtámtuổimàanhđoánbiếtlàcon,khôngthểchờxuồngcập bếnanhnhúnchânnhảythótlênxôchiếcxuồngtạtravàcấttiếnggọicon. Nhưngtráivớilòngmongướcvàsuynghĩcủaanh,béThunhấtquyếtkhôngnhậnanh làcha. - Anhvôcùngđauđớn. - Suốtmấyngàyanhluônmongđượcnghemộttiếnggọi"ba"củaconbé,nhưngcái tiếngấyvẫnkhôngđượcnóthốtra. - ChỉđếnlúcanhchuẩnbịrađivàkhibéThuđãhiểurasựviệc,"nó"mớicấtlênmộttiếnggọi"ba"đến"xéruột" . - Nhưngvìnhiệmvụ,anhvẫnphảilênđườngvớibaoxúcđộngvàlưuluyến. - NhữngngàyởtạichiếntrườngmiềnĐông,lúcnàoanhcũngthươngnhớcon, hối hận đãđánh"nó"vàkiêntrìlàmchiếclượcbằngngàđểtặngcon. - Thậmchí,lúchấphốianhvẫnkhôngquênnghĩđếncon,nhờđồngđộigửichiếclược ấylạicho con. - Anhquảthậtlàmộtngườichacótìnhcảmsâunặngđốivớicon. PhầnII 1) Từláytrongdòngthơđầu:
- "chờnvờn".Từláynàycótácdụnggợitảhìnhảnhngọnlửalúcto,lúcnhỏ;lúccao,lúcthấp; soi tỏhình ảnh của ngườivàvậtchungquanh.Từláynàycòncótácdụngdựngnênmộthìnhảnhgầngũi,quenthuộctừbaođời naytrongcácgiađìnhViệtNam,nhấtlàởnôngthôntrướcđây. 2) Câuthơ"Cháuthươngbàbiếtmấynắngmưa"gợilênnhiềucảmnhận: - Mộtcâuthơgiảndịvềtừngữnhưnggiàusứcgợicảm. - Tìnhcảmthương yêucủangườicháuđốivớibà. - Cuộcđờivấtvả,cựckhổ,lamlũ, yêuthươngvàhisinhcủabà. - Tìnhcảmgiađìnhcaoquí(tìnhbàcháu) - HìnhảnhcaoquícủangườiphụnữViệtNamquahìnhảnhngườibà. - PhảnánhtìnhcảmcaođẹpcủangườiViệtNamtronggiađình. 3)HaibàithơViệtNamhiệnđạitrongchươngtrìnhNgữ văn9viếtvềđề tàitìnhcảmgiađìnhhòaquyệnvớitìnhyêuquêhươngđấtnước:"Khúchátrunhữngembélớntrênlưngmẹ "củanhàthơNguyễnKhoaĐiềmvàbài"Nóivớicon"củaYPhương. ĐỀSỐ 3ĐỀLUYỆNTHIVÀOLỚP10 MÔN:NGỮVĂN Phần1:4điểm 1-Nhânvậtnàođượcnóiđếntrongcâuvăntrên:Ôngkĩsưvườnrau,anhcánbộnghiêncứu sét.(0.5điểm) - Nêungắngọnchủđềcủatácphẩm:(1.0điểm) - Ngợicanhữngconngườilaođộngnhưanhthanhniênvàcáithếgiớinhữngconngườinhưanh:L òngnhiệttình,hăngsay,khiêmtốn,lặnglẽngày đêmlonghĩvàcốnghiếnchođấtnước.(0.75điểm) - Gợinhữngvấnđềcóýnghĩavàniềmvuicủalaođộngtựgiác,vìnhữngmụcđíchchânchínhđốiv ớiconngười.(0.25điểm) 2. Đoạnvăn:2.5điểm a. Hìnhthức:ĐúngđoạnT-P-H(câumởđoạnchínhlàcâuđãcho),Đủđộdài:8–10câu:(0.5 điểm) -Ngữpháp:Câukếtlàcâucảmthán(hoặccâuhỏitutừ)(0.5điểm) b. Nộidung:1.5điểm HọcsinhphảilàmrõđượcvẻđẹpcủanhữngconngườiởSaPa:Báckĩsưvườnrau,anhcánbộnghiê ncứusét(códẫnchứng cụ thể và cách phân tích, lập luận chặt chẽ)PhầnII:6điểm 1. -Chépthuộc,chínhxác7câuthơ:(0.5điểm) - Têntácphẩm:Bàithơvềtiểuđộixekhôngkính(0.25điểm) - Têntácgiả:PhạmTiếnDuật(0.25điểm) - Hoàncảnhsángtác:1969(0.5điểm) +ThờikìkhángchiếnchốngMĩ