53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

docx 143 trang Thái Huy 06/04/2025 1740
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx53_de_thi_hsg_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm. a. CN: Cô mùa xuân xinh tươi. VN: đang lướt nhẹ trên cánh đồng. b. CN1 : Lương Ngọc Quyến, CN2 tấm lòng chung với nước VN1 : hi sinh , VN2 ông còn sáng mãi c. CN1 : Cái hình ảnh trong tôi vê cô, TN: đến bây giờ VN : vẫn còn rõ nét d. CN : Buổi sáng trước khi đi làm,Bác VN : để một vien gạch vào bếp lò Câu 5: HS nêu được những cảm nhận về trái đất thân yêu. 2đ- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người. 2đ- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho ta thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng hồn nhiên. 1.5đ- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim bồ câu gù. 1.5- Hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển cho ta thấy trái đất đẹp và nên thơ. 1đ+ HS nêu được: Mọi người trên trái đất phải biết bảo vệ sự bình yên của trái đất. 1đ+ Đoạn văn viết mạch lạc, rõ ràng không sai lỗi chính tả DeThi.edu.vn
  2. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 Câu 1: ( 4 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te .” Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại : láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần. Câu 2: ( 4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau: đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén. Câu 3: ( 4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi. c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 4: ( 4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Câu 5: ( 9 điểm): Trong bài “ Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “ Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi ! Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ” Em hiểu thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ” ? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên? ĐÁP ÁN Câu 1: - Láy tiếng: te te - Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran. - Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh. Câu 2: - đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh. - đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người. - đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra. - đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay. - đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua - đánh chén: ăn uống. DeThi.edu.vn
  3. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 3: a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên. TN CN VN b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi. TN CN VN c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. TN TN CN VN VN d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù. TN CN CN CN VN Câu 4: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Câu 5: - “ những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. ( 1 điểm ) - Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm ( 6 - 7 điểm ) - Bài trình bày sạch đẹp. ( 1 điểm ) Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm. + Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp. Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ. Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại. DeThi.edu.vn
  4. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 Câu 1: (4đ) Xác định từ loại của những từ được gạch chân sau: a) Mấy hôm nay bạn ấy suy nghĩ dữ lắm. b) Tôi rất chân trọng những suy nghĩ của bạn. c) Trong trận bóng đá chiều nay, đội 5A đã chiến thắng giòn giã. d) Sự chiến thắng của đội 5A có công đóng góp của cả trường. Câu 2: (4đ) a) Hãy chỉ ra từ vàng mang nghĩa gốc và từ vàng mang nghĩa chuyển trong đoạn văn sau: Các nữ cầu mây Việt Nam giành Huy chương vàng thứ 2 cho thể thao Việt Nam tại ASID. “ Sự kiện vàng” này đang thổi bùng lên hi vọng hoàn thành mục tiêu vàng tại sân chơi lớn nhất châu lục của thể thao Việt Nam. b) Sắp xếp các từ sau theo nhóm dựa vào cấu tạo từ đã học và đặt tên cho mỗi nhóm:Rực rỡ, rong rêu, học hành, hoa hồng, ngoan ngoãn, trùng trùng điệp điệp, lam lũ, khỏe khoắn, bến bờ. Câu 3: (4đ) a) Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: -Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. - Trên mặt phiến đá cẩm thạch, sáng loáng những hàng chữ thiếp vàng. b) Gạch chân cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây: - Mẹ bảo sao thì con làm vậy. - Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập. - Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. - Dân càng giàu thì nước càng mạnh. Câu 4: (4đ) a) Tìm 4 thành ngữ, tục ngữ nói về Đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. b) Phân biệt nghĩa của từ ngọt trong từng câu sau: - Khế chua, cam ngọt. - Ai ơi chua ngọt đã từng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. Câu 5: (9 đ) Trong suốt 5 năm học ở nhà trường Tiểu học đã để lại trong em nhiều kỉ niệm sâu sắc về Thầy, Cô, bạn bè. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất. ĐÁP ÁN Câu 1: (4đ) Học sinh xác định đúng mỗi từ cho 0,5 điểm. - Động từ: câu a, câu c - Danh từ: câu b, câu d. Câu 2: (4đ) a) (2đ) – Từ vàng trong cụm từ: Huy chương vàng mang nghĩa gốc (1đ). - Từ vàng trong cụm từ: “ Sự kiện vàng”, mục tiêu vàng mang nghĩa chuyển (0,5đ) . b) (2đ)HS sắp xếp đúng các từ theo nhóm được 1đ, đặt tên đúng cho mỗi nhóm được 1đ. - Từ ghép: rong rêu, học hành, hoa hồng, bến bờ. - Từ láy: rực rỡ, ngoan ngoãn, trùng trùng điệp điệp, lam lũ. Câu 3: (4đ) a) (Xác định đúng một bộ phận cho 0,5 điểm) DeThi.edu.vn
  5. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Chủ ngữ: Hồ Chí Minh, Vị ngữ: đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. - Chủ ngữ : những hàng chữ thiếp vàng Vị ngữ: sáng loáng b) (HS gạch chân đúng cặp từ hô ứng nối các vế câu trong mỗi câu ghép cho 0,5 điểm. Nếu đúng 1 từ trong mỗi câu không cho điểm) - Mẹ bảo sao thì con làm vậy. - Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập. - Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. - Dân càng giàu thì nước càng mạnh. Câu 4: (4đ) a) 2đ ( HS tìm đúng mỗi thành ngữ, tục ngữ được 0,5đ) Ví dụ: * Đói cho sạch, rách cho thơm. * Lá lành đùm lá rách. * Thương người như thể thương thân. * Uống nước nhớ nguồn. * Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. b)2đ – Ngọt ( câu 1) : Có vị như vị của đường, mật (nghĩa gốc). - Ngọt (câu 2) : Chỉ sự sung sướng, hạnh phúc( đối lập với chua: chỉ sự đau đớn, xót xa về mặt tinh thần) ( nghĩa chuyển) Câu 5: (9đ) * Yêu cầu cần đạt: Bài viết có cấu trúc rõ ràng, đúng thể loại kể chuyện, có thể kể về một kỉ niệm vui hoặc buồn, đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, khó quên. Nêu được diễn biến câu chuyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc, biết nhấn mạnh các tình tiết, sự việc chính để tạo sự chú ý của người đọc. Lời kể tự nhiên, chân thực, thể hiện thái độ và cảm xúc. Diễn đạt lưu loát. Các dùng từ hay. Câu văn không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. * Biểu điểm: - Điểm 8-9: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ. Kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Hành văn trôi chảy, ngữ điệu thích hợp gây cảm xúc, tạo ấn tượng. Không sai lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 6-7: Bài làm đủ ý . Bố cục chưa hợp lí. Tình tiết khá roàng. Dieenxddatj tương đối mạch lạc, ít sai lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 4-5: Bài làm còn thiếu một số ý. Diễn đạt lủng củng, thiếu cảm xúc. Kể thiếu mạch lạc. Sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 2-3: Ý tưởng nghèo nàn , diễn đạt vụng về. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. - Điểm 1: Chưa hiểu đề bài hoặc lạc đề. DeThi.edu.vn
  6. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 Câu 1:( 3 điểm ). A/ Điền chữ (tiếng) thích hợp bắt đầu bằng d, gi hoặc r vào chỗ trống : a) Nam sinh ....... trong một ....... đình có truyền thống hiếu học . b) Mấy bác thợ xây làm việc trên ...... giáo. c) Bố mẹ ..... mãi, Nam mới chịu dậy tập thể ...... d) Ông ấy nuôi chó ...... để ..... nhà e) Tớ vừa .... tờ báo ra, đang đọc ..... thì có khách. B/ Có thể viết các câu như dưới đây được không ? Vì sao ? a) Nam có 10 quyển sách vở. b) Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé ! Câu 2: ( 2 điểm ).Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết: Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình. Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây: - Mảnh sân / trăng lúa chất đầy - Mảnh sân trăng / lúa chất đầy Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao? Câu 3: ( 6 điểm ). Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu): a) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống. c) Mấy con chim hót ríu rít trên cây. b) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển. d) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi. Câu 4: ( 8 điểm ). Em hãy viết thêm phần mở đầu và phần diễn biến của câu chuyện cho phần kết thúc sau: Mặt trời và gà trống ........ Từ bấy trở đi, sáng sớm, mỗi khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người. ĐÁP ÁN a/ Học sinh điền đúng theo yêu cầu được 1đ. sai mỗi chỗ trừ 0,1 đ. a) Nam sinh ra trong một gia đỡnh cú truyền thống hiếu học. b) Mấy bỏc thợ xõy làm việc trờn giàn giỏo. c) Bố mẹ giục mói, Nam mới chịu dậy tập thể dục. d) ễng ấy nuụi chú dữ để giữ nhà. e) Tớ vừa giở tờ báo ra, đang đọc dở thỡ cú khỏch. b/ ( 2 điểm )Học sinh trả lời được :ở cõu a (Nam cú 10 quyển sỏch vở), từ sỏch vở cú nghĩa tổng hợp, nên không đứng sau từ quyển. Cú thể sửa lại: Nam cú 10 quyển sỏch. ở cõu b (Mẹ mua cho con 3 sỏch, mẹ nhộ!), từ sách không kết hợp trực tiếp với từ chỉ số lượng “ba”, trước từ sách thường có DeThi.edu.vn
  7. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn một danh từ chỉ loại, như: quyển, cuốn (tạo thành: quyển sỏch, cuốn sỏch). Cú thể sửa lại: Mẹ mua cho con 3 quyển sỏch (hoặc: cuốn sỏch), mẹ nhộ. Mỗi ý đúng được 1 diểm Câu 2: 2 điểm. Học sinh phân tích được ý nghĩa của hai cách ngắt nhịp : - Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân / trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả ánh trăng đều “chất đầy”, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thỡ gợi ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy: 1,5đ. - Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn: 0,5 đ Câu 3: 6 điểm. HS viết đúng theo yêu cầu diễn đạt được theo ý đã cho bằng hình ảnh nhân hoá làm cho câu văn thêm sống động. Mỗi ý đúng được 1,5 đ. VD:a) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống. Một luồng gió nhẹ thoảng qua mang theo chiếc lá vàng vừa rời thân cây rơi xuống. Chiếc lá vàng chao lượn trong không gian như cũn luyến tiếc khung trời rộng, như muốn nhỡn lần cuối thõn cõy đó từng ấp ủ lỏ bao ngày, như lưu luyến từ gió đám lá cũn xanh. b) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển. Gặp những ngày mưa lũ, con sông mang dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu bọt, réo sôi, vội vó lao đi như muốn đưa nhanh sức mạnh thừa thói đổ ra biển. c) Mấy con chim hút rớu rớt trờn cõy. Mấy chỳ chim rớu ra rớu rớt trũ chuyện huyờn nỏo trờn cành cõy. d) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi. Cứ mỗi ngày, lịch lại thay một khuôn mặt mới, rạng rỡ và vui vẻ. Vào ngày chủ nhật, lịch thay chiếc áo giản dị hằng ngày bằng màu sắc đỏ tươi, làm ửng hồng cả trang giấy trắng tinh. Mỗi lần đưa tay lên bóc tờ lịch, em cảm thấy như nó quyến luyến vỡ phải từ biệt ngụi nhà yờu dấu của nú để ra đi. Câu 4: Nội dung: Yêu cầu: HS kể tiếp được phần mở đầu và diễn biến theo mạch văn của phần kết thúc đã cho về việc đấu tranh giữa các con vật khi được phân công đi tìm mặt trời . khi không con vật nào chịu đi thì gà trống xung phong đi tìm mặt trời với bao khó khăn gian khổ và cuối cùng gà trống cũng tìm được mặt trời cho vạn vật và từ đó đến nay mỗi khi gà trống gáy là lúc đó gà trống gọi ông mặt trời dạy. Điểm 7,8: Đúng thể loại, nội dung khá phong phú, diễn đạt khá trôi chảy, câu văn có hình ảnh, sử dụng câu từ chính xác. Song trình bày chưa đẹp còn mắc từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Điểm 5,6: Còn lúng túng về nội dung diễn đạt chưa thoát ý của bài còn mắc khỏang 10 lỗi về dùng từ, chính tả. Điểm 4,3: xa đề kể cả thể loại và nội dung, mắc trên 15 lỗi chính tả và dùng từ đặt câu. Điểm 1,2: tuỳ theo mức độ trên mà GV cho điểm cho phù hợp. *Chữ viết đẹp còn mắc 5 lỗi chính tả: 1 điểm. Nếu sai từ 5 lỗi trở lên, còn dập xoá không cho điểm. DeThi.edu.vn
  8. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 Câu 1 (1 điểm) : Đoạn văn sau đã bị xoá dấu câu. Em hãy điền lại dấu câu vào các chỗ thích hợp và chép lại thành một mẩu chuyện vui hoàn chỉnh : Chủ ngữ ở đâu cô giáo viết lên bảng câu tên cướp hung hãn đã phải đưa tay vào còng số 8 rồi cô hỏi em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu Hùng nhanh nhảu thưa cô chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ Câu 2 (1,25đ) a) Kẻ lại bảng ô chữ rồi giải ô chữ ở mỗi hàng theo các gợi ý : 1) Chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là “chiến thắng”. 2) Một từ đơn, đồng nghĩa với từ “qua đời”. 3) “Ruồi đậu mâm xôi đậu.” là cách dùng từ đồng âm để làm gì ? 4) Từ chỉ một phần chính trong cấu tạo 3 phần của một bài văn miêu tả. 5) Một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. 1) 2) 3) I 4) N 5) b) Đặt một câu với từ khoá tìm được ở cột dọc. Câu 3 (1,25đ) : *Gạch một gạch dưới trạng ngữ, hai gạch dưới chủ ngữ trong mỗi “cụm chủ - vị” của các câu sau : a) Ở đấy, đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. b) Sáng hôm sau, bỗng có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. c) Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. d) Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. *Trong các câu a,b,c,d trên, câu nào là câu ghép ? Câu 4 (4,5 điểm) : Tập làm văn Nhà văn Phạm Hổ khuyên : “Tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.” (SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 160) a) Theo lời khuyên trên, em hãy tả một em bé (hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông) mà em đã có dịp quan sát. b) Viết xong, hãy gạch chân 6 chi tiết thể hiện “nghệ thuật viết văn” của em. (gạch chân ngay trong bài làm, khỏi cần ghi lại bên dưới) Câu 5 (2 điểm) : Cảm thụ văn học a) Chép lại, thay chỗ chấm bằng từ ngữ còn thiếu để hoàn chỉnh khổ thơ đã học trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” (TV5/1) : Lúc ấy Cả công trường ........................................... .................................................... ngẫm nghĩ DeThi.edu.vn
  9. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Những xe ủi, xe ben ...................................... .............................................. ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. b) Tìm ghi ra các từ láy trong khổ thơ trên. c) Khổ thơ trên hay là nhờ có biện pháp nghệ thuật gì, biện pháp đó được thể hiện ở những từ, ngữ nào ? d) Trong dòng thơ “Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”, tác giả đã tạo ra một từ mới rất hay, đó là từ nào ? Em hiểu từ đó như thế nào ? ĐÁP ÁN Câu 1 (1đ) : (SGK TV5/2, tr 45) trình bày như sau : Chủ ngữ ở đâu ? Cô giáo viết lên bảng câu : “Tên cướp hung hãn ... vào còng số 8.” Rồi cô hỏi : - Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ? Hùng nhanh nhảu : - Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ. (...ạ ! ) Hoặc dùng dấu hai chấm mở ngoặc kép để viết câu hội thoại cũng được: Chủ ngữ ở đâu ? Cô giáo viết lên bảng câu : “Tên cướp ...vào còng số 8.” Rồi cô hỏi : “Em nào cho cô biết chủ ngữ ở đâu ?” Hùng nhanh nhảu : “Thưa cô, chủ ngữ đang ...giam ạ.” (hoặc ...ạ ! ) Sai ≤ 2 dấu hoặc lỗi chính tả: 1đ ; sai 3-5 dấu & lỗi : 0,5đ ; sai >5 : 0đ Câu 2 (1,25đ) : Kẻ đúng bảng ô chữ : 0,5đ ; Nếu có thừa 1-2 nét rồi xoá : 0,25đ Giải đúng cả 5 từ : 0,5đ ; 4 từ :1) V * C H Ế T 0,25đ ; ≤ 3 từ : 0đ. Đặt câu 2) đúng : 0,25đ. Vd: “Câu đơn là C H Ơ I C H Ữ T H Â N B À I câu có một vế câu.” hoặc “Câu 3) C H U V Ă N A N ghép là câu có hai vế câu trở 4) lên.” 5) * Chữ V ở dòng 1 xuất hiện 3 lần trong bài tập đọc “Hộp thư mật” (TV5/2); do đó hs không học tiếng Anh, không biết từ “Victory” vẫn làm được dòng 1 nầy. Câu 3 (1,25 điểm) : Đúng mỗi câu : 0,25đ ; đúng : Câu a và câu c là câu ghép. (0,25đ) a) Ở đấy, đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. b) Sáng hôm sau, bỗng có hai người mặc áo trắng tất tả phi ngựa đến. c) Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng... tàu, nước phun vào ...vòi rồng. d) Mới ... kia, những hạt ... trên đất rừng, qua một năm, đã lớn ... bụng người. (4 câu trên đều lấy trong Tập đọc lớp 5. PGD ra lại câu 3a đã thi HSG năm ngoái nhằm mục đích xem thử GV có bồi dưỡng cho hs khi dạy bài tập đọc “Lập làng giữ biển” hay DeThi.edu.vn
  10. 53 Đề thi HSG môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn không?!) Câu 4 (4,5 điểm) : Tập làm văn 4đ ; “nghệ thuật/kĩ thuật viết văn” 0,5đ = 4,5đ A. Đáp án TLV: Căn cứ 3 yêu cầu sau đây để chấm : a) Đúng Thể & loại : Thể văn miêu tả, loại bài : tuỳ đối tượng hs tả, có thể là tả người, con vật, cây cối, sự vật) b) Đảm bảo ý tưởng dồi dào : từ bao quát đến chi tiết, đi sâu tả một số chi tiết chính. Đã là văn miêu tả thì phải dành >50% trọng tâm là để “tả” cụ thể về hình dáng, màu sắc, đặc điểm, hoạt động... chứ không phải như “kể chuyện” hoặc chỉ nêu cảm nghĩ. c) Có kĩ năng diễn đạt tốt : ít sai chính tả, dùng từ, dấu câu. Dùng được nhiều dấu câu như dấu ?!(): “”- nhiều kiểu câu (câu kể, câu cảm, câu hỏi tu từ, câu ghép, câu hội thoại...) biện pháp như so sánh, nhân hoá, liên kết câu (phép lặp, nối, thay thế), dùng từ trái nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, quan hệ từ, cặp từ hô ứng, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, viết đoạn quy nạp, đoạn diễn dịch... đã học trong LT&C... Chú ý phát hiện “cái mới, cái riêng” của mỗi hs: có thể là cái mới về ý tưởng, hoặc là mới trong kĩ năng diễn đạt (nghệ thuật viết). Biểu điểm : 3,5đ-4đ : Đạt cả 3 yêu cầu a,b,c trên. Viết khoảng 20 dòng, sai không quá 5 lỗi diễn đạt. 2đ-3đ : Đảm bảo khá tốt yêu cầu a và b ; Viết khoảng 15 dòng ; chưa tốt ở yêu cầu c : em này ko có năng khiếu về “văn”, viết “đúng” chứ chưa “hay”. Điểm 0,5-1,5đ : Các bài còn lại. B. “Nghệ thuật/kĩ thuật viết văn” của hs Tiểu học là biết ứng dụng những nội dung LT&C từ lớp 2-5 vào kĩ năng viết văn. (như yêu cầu c ở trên). Gạch chân đúng 5-6 bpháp nghệ thuật (hoặc kĩ thuật viết văn) như đã nêu trong mục “A.c”: 0,5đ ; đúng 3-4 : 0,25đ ; ≤ 2 : 0đ. Câu 5 (2đ) a) Nhằm kiểm tra việc tích luỹ tư liệu văn học (học thuộc lòng bài văn thơ hay) và kiểm tra kĩ năng “kí ức”, tức là chính tả nhớ - viết của hs. Điền: [say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời/ sóng vai nhau nằm nghỉ/Chỉ còn tiếng đàn] Sai 0-1 lỗi: 0,5đ. Sai 2-3 : 0,25đ ; Sai > 3 : 0đ. Câu 5b) Ngân nga (0,25) & lấp loáng (0,25) Nếu ghi cả 3 từ láy thì chỉ cho 0,25đ vì “ngẫm nghĩ” là từ ghép chứ không phải từ láy. (# bãi bờ, tươi tốt, xanh xám...). Câu 5c)1 Phát hiện đúng bpháp Nhân hoá (0,25đ) c)2 Nêu từ hoặc ngữ : say ngủ; nhô, ngẫm nghĩ ; sóng vai, nằm nghỉ : 0,25đ ; Nếu không chọn ghi các “từ, ngữ” mà ghi lại như câu 5a thì tuỳ mức độ mà trừ điểm hoặc không cho điểm. d) Từ thể hiện “cái mới, cái riêng” của tác giả thể hiện ở từ “dòng trăng” : 0,25đ ; HS hiểu : Đó là từ ghép của 2 từ “dòng sông” và “trăng” : thấy ánh trăng trên dòng sông, tác giả ngỡ mình nhìn thấy “dòng trăng” (bằng trực giác ban đầu, chưa qua tri giác) ; DeThi.edu.vn