7 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

docx 26 trang thaodu 9921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "7 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx7_de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.docx

Nội dung text: 7 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 Có những người phải sống chung với bệnh tật hoặc khuyết tật trong suốt cuộc đời. Bạn có thể cứu mình khỏi tình trạng chìm đắm trong cảm giác tủi thân, tự ti, cay đắng, giận dữ, hoặc là chấp nhận thách thức và tận dụng một cách tối đa cơ hội để làm những gì tốt nhất có thể trong khi thời gian trôi đi. Tôi đã nhận được sự chú ý và sự đánh giá cao nhờ cái cách tôi lựa chọn để sống và phục vụ người khác mặc dù tôi không có chân, không có tay. Nhưng trong cuộc đời cũng còn có rất nhiều người khác đang âm thầm đối mặt với những thách thức về bệnh tật với sự biết ơn, lòng can đảm và niềm tin có sức lan tỏa. (Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng- Nick Vujicie) Câu 1: (NB) Theo tác giả, những người phải sống chung với bệnh tật hoặc khuyết tật trong suốt cuộc đời thì họ thường có những cách ứng xử nào? Câu 2: (NB) Là một người khuyết tật không có chân, không có tay nhưng tác giả đã làm gì để nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ người khác? Câu 3: (TH) Vì sao tác giả cho rằng “Có rất nhiều người đang âm thầm đối mặt với những thách thức về bệnh tật với sự biết ơn”? Câu 4: (VD)Anh (chị) có đồng ý rằng mỗi người chúng ta phải chấp nhận thách thức và tận dụng một cách tối đa cơ hội để làm những gì tốt nhất có thể hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0điểm) Câu 1(2.0điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách lựa chọn để sống của bản thân. Câu 2 (5.0đ) Sau thấy năm về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý, từ một cô gái trẻ trung, tràn đầy sức sống, giờ đây, Mị trở nên sống cam chịu, nhẫn nhục, “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Nhưng trong đêm mùa đông, sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi.” Qua hai tình cảnh của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh/chị hãy làm rõ ý kiến sau:“Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”(Mùa lạc – Nguyễn Khải)
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: (NB) Theo tác giả, những người phải sống chung với bệnh tật hoặc khuyết tật trong suốt cuộc đời thì họ thường có những cách ứng xử nào? Trả lời: - Chìm đắm trong cảm giác tủi thân, tự ti, cay đắng, giận dữ - Chấp nhận thách thức và tận dụng một cách tối đa cơ hội để làm những gì tốt nhất có thể. (0.5): Câu 2: (NB) Là một người khuyết tật không có chân, không có tay nhưng tác giả đã làm gì để nhận được sự chú ý và đánh giá cao từ người khác? Trả lời: -Cách lựa chọn để sống và phục vụ người khác. (0.5) Câu 3: (TH) Vì sao tác giả cho rằng “Có rất nhiều người đang âm thầm đối mặt với những thách thức về bệnh tật với sự biết ơn”? Trả lời: - Từ những bệnh tật, khổ đau con người ta mới khao khát sống mới có nghị lực và niềm tin để vươn lên từ nghịch cảnh. Điều đó có nghĩa là họ yêu cuộc sống và cám ơn cuộc đời vì mình được sinh ra trên thế giới này (1.0) Câu 4: (VD)Anh (chị) có đồng ý rằng mỗi người chúng ta phải chấp nhận thách thức và tận dụng một cách tối đa cơ hội để làm những gì tốt nhất có thể hay không? Vì sao? Trả lời: - Đồng ý hoặc không đồng ý (0,25) - Giải thích hợp lý (0,75) II. LÀM VĂN (7.0điểm) Câu 1(2.0điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách lựa chọn để sống của bản thân. Trả lời a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25) Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25) - Cách lựa chọn để sống của bản thân” c. Triển khai vấn đề nghị luận (1.0) Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ quan điểm về cách lựa chọn để sống của bản thân. Có thể theo hướng sau: - Tại sao phải lựa chọn cách để sống - Nêu được những cách mà bản thân lựa chọn - ý nghĩa của sự lựa chọn cách sống ấy d. Chính tả, ngữ pháp (0.25) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo (0.25) Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 (5.0đ) Trả lời: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25)
  3. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5) “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ” . Phân tích hai tình cảnh của Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để làm rõ nhận định c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (3.5) - Giải thích câu nhận định - Phân tích làm rõ tình cảnh thứ1của Mị: buông xuôi, chấp nhận số phận không có ý thức phản kháng, không mảy may hy vọng đổi đời. - Phân tích làm rõ tình cảnh thứ 2 của Mị: Ý thức phản kháng mãnh liệt, tự đấu tranh để giành lấy hạnh phúc. - Lý giải được sự thay đổi của Mị: + Lòng ham sống, khao khát được sống tự do, hạnh phúc vẫm âm ỉ cháy trong con người Mị và khi có cơ hội là nó bùng cháy mạnh mẽ. + Sức mạnh đã thôi thúc Mị bước qua lằn ranh của cái chết để giải thoát cho chính mình đó là: lòng thương người, thương mình; Nhận thức được sự tàn ác của cha con thống lí; Sự trỗi dậy mạnh mẽ của sức sống. - Đánh giá : Nhận định trên hoàn toàn đúng. Thông qua hai tình cảnh của Mị, người đọc nhận thấy trong cuộc đời này không có con đường cùng, sự bế tắc, không phải chỉ có cái chết. Điều quan trọng là con người cần phải biết lưa chọn cách sống và có một sức mạnh, một niềm tin để bước qua ranh giới ấy để tìm lấy sự sống và hạnh phúc của chính mình. d. Chính tả, ngữ pháp (0.25) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo (0.5) Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Hết
  4. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: Có thể vẫn còn không ít bạn cho rằng lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh: "Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, mình sống vì điều gì? Phải chăng đó là sống có ích, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích". Thật vậy, tuổi trẻ không đến hai lần. Xác định lẽ sống không là điều gì ghê gớm. Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ TP đã "đơn giản hóa" những gì cần hiểu về lẽ sống khi trao đổi những quan điểm: "Nhiều bạn trẻ còn sống lơ lửng, không mục đích. Chúng ta phải có khát vọng và nó phải rõ ràng, thậm chí là cần có cả tham vọng, bởi điều đó làm chúng ta đi xa hơn. Tuổi trẻ cần dám nói, sống hết mình, sống thật với mình, biết kiên nhẫn, dám làm và dám chơi - chơi làm sao để đó là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Quan trọng nhất, các bạn vẫn luôn là chính mình, không phải là bản sao ai khác". Vậy với bạn, lẽ sống của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng nghĩ đến thì có lẽ không quá sớm để bạn nghĩ về nó. Nếu bạn đã từng nghĩ đến, bạn đã làm gì để trả lời (Trích Lẽ sống của giới trẻ ngày nay: đừng để tuổi trẻ lãng phí, Bích Dậu, tuoitre.vn, 20/12/2006) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (NB). Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, lẽ sống là gì? Câu 2 (TH). Theo anh/chị, điều gì làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản? Câu 3 (VD). Theo anh/chị “Mỗi ngày, chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích" có tác dụng gì đối với cuộc sống con người? Câu 4 (VDC). Anh/chị có đồng ý với quan điểm sau của Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ TP “Chúng ta phải có khát vọng và nó phải rõ ràng, thậm chí là cần có cả tham vọng, bởi điều đó làm chúng ta đi xa hơn” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn nghị luận trả lời câu hỏi sau: “Lẽ sống của bạn là gì?” Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích chi tiết âm thanh tiếng sáo trong đoạn trích sau: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2016, tr.7)
  5. Liên hệ với chi tiết âm thanh cuộc sống trong đoạn trích dưới đây, từ đó nhận xét về nghệ thuật lựa chọn chi tiết của nhà văn Tô Hoài và Nam Cao. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! (Trích Chí Phèo, Nam Cao, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2016, tr.154)
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (NB). Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, lẽ sống là gì? Lời giải: "Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, mình sống vì điều gì? Phải chăng đó là sống có ích, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích". Câu 2 (TH). Theo anh/chị, điều gì làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản? Lời giải: - Bàn về vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người. - Trích dẫn ý kiến, lý giải sâu sắc của những nhà chuyên môn. Câu 3 (VD). Theo anh/chị “Mỗi ngày, chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ích" có tác dụng gì đối với cuộc sống con người? Lời giải: Học sinh có thể trả lời theo quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục.Gợi ý: - Tạo động lực, phấn chấn trong công việc, cuộc sống. - Gắn kết mối quan hệ giữa người với người. Câu 4 (VDC). Anh/chị có đồng ý với quan điểm sau của Phó hiệu trưởng Trường đào tạo cán bộ TP “Chúng ta phải có khát vọng và nó phải rõ ràng, thậm chí là cần có cả tham vọng, bởi điều đó làm chúng ta đi xa hơn” không? Vì sao? Lời giải: HS trả lời theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lý, thuyết phục. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn nghị luận trả lời câu hỏi sau: “Lẽ sống của bạn là gì?” Lời giải: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, v.v (0,25đ) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lẽ sống của bạn là gì? (0,25đ) c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành: HS lựa chọn các tao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ lẽ sống của bản thân. Có thể trình bày theo hướng sau: (1,0đ) - Giải thích lẽ sống là gì? - Nêu lẽ sống của bản thân. - Lý giải vì sao lựa chọn lẽ sống đó (có thể trình bày ý nghĩa của lẽ sống). - Hướng hành động để thực hiện lẽ sống đã chọn.
  7. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25đ) e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25đ) Câu 2. (5,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25đ) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích âm thanh tiếng sáo trong đoạn trích của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Liên hệ với âm thanh cuộc sống trong đoạn trích của tác phẩm Chí Phèo, từ đó nhận xét nghệ thuật lựa chọn chi tiết của nhà văn Tô Hoài và Nam Cao. (0,5đ) c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, chi tiết. (0,5đ) * Phân tích âm thanh tiếng sáo: (1,5đ) - Ý nghĩa chi tiết âm thanh tiếng sáo: + Đây là âm thanh quen thuộc, nét văn hóa của người miền núi thường xuất hiện vào mùa xuân. + Âm thanh là chất xúc tác hữu hiệu để phản ứng của Mị trước cuộc sống được xảy ra. Mị có những rung cảm, thấy thiết tha, bổi hổi và Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo. Đó là sự bắt đầu quá trình hồi sinh một số phận bị đày đọa đến mức tê liệt cảm xúc: - Nghệ thuật của chi tiết: + Chi tiết gợi cảm, mộc mạc, bình dị nhưng cũng là chất thơ của tác phẩm. - Chi tiết góp phần làm nổi bật tâm trạng và tính cách của nhân vật. - Sử dụng từ láy giàu sức gợi. - Liên hệ âm thanh cuộc sống: (1,0đ) - Ý nghĩa của chi tiết: + Đây là những âm thanh đời thường, bình dị mà Chí Phèo được nghe sau một thời gian dài triền miên trong những cơn say. + Âm thanh đánh thức những rung động rất đời, rất người mở đầu cho quá trình thức tỉnh của Chí Phèo - con quỷ dữ làng Vũ Đại: Chao ôi là buồn; giúp Chí ý thức được thời gian, không gian và sự tồn tại của mình. - Nghệ thuật của chi tiết: + Chi tiết gợi cảm; bình dị, mộc mạc nhưng rất đặc sắc tạo nên chất thơ cho tác phẩm. + Chi tiết góp phần làm nổi bật tâm trạng và tính cách của nhân vật. - Nhận xét nghệ thuật lựa chọn chi tiết của nhà văn Tô Hoài và Nam Cao: (0,5đ)
  8. + Tiếng sáo, tiếng chim hót, tiếng người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá là những âm thanh rất quen thuộc, đời thường nhưng cũng là chi tiết gợi cảm, đặc sắc góp phần tạo nên chất thơ, chất lãng mạn cho tác phẩm. + Các nhà văn tài tình trong việc chắt lọc, chuyển hóa những điều quen thuộc ít giá trị, ít được mọi người quan tâm trong cuộc sống trở thành những điều ý nghĩa có sức mạnh lay chuyển nội tâm nhân vật và lay động người đọc. Chính vì vậy chúng trở thành chi tiết nghệ thuật đắt giá góp phần chuyển tải tư tưởng của tác phẩm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận (0,5đ) e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25đ)
  9. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Tâm hồn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng, khiến cho những loại cây quý bị cằn cỗi mà không thể cho ra hoa thơm, trái ngọt. Vì mải mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết. (2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy mình được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thu mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”. (Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014) Câu 1. Ghi lại những chi tiết, hình ảnh miêu tả tâm hồn con người khi không được chăm sóc trong phần (1) của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Anh/chị hiểu lối sống “bỏ hình bắt bóng” trong văn bản trên là lối sống như thế nào? Câu 4. Từ đoạn trích văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh / chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm ) Từ nội dung của đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về việc chăm sóc khu vườn tâm hồn ở giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, ngay sau câu nói đùa của anh Tràng: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nhân vật người vợ nhặt về thật. Anh Tràng đã: “Chậc, kệ!”. Về chi tiết này, có người đã trách anh Tràng: “Kệ” là thái độ vô trách nhiệm, biết là chưa chắc nuôi nổi mà lại đồng ý đưa cô ta về. Người khác lại bày tỏ sự cảm thông: ở vào hoàn cảnh rất éo le, anh Tràng hành động như vậy thật dũng cảm. Anh/chị trình bày suy nghĩ của bản thân về các ý kiến trên?
  10. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Câu 1. Ghi lại những chi tiết, hình ảnh miêu tả tâm hồn con người khi không được chăm sóc trong phần (1) của đoạn trích. Trả lời: Học sinh ghi lại được 2 chi tiết, hình ảnh trong các chi tiết, hình ảnh sau: dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy; hết khoáng chất bổ dưỡng; cằn cỗi mà không thể cho ra hoa thơm, trái ngọt; xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết. (0.5đ) Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong phần (2) của đoạn trích. Trả lời: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong phần (2) của đoạn trích: Câu hỏi tu từ. (0.5đ) Câu 3. Anh/chị hiểu lối sống “bỏ hình bắt bóng” trong văn bản trên là lối sống như thế nào? Trả lời: Lối sống “bỏ hình bắt bóng”: Là lối sống chỉ chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài mà bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hay biết. (1.00đ) Câu 4. Từ đoạn trích văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh / chị? Vì sao? Trả lời: Học sinh có thể chọn một trong hai cách trả lời sau: (1.00đ) - Cần nuôi dưỡng tâm hồn để có một tâm hồn đẹp. Vì việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện nhân cách sống của mỗi người, nhất là đối với bản thân và các bạn trẻ. - Phê phán lối sống “bỏ hình bắt bóng”. Vì lối sống ấy khiến cho tâm hồn con người phát triển theo chiều hướng tiêu cực, cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị; không dám sẻ chia, cô đơn, trách người, trách đời. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm ) Từ nội dung của đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về việc chăm sóc khu vườn tâm hồn ở giới trẻ hiện nay. Trả lời: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. (0.25đ) Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0.25đ) Chăm sóc khu vườn tâm hồn c. Triển khai vấn đề nghị luận (1.00đ) Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng sau: - “Chăm sóc khu vườn tâm hồn” với cách nói ẩn dụ, tác giả đã chỉ ra việc chăm sóc tâm hồn mình cũng giống như việc chăm sóc một khu vườn. Nếu chăm sóc tốt khu vườn thì sẽ có hoa thơm, trái ngọt và ngược lại (nghĩa đen). Và việc chăm sóc tâm hồn cũng như thế, cần chăm sóc tốt tâm hồn mình để hoàn hiện bản thân (nghĩa bóng). - Cuộc sống hiện đại, chăm sóc vẻ bề ngoài cũng quan trọng nhưng việc chăm sóc tâm hồn còn quan trọng hơn, nhất là đối với giới trẻ. - Bên cạnh những bạn trẻ hiểu vai trò, ý nghĩa của việc chăm sóc tâm hồn thì ngày nay, rất nhiều bạn trẻ mải mê chăm chút vẻ bề ngoài mà quên chăm sóc tâm hồn mình.
  11. - Từ đó, hành vi ứng xử của con người, nhất là ở các bạn trẻ, phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà nó còn có thể ảnh hưởng đến xã hội, để lại hậu quả nghiêm trọng. - Bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức được vai trò của việc chăm sóc tâm hồn. Đừng sống vội vã nữa mà hãy “sống chậm lại, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0.25đ) Câu 2 (5,0 điểm) Trả lời: 1. Hướng dẫn chung Do đặc trưng của bộ môn nên giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm; vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa, cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một làm có thể còn sơ suất nhỏ. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 1. Hướng dẫn cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận (0.5đ) Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm, của người viết; Kết bài khái quát, đánh giá được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: (0.5đ) Thông qua một chi tiết giàu ý nghĩa của nhân vật, tác phẩm đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc: Cho dù cận kề cái chết, người lao động luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (3.25đ) - Phân tích hoàn cảnh tình huống dẫn đến chi tiết nghệ thuật nói trên (0.75đ) + Hoàn cảnh chung của xóm ngụ cư: nạn đói tràn về + Hoàn cảnh anh Tràng: nghèo đói, xấu trai, ế vợ + Lần gặp thứ nhất của anh Tràng và người vợ nhặt + Lần gặp thứ hai của anh Tràng và người vợ nhặt + Nói đùa nhưng làm thật: “chậc, kệ!” - Phân tích các ý kiến nhận định về chi tiết này (1.50đ) + “kệ” là thái độ vô trách nhiệm, không biết có nuôi nổi không mà lại đồng ý đưa cô ta về: ý kiến này nói được sự liều lĩnh của anh Tràng nhưng đã có sự đồng nhất ý nghĩa của chữ “kệ” - theo nghĩa thông thường với thái độ đầy tình người, thấm đẫm lòng nhân hậu của anh Tràng trong trường hợp éo le này. + Ở vào hoàn cảnh rất éo le, anh Tràng hành động như vậy thật dũng cảm: ý kiến này đã xác nhận được hoàn cảnh đầy eo le của nhân vật, nhấn mạnh được tính chất hành động của nhân vật theo hướng tích cực, ngợi ca nhưng sắc thái ý nghĩa chưa thật phù hợp, nhất là chưa sát, gần gũi với tư tưởng của Kim Lân. - Ý kiến phản biện của bản thân (0.5đ) + Đây là một chi tiết hay, đặc sắc, rất tiêu biểu cho giọng văn Kim Lân. + Mục đích chính của việc xây dựng chi tiết này là: ca ngợi tấm lòng nhân hậu của người lao động trong hoàn cảnh đói kém. + Anh Tràng có nhiều lí do để từ chối: nhà nghèo, mẹ không đồng ý, tôi chỉ nói đùa, tôi chưa có ý định lấy vợ vào lúc này .Nhưng anh không hành động như vậy,
  12. không phải vì liều, mà vì anh cảm nhận được sự khát khao đến cháy bỏng một tổ ấm gia đình từ người đàn bà lam lũ kia; vì anh không nỡ đẩy người đàn bà không có chỗ bấu víu đang muốn dựa vào anh; vì anh được trưởng thành từ một dân tộc có truyền thống “lá lành đùm lá rách” + Vẻ mặt “phớn phở”, tâm trạng vui sướng, cảm giác hạnh phúc, ý thức trách nhiệm của anh Tràng sau đó đã chứng minh cho điều ấy. - Đánh giá: “chậc, kệ!” là một chi tiết nghệ thuật độc đáo; là một kết hợp tuyệt vời giữa sự chân chất, mộc mạc với khao khát sống, hạnh phúc của anh nông dân ít học; giữa tài viết truyện hóm hỉnh với tấm lòng đôn hậu của nhà văn; tất cả đã làm nên tình người cao đẹp. (0.5đ) d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ thuật đoạn trích. Thật là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. (0.5đ) e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. (0.25đ) HẾT
  13. ĐỀ ÔN SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của công nghệ hay smartphone* đối với cuộc sống của con người. Hầu hết đều chỉ ra tác dụng hữu ích của nó đối với sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đối với giao tiếp, đặc biệt là làm giảm vai trò của giao tiếp trực tiếp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì ở các nước phương Tây ít thấy những tác động tiêu cực của smartphone tới giao tiếp trực tiếp, hơn ở Việt Nam. Các nước phương Tây tiếp nhận công nghệ rất chủ động. Trong những cuộc hội họp, gặp gỡ, giao lưu, họ thường gạt bỏ hết những cuộc điện thoại, những nhu cầu tìm hiểu thông tin trên mạng, đểtập trung tiếp nhận thông tin của người đối diện và giao tiếp với bạn bè. Ở Việt Nam, chúng ta tiếp nhận công nghệ một cách hoàn toàn thụ động và bị phụ thuộc vào công nghệ, mà cụ thể là smartphone, cho nên chúng ta phải đối mặt với nhiều tác động mặt trái của nó. Căn nguyên sâu xa của việc bị smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, đó là do bản thân người sử dụng đôi khi có tâm lý thiếu tự tin, hay e ngại, sợ người khác đánh giá khi giao tiếp trực tiếp. Vì vậy họ chọn giao lưu trên mạng, qua chiếc smartphone, thay thế cho việc phải đối mặt với người khác (Văn hóa giao tiếp khi công nghệ lên ngôi - Bài cuối; nguồn: ngày 12/11/2014) Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn tríchtrên. Câu 2 (NB). Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản khi tiếp nhận công nghệ hay smartphone giữa các nước phương Tây và Việt Nam. Câu 3 (VD).Anh/chịchia sẻ thêm hai tác động mặt trái của smartphone đối với đời sống của con người Việt Nam hiện nay. Câu 4 (VD).Anh/chị có đồng tình với ý kiếnCăn nguyên sâu xa của việc bị smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, đó là do bản thân người sử dụng đôi khi có tâm lý thiếu tự tin, hay e ngại, sợ người khác đánh giá khi giao tiếp trực tiếpkhông? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (VDC). (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp phát huy mặt tích cực của việc sử dụng điện thoại của giới trẻ hiện nay. Câu 2 (VDC). Nghị luận văn học (5,0 điểm) Trong vởkịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: “Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
  14. Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì? Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này. Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ? Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn còn chị vợ anh ta nữa chị ta thật đáng thương!” (TríchHồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, trang 149, NXBGD) Chỉ ra sự khác biệt trong quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Từ đó anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về khát vọng được sống là chính mình.
  15. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn tríchtrên. Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn: nghị luận (0,5) Câu 2 (NB). Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản khi tiếp nhận công nghệ hay smartphone giữa các nước phương Tây và Việt Nam. Trả lời: - Ở phương Tây, người ta tiếp nhận công nghệ hay smartphone rất chủ động (0,25) - Ở Việt Nam, việc tiếp nhận công nghệ hay smartphone thụ động. Đặc biệt là họ để smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, làm giảm vai trò của giao tiếp trực tiếp (0,25) Câu 3 (VD).Anh/chịchia sẻ thêm hai tác động mặt trái của smartphone đối với đời sống của con người Việt Nam hiện nay. Trả lời: + Điện thoại can thiệp vào quá trình giao tiếp của con người, làm giảm vai trò giao tiếp trực tiếp. (0,5) +Người dùng chăm chú vào điện thoại thường xuyên dễ tổn thương mắt, không quan tâm đến ai, thiếu kĩ năng giao tiếp xã hội (0,5) Lưu ý: Chấp nhận những câu trả lời hợp lí khác của học sinh Câu 4 (VD).Anh/chị có đồng tình với ý kiếnCăn nguyên sâu xa của việc bị smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, đó là do bản thân người sử dụng đôi khi có tâm lý thiếu tự tin, hay e ngại, sợ người khác đánh giá khi giao tiếp trực tiếpkhông? Vì sao? Trả lời: Học sinh có thể đồng tình; hoặc phản đối; hoặc đồng tình và bổ sung ý kiến trên. Nếu đồng tình, lý giải thêm nguyên nhân đồng tình; nếu không đồng tình nêu quan điểm và lý giải thêm; lập luận phải thuyết phục. (1,0) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (VDC). (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày giải pháp phát huy mặt tích cực của việc sử dụng điện thoại của giới trẻ hiện nay. Trả lời: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 điểm - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. - Đáp ứng tương đối quy định về số lượng từ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm - Viết đúng trọng tâm vấn đề nghị luận: giải pháp phát huy mặt tích cực của việc sử dụng điện thoại của giới trẻ hiện nay. c.Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 điểm Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, nhưng phải làm rõ giải pháp để phát huy tính tích cực của việc sử dụng điện thoại của giới trẻ. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục.
  16. Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Lưu ý: Không cho điểm tối đa đối với trường hợp học sinh viết bài văn thu nhỏ trong một đoạn văn.Chấp nhận những góc nhìn riêng và lí giải hợp lí của học sinh Câu 2 (VDC). Nghị luận văn học (5,0 điểm) Trả lời: * Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,25 điểm) *Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) * Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về tác phẩm; biết vận dụng và phối hợp tốt những thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, và vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm) Yêu cầu cơ bản: (2,0 điểm) *Giới thiệu khái quát: - Tác giả Lưu Quang Vũ: là nghệ sĩ đa tài, nổi tiếng với những vở kịch nói gây tiếng vang trên sân khấu những năm 80 của thế kỉ XX.Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịtviết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới được công chiếu. Từ một câu chuyện cổ dân gian, nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tạo thành vở kịch nói hiện đại và qua đó gửi gắm nhiều tư tưởng, triết lí nhân sinh sâu sắc. - Quan niệm sống của hai nhân vật Hồn Trương Ba và Đế Thích. *So sánh quan điểm của hai nhân vật qua đoạn trích. - Giải thích quan điểm: cách nhìn về cuộc sống (mục đích, ý nghĩa, lí do sự sống của con người). Quan điểm đúng thể hiện lập trường, đạo đức, vốn sống, văn hóa và sự tiến bộ, tích cực trong cuộc sống.Quan điểm sai lệch biểu hiện lối sống tiêu cực, hành động sai trái, tạo cơ hội cho kẻ xấu làm điều ác, hãm hại người tốt - Hoàn cảnh của Trương Ba: Bất đắc dĩ phải sống trong thân xác hàng thịt, dần dần Trương Ba bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt, làm người thân đau khổ, bản thân ông bế tắc tuyệt vọng. - Quan điểm của Trương Ba: + Không chấp nhận lối sống : bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Đó là lối sống giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. Điều đó chứng tỏ Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống không phải là mình, chiến thắng sự hèn nhát tầm thường, yếu đuối của bản thân, không chịu lùi bước trước xác hàng thịt. + Khát vọng được sống là mình: trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Đó mới thực sự là sống có ý nghĩa, sống hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho mọi người. + Phê phán Đế Thích nghĩ đơn giản, sống quan liêu hời hợt: Chỉ cần cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.Đối với Trương Ba, sống không được là mình mà phải nhờ vả, mượn thân xác người khác chẳng qua là sự tồn tại, vô hồn, không ý nghĩa.
  17. + Dám từ bỏ những thứ không phải của mình để trả lại sự sống cho anh hàng thịt. Trương Ba không chỉ cao thượng mà rất nhân hậu vị tha. =>Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép,chắp vá, vô nghĩa. Trương Ba có lòng tự trọng, sống cao thượng, khao khát sống là chính mình trọn vẹn thể xác và linh hồn. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cuộc sống. - Quan điểm của Đế Thích: + Không ai được sống là mình, trên trời dưới đất đều sống kiểu bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: Tôi, ông và cả Ngọc hoàng cũng vậy. Đó là sự thật phải chấp nhận không nên thay đổi, phủ nhận. + Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn cảnh đó. Đó là quan điểm sống hời hợt, vô cảm. Nhận xét hai quan điểm sống: + Trương Ba đúng đắn, tích cực, coi trọng sự sống thực sự là mình còn Đế Thích sai lầm, quan liêu chỉ coi trọng sự tồn tại còn sống được là mình không cần quan tâm. + Quan điểm của Trương Ba thể hiện tư tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành. + Nhà văn phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép hoặc quá đề cao nhu cầu vật chất hơn tinh thần, tinh thần hơn vật chất đang diễn ra phổ biến, trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội. * Yêu cầu nâng cao (0,75): Bình luận khát vọng được sống là chính mình. *Đánh giá chung (0,25): - Nghệ thuật: từ một tình huống trong truyện cổ dân gian, nhà văn đã sử dụng sáng tạo thành xung đột kịch gay gắt căng thẳng; ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát cao, thể hiện rõ xung đột kịch và tích cách nhân vật. - Tính chất triết lí từ hai nhân vật có quan điểm sống trái ngược nhau làm nên thành công của vở kịch. - Mâu thuẫn được giải quyết: Trương Ba không chấp nhận sống chung với sự tầm thường giả dối của người khác, ông muốn được sống thuận theo lẽ tự nhiên: trọn vẹn là mình hòa hợp linh hồn thể xác. * Sáng tạo trong diễn đạt, nhìn nhận và đánh giá về vấn đề nghị luận (0,5 điểm) * Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng quy tắc (0,25 điểm)
  18. ĐỀ ÔN SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Hóa ra, cứ đến một cái ngưỡng nào đó, tôi hay bạn, chúng mình đều sẽ tự nhiên thay đổi. Vì chúng mình không còn là những người trẻ đơn thuần nữa, chúng mình là những người trẻ đã lớn, đã trưởng thành. Lúc còn trẻ chúng mình luôn đặt cái tôi của bản thân lên rất cao, chúng mình nghĩ cái tôi của bản thân là sự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhưng khi trưởng thành rồi chúng mình mới biết, cái tôi đúng nghĩa phải là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. Lúc còn trẻ chúng mình cho rằng, thắng được người khác, khiến người khác sợ có nghĩa là chúng mình giỏi. Nhưng lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ. Lúc còn trẻ chúng mình luôn nghĩ nếu bản thân có gì là phải show ra cho người ta thấy. Lớn rồi mới biết có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm (Trích Chúng ta phải thay đổi để lớn lên - Mèo Xù) Câu 1 (NB). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2 (NB). Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là gì? (0,5 điểm) Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm ? (1,0 điểm) Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 . Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn.(2,0 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, sau màn đối thoại với xác anh hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba “bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”. Sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba quả quyết: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba trong màn đối thoại với xác hàng thịt và người thân để làm rõ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này. (5,0 điểm)
  19. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 II.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1 (NB). Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm). Câu 2 (NB). Trả lời: Theo tác giả, cái tôi đúng nghĩa của một người trẻ đã lớn là cái tôi được đặt ở ngang bằng và dung hòa với tất thẩy. (0,5 điểm) Câu 3 (TH). Trả lời: Ý kiến “có những thứ mình nên giữ riêng lại cho mình, nếu ai muốn thấy, hãy để người ta tìm” có thể hiểu là lời khuyên: - Nên tập cách sống khiêm tốn, không phô trương. (0,75 điểm) - Để dành những giá trị đặc biệt của bản thân cho những người thật lòng muốn tìm hiểu.(0,25 điểm) Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ? Vì sao? (1,0 điểm) Trả lời: - Học sinh có thể nêu quan điểm đồng tình/không đồng tình. (0,25 điểm) - Lý giải: Khi trưởng thành (lớn rồi) chúng ta mới nhận thức được như thế nào là giỏi. Một người khiến người khác nể là người có uy tín, có tài năng, phẩm chất hơn người, đạt được những thành công, thành tựu trong cuộc sống. (0,75) Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (VDC). Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn.(2,0 điểm) Trả lời: a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25 điểm - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. - Đáp ứng tương đối quy định về số lượng từ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm - Viết đúng trọng tâm vấn đề nghị luận: một phẩm chất tiêu biểu làm nên một người trẻ đã lớn. c.Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0 điểm Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, nhưng phải làm rõ một phẩm chất làm nên một người trẻ đã lớn: tự trọng, tự lập, trung thực, vị tha - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng thuyết phục. Học sinh có thể trả lời không theo các phương án trong đáp án, nhưng phải lập luận chặt chẽ, hợp lý, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực đạo đức xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Lưu ý: -Không cho điểm tối đa đối với trường hợp học sinh viết bài văn thu nhỏ trong một đoạn văn. Câu 2 (VDC).
  20. Trong đoạn trích cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, sau màn đối thoại với xác anh hàng thịt, nhân vật Hồn Trương Ba “bần thần nhập lại vào xác hàng thịt”. Sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba quả quyết: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba trong màn đối thoại với xác hàng thịt và người thân để làm rõ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này. (5,0 điểm) Trả lời: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 điểm Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật hồn Trương Ba trong hia màn thoại với Xác hàng thịt và người thân, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 3,5 điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần phải vận dụng được kỹ năng làm bài, kết hợp tốt các thao tác lập luận, đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba + Màn đối thoại với Xác hàng thịt: chán nản, đau khổ, lúng túng, tức giận, bế tắc, tuyệt vọng. + Màn đối thoại với người thân: đau khổ tột cùng, dứt khoát. - Vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba: tự trọng, thẳng thắn, nhân hậu, vị tha, dũng cảm, - Nhận xét, đánh giá: + Khái quát vẻ đẹp của nhân vật Hồn Trương Ba, từ đó rút ra giá trị tư tưởng của đoạn kịch. + Nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ: sáng tạo từ cốt truyện dân gian; tạo tình huống chưá đựng xung đột kịch hợp lí; khắc họa sinh động nhân vật thông qua đối thoại, độc thoại, hành động, nội tâm, d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 điểm Học sinh phải đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 điểm Học sinh thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
  21. ĐỀ ÔN SỐ 6 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc." (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh? Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm." Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc.” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”. Câu 2: (5.0đ) Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
  22. ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN SỐ 6 I. ĐỌC HIỂU 1. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: bom rơi đạn nổ; tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người; nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo; chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. 2. Đoạn trích hướng tới ba má và các em yêu thương. Tình cảm đó cho thấy người viết nhật ký là người: sống tình cảm luôn hướng về người thân, ưa bày tỏ tâm tư, chia sẻ. 3. - Biện pháp tu từ so sánh (so sánh không ngang bằng): chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh và sự hy sinh, chết chóc nơi chiến trường diễn ra với tần suất lớn, quá dễ dàng. + Làm câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh. 4. Học sinh đưa ra suy nghĩ về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Gợi ý: - Con người sống gắn với thực tế và hiểu hoàn cảnh chung của đất nước. - Con người hòa chung với quyết tâm đấu tranh, sẵn sàng hy sinh thân mình vì nền độc lập, sự nghiệp của dân tộc. II. LÀM VĂN 1. Trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”. a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”. c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề nghị luận dựa trên những gợi ý sau đây: - Thế hệ thanh niên trong tháng năm “bom rơi đạn nổ” là một thế hệ trẻ sẵn sàng rời bỏ nhà trường, gia đình, quê hương tham gia vào chiến trường. - Thế hệ trẻ gan góc, kiên cường, anh dũng, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để hoàn thành các nhiệm vụ của dân tộc. - Dù trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, nhưng thế hệ trẻ vẫn luôn thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng và yêu đời. - Mở rộng và liên hệ: Thế hệ trẻ hiện nay cũng trải qua tháng năm “bom rơi đạn nổ” trên các mặt trận kinh tế - văn hóa, xã hội: học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, vượt qua mọi khó khăn thử thách, bắt kịp đà phát triển của thế giới trong thời đại 4.0. CÂU 2: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận -Nguyễn Trung Thành là một nhà văn quân đội gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến, có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi đây. -Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô man.
  23. -Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình tượng cây xà nu. -Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ. 2. Phân tích hình tượng cây xà nu để làm sáng tỏ nhận định: * Cây xà nu là hình tượng nổi bật trong tác phẩm – Hình ảnh rừng xà nu xuất hiện ngay từ những dòng mở đầu đến khi kết thúc truyện, trở đi trở lại, xuyên suốt trong tác phẩm. – Cây xà nu gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên: + Cây xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của người dân Xô Man. + Cây xà nu gắn với cả những kỉ niệm yêu thương. + Cây xà nu chứng kiến những sự kiện trọng đại của buôn làng. → Hình tượng cây xà nu có vị trí đặc biệt trong tác phẩm, vừa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc cho nhà văn sáng tạo, vừa là mạch thẩm mĩ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện. * Cây xà nu là biểu tượng cho sức sống, phẩm chất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ – Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát đau thương mà người Tây Nguyên phải trải qua. – Sức sống mãnh liệt của cây xà nu tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên. – Đặc tính ham ánh sáng mặt trời, “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, khao khát ánh sáng lí tưởng, một lòng đi theo Đảng của người dân Tây Nguyên. Đánh giá chung – Hình tượng cây xà nu là một thành công của nhà văn NguyễnTrung Thành khi tái hiện cuộc chiến đấu của đồng bào tây Nguyên với bọn Mĩ – ngụy. Cây xà nu không chỉ là loài cây có thật ở Tây Nguyên mà còn là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người nơi đây. – Xây dựng hình tượng cây xà nu, nhà văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ẩn dụ tượng trưng; ngôn ngữ, giọng điệu mang đậm tính sử thi hào hùng.
  24. ĐỀ ÔN SỐ 7 I. ĐỌC- HIỂU(3 ĐIỂM): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn. Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. (Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công) Câu 1: Chỉ ra vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích? Câu 2: Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào? Câu 3: Chỉ ra tính hiệu quả trong xây dựng kết cấu của đoạn trích trên? Câu 4: Trong khoảng 5 đến 7 dòng, anh/chị hãy chỉ ra bài học mà đoạn trích mang đến cho bản thân? II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1. (2 điểm) Anh /chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm sau: “Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp”. Câu 2( 5,0 điểm ) : Về nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Ý kiến khác lại khẳng định: Tnú là con người chan chứa tình yêu thương, có số phận đau thương. Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
  25. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7 I. Đọc hiểu: Câu 1: Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc (0,5đ) Câu 2: Các yếu tố sau thể hiện rõ con người có trí tuệ cảm xúc là – Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó – Biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt với mọi người Câu 3: Đoạn trích xây dựng một kết cấu hiệu quả như sau – Đoạn trích gồm 2 luận điểm rõ ràng. Luận điểm 1 là người có trí tuệ cảm xúc là người hiểu rõ bản thân và chế ngự được cảm xúc của mình. Luận điểm 2 là người có trí tuệ cảm xúc là người biết cảm thông cho người khác để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với người khác. – Đoạn trích dẫn dắt vấn đề một cách khoa học, logic. Đầu tiên nêu khái niệm trí tuệ cảm xúc, sau đó kết thúc bằng việc chỉ ra vai trò ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc đối với mỗi con người. Câu 4: Hs có thể rút ra nhiều bài học khác nhau: bài học về việc rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, tránh nóng giận gây hậu quả nghiêm trọng; bài học về việc cần đặt mình vào vị trí người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lý II. Câu 1: – Giải thích : Thành công là thành quả đạt được sau một quá trình phấn đấu, mang đến niềm vui sướng hạnh phúc cho con người. Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của nó với những người xung quanh. Cả câu nói là lời khẳng định vai trò, tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với thành công của con người trong cuộc sống. – Phân tích, chứng minh: Vì sao trí tuệ cảm xúc là yếu tố giúp con người đạt thành công trong sự nghiệp? + Để thành công trong sự nghiệp phải trải qua rất nhiều khó khăn, nếu chỉ có trí thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có ý chí nghị lực, sự kiên trì, lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Đó là những yếu tố thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) + Để thành công trong sự nghiệp còn cần có sự giúp đỡ của nhiều người xung quanh. Do đó người có trí tuệ cảm xúc tốt dễ thành công hơn người không có hoặc ít có trí tuệ cảm xúc, bởi vì họ biết nắm bắt cảm xúc của người xung quanh, biết thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp vì vậy họ nhận được nhiều sự ủng hộ giúp đỡ từ mọi người. – Bàn luận, mở rộng + Phê phán những người không chịu rèn luyện trí tuệ cảm xúc, không biết chế ngự cảm xúc của bản thân, thiếu sự cảm thông với mọi người xung quanh. Họ sẽ khó có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống + Tuy nhiên để thành công không phải chỉ cần trí tuệ cảm xúc, vẫn cần học tập nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. – Bài học bản thân: Nhận thức được vai trò của trí tuệ cảm xúc, rèn luyện trí tuệ cảm xúc kết hợp hài hòa giữa IQ và EQ sẽ dẫn ta đến thành công vang dội Câu 2:
  26. – Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Tnú là con người chan chứa tình yêu thương, có số phận đau thươnga. * Tnú là nhân vật kết tinh được những phẩm chất tiêu biểu nhất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ: vừa bất khuất, kiên trung, trọn đời gắn bó với cách mạng “trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng” vừa thủy chung, trong sáng, giàu tình nghĩa “chan chứa tình yêu thương”. Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp ở nhân vật – một người anh hùng lí tưởng trong thời đại cách mạng. * Phẩm chất, tính cách người anh hùng: – Gan góc, dung cảm, mưu trí + Địch khủng bố: vẫn cùng Mai tiếp tế và làm giao liên + Khi đưa thư: xé rừng mà đi, chọn thác dữ mà vượt + Khi học chữ chậm: giận mình, tự đập đá vào đầu – Có tính kỉ luật và tuyệt đối trung thành với cách mạng: + Rơi vào ổ phục kích của địch = > nuốt lá thư + Bị địch bắt và tra tấn: không hề nai núng, không hề khai một lời + Ba năm sau vượt ngục cùng dân làng mài vũ khí đánh giặc – Giàu yêu thương, sôi sục, căm thù + Người chồng, người cha nặng trĩu yêu thương + Người con của quê hương => Tnú là con người giàu nghĩa tình, luôn mang trong tim ba mối thù: bản thân, gia đình và quê hương * Số phận đau thương: – Tin dân làng mài vũ khí: giặc kéo về làng + Bắt Mai và con trai tra tấn bằng gậy sắt + Tnú nhảy ra cứu, bị bắt, bị trói bằng dây rừng. dùng giẻ tẩm dầu xà nu đốt 10 đầu ngón tay – Cuộc đời bi tráng của Tnú + Tnú không cứu được vợ con không có + Dân làng không cứu được Tnú vũ khí => Sẽ thế nào nếu kẻ thù cầm súng mà ta chưa kịp cầm giáo? – Khi tất cả trai tráng trong làng mỗi người một cây rựa sáng loáng thì: + Kẻ thù phải đền tội ./ Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết ./ Xác 10 tên lính xếp ngổn ngang + Lửa tắt trên đầu 10 ngón tay của Tnú là chi tiết nghệ thuật đặc sắc: ./ Khi lành lặn: bàn tay tình nghĩa ./ Khi bị giặc đốt chứng tích của tội ác biểu hiện của sự mất mát, đau thương ./ Tàn nhưng không phế: tham gia lực lượng cách mạng => Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm “Chúng nó cầm súng, mình phải cẩm giáo”, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng * Mối quan hệ giữa rừng cây xà nu và nhân vật Tnú: gắn bó, bổ sung => Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cá tính sống động, phẩm chất khái quát, lời văn giàu chất tạo tình, giàu nhạc điệu, màu sắc đậm chất Tây Nguyên