Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Phần viết - Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Phần viết - Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1_phan_vi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 1: Phần viết - Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm - Năm học 2022-2023
- BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ TIẾT 9-10 VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC PHẨM
- KHỞI ĐỘNG
- Theo con, cần chuẩn bị gì để có một bài viết phân tích, cảm thụ tốt? Gợi ý đáp án ✓ Tìm hiểu kĩ tác phẩm ✓ Vận dụng năng lực ngôn ngữ ✓ Lập dàn ý, tìm ý .
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- 1. VẤN ĐỀ CHÍNH ĐƯỢC VĂN BẢN BÀN LUẬN Vấn đề chính được bàn luận là nội dung – nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của tác phẩm “Quà Giáng sinh”
- 2. BÀI NGHỊ LUẬN TRÊN GIÚP NGƯỜI ĐỌC CÓ ĐƯỢC HIỂU BIẾT GÌ VỀ TRUYỆN NGẮN QUÀ GIÁNG SINH Bài nghị luận giúp chúng ta hiểu được thêm về: Nội dung truyện ngắn, thông tin tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, tình huống, đoạn kết, tác dụng ngôi kể, chủ đề truyện, trải nghiệm của người đọc và giá trị của tác phẩm.
- 3. Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào? Tác giả triển khai các luận điểm theo trình tự không gian, kết cấu của tác phẩm, từng phần từng nội dung được bàn luận, phân tích và đánh giá một cách chi tiết.
- 3. Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào? Chia sẻ phần các thao tác và kĩ năng khi viết bài BƯỚC 1 BƯỚC 2 BƯỚC 3 BƯỚC 4 Chuẩn bị viết Tìm ý, lập dàn ý Viết bài Chỉnh sửa, hoàn thiện
- NHIỆM VỤ THẢO LUẬN NHÓM VÀ LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ BÀI SAU: Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) - Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- DÀN Ý THAM KHẢO I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích II. Thân bài 1. Kết cấu kịch tính, lôi cuốn. - Kết cấu giàu kịch tính với 4 phần rõ rệt, mỗi phần mang một nội dung riêng và có liên hệ mật thiết với nhau: Phần mở đầu: Ở phần này, tác giả giới thiệu trực tiếp tính cách nhân vật từ đó hướng người đọc vào hành động của nhân vật.
- DÀN Ý THAM KHẢO Phần thắt nút: Hành động đốt đền tà của Tử Văn Phát triển: Tử Văn lên cơn sốt, gặp tên tướng giặc và thổ thần, bị bắt xuống âm phủ trị tội Cao trào: Diêm Vương chấp nhận yêu cầu đối chất của Tử văn Mở nút: Tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn trở thành quan phán sự - Kết cấu lôi cuốn lôi: • Tử Văn dám làm chuyện mà ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi đó là đốt đền tà, người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo. • Tử Văn nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Người đọc hồi hộp chờ xem những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn.
- DÀN Ý THAM KHẢO • Tử Văn nằm mộng gặp thổ công, được thổ công chỉ rõ lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn. Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong chờ tình tiết tiếp theo • Cuộc đấu tranh dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một hồi tranh cãi Diêm Vương bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém, Tử Văn tự tin và giành thắng lợi. → Kết cấu truyện vô cùng lôi cuốn khiến người đọc không thể rời khỏi những tình tiết của câu chuyện.
- DÀN Ý THAM KHẢO 2. Sử dụng các yếu tố thần kì a. Các nhân vật kì ảo - Hồn ma tên tướng giặc: • Là tên tướng bại trận của Bắc triều, hôn ma bơ vơ ở Nam quốc • Cướp đền thổ công, nhũng nhiều dân lành, chuyên làm trò thảm ngược • Bưng bít thượng đế, đút lót tham quan. • Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn trơ tráo đến dọa nạt bắt phải dựng lại ngôi đền. • Dưới minh ti hắn tỏ vẻ nhún nhường, đáng thương, bịa đặt, xảo trá, gian dối nhằm buộc tội Tử Văn
- DÀN Ý THAM KHẢO • Tham sống sợ chết, giả nhân giả nghĩa - Thổ công: • Áo vải mũ đen, dáng vẻ nhàn nhã. • Có lai lịch hiển hách: Thể hiện qua lời Diêm Vương “người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều ”. • Hiền lành, nhún nhường và là nạn nhân của hồn ma tên tướng giặc. • Dẫn đường chỉ lối để Tử Văn thắng kiện dưới Minh ti. - Diêm Vương: • Là người đứng đầu Minh Ti có quyền lực tối cao
- DÀN Ý THAM KHẢO • Ban đầu bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi lừa gạt, mắng Tử Văn • Sau đó sáng suốt, tỉnh táo, suy xét mọi chuyện và phán xét một cách công bằng - Các nhân vật quỷ, Dạ Xoa góp phần đem đến sự rùng rợn, sinh động cho thế giới âm phủ. - Tử Văn: Được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn. → Các nhân vật kì ảo xuất hiện chủ yếu là người của cõi âm, đem đến sự lôi cuốn, thú vị, sinh động đặc sắc cho tác phẩm. b. Không gian kì ảo - Giấc mơ của Ngô Tử Văn: Không gian nối liền cõi âm và cõi trần, nơi Tử Văn gặp gỡ hồn ma tên tướng giặc và viên Thổ công. Đây cũng là không gian để Tử Văn tạm lìa cõi trần đến cõi âm.
- DÀN Ý THAM KHẢO - Không gian Minh ti: Được miêu tả cụ thể, chi tiết: Có một con sông, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám hơi lạnh thấu xương. → Gợi cảm giác rùng rợn, khiếp sợ. Nhưng chính không gian ấy lại làm nổi bật khí phách của Ngô Tử Văn bình tĩnh, can đảm ⇒ Sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố hiện thực làm tăng tính huyền ảo, thiêng liêng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, li kì hấp dẫn và đầy kịch tính bên cạnh những hiện thực được phản ánh. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật • Ngô Tử Văn là nhân vật chính của chuyện được xây dựng bằng cách giới thiệu trực tiếp, bằng lời nói và hành động.
- DÀN Ý THAM KHẢO 4. Cách kể chuyện • Có lời kể của người dẫn chuyện, lời đối thoại của nhân vật và lời bình • Cách kể chuyện tự nhiên, kịch tính, thu hút người đọc. • Sử dụng những lời bình cho thấy thái độ, sự đánh giá của tác giả về câu chuyện, góp phần định hướng người đọc. III. Kết bài Khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Khẳng định những giá trị nghệ thuật này đã góp phần làm nên nội dung đặc sắc cho tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật
- LUYỆN TẬP
- NHIỆM VỤ Từ dàn ý mẫu, em hãy hoàn chỉnh bài viết của mình
- Bài làm tham khảo Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Nét nghệ thuật đầu tiên của truyện chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và kì ảo. Để tạo ra tính chân thật cho tác phẩm tác giả đã giới thiệu nhân vật và sự việc cụ thể, ngay cả thời gian và địa điểm cũng đưa ra một cách chính xác: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” “Năm giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, .”. Những yếu tố hiện thực này sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo lòng tin nơi người đọc. Nhưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố kì ảo.
- Bài làm tham khảo Theo bước chân của nhân vật chính Ngô Tử Văn người đọc được gặp hồn ma của tên Bách hộ họ Thôi để thấy được sự xảo trá của hắn, đe dọa hòng làm Ngô Tử Văn lung lay ý chí. Không chỉ vậy, người đọc còn được xuống cõi âm ti âm u, tăm tối, cây cầu dài hơn nghìn thước được bắc qua một con sông lớn mà “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Cả một thế giới ma quỷ mà ta thường chỉ biết đến qua tưởng tượng hiện ra trước mắt người đọc: “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác”; cung điện của Diêm Vương thăm thẳm với những bóng quỷ, hồn ma. Thế giới huyền ảo được miêu tả hết sức chi tiết, sinh động, làm ai nấy đọc cũng không khỏi rùng mình, sợ hãi. Hai yếu tố hiện thực và kì ảo đan cài với nhau trong đó yếu tố kì ảo là nghệ thuật giúp cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. Đồng thời cũng phản ánh đúng tinh thần chung của Nguyễn Dữ trong cuốn Truyền kì mạn lục là lấy cái “gì” để nói cái “thực”.
- Bài làm tham khảo Kết cấu của truyện cũng là một nét đặc sắc không thể không nhắc đến. Truyện có kết cấu li kì, nhiều chi tiết vô cùng hấp dẫn. Kết cấu tác phẩm như một màn xung đột kịch, có mở đầu, có thắt nút, cao trào và có kết thúc. Lớp lang các phần gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ, đỉnh điểm là sự kiện khi Diêm Vương phán xét tội lỗi của Tử Văn khi chỉ nghe câu chuyện từ một phía, nhưng ngay sau đó, tình thế căng thẳng đã được giải quyết, Tử Văn trình bày sự việc và được Diêm Vương cử người đi điều tra. Tên Bách hộ họ Thôi gian dối đã bị vạch trần bộ mặt gian xảo, độc ác và bị trừng trị thích đáng. Còn về phần Tử Văn cũng nhận được phần thưởng xứng đáng cho tính cách bộc trực, thẳng thắn ghét tà gian của mình. Kết thúc theo lối có hậu là kết thúc phố biến trong truyện truyền thống. Tính cách các nhân vật cũng được chú trọng xây dựng, họ có tính cách vô cùng sinh động, mỗi nhân vật thường đại diện cho một kiểu người trong xã hội.
- Bài làm tham khảo Tử Văn mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ của một bậc quân tử: cương trực, thẳng thắn, không chấp nhận sự phi nghĩa hoành hành, dám làm dám chịu. Tính cách của Ngô Tử Văn tiêu biểu cho kiểu nhân vật chính nghĩa, hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, Nguyễn Dữ đã lựa chọn tình huống hết sức tiêu biểu: Tử Văn đốt đền tên Bách hộ họ Thôi vì hắn nhũng nhiễu trong nhân gian, làm cuộc sống người dân cực khổ. Hành động này đối với những người khác là vô cùng liều lĩnh bởi vậy ai cũng lắc đầu sợ hãi, riêng Tử Văn “vẫn vung tay không cần gì cả” điều đó cho thấy thái độ dứt khoát và quả cảm của Ngô Tử Văn. Hành động của Tử Văn không phải là một sự liều lĩnh, bột phát mà đã có sự chuẩn bị từ trước, trước khi đốt đền Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”, Tử Văn ý thức được hành động của mình là chính nghĩa nên chàng không hề sợ hãi. Khi gặp tên tướng giặc, bị hồn ma hắn thị uy, dọa nạt, Tử Văn “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên” không nao núng tinh thần. Đứng trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, Tử Văn vẫn vô cùng bản lĩnh, tự tin trình bày vấn đề “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Toàn bộ ngôn ngữ, hành động thống nhất với nhau chặt chẽ để minh chứng cho nhận định ban đầu của Nguyễn Dữ khi giới thiệu về nhân vật: “Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.
- Bài làm tham khảo Ngoài ra, để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm còn phải kể đến ngôn ngữ nhân vật. Mặc dù ngôn ngữ trong tác phẩm không được xây dựng quá nhiều nhưng nó cũng đã phần nào giúp khắc họa tính cách nhân vật. Ví dụ như nhân vật Ngô Tử Văn cương trực thẳng thắn thì ngôn ngữ sẽ: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Ngô Tử Văn nói ngay sau khi bị bọn quỷ Dạ Xoa đến bắt đi, không gian vô cùng lạnh lẽo, sợ hãi, nếu là người bình thường có lẽ đã không đủ can đảm để nói bất cứ điều gì. Riêng Tử Văn vẫn bình tĩnh kêu oan, lời nói đó cho thấy sự bình tĩnh và tinh thần quyết đấu tranh cho lẽ phải của Tử Văn. Các yếu tố nghệ thuật trên đã được Nguyễn Dữ kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. Qua đây ta cũng có thể thấy được tài năng bậc thầy của Nguyễn Dữ trong nghệ thuật dựng truyện nói chung.
- LIÊN HỆ
- HS hoàn thành bài phân tích, đánh giá, chọn một vấn đề mang tính toàn cầu, xã hội để bàn luận cùng bạn bè trong lớp