Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Thực hành Tiếng Việt - Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nguyệt

pptx 20 trang Hàn Vy 03/03/2023 5921
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Thực hành Tiếng Việt - Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_4_thuc_ha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Thực hành Tiếng Việt - Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nguyệt

  1. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TRÍCH DẪN, CƯỚC CHÚ VÀ CÁCH ĐÁNH DẤU PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC TRONG VĂN BẢN Giáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt Trường THPT 19-5 Kim Bôi
  2. THỬ TÀI LÀM NHÀ NGHIÊN CỨU 4 Phần thi: 1. Hiểu biết của nhà nghiên cứu 2. Tài năng của nhà nghiên cứu 3. Kinh nghiệm của nhà nghiên cứu 4. Nhà nghiên cứu chính trực
  3. HIỂU BIẾT CỦA 01 NHÀ NGHIÊN CỨU Em hãy hệ thống kiến thức bằng sơ đồ để nhớ lại và hiểu rõ về trích dẫn, tỉnh lược, cước chú?
  4. TỈNH TRÍCH LƯỢC (khi DẪN trích dẫn) dẫn lại câu văn, ý lược bỏ một yếu tưởng của tác giả tố hoặc một khác trong sản phần. phẩm ngôn từ của mình kèm theo CƯỚC CHÚ những dấu hiệu chân trang hoặc cuối phân biệt riêng văn bản cho một từ ngữ, đối tượng nào đó trong văn bản.
  5. So sánh giữa hình thức trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp trong văn bản: TRÍCH DẪN TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP GIÁN TIẾP GIỐNG - Sử dụng trong văn bản nhằm trình bày những quan điểm, ý kiến NHAU từ các tài liệu mà người viết đã tham khảo trong quá trình tạo lập văn bản để hỗ trợ làm rõ cho ý kiến, quan điểm của mình. - Diễn đạt lại theo cách viết của KHÁC - Trích nguyên văn. mình, trung thành với văn bản gốc. NHAU - Đặt trong dấu ngoặc .kép. - Không cần đặt trong dấu ngoặc kép
  6. TÀI NĂNG CỦA 02 NHÀ NGHIÊN CỨU - Bài tập 1: (tr. 103-104), - Bài tập 2: (tr. 108)
  7. BÀI TẬP 1: (tr. 103-104) a) Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì đây là lời trích dẫn gián tiếp, tác giả không dùng nguyên văn tài liệu tham khảo. b) Nội dung của phần được đưa vào ngoặc kép là trích dẫn nguyên vẹn một nhận định của M.Ga.xpa-rốp (Milkhail Gasparov). c) Phần được đánh dấu ngoặc vuông [ ] trong đoạn là phần đã được người viết tỉnh lược, nhằm làm cho các thông tin cô đọng hơn.
  8. BÀI TẬP 2: (tr. 108) a) Phần cước chú ở chân trang giúp giải nghĩa các từ ngữ, bổ sung, diễn giải chi tiết về các thông tin được nhắc tới trong văn bản, giúp người đọc có thêm tri thức nền để hiểu sâu về văn bản. Trong một văn bản sử thi, những thông tin trong phần cước chú càng đặc biệt quan trọng, giúp người đọc hiểu rõ ngữ cảnh văn hóa xung quanh văn bản. b) Đoạn văn có hai cước chú, gồm: giải thích từ ngữ, giải thích các điển cố, bổ sung thông tin.
  9. KINH NGHIỆM CỦA 03 NHÀ NGHIÊN CỨU + Hãy xác định hình thức trích dẫn được sử dụng trong các ngữ liệu? + Em hãy nêu dấu hiệu của phần tỉnh lược và tác dụng của việc tỉnh lược trong văn bản? + Xác định nhanh các cước chú (tr. 109). Nêu tác dụng của các cước chú này.
  10. Hãy xác định hình thức trích dẫn được sử dụng trong các văn bản sau: Theo tác giả Hồ Tấn Tuấn, đáng chú ý hơn cả là bức phù điêu Chiến sĩ và khỉ. Tác phẩm này đã tái tạo lại một cảnh tượng kì vĩ trong sử thi Ra-ma-ya-na: cuộc giao đấu giữa Ha-nu-man và quỷ Ra-va-na (Ravana). Nhìn vào những tác phẩm điêu khắc này, có thể thấy các nghệ nhân người Chăm đã bị hấp dẫn bởi sự kì vĩ, hoành tráng của pho sử thi Ấn Độ (Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 115)
  11. Hãy xác định hình thức trích dẫn được sử dụng trong các văn bản sau: Năm 1988, lần đầu tiên, sử thi này được dịch giả Phạm Thuỷ Ba dịch toàn văn sang tiếng Việt. Trong lời giới thiệu bản dịch tiếng Việt của sử thi này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng điều kì diệu nhất làm nên sự vĩ đại của Ra-ma-ya-na là sự khám phá tâm lí nhân vật. Ông khẳng định: “Có thể nói không quá đáng rằng chỉ đến lúc Sách-xpia (Shakespeare) xuất hiện, Van-mi-kí mới có đối thủ”. (Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 115)
  12. Em hãy nêu dấu hiệu của phần tỉnh lược và tác dụng của việc tỉnh lược trong văn bản sau: Những vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật chèo ngày nay thật nhiều vô kể. Giải quyết các vấn đề đó không phải là công việc của một người, cũng không phải là công việc làm trong một thời gian ngắn. [ ] Trong khi chờ đợi những công trình lớn [ ] chúng tôi cố gắng phát biểu những thu hoạch bước đầu trong việc học tập truyền thống, nhằm góp những nhát cuốc đầu vào việc khơi nguồn, chắc còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. (Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 145)
  13. Xác định nhanh các cước chú (tr. 109). Nêu tác dụng của các cước chú này. Phần cước chú ở chân trang giúp giải nghĩa các từ ngữ, bổ sung, diễn giải chi tiết về các thông tin được nhắc tới trong văn bản, giúp người đọc có thêm tri thức nền để hiểu sâu về văn bản. Trong một văn bản sử thi, những thông tin trong phần cước chú càng đặc biệt quan trọng, giúp người đọc hiểu rõ ngữ cảnh văn hóa xung quanh văn bản.
  14. NHÀ NGHIÊN CỨU 04 CHÍNH TRỰC Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:
  15. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. 4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. 5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  16. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: 7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này. 8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này. 9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  17. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: 10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  18. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: 14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả."
  19. Thiết kế một infographic giới thiệu về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ.