Bài khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 8 - Năm học 2019-2020

docx 35 trang hangtran11 12/03/2022 6602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_anh_lop_8_na.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Lớp 8 - Năm học 2019-2020

  1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH 8 NGÀY 19/2/2020 THỜI GIAN: 120’ NAME PART A: PHONETICS ( 05 pts) Question I. Choose one word whose underlined part is pronounced differently from the others. ( 03pts) 1. A. chorus B. ache C. charity D. orchestra 2. A. faced B. wicked C. fixed D. wrapped 3. A. sound B. southern C. drought D. mountain Question II. Circle the word with different stress pattern in each group. ( 02pts) 4. A. interview B. industry C. essential D. difficult 5. A. weather B. unique C. highland D. ladder PART B: VOCABULARY AND GRAMMAR (35 pts): Question I: Choose the most suitable word or phrase to complete each sentence (10pts): 6.I can see a boy a water buffalo. A. is riding B. riding C. to ride D. rode 7. My new shoes don’t me very well. They are too big. A. suit B. match C. fit D. wear 8. They tradition by getting married quietly. A. broke with B. took away C. threw away D. passed down 9. Would you like tea or coffee? – I drink tea than coffee. A. would like B. would prefer C. would rather D. would wish 10. I’m tired of moving from town to town and I’d like to settle in one place. A. up B. on C. down D. through 11. – “ I want to buy that car.” - “ its good qualities, it has one drawback”
  2. A. Although B. Because of C. Nevertheless D. Despite 12. Jack : I’d rather stay at home. Gina: A.Wouldn’t you B. Hadn’t you ? C.Had you ? D. Would you ? 13. - Daisy: "What a lovely house you have!" - Mary: " " A. Lovely, I think so B. No problem C. Of course not, it's not costly D. Thank you. Hope you will drop in 14. My friend's uncle has been MP ( Member of Parliament) for five years. A. a B. an C. the D. Ø 15. She is a really nice person. You .meet her. A. have to B. must C. will D. can 16. Tet is an occasion for family .in Viet Nam. A. visitings B. meetings C. reunions D. seeings 17. Juventus did their best; , Barcelona won the match and the cup. A. but B. however C. moreover D. otherwise 18. You are standing too near the stage. Can you move .? A. a bit far B. the farthest C. a little far D. a little farther Question II. Put each verb in brackets into an appropriate form.(07 pts) 19+20. Suppose every word of this (be) true, what action they (wish) to take? 21. We don’t want to ( pay ) low wages. 22. Don’t be surprised when you see how thin Olaf is. He (be) extremely ill. 23. But I only lent you the book this morning! You (not finish) it already! . 24. How fast you ( drive) when you had an accident?
  3. . 25. The second goal ( score) by Quang Hai in the 41st minute. . Question III. Put each word in brackets into an appropriate form. (10 pts) 26.If you are . with our service, please write to the manager. satisfy 27. Most .at the international workshop in Tokyo environment focused on the increase of the earth temperature. 28. Our village has no running water, which is CONVENIENT 29.The inn is situated on the banks of the river. PICTURE 30.The cost of .to the show is quite reasonable. ADMIT 31.Jim was a very pupil and learned easily. GIFT 32. Peter’s got worse as he returned to wear glasses. eye 33. They studied .at university. ECONOMY 34. The research was called off for sailors who in appear the storm. 35. You should buy the blue sweater. It suits you .than GOOD the red one. Question IV. ( 36 – 40 )The passage below contains 5 mistakes. Recognize the mistakes and write their correct forms in your answer sheet. (05 pts) Television is the most popular forms of entertainment in the American household. People at all ages use this medium to entertain himself for an average of four hours a day. Thus, Television has had a tremendous influence on their viewers, especially children. Scientists Now say that children can be adversely affected by constant watching television. This is due to the fact that they participate less in physical activities, spend less time reading and study, and see a word of violence that can affect their own feelings of security. Example: line 1: forms -> form
  4. . PART C: READING (25 pts): Question I. Supply the most suitable word for each blank. (10 pts) Dear Mary, I'm sorry for not having written for so long, (41) I’ve been busy with exams. They’re over now, thank goodness, and I am relaxing for a while and writing letters to all (42) .friends. I was looking forward to (43) to the beach, but unfortunately the weather has turned quite cold all of a sudden. You (44) have finished your exams too. How were they? I hope you (45) them all. We are about to get the results next week, so I’m keeping my fingers crossed. If I (46) studied A bit harder in the first term, I wouldn’t have (47) .to worry about. I did try to make up for the lost time, but I know it is. I’ve been ( 48) to phone Jacqui, but I can’t seem to get ( 49) to her. Has her number changed? Can you tell me if you know about this? I (50) better finish now as it’s very late. Write back soon. Love, Claudia Question II. Read the following passage and choose the most suitable word or phrase for each space. (10 pts) For good or bad, computers are now part of our daily life. Experts predict that before long all school and business and most families in rich parts of the world will (51) . a computer of some kind. Among the general public, computers rouse strong feelings people either love them (52) hate them.
  5. The computer lovers talk about how useful computers can be in business, in education and (53) . the home. Apart (54) all the games, you can do your accounts on them, learn languages from them, write letters on them and in some places, even (55) . your shopping with them. Computers, they say, bring not leisure, as many (56) jobs but are taken over by computerized robots as well. The haters, on the other hand, argue that computers, they say that computers bring not leisure but (57) . They worry, too, that people (58) spend all the time talking to computers may forget (59) . to talk to each other. Their biggest fear is that computers may eventually take (60) from human beings altogether. 51. A. own B. do C. learn D. make 52. A. to B. but C. and D. or 53. A. at B. on C. in D. to 54. A. for B. from C. with D. to 55. A. do B. make C. have D. surf 56. A. interesting B. skillfull C. pleasant D. unpleasant 57. A. unemployed B. employment C. unemployment D. employ 58. A. that B. on who C. who D. whom 59. A. why B. how C. what D. when 60. A. over B. in C. place D. off Question III. Read the following passage and then choose the best answer A, B, C or D (05 pts) After inventing dynamite, Swedish-born Alfred Nobel became a very rich man. However, he foresaw its universally destructive powers too late. Nobel preferred not to be remembered as the inventor of dynamite so in 1895, just two weeks before his death, he created a fund to be used for awarding prizes to people who made worthwhile contributions to mankind. Originally there were five awards: literature, physics, chemistry, medicine and peace. Economics was added in 1968, just sixty-seven years after the first awards ceremony.
  6. Nobel’s original legacy of nine million dollars was invested, and the interest on this sum is used for the awards which vary from $30.000 to $ 125.000. Every year on December 10th , the anniversary of Nobel’s death, the awards (gold medal, illuminated diploma ,and money) are presented to the winners. Sometimes politics plays an important role in the judges’ decisions. Americans have won numerous science awards, but relatively few literature prizes. No awards were presented from 1940 to 1942 at the beginning of World War II. Some people have won two prizes, but this is rare, others have shared their prizes. 61.Where was Alfred Nobel born? A. in America B. in Spain C. In Sweden D. In Switzeland 62.When did the first award ceremony take place? A. 1901 B. 1895 C. 1962 D. 1968 63.Why was the Nobel prize established? A. to resolve political differences B. to recognize worthwhile contributions to humanity C. to spend money D. to honour the inventor of dynamite 64.In which area have American received the most awards? A. peace B. literature C. economics D. science 65.Which of the following sentences is NOT true? A. Awards vary in monetary value B. Politics can play an important role in selecting the winners C. Ceremonies are held on December 10 to commemorate Nobel’s invention D. A few individuals have won two awards
  7. PART D: WRITING (15 pts): Question I. Rewrite each sentence, beginning as shown, so that the meaning stay the same.(05 points) 66.Adam behaves so well that all his teachers and friends love him. -> Adam’s . 67. We will provide temporary accommodation for homeless people. -> Homeless people . . 68. If she hurries, she will not be late for school. -> Unless . . 69. The police let him leave after having questioned him. -> He was allowed . . 70. She doesn’t think highly of politicians. -> She’s got a . . Question II. Complete the second sentence so that it has a similar meaning to the first sentence, using the word given. Do not change the word given. You must use between three and five words, including the word given. Write the answers on your answer sheet (05 points) 71. It has always been her ambition to write a successful novel. DREAMT -> She a successful novel. 72. Without tourism, this area wouldn't have much income. DEPENDS -> This area its income. 73. According to reports, the President is in poor health. REPORTED -> The President in poor health. 74. He got angry because we all disagreed with him. TEMPER -> He . because we all disagreed with him. 75. They are not even allowed to wear earrings at that school. LET -> That school wear earrings. Question III. Finish each of the following sentences in such a way that it is as similar as possible in meaning to the sentence printed before it. Do not change the form of the given word. (5 pts) 76. Nobody has used this machine for years. USED
  8. ->This machine 77. I met your friend David the other day. INTO -> I 78. Although he was the stronger of the two, his attacker soon overpowered him. WAS ->Despite 79. The bridge was too low for the bus to go under. SO -> The bridge was . 80. We started to live here fifteen years ago. LIVING -> We The end
  9. Ngày đăng 21/08/2019 | 17:14 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giảng dạy từ vừng Tiếng Anh hiệu quả cho học sinh ở bậc Tiểu học PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Nó được coi là “chìa khóa vàng” cho sự hợp tác và cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020). Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo đến năm 2020 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực ”. Có thể thấy rằng, để Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, để con người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới, thì Tiếng Anh đóng một vai trò quyết định. Trong quá trình học ngoại ngữ, từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ đòi hỏi sự đầu tư ở mỗi bài học. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn là khả năng khuyến khích, khơi dậy được sự hứng thú, say mê của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung ở học sinh tiểu học. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giảng dạy từ vựng chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học Tiếng Anh. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên? Qua những tìm hiểu về tâm lý học lứa tuổi và giáo học pháp đối với học sinh bậc tiểu học, tôi nhận ra rằng một phần nguyên nhân ở việc giáo viên vẫn còn chưa nắm vững được nội dung và đặc điểm của các phương pháp dạy từ vựng, từ đó dẫn đến việc chưa thực sự thuần thục khi sử dụng chúng trong các bài học cụ thể. Hơn nữa, một đặc điểm dễ nhận thấy của học sinh tiểu học đó là nhút nhát, thụ động và thiếu sự tích cực trong giờ học. Vậy nên để học sinh yêu thích, say mê với môn học và thay đổi được thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đi đến quyêt định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh hiệu quả cho học sinh ở bậc Tiểu học” khi học sinh đang được lần đầu tiếp cận với bộ giáo trình mới, tiên tiến theo hướng giao tiếp (communicative approach). 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. a. Tìm hiểu tác động của việc học từ vựng đến tác kĩ năng Tiếng Anh. b. Tìm hiểu các phương pháp giảng dạy từ vựng tích cực nhằm nâng cao các kĩ năng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học một cách hiệu quả. c. Tìm hiểu thực trạng các việc giảng dạy từ vựng trong nhà trường cho học sinh Tiểu học. Từ đó, đưa ra các biện pháp tích cực lồng ghép với các phương pháp dạy học truyền thống nhằm khuyến khích khả năng học môn Tiếng Anh ở học sinh tiểu học nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu. Quan sát thực tế, thống kê, thực nghiệm sư phạm. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận. Trong việc dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó
  10. được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy hoc như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm. Hiện nay trong nhà trường tiểu học việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong chương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và đặc điểm tâm lí của học sinh. Do học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển năng lực nhận thức trên cơ sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em để quá trình học tập diễn ra tự nhiên. Ở độ tuổi này học sinh vận dụng từ vựng tốt nhất khi được tham gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể, các chủ đề quen thuộc. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp và kỹ thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau ở các địa phương. Hơn nữa việc cung cấp vốn từ cho học sinh phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, tính tích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm. Làm thế nào để cung cấp cho học sinh vốn từ vựng phong phú và qua đó giúp các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp? Đó là câu hỏi lớn cần được giải đáp để nâng cao chất lượng học từ của vựng của học sinh Tiểu học. 2. Thực trạng của việc học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Trong đề án ngoại ngữ 2008-2020 của Bộ Giáo dục, mục tiêu cụ thể của chương trình Tiếng Anh tiểu học là sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể: - Có vốn từ vựng khoảng 500-700 từ gồm cả khẩu ngữ và bút ngữ. - Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao tiếp đơn giản thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu hai kĩ năng nghe, nói. - Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các nước nói Tiếng Anh. - Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh. - Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ khác trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên thật không hề đơn giản bởi nhiều lẽ: Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn, trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. Ngoài ra, còn những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình làm giàu vốn từ của học sinh Tiểu học như: - Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng, bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng. - Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài. - Sự nhàm chán. - Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều. Hơn nữa: - Do đa số học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm, và thực hành giao tiếp. Thêm vào đó, cấu tạo âm tiết của ngoại ngữ có nhiều khác biệt, do đó khả năng ghi nhớ từ, cấu trúc câu của các em còn hạn chế. - Học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc dạy ngôn ngữ mới cho các em gặp không ít khó khăn. - Thiếu nhiều nguồn tài liệu cần thiết để giúp các em hiểu thêm văn hóa của các nước nói Tiếng Anh. - Thiếu môi trường thực tế để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp có ý nghĩa bằng Tiếng Anh.
  11. - Thiếu nguồn kinh phí để làm thêm đồ dùng học tập. - Nhiều phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này. - Mặc dù rất khó khăn song chúng ta phải nhận thấy rằng việc học Tiếng Anh ở thời điểm này là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng tri thức cơ bản cho học sinh; Là điều kiện cần thiết để các em tiến bước đến các bậc học cao hơn. Do vậy việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề rất đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề đó, giáo viên cần tạo ra những hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Trong đó việc vận dụng tốt các kỹ thuật và phương pháp dạy từ là một trong những hình thức thu hút được nhiều học sinh tham gia học tập và mang lại hiệu quả cao trong việc làm tăng vốn từ vựng cho các em. 3. Một số biện pháp giảng dạy từ vựng hiệu quả cho học sinh ở bậc Tiểu học. 3.1. Biện pháp 1: Nắm vững các nguyên tắc dạy Tiếng Anh cho trẻ. 3.1.1. Cách trẻ học từ vựng: Để học sinh có hứng thú học tập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức thì trong dạy học giáo viên luôn cố gắng đảm bảo quy tắc 4L (Learn – Live – Love – Laugh). (Học- sống - yêu- cười). Thật vậy khi dạy cho học sinh tiểu học chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc: Học mà chơi- chơi mà học. Để tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, GV cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, xóa bớt mặc cảm tâm lí “sợ cô”, cô và trò cùng học cùng vui chơi như những người bạn. Không nhồi nhét hay biến học sinh thành người thụ động mà trái lại phát huy tính tích cực trong mỗi cá nhân. Để là được điều đó ngành giáo dục phải tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn thông tin hữu ích, những giáo trình đã đượcchọn lựa cẩn thận và điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp. Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những tổng kết về cách trẻ học tiếng mà trong quá trình dạy học tôi đã đúc kết được: - Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó. - Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau. - Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo dõi và lắng nghe. - Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân. - Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử dụng kiến thức mới học được. - Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè các em cũng đang học cùng thứ tiếng đó. 3.1.2. Các nguyên tắc dạy Tiếng anh cho Trẻ Dạy trẻ em là công việc tương đối khó và phức tạp bởi trẻ chưa thực sự có ý thức học tập như người lớn và hầu hết còn rất ham chơi. Để trẻ tập trung vào bài học, giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc dạy học cho trẻ: * Nguyên tắc “Chơi hơn dạy” Đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, giáo viên tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung vào các hoạt động khác. * Nguyên tắc “Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết” Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. * Nguyên tắc “Học cụ hơn giáo trình” Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. * Nguyên tắc “Nghe - nói nhiều hơn đọc - viết” Thực tế cho thấy kỹ năng nghe nói rất quan trong, dễ học và bắt chước hơn trong học ngoại ngữ. Và khi nghe nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. * Nguyên tắc “Bắt chước hơn ngữ pháp”
  12. Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc áp dụng từ vụng vào các mẫu câu căn bản. * Nguyên tắc “Vui hơn cho điểm” Tạo không khí lớp học sinh động, lí thú, khuyến khích học sinh có động cơ học tâp tốt hơn là điểm số. 3.2. Biện pháp 2: Cập nhật các phương pháp giảng dạy từ vựng tiên tiến Như chúng ta đã biết, lịch sử dạy và học từ vựng tiếng Anh đã trải qua nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp Ngữ pháp-Dịch, phương pháp Nghe-Nhìn, phương pháp Nghe - Nói, phương pháp Giao tiếp. Mỗi phương pháp điều có ưu điểm và tồn tại riêng chẳng hạn như: 3.2.1. Phương pháp Ngữ pháp - Dịch. Phương pháp Ngữ pháp - Dịch đã được sử dụng phổ biến ở nước ta trong một thời gian khá dài và nó đã có những ưu điểm không thể phủ nhận. Đó là: - Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn. - Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay hoặc bài khóa mẫu. - Học sinh có thể đọc hiểu nhanh các văn bản. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại, mục đích của việc học tiếng Anh cũng có thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy và học tiếng Anh nói chung và từ vựng nói riêng cũng phải thay đổi. Người ta dần dần nhận ra những hạn chế của phương pháp Ngữ pháp-Dịch là: - Không giúp học sinh “giao tiếp” được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là người thầy; nghĩa là người thầy giảng giải, nói nhiều, học sinh thụ động ngồi nghe và ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) với thầy và bạn bè. - Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – học sinh hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ năng nói của người học bị hạn chế nhiều. 3.2.2. Phương pháp Nghe - Nói Phương pháp Nghe - Nói có những ưu điểm là: - Có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là học sinh tiểu học. Người học cảm thấy phấn khởi và tự tin khi được nghe và tập bắt chước theo giáo viên, ví dụ: Học sinh làm theo lệnh của giáo viên hoặc hát các bài hát tiếng Anh đơn giản. Tuy nhiên phương pháp này lại có những hạn chế như sau: - Học sinh rất dễ nhàm chán với phương pháp này nếu không có sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết. - Học sinh áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ là khó. Học sinh không thể vận dụng các hình thức ngôn ngữ được luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy học sinh có khả năng nghe hiểu, nhớ và bắt chước ngay tại chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng quên và cảm thấy lúng túng khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực. Điều này nói lên rằng mặc dù học sinh có thể nhắc lại từ một cách hoàn hảo xong các em không hiểu rõ nghĩa của từ và không có khả năng sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác với điều đã được học. 3.2.3. Phương pháp giao tiếp Phương pháp giao tiếp được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ. Mục đích cuối cùng của học sinh học từ vựng không chỉ biết được cách đọc, cách viết và nghĩa của từ mà cần phải đạt được năng lực giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được từ vựng đó để giao tiếp. Với quan điểm lấy năng lực giao tiếp của học sinh làm trung tâm thì từ vựng được coi là một trong ba thành tố làm thành công cụ hay phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Việc dạy và học từ vựng theo phương pháp giao tiếp được tuân theo những nguyên tắc sau: - Dạy và học từ thông qua luyện tập các kĩ năng giao tiếp
  13. Việc học từ thông qua qua các kĩ năng giao tiếp giúp người học hiểu nghĩa từ dễ dàng hơn vì các kĩ năng giao tiếp luôn mang ngữ cảnh giao tiếp cụ thể và sinh động. Mặt khác việc học từ thông qua các kĩ năng giao tiếp kích thích nhu cầu sử dụng từ mới như một công cụ phát triển các kĩ năng. - Dạy và học từ có tần suất sử dụng cao Việc chọn các từ có tần suất sử dụng cao để dạy sẽ giúp việc học từ đạt hiệu quả cao hơn vì những từ đó được người học sử dụng thường xuyên trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. - Dạy và học từ một cách tổng thể Chúng ta đều biết học từ mà chỉ chú ý đến nghĩa sẽ không đặt được mục đích giao tiếp cao. Do đó khi dạy và học từ cần chú ý đến các khía cạnh khác của từ như: hình thái chữ viết (spelling), cách phát âm (pronunciation), hình thái ngữ nghĩa (lexical meaning), hình thái ngữ pháp (grammatical form) và cách sử dụng (use). - Dạy và học từ thông qua nhiều thủ thuật khác nhau Như đã nói ở trên, giáo viên cần sử dụng các thủ thuật khác nhau để giới thiệu từ mới hoặc kết hợp nhiều thủ thuật để giới thiệu một từ mới. Việc làm này giúp dạy từ vựng có hiệu quả hơn và giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Một điều cần lưu ý là dịch từ mới sang tiếng mẹ đẻ là một thủ thuật dạy từ có kết quả, song giáo viên nên hạn chế sử dụng thủ thuật này vì việc phụ thuộc quá nhiều vào dịch sẽ làm giảm khả năng giao tiếp của học sinh. - Dạy và học từ thông qua luyện tập thực hành Giáo viên cần tổ chức các hoạt động thực hành và ôn luyện củng cố từ thông qua nghe, nói, đọc và viết để tăng độ trôi chảy khi sử dụng từ. Các hoạt động này sẽ giúp học sinh tập trung vào việc nhận biết và sử dụng từ đã học thành thạo trong từng ngữ cảnh. - Chú trọng đến vai trò của học sinh trong việc dạy và học từ vựng Giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào việc học từ thông qua một quá trình lâu dài và liên tục. Mặc dù giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các thông tin về từ vựng và hỗ trợ học sinh trong quá trình học từ. - Dạy và học từ thông qua sử dụng từ điển Giáo viên cần hướng dẫn và khuyến khích học sinh Tiểu học sử dụng từ điển tranh, giúp các em làm quen với việc sử dụng chúng, vì từ điển là phương tiện tra cứu đắc lực cho việc học từ sau này. Việc hướng dẫn sử dụng từ điển sẽ giúp người học nâng cao khả năng tự học đồng thời góp phần làm cho việc dạy từ đạt hiệu quả cao. Tóm lại, phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp giao tiếp coi hình thành và phát triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho người học có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đó là: Phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng. Kết quả là một số người học cảm thấy khó có thể “giao tiếp” vì họ làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi không nắm chắc hệ thống qui tắc ngôn ngữ. Mỗi phương pháp ra đời sau đều được coi như một cố gắng kế thừa những thành tựu và khắc phục nhược điểm của phương pháp ra đời trước nó. Vì vậy là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy từ cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng bài học cụ thể để giúp học sinh tiếp thu bài tốt nhất. 3.3. Biện pháp 3: Thành thạo quy trình giảng dạy từ vựng 3.3.1. Cách chọn từ để dạy Tiếng Anh có hàng trăm ngàn từ, vì thế việc dạy từ mới quả là một nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với các giáo viên ngoại ngữ. Tuy nhiên cần nhớ là trung bình một người nói tiếng bản ngữ chỉ dùng khoảng năm nghìn từ trong giao tiếp hằng ngày. Hơn nữa, học sinh không cần phải dùng chính xác tất cả những từ đã học vì đôi lúc các em chỉ cần nhận ra và hiểu được thông điệp mà những từ đó chuyển tải. Vì thế, việc chọn từ để dạy dựa vào tần suất sử dụng và công dụng của từ theo nhu cầu của học sinh là rất quan trọng. Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể cần xem xét theo mục đích của đề tài mà tôi chọn. Thông thường trong một bài
  14. học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề: - Từ chủ động (active vocabulary) - Từ bị động (passive vocabulary) Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. - Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: Form; Meaning và Use Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. -Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học ở tiểu học theo tôi chỉ nên dạy tối đa là 6 từ. - Trong khi lựa chọn từ để dạy, tôi xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không? + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không? - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta phải dạy cho học sinh nắm vững với những biện pháp cụ thể tôi sẽ nêu bên dưới. - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay. - Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán. 3.3.2. Các bước dạy từ Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất: - Bước 1: “Nghe”, cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc dùng CD giọng bản ngữ là tốt nhất. - Bước 2: “Nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân để kiểm tra và sửa lỗi ngay lập tức cho các em. - Bước 3: “Đọc”, viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh. - Bước 4: “Viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. - Bước 5: Xác định xem học sinh có hiểu nghĩa của từ không. - Bước 6: Đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu. - Bước 7: Cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học. 3.4. Biện pháp 4: Áp dụng tốt các kĩ thuật làm rõ nghĩa của từ. Trong Tiếng Anh mỗi từ thường có hai mặt: nghĩa của từ và cách sử dụng. Nghĩa của từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề khác nhau. Có nhiều trường hợp khi tra từ điển chúng ta có thể hiểu được nghĩa của từ, song không phải như vậy là đã biết cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc vào chức năng của
  15. từ trong câu, ngữ cảnh, thói quen của người sử dụng và các mối quan hệ của họ với môi trường văn hóa và xã hội. Sau đây là những thủ thuật làm rõ nghĩa từ: a. Sử dụng trực quan: Nội dung: Đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ, hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ Chúng có tác dụng mạnh mẽ đến hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn. b. Sử dụng ngôn ngữ đã học: - Định nghĩa, miêu tả: Học sinh sẽ dựa vào từ đã học và hiểu biết cơ bản để đoán ra nghĩa của từ qua định nghĩa của giáo viên. Thủ thuật này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham gia vào quá trình học tập đồng thời rèn kỹ năng nghe cho học sinh. Ví dụ 1: Dạy từ “Elephant” + Giáo viên: It is very big and it has a long nose. What is it? + Học sinh: Is it an elephant? + Giáo viên: Yes! Ví dụ 2: Dạy từ “Snake” + Giáo viên: It’s small. It’s very long. What’s is it? + Học sinh: Is it a snake? + Giáo viên: Yes! - Sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms) và từ trái nghĩa (antonyms) Ta sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để làm rõ nghĩa của một từ khi học sinh đã biết nghĩa của một từ trong cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa. a. Từ đồng nghĩa (synonyms) Start – begin; Big – large Fall – autumn; Eraser – rubber b. Từ trái nghĩa (antonyms) Young – old; New – old Small – big; Thick – thin - Sử dụng các quy tắc hình thành từ, tạo từ: Học sinh có thể đoán được nghĩa của từ nhờ từ gốc. Với quy tắc này giáo viên không những giúp học sinh nắm kiến thức mà còn mở rộng vốn từ cho học sinh Work – worker; Drive – driver; Speak – speaker Sea – seafood; Happy – unhappy; Like – dislike - Sử dụng các tình huống: Giáo viên thiết lập tình huống thật đơn giản, dễ hiểu bằng Tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống, có thể bắt chước và sử dụng từ vào ngữ cảnh giao tiếp và rèn kĩ năng nghe. Ví dụ: This is my brother. He’s very lazy. He gets up late, and he doesn’t do anything. I say to him, “Don’t be lazy! Do your homework!” - Khuyến khích học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh: Ví dụ: - My school is small. There are ten classrooms. - Lan’s school is big. There are nineteen classrooms. - Đưa ra ví dụ giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ
  16. - Sử dụng công cụ dịch (Translation): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. Cần lưu ý nếu giáo viên thường xuyên sử dụng thủ thuật này sẽ gây cho học sinh cảm giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của các em. Ví dụ: delicious; wonderful; beautiful c. Phối hợp nhiều kỹ thuật trong dạy từ vựng: Trong quá trình giới thiệu từ mới giáo viên nên phối hợp các kỹ thuật với nhau. Chẳng hạn giáo viên thiết lập tình huống bằng Tiếng Anh, học sinh sẽ cố gắng nghe và đoán từ trong ngữ cảnh, kết hợp thể hiện bằng động tác, điệu bộ và yêu cầu học sinh đặ câu sử dụng từ đó. Ví dụ: Phối hợp giữa các kỹ thuật sau để dạy từ “skip” - Giáo viên: + Look: He can skip - Cho HS xem tranh + Now, look at me: I can skip - GV thực hiện động tác (GV thực hiện động tác “nhảy dây”) - HS bắt chước động tác + She can skip (1 HS chạy) - Đưa ra ví dụ - Học sinh: skip - Dịch sang Tiếng Việt - Giáo viên: What does it mean Vietnamese? - Học sinh: Nhảy dây (HS dịch sang tiếng việt) 3.5. Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả các biện pháp củng cố từ vựng Quên từ mới là một căn bệnh phổ biến ở học sinh tiểu học. Nhiều học sinh nói rằng mặc dù đã nhắc đi nhắc lại một từ mới nào đó rất nhiều lần. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của việc quên thông tin là do chúng ta không sử dụng thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Vì vậy giáo viên cần vận dụng hiểu biết về cách thức lưu giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học từ vựng của học sinh. 3.5.1. Làm cho bài học dễ ghi nhớ Có rất nhiều cách để làm cho bài giảng dễ dàng đi vào bộ nhớ của học sinh như dùng tranh ảnh; lồng từ mới vào những ngữ cảnh sử dụng thực tế, thú vị; kể những câu chuyện tiếng Anh có những từ mà học sinh cần học. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh có thể sử dụng những từ mới học ấy theo cách riêng của từng em để hoàn thành những nhiệm vụ học tập thực sự hữu ích cho các em trong cuộc sống. 3.5.2. Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ giúp củng cố từ vựng đã học Chìa khoá để dạy học thành công là lặp lại theo những cách thức khác nhau, sử dụng các kỹ năng khác nhau. Nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các từ vựng hay cấu trúc, chúng ta có thể sử dụng cách lặp lại đơn giản bằng trò chơi vui nhộn, nó có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học. Sau đây là những trò chơi nhằm củng cố và tăng vốn từ cho học sinh: * Trò chơi Bingo: Sử dụng trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu cùa học sinh. Trò chơi này thích hợp để củng cố về các chủ đề như: số đếm (Number), bảng chữ cái (The Alphabet), từ chỉ nghề nghiệp (Occupation), màu sắc (Colors), quả (Fruit), động vật (Animals), trang phục (Clothes), nghề nghiệp (Jobs) Luật chơi: + Giáo viên cho một số từ đã học. + Mỗi học sinh điền những từ vựng đó vào các hình vuông với 9, 16 hoặc 25 ô vuông nhỏ bên trong. + Giáo viên đọc các từ không theo trật tự.
  17. + Học sinh đánh dấu P vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. + Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang, hàng dọc, hoặc theo đường chéo thì nói “Bingo” và học sinh đó thắng cuộc. Ví dụ: * Trò chơi Crossword (Trò chơi ô chữ) Để kiểm tra vốn từ của các em tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò chơi ô chữ: thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán được nhiều ô chữ đúng sẽ thắng cuộc Ví dụ: * Trò chơi Matching (Trò chơi ghép nối) Đây cũng là một họat động rất phổ biến trong tiết dạy từ vựng, HS phải nối từ với nghĩa của nó và ngược lại, hoặc cũng có thể là nối cặp từ trái nghĩa, số ít với số nhiều tùy theo nội dung hay chủ ý của GV. Luật chơi: - Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ; Phát wordsheet cho các nhóm; Các nhóm kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau Ví dụ: * Trò chơi Slap the board (Trò chơi Đập bảng) Luật chơi: + Giáo viên viết từ mới hoặc đính tranh lên bảng. + Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 6 học sinh + Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau. + Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh + Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi. + Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm. + Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Ví dụ: Trò chơi Charades (Trò chơi đố chữ) Luật chơi: Trò chơi này giúp các em biết cách dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ. Giáo viên đặt phiếu từ úp mặt xuống thành từng chồng. Một học sinh nhặt phiếu trên cùng, dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy, cả lớp đoán từ, viết vào bảng con. Hoạt động này phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp, con vật, các từ chỉ hoạt động Ví dụ: Cho các tranh chỉ hoạt động, 1 HS miêu tả. Lớp viết bảng con. * Trò chơi Jumbled words (Trò chơi sắp xếp chữ cái) Luật chơi: - Giáo viên viết một số từ có các chữ bị xáo trộn lên bảng. - Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái thành từ có nghĩa. Ví dụ: * Trò chơi The Alphabet (Trò chơi Đoán chữ theo bảng chữ cái) Luật chơi: - Chia lớp làm ba đội.
  18. - Giáo viên nói 1 chữ cái. Học sinh tìm các từ bắt đầu bằng chữ cái đó và ghi vào giấy. - Nhóm nào ghi được nhiều từ hơn thì được ghi điểm. Ví dụ: Giáo viên: It starts with A Học sinh: apple, ant, alphabet Giáo viên: It starts with S Học sinh: skip, skate, sky, smile * Trò chơi What’s missing? (Trò chơi Phát hiện từ còn thiếu) Luật chơi: Ở trò chơi này tất cả học sinh đều tham gia độc lập và ghi phần trả lời ra bảng con của mình. Giáo viên cho xuất hiện một số từ, sau đó cho biến mất 1 từ, giáo viên phát hiệt ra từ biến mất và ghi bảng con. thời gian suy nghĩ cho mỗi từ là 20 giây, thí sinh đồng loạt giơ bảng con lên, giáo viên lần lượt cho các từ khác xuất hiện và biến mất, học sinh phát hiện và ghi bảng. * Trò chơi Pelmanism (Trò chơi Lật thẻ) Luật chơi: - Chia lớp làm 2 đội. - Mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên trong đội lật 2 thẻ. Nếu 2 thẻ khớp nhau thì thì được tính điểm (điểm 10). Nếu không khớp, lật úp thẻ lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ được lật. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì thắng. Ví dụ: Xếp các thời gian ở analog với các thời gian ở dạng điện tử. * Trò chơi Shark attack (Trò chơi Cá mập tấn công) Luật chơi: Chia lớp làm 2 đội. Giáo viên gợi ý số chữ cái của từ cần đoán bằng các vạch, hoặc ô. Yêu cầu HS trong mỗi nhóm đoán các chữ cái có trong từ. Nếu đội nào đoán sai thì rớt xuống một bậc. Đội nào rớt hết 4 bậc thì thua cuộc. Ví dụ: * Trò chơi Kim’s game (Trò chơi Ghi nhớ - Tái hiện) (Giáo viên có thể dùng tranh ảnh với các chủ đề khác nhau để học sinh chơi.) Luật chơi: Chia lớp làm 3 đội chơi. - Quan sát lần lượt 6 bức tranh. - Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm. 3.5.3. Củng cố từ vựng qua các bài hát Giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập từ vựng trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài hát có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ.
  19. Ví dụ: Hát bài “Hockey Cokey” để ôn tập các từ vựng chủ đề “Body parts” You put your right arm in your right arm out In, out, in, out, You shake it all about. You do the Hokey Cokey and you turn around That's what it's all about [Chorus] Woah, the hokey cokey (x3) Knees bent, arms stretched, ra ra ra! 3.5.4. Sử dụng “Ngân hàng thẻ từ” Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài hạn. Để làm được việc này, giáo viên cần tạo ra nhiều cơ hội tái sử dụng và ôn tập. Lập một ngân hàng những tấm thẻ từ cũng là một ý kiến rất hay giúp học sinh ôn tập những gì đã học. Chia lớp thành những nhóm nhỏ. Cuối mỗi buổi học/tuần học, yêu cầu học sinh viết lại tất cả những từ mới đã học lên bảng và yêu cầu các nhóm viết những từ này vào những tấm thẻ rồi nộp lại. Mỗi giờ học giáo viên mang những tấm thẻ đến lớp để các thành viên trong nhóm có thể tự kiểm tra nhau hoặc kiểm tra chéo các bạn trong nhóm khác. Giáo viên yêu cầu học sinh tự chia từ đã học vào những nhóm thích hợp, thậm chí xây dựng nên một câu chuyện bằng cách trao đổi những tấm thẻ và viết thêm những câu sử dụng từ được ghi trên mỗi tấm thẻ từ. Bằng cách khuyến khích học sinh nhớ lại những từ đã học trong những tiết trước và luôn tạo điều kiện để chúng liên tục tiếp xúc với những từ đó trong những bài học tiếp theo, giáo viên hoàn toàn có thể trị được căn bệnh “học trước quên sau” khi học từ mới. 3.5.5. Hình thành kĩ năng tự học ở học sinh: Học sinh mới là đối tượng cần phải học từ mới và giáo viên không thể làm thay các em được. Bởi vậy, muốn trị tận gốc căn bệnh ‘học trước quên sau’, việc dạy học sinh phương pháp học là rất quan trọng. Ngay khi bắt đầu năm học hãy dành thời gian giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn mà học sinh sẽ gặp phải khi ghi nhớ thông tin mới và dạy các em phương pháp học sao cho hiệu quả như: - Tìm những từ vựng mà học sinh đang cố gắng ghi nhớ khi đọc hay nghe Tiếng Anh. - Viết những câu sử dụng những từ mới học nói về những gì gần gũi với bản thân. - Nhắc học sinh rằng việc ôn tập một cách đều đặn là cách tốt nhất để các em nâng cao vốn từ vựng mà không quên mất những gì đã học. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi chính các em cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất. 3.5.6. Hướng dẫn học sinh liên tưởng và ghi chép Ngôn ngữ liên hệ thường dễ nhớ hơn là ngôn ngữ không có kết nối gì. Đó là lý do tại sao phương pháp tốt nhất là dạy từ vựng theo chủ điểm hoặc theo chuỗi các từ vựng có chung gốc. Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề bằng cách vẽ sơ đồ tư duy: + Học sinh làm việc theo nhóm, tìm những thông tin về chủ điểm đã cho, sau đó so sánh với các nhóm. + Giáo viên tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh. + Thưởng cho nhóm liệt kê được đúng và nhiều từ thuộc chủ đề, và hoàn thành trước nhất. 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: Sau thời gian thực hiện việc áp dụng đề tài, các tiết học trong lớp học của tôi trở nên sôi nổi hơn hẳn, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. Những học sinh trước không tự tin với khả năng Tiếng Anh của bản thân đã tỏ ra thích thú khi được tham gia các hoạt động theo nhóm, cặp hay tập thể.
  20. Điều này được thể hiện qua tỉ lệ thay đổi mức độ hứng thú của học sinh đối với môn học Tiếng Anh. Mức độ “Rất hứng thú” tăng 90% trong khi các mức độ còn lại “Hứng thú”, “Bình thường”, “Ít hứng thú” và “Không hứng thú” đều giảm. Không còn học sinh nào cảm thấy không hứng thú đối với giờ học Tiếng Anh. Đó là tín hiệu mừng đối với việc bước đầu áp dụng các biện pháp có trong đề tài nghiên cứu. Tỉ lệ học sinh ở mức độ “Hứng thú” có giảm nhưng đó là kết quả của việc học sinh đã chuyển từ việc cảm thấy hứng thú thành cảm thấy rất hứng thú trong giờ học. Học sinh đã không còn thờ ơ với môn học khi có thể thấy tỉ lệ học sinh có mức độ hứng thú “Bình thường” và ”Ít hứng thú” đề giảm mạnh. Mặc dù khả năng tiếp thu của học sinh còn chưa đồng đều nhưng tinh thần cầu tiến, sự tích cực trong giờ học cũng như các năng lực, khả năng ngôn ngữ của các em tiến bộ rõ rệt. 100% học sinh đều hoàn thành môn học theo chuẩn đánh giá và xếp mới của thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong năm học này, tôi đã dạy thực hiện việc giảng dạy trong các chuyên đề Cấp trường và các tiết thanh tra dự giờ của Phòng Giáo dục với các bài học Unit 17. How much is the T-shirt? Lesson 2 Trong đó, tôi đã lồng ghép việc giảng dạy với việc sử dụng các phương pháp giảng dạy từ vựng được nêu ở trên và cũng như các kĩ thuật bồi đắp từ vựng như Kim’s game hay Pelmanism Các tiết học đã được Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đánh giá tốt và ghi nhận việc áp dụng các phương pháp giảng dạy từ vựng đã góp phần tăng hiệu quả giảng dạy, giúp khơi dậy được sự tự tin và hứng khởi của học sinh đối với môn Tiếng Anh. Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú 61% 32% 6% 1% 0% Bảng thể hiện mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học Tiếng Anh ở thời điểm hoàn thiện nghiên cứu đề tài. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Các phương pháp giảng dạy từ vựng tích cực là một trong những phương tiện dạy học đắc lực của người giáo viên. Không khí giờ học trở nên tươi vui, học sinh hào hứng với tiết học và người giáo viên là tôi cũng trở nên thêm yêu và nhiệt tình hơn trong giảng dạy. Trong khi khi áp dụng các phương pháp trên, giáo viên cần đa dạng hóa hình thức làm việc của học sinh như làm việc theo cặp, làm việc nhóm, tập thể hoặc cá nhân. Đối với hình thức làm việc theo cặp, không nhất thiết học sinh luôn làm việc với bạn cùng bàn, hai học sinh ngồi cách nhau cũng có thể tạo thành một cặp. Còn đối với hình thức làm việc theo nhóm, sẽ rất hiệu quả khi chia học sinh làm nhóm bốn hoặc sáu dựa trên một vài tiêu chí, chẳng hạn như giáo viên có thể sử dụng các hình thức phân nhóm khác nhau như “Gọi số” theo ngày sinh, số thứ tự hay “Gọi tên” theo vần nhằm tạo các hoạt động kết nhóm phong phú, tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên cần đặc biệt chú ý đến việc ghép nhóm cho học sinh có lực học yếu và hoặc trung bình, luôn cổ vũ, động viên khi những học sinh đó hoàn thành bài. Trong khi thực hiện các hoạt động trên, việc quản lý lớp học cũng rất quan trọng. Các hoạt động trên nên được ước lượng thời gian cụ thể và thích hợp cho từng hoạt động và giáo viên nên chủ động dừng lại nếu học sinh cảm thấy không hứng thú hoặc trở nên xao lãng. Giáo viên nên thiết lập các hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc một hoạt động nào đó, chẳng hạn như vỗ tay, giơ cao tay hoặc đếm. Trẻ nhỏ luôn thích được khen. Vì vậy bất cứ khi nào trẻ thực hiện tốt, giáo viên nên chủ động tặng những lời khen cho trẻ. Trong trường hợp trẻ chưa thực hiện được, giáo viên cũng nên khuyến khích chứ không nên quát mắng. Trong khi áp dụng các phương pháp giảng dạy từ vựng tích cực, các chỉ dẫn và hiệu lệnh trong lớp học nên được sử dụng bằng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp học sinh củng cố được các kĩ năng cần thiết mà học sinh đang được học. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn những câu lệnh bằng Tiếng Anh, các động tác cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và thậm chí là một chút Tiếng Việt sẽ là cần thiết khi lần đầu học sinh tiếp xúc với các hiệu lệnh đó. Các hiệu lệnh đó nên ở dạng ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu và được sử dụng liên tục để học sinh luôn hiểu mình được yêu cầu thực hiện điều gì. 2. Khuyến nghị: Để tạo điều kiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh theo chương trình Tiếng Anh Tiểu học đổi mới nói chung và việc sử dụng có hiệu quả các trò chơi ngôn ngữ trong việc giảng học Tiếng Anh cho học sinh ở bậc Tiểu học, tôi có một số khuyến nghị nhỏ như sau: * Đối với nhà trường Tiểu học:
  21. Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường có thể tổ chức một cuộc thi Tiếng Anh trong đó các phần có áp dụng các phương pháp giảng dạy từ vựng tích cực; từ đó các em có thể tự áp dụng các kiến thức ngôn ngữ đã học. Đồng thời, cùng với những trang thiết bị hiện đại đã có, nhà trường nên bổ sung thêm các đồ dùng hỗ trợ như tranh ảnh, thẻ từ đi kèm với bộ sách giáo khoa mới. * Đối với Phòng Giáo dục: Cần tổ chức thường các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh cả về phương pháp lẫn khả năng sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với bộ sách Tiếng Anh Tiểu học mới. Trong đó, nhấn mạnh đến việc sử dụng có hiệu quả biện pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh trong việc đổi mới công tác dạy và học bộ môn Tiếng Anh. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm, người phụ trách nên đưa nội dung phương pháp giảng dạy Tiếng Anh theo hướng đổi mới nói chung và kinh nghiệm sử dụng các biện pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Anh tích cực nói riêng, để các giáo viên có thể cùng thảo luận, rút ra được những bài học cụ thể để tăng hiệu quả các tiết dạy. * Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Đối với các bộ giáo trình Tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế luôn luôn có những bộ tranh ảnh, thẻ từ, hình nhân vật, đĩa bài hát, câu truyện kể hay các bài kịch và các đồ dùng chi tiết đến từng bài học nhỏ, hỗ trợ đắc lực cho việc sáng tạo trong dạy và học. Vậy nên, cơ quan có thẩm quyền nên xem xét đến việc phát hành các bộ đồ dùng học tập cụ thể, chi tiết cho từng bài học, tránh trường hợp bộ đồ dùng hỗ trợ có nội dung chung chung, không trúng trọng tâm bài học như bộ sách giáo khoa cũ. Có như vậy, giáo viên mới cảm thấy không còn e ngại việc phải tự chuẩn bị một bộ đồ dùng, tranh và giúp được tiết học trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu với học sinh.
  22. PART I. BACKGROUND 1. The reason for choosing the topic Today, English is used in almost all areas of life and it is considered the number one international language in the world. It is considered as "golden key" for cooperation and mutual development between countries around the world. Therefore, learning and using English is increasing. In Vietnam, English is increasingly occupying an important position and being the most commonly used foreign language. On September 30, 2008, the Prime Minister signed Decision No. 1400 / QD-TTg, approving the project "Teaching and learning foreign languages in the national education system" (hereinafter referred to as the 2020 foreign language project). The overall goal of the project is "Implement a comprehensive renovation of foreign language teaching and learning in the education system to ensure that by 2020 a clear step forward in foreign language skills and qualifications of human resources will be achieved. force ”. It can be seen that, so that Vietnam can take a shortcut, be ready, In the process of learning a foreign language, vocabulary can be considered as the most important part because it is a means to express ideas and also a bridge between listening, speaking, reading and writing skills. However, teaching vocabulary to children who are at the threshold of starting to learn a foreign language requires an investment in each lesson. Teaching English in general and teaching vocabulary in particular for children requires teachers not only language ability but also the ability to encourage and arouse the excitement and passion of students. To do that, teachers are forced to create variety in classroom activities. That is why teachers need to choose and coordinate flexible and flexible vocabulary teaching methods and techniques to maintain concentration in elementary school students. However, through practical teaching at primary schools, I find that teaching vocabulary is not effective in English class. So what is the cause of the above phenomenon? Through my research on age psychology and dharma teaching for primary school students, I realize that part of the reason is that teachers still have not grasped the content and characteristics of teaching methods. vocabulary, which leads to not really mastering when using them in specific lessons. Furthermore, a common feature of primary school students is shyness, passivity and lack of active class time. Therefore, in order for students to love and fall in love with the subject and change the above situation, I have boldly decided to choose a research topic " Some effective methods of teaching English vocabulary for learning. students at Primary level ” when students are being exposed to a new, advanced curriculum towards a communicative approach . 2. The research objectives of the topic. a. Find out the impact of vocabulary learning on English skills collaboration. b. Learn active vocabulary teaching methods to effectively improve English skills for Primary students. c. Find out the current state of school vocabulary teaching for elementary school students. Since then, giving positive measures integrated with traditional teaching methods to encourage English learning ability in primary school students in general. 3. Scope of the study. Effective methods of teaching English vocabulary are suitable for students at Primary level. 4. Research Methodology. Practical observation, statistics, pedagogical experiment. PART II. PROBLEM SOLVING 1. Theoretical basis. In teaching and learning English, vocabulary is one of the three components that make up the linguistic knowledge system and serves as a means, a condition for forming and developing communication skills. In any language, the role of vocabulary is also very important. One can see that a language is a collection of vocabulary. Cannot understand language without understanding vocabulary, or through lexical units. But that does not mean only understanding the individual lexical units, independently of each other, but only can master the language through the dialectical relationship between the lexical units. Thus, learning vocabulary and practicing skills to use vocabulary is the leading factor in transmitting and absorbing a language in general and English in particular. Since vocabulary is a unit of language, it is presented in two forms: spoken and written. Want to use that language, that is to master the expressive form of words in words and writing. But due to the relationship of vocabulary with other factors in language (grammar, phonetics, intonation ) or in communication situations. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative,
  23. creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. That is to master the expressive form of words in words and words. But due to the relationship of vocabulary with other factors in language (grammar, phonetics, intonation ) or in communication situations. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. That is to master the expressive form of words in words and words. But due to the relationship of vocabulary with other factors in language (grammar, phonetics, intonation ) or in communication situations. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. But due to the relationship of vocabulary with other factors in language (grammar, phonetics, intonation ) or in communication situations. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. But due to the relationship of vocabulary with other factors in language (grammar, phonetics, intonation ) or in communication situations. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. Without a necessary vocabulary, learners cannot use sentence structures and linguistic functions in communication. However, the perspectives of teaching and learning vocabulary in English are constantly changing, leading to many changes in vocabulary teaching and learning methods. Therefore, how to choose teaching methods to promote students' activeness, self-awareness, initiative, creative thinking, fostering self-study capacity, practice ability, passion for learning. Practice and the will to rise for students is what all English teachers are interested in. Currently in primary schools, the teaching and learning of English is taking place along with the innovation of educational methods, in order to match students' perception, helping students to access the content and knowledge. modern formula. English vocabulary in the curriculum is also used in accordance with the general development of society and psychological characteristics of students. Because elementary school students are forming and developing their cognitive abilities on the basis of specific thinking, vocabulary teaching should originate from the system of interesting themes and topics, close to their experience. The learning process takes place naturally. At this age, students apply the best vocabulary when actively participating in communication activities through specific situations and familiar topics. This requires each teacher to be manipulative, flexible, flexible teaching methods and techniques to meet different teaching needs and conditions in localities. In addition, providing vocabulary for students must ensure the continuity between the learning levels, the integration between topics and topics. How to provide students with a rich vocabulary and thereby help them form and develop their ability to use English as a communication tool? That is a big question that needs to be answered to improve the quality of vocabulary learning of Primary students. How to provide students with a rich vocabulary and thereby help them form and develop their ability to use English as a communication tool? That is a big question that needs to be answered to improve the quality of vocabulary learning of Primary students. How to provide students with a rich vocabulary and thereby help them form and develop their ability to use English as a communication tool? That is a big question that needs to be answered to improve the quality of vocabulary learning of Primary students. 2. The current situation of learning English in primary schools In the Foreign Language Project 2008-2020 of the Ministry of Education, the specific goal of the primary English program is that, after finishing school level, students can: - Have a vocabulary of about 500-700 words, including oral language and pen.
  24. - Students can apply learned vocabulary in simple communication situations through four skills of listening, speaking, reading and writing, of which two are mainly listening and speaking skills. - Have a minimum knowledge of the English language, and through English have an initial understanding of the country, culture and people of English speaking countries. - Have a positive attitude towards learning English. - Form effective ways to learn English, creating a basis for learning other languages in the future. To achieve the above goal is not easy because of many reasons: In our country today, teaching and learning English in schools taking place in the communication environment of teachers and students has many limitations: Teaching In a large group, the cognitive level has many different levels, teaching support facilities are not consistent. These things distract students' concentration, have a great impact on training skills for students, slow down the process of acquiring knowledge of students and the distribution of time for each part of the lesson. suitable for each type of lesson (practice, skill) is also an impact on choosing, researching and applying appropriate vocabulary teaching skills. In addition, there are other factors affecting the vocabulary enrichment process of primary school students such as: - Feeling uncomfortable, tense or distracting, confused because of the difficult abstract concepts of grammar principles as well as how to apply them. Activities that require them to focus attention for a long time. - Boredom. - The teacher's correcting too much. More: - Because the majority of students are shy, lack confidence, are afraid of pronunciation, and practice communication. In addition, there are many differences in the syllable structure of foreign languages, so their ability to memorize words, sentence structures is limited. - Primary school students are very active, easy to lose concentration, so it is difficult to teach them a new language. - Lack of many necessary resources to help children understand more cultures of English speaking countries. - Lack of practical environment for students to participate in meaningful communication activities in English. - Lack of funding to make extra school supplies. - Many parents have not seen the importance of learning a foreign language, so they do not pay attention to this subject. - Although very difficult, but we must realize that learning English at this time is the beginning of building a basic knowledge foundation for students; Is a necessary condition for them to progress to higher levels of education. Therefore, teaching and learning English in elementary schools is a very interesting issue. To solve that problem, teachers need to create a variety of teaching forms. In which, the good application of vocabulary teaching techniques and methods is one of the forms that attracts many students to participate in learning and brings high efficiency in increasing their vocabulary. 3. Some effective vocabulary teaching methods for students in Primary level. 3.1. Measure 1: Master the principles of teaching English to children. 3.1.1. How children learn vocabulary: In order for students to have interest in learning and actively take over knowledge, in teaching, teachers always try to ensure the 4L rule (Learn - Live - Love - Laugh). (Learn - live - love - laugh). Indeed, when teaching elementary school students, we need to ensure the principle: Learn, play, and learn. In order to give students a sense of comfort and lightness, teachers try to shorten the distance between teachers and students, erase the feeling of "fear of her", she and students study together and have fun as friends. Not cramming or turning students into passive people, but on the contrary, promoting positivity in each individual. In order to do that, the education industry must create a favorable environment as well as provide useful information resources, carefully selected and tailored courses with age- appropriate training opportunities. well suited.
  25. In order to have effective teaching hours, teachers not only need to understand the appropriate time or obstacles that make children "bored" to learn, but also must understand how children approach a language. Here are summaries of how children learn languages that I have learned in the process of teaching: - There are many opportunities to interact with that foreign language. - Relating words and sentence patterns together and placing them in clear, closely related contexts. Use all of your senses, observe and imitate, follow and listen. - Explore, experiment, make mistakes and check your own understanding. - Repeat and feel confident when they establish a habit of using new knowledge. - Feel encouraged, especially when your friends are learning the same language. 3.1.2. Principles of Teaching English to Children Teaching children is a relatively difficult and complicated job because children do not really have the sense of learning as adults and most are very playful. In order for your child to focus on the lesson, the teacher needs to follow the principles of teaching the child: * Principle "Play better than teach" This is the "Teaching but not teaching" method, teachers create diverse and colorful playgrounds in English for students, guide students to master the playground and add step by step to other activities. * Principle "Activity, image than theory" Pictures, games, music, drama are generally activities aimed at helping students participate in an environment where English is used naturally, without force. * Principle "Learning is better than curriculum" Following a certain curriculum will limit the creative capacity of both teachers and students. Furthermore, to be able to diversify classroom activities, reinforcement of learning materials is essential. * Principle "Listening - speaking more than reading - writing" In fact, listening and speaking skills are very important, easier to learn and imitate in learning foreign languages. And when listening and speaking, students have gradually built up a psychology of confidence in using English. * Principle "Imitate more than grammar" Imitation is indispensable for young children, especially in learning a foreign language. Mimicry helps the learning process go faster, including the application of clumsy words to basic sentence patterns. * Principle "More fun for points" Create a lively and exciting classroom atmosphere, and encourage students to have better motivation than grades. 3.2. Measure 2: Update advanced vocabulary teaching methods As we know, the history of teaching and learning English vocabulary has gone through many different methods such as: Grammar-Translation method, Listening-Visual method, Listening - Speaking method, Communication method. Each of the conditioning methods has its own advantages and shortcomings such as: 3.2.1. Grammar Method - Translation. The Grammar - Translation method has been commonly used in our country for a long time and it has undeniable advantages. That is: Students are well trained in grammar and absorb a large amount of vocabulary. - Students know a lot of basic sentence structures, memorize good passages or sample lessons. - Students can quickly read and understand texts. However, with the development trend of the country and the times, the purpose of learning English has also changed, requiring English teaching and learning methods in general and vocabulary in particular to change.
  26. Gradually, people realize the limitations of the Grammar-Translate method are: - Can not help students "communicate". The main activities in class are teachers; This means that the teacher explains, talks a lot, students passively listen and take notes, have no feedback or participate in communication (speaking) with teachers and friends. - Teaching activities are one-way only - students are completely passive, do not have the opportunity to practice communication in the classroom; Creativity and especially speaking skills of learners are much limited. 3.2.2. Listening - Speaking Method The Listening - Speaking method has the advantages of: - Effective for beginners, especially elementary school students. Learners feel excited and confident when they hear and practice imitating the teacher, for example: Students follow the teacher's orders or sing simple English songs. However, this method has the following limitations: Students are easily bored with this method without the necessary adjustment of teaching methods. - Students apply what is perceived in the classroom to the practice of difficult language communication. Students cannot use the forms of language practiced in class naturally because, although students have the ability to hear, understand, and imitate on the spot in the classroom, they are also very forgetful and sensitive. find it confusing to encounter similar situations in real communication. This means that although students are able to repeat words perfectly, they do not fully understand the meaning of words and are not able to use words in contexts other than what has been learned. 3.2.3. Communication method Communication method is considered as the most popular and effective method of teaching foreign languages today. The ultimate goal of foreign language teaching is to develop communication skills and language skills. The ultimate goal of students learning vocabulary is not only to know how to read, how to write and the meaning of words, but also to gain the ability to communicate; That means developing all 4 language skills (listening, speaking, reading, writing) and using that vocabulary to communicate. With the viewpoint of student-centered communication ability, vocabulary is considered as one of the three components that make up a tool or means to form and develop language skills. The teaching and learning of vocabulary according to the communication method is followed by the following principles: - Teaching and learning words through communication skills practice Learning words through communication skills helps learners understand meaning more easily because communication skills always have a specific and vivid communication context. On the other hand, learning words through communication skills stimulates the need to use new words as a tool to develop skills. - Teaching and learning words with high frequency of use Choosing words with high frequency of use to teach will help learning words more effectively because those words are used frequently by learners in many different communication situations. - Teach and learn words holistically We all know learning words, but only paying attention to the meaning will not set high communication goals. Therefore, when teaching and learning words, it is necessary to pay attention to other aspects of the word such as: spelling, pronunciation, lexical meaning, grammatical form. ) and how to use (use). - Teach and learn words through many different tricks As mentioned above, teachers need to use different tricks to introduce new words or combine multiple tricks to introduce a new word. This practice helps teach vocabulary more effectively and helps students remember words for longer. One thing to note is that translating new words into the mother tongue is a successful word-teaching trick, but teachers should refrain from using this technique as relying too much on translation reduces the ability to communicate. the student. - Teaching and learning words through practice
  27. Teachers need to organize practice activities and practice to reinforce words through listening, speaking, reading and writing to increase fluency in using words. These activities will help students focus on recognizing and using learned words well in each context. - Focuses on the student's role in teaching and learning vocabulary Teachers should encourage students to actively participate in word learning through a long and ongoing process. Although teachers can provide students with information about vocabulary and assist students in the process of learning words. - Teach and learn words using a dictionary Giáo viên cần hướng dẫn và khuyến khích học sinh Tiểu học sử dụng từ điển tranh, giúp các em làm quen với việc sử dụng chúng, vì từ điển là phương tiện tra cứu đắc lực cho việc học từ sau này. Việc hướng dẫn sử dụng từ điển sẽ giúp người học nâng cao khả năng tự học đồng thời góp phần làm cho việc dạy từ đạt hiệu quả cao. Tóm lại, phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp giao tiếp coi hình thành và phát triển bốn kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho người học có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp. However, there are still some limitations: The communication method emphasizes the formation and development of 4 language skills: listening, speaking, reading and writing in the teaching process, in which language knowledge ( phonetics, vocabulary, and grammar) are not given due attention. As a result, some learners find it difficult to "communicate" because they cannot hear, speak, read or write without knowing the system of language rules. Each later-born method is considered as an attempt to inherit the achievements and overcome the shortcomings of the method that came before it. Therefore, teachers who directly teach need to choose and apply teaching methods and techniques to suit each target student and each specific lesson to help students learn the best. 3.3. Measure 3: Proficient in vocabulary teaching process 3.3.1. How to choose words to teach English has hundreds of thousands of words, so teaching new words is not an easy task for foreign language teachers. However, keep in mind that on average, a native speaker only uses about five thousand words in daily communication. Furthermore, students do not need to use all the words correctly because sometimes they just need to recognize and understand the message that those words convey. Therefore, choosing words to teach based on the frequency of use and the use of words according to the needs of students is very important. In the current primary school environment, when it comes to linguistics, it is mainly about grammar and vocabulary, vocabulary and grammar always have a close relationship with each other, always taught in coordination to clarify the meaning of together. However, teaching and introducing vocabulary are specific issues that need to be considered according to the purpose of the topic that I choose. Usually in a lesson, new words always appear, but not all new words need to be included to teach. To choose words to teach, teachers need to consider the following issues: - Active vocabulary - Passive vocabulary (passive vocabulary) We all know how to teach these two words differently. Active words are related to four skills (listening - speaking - reading - writing). For this type of word, teachers need to invest time in introducing and allowing students to learn more. With passive words, teachers only need to stop at awareness, do not need to invest time in application activities. The teacher needs to know how to choose and decide which word to teach as an active word and which word as a passive word. - When teaching new words, it is necessary to clarify three basic elements of the language: Form; Meaning and Use For active words, it is not enough to show students how to write letters and definitions such as dictionaries are not enough. odd, but also know the correct pronunciation of those words in the string of words, especially knowing the meaning of the word.
  28. -The number of words to teach in the lesson depends on the content of the lesson and the student's level. Never teach all new words, as there will not be enough time for other activities. However, in a class in elementary school I should only teach a maximum of 6 words. While choosing the words to teach, I consider the following two conditions: + Is that word necessary for text understanding? + Is that word difficult compared to student's level? - If the word is necessary for understanding the text and is appropriate for the student's level, it belongs to the group of positive words, so we must teach students to master with the specific measures I will outline below. . - If the word is necessary for understanding the text but difficult compared to the student's level, it is not part of the positive word group, so we should explain and then let students understand the meaning of the word right away. If the word is neither essential to understanding the text nor difficult, you should ask the students to guess. 3.3.2. Steps to teach words Step introducing the lesson, introducing the topic: this is quite an important step in teaching vocabulary. This step will determine the success of the lesson, it will remind students to relate the words to be learned through the topic just introduced. The most important thing in introducing new words is to follow the sequence: listening, speaking, reading and writing. Never start from any other activity "listen". Remember the process of learning our native language, always beginning with listening, imitating pronunciation and then going to other activities. Help your students have the best habit of learning new words: - Step 1: “Listen”, it is best for students to listen to new words by reading samples or using a native accent CD. - Step 2: “Speak”, ask students to repeat after they have heard it three times. When you have students repeat, it is important to let the whole class repeat first, then call individuals to check and correct mistakes immediately. - Step 3: “Read”, write the word on the board and have students look at it to read. Have students read as a whole class, then read individually and correct mistakes for students. - Step 4: “Write”, after students have read that word correctly, then ask students to write that word in their notebooks. - Step 5: Determine if the student understands the meaning of the word. - Step 6: Stress word: re-pronounce word and ask students to identify a syllable with stress and highlight it. - Step 7: Give the sample sentence and ask students to identify the words that they just learned. 3.4. Measure 4: Apply well techniques to clarify the meaning of words. In English, each word has two sides: the meaning of the word and its usage. The meaning of words and how they are used are two different things. There are many cases when we look up the dictionary, we can understand the meaning of the word, but not so that we already know how to use that word. Usage of a word depends on the function of the word in a sentence, context, habits of the user and their relationships with the cultural and social environment. Here are tips for clarifying the meaning of words: a. Intuitive use : Content: Real objects in class, pictures, sketches, collages from magazines, gestures They have a strong effect on students' learning interests and help students remember quickly. more, longer. b. Use the language learned: - Definition and description : Students will base on the learned words and basic understanding to guess the meaning of the word through the teacher's definition. This procedure creates curiosity for students and a need to participate in the learning process and forge students' listening skills. Example 1: Teaching the word "Elephant" + Teacher: It is very big and it has a long nose. What is it? + Student: Is it an elephant? + Teacher: Yes!
  29. Example 2: Teaching the word "Snake" + Teacher: It's small. It's very long. What's it? + Student: Is it a snake? + Teacher: Yes! Use synonyms and antonyms We use synonyms or antonyms to clarify the meaning of a word when students already know the meaning of a word in a pair of synonyms, antonyms. a. Synonym (synonyms) Start - begin; Big - large Fall - autumn; Eraser - rubber b. Opposites (antonyms) Young - old; New - old Small - big; Thick - thin - Use the rules formed, created from : Students can guess the meaning of the word thanks to the root word. With this rule, teachers not only help students grasp knowledge but also expand their vocabulary for students Work - worker; Drive - driver; Speak - speaker Sea - seafood; Happy - unhappy; Like - dislike - Use scenarios : Teachers set up situations very simply, easy to understand in English, students guess meaning through situations, can imitate and use words in communication contexts and practice listening skills. Example: This is my brother. He's very lazy . He gets up late, and he doesn't do anything. I say to him, “Don't be lazy! Do your homework! ” - Encourage students e resentment meaning of words in context : For example: - My school is small . There are ten classrooms. - Lan's school is big . There are nineteen classrooms. - Give examples to help students understand the meaning of words - Using the translation tool ( Translation): Teachers use Vietnamese equivalent words to explain the meaning of words in English. The teacher only uses this trick when there is no other way, it is often used to teach abstract words, or to solve a large number of words but time does not allow, Teacher suggests students themselves translate that word. It should be noted that if teachers regularly use this trick, students will feel monotonous, boring, and unable to promote their creativity. Example: delicious; wonderful; beautiful c. Combining many techniques in teaching vocabulary : In the process of introducing new words teachers should coordinate techniques with each other. For example, teachers set up situations in English, students will try to hear and guess words in context, combine gestures, gestures and ask students to make sentences to use that word. Example: Combining the following techniques to teach the word "skip" - Show students pictures - Teacher: + Look: He can skip - Teacher does the movement + Now, look at me: I can skip
  30. - Students imitate the movements (Teacher performs "jump rope") - Give the example + She can skip (1 student to run) - Translate into Vietnamese - Students: skip - Teacher: What does it mean Vietnamese? - Students: Jump rope (Students translate into Vietnamese) 3.5. Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả các biện pháp củng cố từ vựng Quên từ mới là một căn bệnh phổ biến ở học sinh tiểu học. Nhiều học sinh nói rằng mặc dù đã nhắc đi nhắc lại một từ mới nào đó rất nhiều lần. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của việc quên thông tin là do chúng ta không sử dụng thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Vì vậy giáo viên cần vận dụng hiểu biết về cách thức lưu giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học từ vựng của học sinh. 3.5.1. Làm cho bài học dễ ghi nhớ There are many ways to make lessons as easy as possible into students' memory, such as using pictures; insert new words into interesting, practical use contexts; Tell English stories that contain words that students need to learn. In addition, teachers can create conditions for students to use those newly learned words in their own way to complete learning tasks that are really useful for them in life. 3.5.2. Use language games to reinforce learned vocabulary The key to successful teaching is repeating in different ways, using different skills. In order to help students remember words or structures right away, we can use simple repetition with a fun game that can dispel the dullness of class instead by creating the environment. Fun learning increases students' interest in learning, making them always ready to participate in class. Here are games to reinforce and increase students' vocabulary: * Bingo games: Use this game to increase students' memory and listening comprehension abilities. This game is suitable for consolidating topics such as: numbers, the alphabet (The Alphabet), Occupation words, colors, fruits (Fruit), animals ( Animals), Clothes (Clothes), Occupation (Jobs) Rule: + Teacher for some words learned. + Each student fill in those words in squares with 9, 16 or 25 small squares inside. + The teacher reads the words out of order. + Students mark P on the chosen word when they hear the word from the teacher. + The student who marks 3, 4, or 5 squares horizontally, vertically, or diagonally says "Bingo" and that student wins. For example: * Crossword game (Crossword game) To check their vocabulary, I also regularly let them play a crossword: through the clue pictures, they guess the words to find, if the team can guess many correct crosswords, they will win. For example: * Matching game (Matching game) This is also a very popular activity in vocabulary lessons, students have to match words with its meaning and vice versa, or it can also be pairing from antonyms, singular to plural depending on the content. or the teacher's intention. Rule: - Divide the class into many small groups; Distribute word sheets to groups; Groups cross-check each other's results
  31. For example: * Slap the board game (Smash the board game) Rule: + The teacher writes new words or attaches pictures to the board. + Call two groups to the board, each with 6 students + Ask groups to stand an equal distance apart. + Teacher read aloud an English word + Students in the two groups take turns running to the board, tapping the picture or the called word. + Students in the group do correctly and faster then that group scores. + The group that scores more points wins. For example: Charades game Rule: This game helps children learn how to use gestures to describe the meaning of words. The teacher puts the votes from face down in piles. A student picks up the top slip, uses gestures to describe the meaning of the word, and the class guesses the word and writes it on the board. This activity is suitable for words indicating occupation, animals, words indicating activity Example: For pictures that only work, 1 student describes them. The class writes the child board. * Jumbled words game (Arrangement game) Rule: - Teacher writes some words with scrambled words on the board. - Ask students to rearrange the letters into meaningful words. For example: * The Alphabet game (Guessing the alphabet game) Rule: - Divide the class into three teams. - Teacher says 1 letter. Students find words that begin with that letter and write them down on paper. - The group that scores more words will get the score. For example: Teacher: It starts with A Students: apple, ant, alphabet Teacher: It starts with S Students: skip, skate, sky, smile * What's missing game? (Missing word detection game) The rules of the game: In this game all students participate independently and write down their answers on their child's board. Teacher gives out some words, then disappears 1 word, teacher emits words to disappear and writes the child board. The thinking time for each word is 20 seconds, the candidates raise the board at the same time, the teacher takes turns letting other words appear and disappear, and the students discover and write the board. * Pelmanism (Flip Card Game)
  32. Rule: - Divide the class into 2 teams. - Each team in turn assigns 1 member to the team to flip 2 cards. If the 2 cards match, points will be awarded (score 10). If a match does not match, turn the cards upside down and continue the game until all cards are turned. The group that gets more points wins. Example: Sort times in analog with times in electronic form. * Shark attack game (Shark Attack game) Rule: Divide the class into 2 teams. Teacher suggests the number of letters of the word to guess using lines or boxes. Ask students in each group to guess the letters in the word. If any team gets it wrong, it drops one level. The team that falls all 4 levels loses. For example: * Kim's game (Memorandum game - Reappearance) (Teachers can use pictures with different themes for students to play with.) Game rules: Divide the class into 3 teams. - Observe 6 pictures respectively. - The teams remember and write down the names of the pictures in English in 1 minute. Getting 10 points for each picture correctly. 3.5.3. Consolidate vocabulary through songs Teachers always have to introduce and practice vocabulary in a specific context to clarify the meaning and make the experience more memorable. Conversations, short stories and songs are all effective ways to contextualize language so that they are easier to understand and remember. The best tool we can use in the classroom is witty; therefore, look for material that is likely to be amusing to students. In English class, vocabulary is most effectively memorized through songs that have many repetitions with strong rhythms and catchy melodies. In fact, teachers can create a regular tune for most of the constructs or strings of words intended to teach. As long as the correct stress is ensured, singing short phrases, or even simple questions and answers, stimulates students to pronounce and save language in memory. Example: Singing the song "Hockey Cokey" to review the vocabulary of the topic "Body parts". You put your right arm in your right arm out In, out, in, out, You shake it all about. You do the Hokey Cokey and you turn around That's what it's all about [Chorus] Woah, the hokey cokey (x3) Knees bent, arms stretched, ra out! 3.5.4. Use "Magnetic card bank" When students have “practiced” a set of specific words or structures, make sure that what is in short-term memory is transformed into long-term memory. To do this, teachers need to create many opportunities for reuse and revision. Creating a bank of flash cards is also a great idea to help students review what they have learned. Divide the class into small groups. At the end of each class / week, ask students to write down all the new words they have learned on the board and ask the groups to write these words on the cards and then return them. Every lesson, the teacher brings the cards to class so that group members can check on themselves or cross-check with their friends in another
  33. group. The teacher asks students to divide the words they learned themselves into appropriate groups, and even build up a story by swapping cards and writing additional sentences using the words on each card. By encouraging students to recall words learned in previous periods and allowing them to keep in contact with those words in subsequent lessons, 3.5.5. Form self-study skills in students: New students are the target group to learn new words and teachers cannot do it for them. Therefore, in order to eradicate the disease "learn first, forget later", it is very important to teach students how to learn. At the beginning of the school year take time to help students understand the difficulties they will face when remembering new information and teach them effective learning methods such as: - Find words that students are trying to memorize when reading or listening to English. - Write sentences using newly learned words about what is close to you. - Remind students that the regular review is the best way for them to improve their vocabulary without forgetting what they have learned. However, neither of the above methods is the best because each helps students learn vocabulary in a different way. When learning vocabulary, students often have to use many different methods that they sometimes do not realize. The effectiveness of vocabulary self-learning depends a lot on how students incorporate single learning methods. It is the teacher's job in this case to create learning activities and tasks (in class and home) to help students enrich vocabulary and master vocabulary self-study strategies. As a result, students will have the opportunity to experience, evaluate effectively and then decide to choose the most effective self-study method. 3.5.6. Guide students to associate and take notes The contact language is often easier to remember than the language without connection. That is why the best method is to teach vocabulary on topic or in sequence of vocabulary words with common roots. Create vocabulary groups by topic by drawing mind maps: + Students work in groups, find information about a given topic, and then compare it with groups. + Teachers gather feedback from students. + Reward the group for the correct and many words on the topic, and finish first. 4. The Effectiveness of Experience Initiative: After a period of applying the topic, my classes become more exciting, students actively participate in constructive speeches. Previous students who were not confident in their English skills showed interest in participating in group, pair or group activities. This is demonstrated by the rate of change in student interest in English. The level of "Very Excited" increased by 90% while the remaining levels "Excited", "Normal", "Less excited" and "Not interested" all decreased. There are no longer any students who are not interested in English lessons. That is a good sign for the initial application of the measures in the research topic. The percentage of students at the “Excitement” level has decreased, but that is the result of the student's transition from being excited to feeling very excited during class. Students were no longer indifferent to the subject when they could see that the percentage of students with “Normal” and “Less Interesting” interest levels dropped sharply. Although students' learning abilities are still not equal, their spirit of progress, their diligence in class hours as well as their abilities and language skills have improved significantly. 100% of students have completed the subjects according to the evaluation standards and new ratings of Circular 30 of the Ministry of Education and Training. During this school year, I have been teaching implementation of the School Level subjects and the District of Education's part-time inspections with Unit 17. How much is the T-shirt? Lesson 2 In particular, I have integrated the teaching with the use of methods of teaching vocabulary noted above and as well as the technique builds vocabulary as Kim's game or Pelmanism The lesson was Bureau of Education , The School Board and colleagues appreciated and acknowledged that the application of vocabulary teaching methods contributed to increase teaching efficiency, helping to arouse confidence and excitement of students. English subject. Very interesting Interest Normal Little interest Not interested sixty one% 32% 6% first% 0%