Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ 6 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_6_nam_hoc_2020_2021.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ 6 - Năm học 2020-2021
- TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC: 2020– 2021 Môn: Công nghệ 6 Thời gian: 45phút (Không kể thời gian phát đề) KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Vận dụng kiến thức đã học ở chương I để làm bài kiểm tra 2. Năng lực. 2.1. Năng lực công nghệ. - Đánh giá công nghệ: Có kỹ năng làm bài đảm bảo tính chính xác, khoa học 2.2 Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Có ý thức làm bài tích cực, đúng quy chế II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Chuẩn bị của giáo viên. • Bài kiểm tra 2. Chuẩn bị của học sinh. • Dụng cụ học tập • Học bài cũ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Lớp 6A1: Sĩ số / .; Tên HS vắng Lớp 6A2: Sĩ số / .; Tên HS vắng Lớp 6A3: Sĩ số / .; Tên HS vắng Lớp 6A4: Sĩ số / .; Tên HS vắng Lớp 6A5: Sĩ số / .; Tên HS vắng Lớp 6A6: Sĩ số / .; Tên HS vắng 2. Tiến trình bài dạy. Hoạt động 1: Giới thiệu bài kiểm tra. a. Mục tiêu: Học sinh làm bài kiểm tra nghiêm túc, có kết quả. b. Nội dung: Bài kiểm tra c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. d. Tổ chức hoạt động. A. Ma trận đề kiểm tra. Cấp độ tư duy Tổng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
- Nhận biết Nêu được cấu tạo được 1. Nhà ở ngôi ngà, nhà vai trò đặc thù các của nhà vùng miến ở Số câu 2 1 1 Số điểm 1 2 2 2. Xây dựng Nhận biết nhà ở được các loại vật liệu xây dựng nhà, biết được trình tự xây nhà. Số câu 2 2 Số điểm 1 1 3. Ngôi nhà Nhận biết thông minh được các hệ thống trong ngôi nhà thông minh, nguyên tắc xử lý thông tin và hoạt động của ngôi nhà Số câu 2 2 Số điểm 1 1 4. Thực Nhận biết Nhóm thực phẩm và được các phẩm giàu dinh dưỡng nhóm thực chất đường phẩm bột Số câu 2 1 2 Số điểm 1 2 1 5. Bảo quản Bảo quản và chế biên và Chuyên Chuyên gia dinh gia tư vấn dưỡng dinh khuyến dưỡng cáo. Số câu 2 1 3 Số điểm 1 1 2 Tổng số câu 6 4 1 1 1 13 Tổng số 3 2 2 2 1 10 điểm B. Đề kiểm tra. Phần I : Trắc nghiệm: (5 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Cấu tạo của ngôi nhà gồm nhiều phần chính, phần chính nào sau đây là phần nằm sâu dưới đất nhất.
- A. Mái nhà. B. Tường nhà.C. Móng nhà. D. Cửa nhà. Câu 2: Nhà ở đặc thù ở khu vực đồng bằng sông Cửu long là loại nhà: A. Nhà sàn. B. Nhà nổi. C. Nhà chung cư. D. Nhà mặt phố. Câu 3: Loại vật liệu nào sau đây thường được dùng phổ biến làm tường nhà. A. Đá. B. Gỗ. C. Ngói. D. Gạch. Câu 4: Em hãy sắp xếp trình tự xây dựng ngôi nhà theo các bước như sau. 1. Sơn và hoàn thiện ngôi ngà. 2. Đào móng, xây tường, làm mái. 3. Lắp đặt hệ thống điện, nước. 4. Thiết kế, tính toán dự trù nguyên vật liệu. A. 1,2,3,4 B. 4,2,3,1 C. 3,2,4,1 D. 3,2,1,4 Câu 5: Hệ thống giám sát an ninh, an toàn trong ngôi nhà thông minh gồm các thiết bị như sau. A. Camera giám sát, quạt điện, cảm biến nhiệt độ. B. Camera giám sát, tủ lạnh, máy giặt, rèm cửa, hệ thống âm thanh. C. Camera giám sát, tủ lạnh, máy giặt. D. Điều khiển camera giám sát, khóa cửa, báo cháy. Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh là: A. Nhận lệnh, xử lí, chấp hành. B. Xử lí lệnh, chấp hành, nhận lệnh. C. Chấp hành, nhận lệnh, xử lí lệnh C. Nhận lệnh, chấp hành lệnh, xử lý. Câu 7: Nhóm thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều chất đạm (protein). A. Thịt, trứng, sữa, lạc, cá, tôm. B. Lúa, ngô, đỗ, lạc, thịt. C. Rau xanh, bơ, mỡ lợn, thịt. D. Thịt, trứng, ngô, khoai, rau bắp cải. Câu 8: Nhóm thực phẩm giàu vitamin có vai trò A. Làm đẹp da B. Phát triển hệ xương C. Kích thích ăn uống D. Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. Câu 9. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường. Phương pháp đó là. A. Luộc B. Rán (chiên). C. Kho D. Hấp Câu 10: Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm, có vai trò mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm. A. Kéo dài thời gian sử dụng. B. Thực phẩm ngon hơn. C. Dễ chế biến hơn. D. Làm món ăn đa dạng hơn. Phần II. Tự luận. (5 điểm) Câu 1. Em hãy trình nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ, lấy ví dụ. Giải thích thuật ngữ “Ngũ cốc” là gì? (2 điểm) Câu 2: Em hãy nêu vai trò của nhà ở (2 điểm) Câu 3: Em đang là chuyên gia dinh dưỡng hãy tư vấn cho khách hàng của mình (đang bị bệnh béo phì) cách ăn uống hợp lý (1 điểm) Hoạt động 2: Thu bài và nhận xét bài kiểm tra. a. Mục tiêu: Học sinh làm bài kiểm tra nghiêm túc, có kết quả. b. Nội dung: Bài kiểm tra c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. d. Tổ chức hoạt động. Giáo viên thu bài và nhận xét bài kiểm tra. Đáp án và biểu điểm: Phần I: Trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D B D A A D B A Phần II. Tự luận. Câu 1: Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Nhóm chất này có tên khoa học là carbohydrate, thường có trong ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, sữa, mật ong, trái cây chín, rau xanh. Ngũ cốc: Là tên gọi chung của năm loại cây có hạt dùng để ăn (Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ). Câu 2: Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để ở, giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình. Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư. Câu 3: Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho khách hành bị béo phì cách ăn uống hợp lý. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều năng lượng như: Chất béo, thịt mỡ, trứng, hải sản Hạn chế rượu bia thuốc lá, nước giải khát. Hạn chế ăn thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau, trái cây. Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng tiêu thụ năng lượng cơ thể bằng cách tăng hoạt động thể lực, chơi các môn thể thao, đi bộ hằng ngày.