Đề kiểm tra giữa kì II môn Công nghệ Lớp 6

docx 6 trang Hoài Anh 27/05/2022 5131
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Công nghệ Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Công nghệ Lớp 6

  1. Phụ lục IV KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: Trường TH&THCS Lê Văn Tám Họ và tên giáo viên: Tổ: KHTN Nguyễn Thùy Đoan Nhật Tuần 26 Ngày soạn 10/3/2022 Tiết 26 Ngày dạy: 22/03/2022 TÊN BÀI DẠY: KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Trong tiết kiểm tra này, HS thể hiện lại kiến thức về Các loại vải sợi thường dùng trong may mặc, Trang phục và Thời trang. 2. Về Năng lực và phẩm chất: 2. Năng lực a)- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. b)- Năng lực đặc thù: + Nhận thức công nghệ: nhận biết các nguồn gốc của các loại vải sợi trong ngành may mặc. + Sử dụng công nghệ cụ thể: bước đầu biết cách lựa chọn các loại vải sợi, trang phục phù hợp đối với bản thân. + Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá về các phong cách thời trang và xây dụng cho mình phong cách thời trang phục hợp. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: vận dụng những kiến thức, kĩ năng học - Trách nhiệm: có ý thức trong việc học tập của bản thân. - Trung thực: Nghiêm túc và trung thực khi làm bài KT. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Ma trận đề thi, đề thi và đáp án. 2. Đối với học sinh: - Máy tính, ĐTTM đề làm bài MA TRẬN ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng 1
  2. Bài 6: Các - Biết được nguồn loại vải gốc các loại vải - Đọc được thành thường dùng thường dùng trong phần vải sợi trên trong may may mặc. mác áo. mặc Số câu C1, C2,C3,C4 C5 5 Số điểm 2 0,5 2,5 Tỉ lệ % 20% 5% 25% - Biết được khái niệm trang phục và - Giải thích đuọc ý nghĩa đánh giá được yếu của việc bảo quản trang tố quan trọng trong - Hiểu được quy phục đúng cách Bài 7: Trang các loại trang phục. trình bảo quản trang - Vận dụng kiến thức để phục - Trình bày được phục. lựa chọn trang phục phù vai trò của trang hợp với vóc dáng, độ tuổi, phục và cách phân hoạt động. loại trang phục. Số câu C6,C7,C8, C18 C13 C9, C10, C11, C12, C19 10 Số điểm 2 0,5 2,5 5 Tỉ lệ % 20% 5% 25% 50% - Hiểu được đặc Vận dụng kiến thức để Bài 8: Thời điểm của các phong xây dựng phong cách thời trang cách thời trang trang cho bản thân. Số câu C14, C15, C16, C17 C20 5 Số điểm 2 0,5 2,5 Tỉ lệ % 15% 5% 25% Tổng số câu 8 6 6 20 Tổng số điểm 4 3 3 10 Tỉ lệ % 40 % 30 % 30% 100% III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 1. Khởi động - GV giao nhiệm vụ cho học sinh, lưu ý thời giam làm bài. 2. Thực hiện bài thi ĐỀ THI * Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Cây bông có thể dùng để dệt ra: A. Vải sợi tơ tằm. B. Vải sợi nhân tạo. C. Vải sợi bông. 2
  3. D. Vải sợi lanh. Câu 2: Vải sợi nhân tạo được làm từ: A. Sợi đay. B. Kén tằm. C. Sợi bông. D. Tre, gỗ, nứa hòa tan trong các chất hóa học. Câu 3: Vải polyester là loại vải sợi nào? A. Vải sợi thiên nhiên. B. Vải sợi tổng hợp. C. Vải sợi nhân tạo. D. Vải sợi pha. Câu 4: Vải sợi pha là: A. Sản xuất bằng cách kết hợp giữa nhiều loại sợi vải với nhau. B. Sản xuất bằng tre, gỗ, nứa hòa tan trong các chất hóa học. C. Sản xuất từ thực vật và động vật. D. Sản xuất từ các chất hóa học. Câu 5: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gi? A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên C. 80% làm từ vải sợi thiên nhiên và 20% làm từ vải sợi tổng hợp D. 20% làm từ vải sợi thiên nhiên và 80% làm từ vải sợi tổng hợp Câu 6: Trong các trang phục sau đây, những vật dụng nào là quan trọng nhất? A. Giày B. Thắt lưng C. Tất, khăn quàng, mũ D. Quần áo Câu 7: Vai trò của trang phục: A. Giữ ấm hoặc làm mát cho cơ thể. 3
  4. B. Làm đẹp và giữ ấm cho cơ thể. C. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. D. Bảo vệ và làm mát cơ thể. Câu 8: Trang phục được phân loại theo: A. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, công dụng. B. Lứa tuổi, sở thích, thời tiết. C. Giới tính, công dụng, chức năng. D. Thời tiết, chức năng, sở thích. Câu 9: Để tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống nên chọn trang phục có: A. Màu sẫm, kẻ sọc dọc, chất liệu vải trơn, mờ đục. B. Màu sắc tươi sáng, kẻ sọc ngang, vải bóng láng. C. Màu sẫm, hoa văn dạng sọc dọc, chất liệu bóng láng. D. Màu sẫm, kiểu may vừa sát cơ thể, chất liệu vải trơn. Câu 10: Để tạo cảm giác thon gọn, cao lên nên chọn trang phục có hoa văn: A. Màu sắc tươi sáng, kẻ sọc ngang, vải bóng láng. B. Màu sẫm, kẻ sọc dọc, chất liệu vải trơn, mờ đục. C. Màu sắc tươi sáng, hoa to, vải xốp. D. Màu sắc tươi sáng, kiểu may rút dún hoặc xếp ly. Câu 11: Lựa chọn trang phục cho lứa tuổi trung niên cần chú ý: A. Kiểu dáng rộng, thoải mái, màu sắc tươi sáng. B. Đa dạng, phong phú về kiểu dáng. C. Kiểu dáng, chất liệu, màu sắc trang nhã, lịch sự. D. Kiểu dáng rộng, thoải mái, màu sắc nhã nhặn. Câu 12: Lựa chọn trang phục đi học cần chú ý: A. Vải sợi bông, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, thường có màu sẫm. B. Vải co giãn, thấm hút mồ hôi, màu sắc tươi sáng. C. Vải co giãn, thấm hút mồ hôi, thường có màu sẫm. D. Vải sợi bông, kiểu dáng rộng, thoải mái với kiểu may đơn giản, màu sắc nhã nhặn. Câu 13: Các bước bảo quản trang phục gồm: A. Sấy -> Là -> Cất giữ trang phục. B. Giặt, phơi hoặc sấy -> Cất giữ trang phục-> Là. 4
  5. C. Là -> Giặt, phơi hoặc sấy-> Cất giữ trang phục. D. Cất giữ trang phục-> Là -> Giặt, phơi hoặc sấy. Câu 14: Phong cách thời trang nào thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại thông qua các đường cong, đường uốn lượn; thường sử dụng cho phụ nữ là phong cách thời trang nào dưới đây? A. Phong cách cổ điển B. Phong cách thể thao C. Phong cách dân gian D. Phong cách lãng mạn Câu 15: Đặc điểm của phong cách thể thao trong thời trang: A. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống trong thiết kế. B. Thanh lịch, sang trọng, lịch lãm. C. Khỏe mạnh, thoải mái, tiện dụng, linh hoạt. D. Thanh lịch, thoải mái, lịch lãm. Câu 16: Đặc điểm của phong cách cổ điển trong thời trang: A. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống trong thiết kế. B. Thanh lịch, sang trọng, lịch lãm. C. Khỏe mạnh, thoải mái, tiện dụng. D. Thanh lịch, thoải mái, lịch lãm. Câu 17: Phong cách thời trang nào có nét đặc trưng của trang phục dân tộc về hoa văn, chất liệu, kiểu dáng? A. Phong cách cổ điển B. Phong cách thể thao C. Phong cách dân gian D. Phong cách lãng mạn * Điền vào chỗ trống. Câu 18: Trang phục bao gồm và các vật dụng đi kèm như: mũ, tất, khăn quàng, giày. Câu 19: Sử dụng và bảo quản trang phục đúng cách sẽ giữ được ., của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. Câu 20: Cần lựa chọn phong cách thời trang phù hợp với bản thân, điều kiện tài chính của gia đình và biết cách 5
  6. HẾT ĐÁP ÁN 1.C 2.D 3.B 4.A 5.C 6.D 7.C 8.A 9.C 10.B 11.C 12.D 13.B 14.D 15.C 16.B 17.C 18. 19. vẻ 20. quần đẹp, Ứng áo độ bền xử khéo léo 6