Bài kiểm tra môn Pháp luật đại cương

docx 2 trang Hoài Anh 25/05/2022 3750
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Pháp luật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_mon_phap_luat_dai_cuong.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Pháp luật đại cương

  1. TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI KIỂM TRA 1 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Điểm bài CB chấm CB chấm Họ và tên: Dương Thị Mỹ Nương(DTA19) thi bằng số thi 1: thi 2: Lớp: PLĐ1 MSSV:19d220201008 Điểm bài thi bằng chữ Đề bài: Nhận định sau đúng hay sai? Vì sao? 1/ Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật. 2/ Cá nhân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 3/ Pháp luật luôn tác động tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển. 4/ Hành vi trái pháp luật luôn là hành vi vi phạm pháp luật. 5/ Hình thức sử dụng pháp luật quyền chủ thể pháp luật được đề cao. 6/ Vi phạm kỷ luật luôn luôn gắn liền với chủ thể là mọi cá nhân. 7/ Áp dụng pháp luật là hình thức đặc biệt của thực hiện pháp luật. 8/ Tính bắt buộc chung là thuộc tính chỉ có ở pháp luật. 9/ Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. 10/ Năng lực chủ thể là thuộc tính pháp. Bài làm: 1. Đúng Vì: Khi đã nói đến hành vi vi phạm pháp luật thì thoả mãn đủ 4 dấu hiện của vi phạm pháp luật , cụ thể vi phạm pháp luật là những hành vi trái với pháp luật,vi phạm những qui định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội. 2. Sai Vì: Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý. 3. Sai Vì pháp luật có thể tác động ngược lại vào nền kinh tế và tác động này có thể là tiêu cực . Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ còn thúc đẩy tiến bộ xã hội , còn ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội. 4. Sai
  2. Vì: Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật => thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật. 5. Đúng Vì: Trong hình thức sử dụng pháp luật,các chủ thể chủ động sử dụng hoặc không sử dụng các quyền, tự do của mình trong khuôn khổ pháp luật,không phụ thuộc vào ý chí của người khác. 6. Sai Vì: Chủ thể của vi phạm kỉ luật không chỉ là mọi cá nhân mà còn là tổ chức có hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ nội bộ trong cơ quan, xí nghiệp,trường học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 7. Sai Vì: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể nên đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp. 8. Sai Vì: Tính bắt buộc chung còn là thuộc tính trong các lĩnh vực khác như đạo đức,tôn giáo chứ không chỉ là thuộc tính của pháp luật. 9. Đúng Vì: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước. 10.Sai Vì: Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính của chủ thể do nhà nước công nhận và xác lập bằng các quy phạm pháp luật.