Bài kiểm tra năng lực vào Lớp 6 môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồ Xuân Hương (Có đáp án)

doc 11 trang hangtran11 12/03/2022 26975
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra năng lực vào Lớp 6 môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồ Xuân Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_nang_luc_vao_lop_6_mon_toan_va_tieng_viet_nam_h.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra năng lực vào Lớp 6 môn Toán và Tiếng Việt - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hồ Xuân Hương (Có đáp án)

  1. TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 -TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG Số phách NĂM HỌC 2018 – 2019 (Chủ tịch BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT HĐ phách Thời gian làm bài: 60 phút ghi): Giám khảo ghi điểm: Trắc nghiệm: . Tự luận: Tổng: Bằng chữ: Giám khảo: Ký, ghi rõ họ tên) : .1 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm - Gồm 20 câu. Thí sinh trực tiếp làm bài vào đề bằng cách khoanh tròn vào đáp án A; B; C; D được cho là đúng nhất) 1. Câu hỏi nào dưới đây không được dùng với mục đích để hỏi? A. Cậu làm xong bài tập chưa? B. Lớp chúng mình xếp thứ nhất trong phong trào thi đua có phải không? C. Bạn có thể đứng nép vào cho mình đi ra ngoài một chút được không? D. Sáng nay Nam không đi học à? 2. Cho câu văn: “Mỗi khi khách bước vào, bà cụ lại nở một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe miệng hằn lên rõ nét.” Các dấu phẩy trong câu văn trên có tác dụng gì? A. Cả hai dấu phẩy đều có tác dụng ngăn tách các vế của câu ghép; B. Dấu phẩy thứ nhất ngăn tách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, dấu phẩy thứ hai ngăn tách hai vế của câu ghép; C. Dấu phẩy thứ nhất ngăn tách hai vế của câu ghép, dấu phẩy thứ hai ngăn tách hai vị ngữ; D. Dấu phẩy thứ nhất ngăn tách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, dấu phẩy thứ hai ngăn tách hai vị ngữ; 3. Cho các từ khập khễnh, chấp chới, khấp khởi, bấp bênh. Theo em, trong nhóm từ trên, từ nào lạc nghĩa so với các từ còn lại ? A. Khập khễnh; B.chấp chới ; C. khấp khởi; D. bấp bênh. 4. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Thung thăng, thúng mủng, thảnh thơi, thong thả; B. Nhí nhảnh, nhanh nhẹn, nhùng nhằng, nhởn nhơ; C. Đon đả, đung đưa, đón đợi, đẫy đà; D. Nấn ná, nuột nà, nức nở, nứt nẻ. 5. Cho các từ: hữu ái, hữu ý, hữu dụng, hữu tình. Trong các từ trên, từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu văn: “Hành động đó là chứ không phải vô tình.” là từ nào? A. Hữu ái; B. hữu ý; C. hữu dụng; D. hữu tình. 6. Câu văn nào sau đây dùng dấu chấm hỏi là chưa đúng? A. Bạn bị ốm à? B. Bạn có thể mở cửa giùm mình không? C. Phim thế mà bạn bảo là hay à ? D. Cô giáo vừa hỏi bạn bị mệt phải không? 7. Cho câu văn: “Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt cởi từng chiếc áo và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén.” Em hãy cho biết câu trên có mấy động từ? A. Hai; B. ba; C. bốn; D. năm. 8. Cho hai câu văn : a. Áo mẹ đã bạc màu; b. Mảnh đất đã bạc màu. Em hãy cho biết “bạc màu” trong hai câu trên là từ ghép hay 2 từ đơn? A. Trong cả hai câu, “bạc màu” đều là một từ ghép; B. Trong cả hai câu, “bạc màu” đều là hai từ đơn; C. “Bạc màu” trong câu a là một từ ghép, trong câu b là hai từ đơn; D. “Bạc màu” trong câu a là hai từ đơn, trong câu b là một từ ghép. 1
  2. 9. Từ “cứng” trong câu văn nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Nó học vào loại cứng nhất lớp; B. Thái độ của nó hơi cứng; C. Cái kẹo này cứng quá; D. Tên tội phạm cứng họng, không nói được gì. 10. Cho các từ: hòa mình, hòa tan, hòa âm, hòa giải. Theo em, trong các từ trên, từ nào có tiếng “hòa” không cùng nghĩa với tiếng “hòa” ở các từ còn lại? A. Hòa mình; B. hòa tan; C. hòa âm; D. hòa giải. 11. Cặp từ chỉ quan hệ nào sau đây điền vào chỗ chấm trong câu : “ bạn bè khuyên bảo nhiều Nam vẫn không tiến bộ.” là thích hợp? A. Vì nên; B. Tuy nhưng; C. Nếu thì; D. Chẳng những mà. 12. Từ “hay” trong trường hợp nào dưới đây là động từ? A. Nó vẫn chưa hay tin gì; B. Mình hay cậu đi đều được; C. Đó là một sáng kiến hay; D. Em hay đến chơi nhà bà ngoại. 13. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép? A. Nước chảy, đá mòn; B. Năm tháng qua đi, những lối mòn trên đê đã in dấu biết bao thế hệ sớm hôm đi về; C. Từ khi Nam bước chân vào lớp, các bạn hết sức vui mừng; D. Cây phượng già mỗi năm trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những chùm hoa đỏ thắm. 14. Câu văn nào dưới đây ngoài kể lại sự việc diễn ra còn thể hiện thái độ người nói? A. Mai nói rồi Mai đi ngay; B. Mai nói và Hà nghe; C. Mai nói mà Hà nghe; D. Mai nói còn Hà nghe. 15. Dòng nào dưới đây là bộ phận chủ ngữ của câu văn: “ Tấm gương trong phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” A. Tấm gương; B. Tấm gương trong; C. Tấm gương trong phản chiếu; D. Tấm gương trong phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. 16. Cặp từ chỉ quan hệ “Nếu thì” trong câu văn nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ “điều kiện- kết quả” ? A. Nếu thời tiết đẹp thì tuần sau gia đình em sẽ đi du lịch; B. Nếu chúng ta chăm tập thể dục thì cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh; C. Nếu Nga hát hay thì Mai lại múa rất dẻo; D. Nếu Tuấn không cố gắng thì cậu ấy sẽ khó vượt qua kỳ thi. 17. Cho hai câu thơ: “ Mỗi mùa xuân, thơm lừng hoa bưởi; vườn nhà những cánh hoa vương”. Em chọn từ nào trong các từ “rụng, rơi, rắc, rớt” điền vào chỗ chấm để có tác dụng nhân hóa cây bưởi? A. Rụng; B. rắc; C. Rơi; D. rớt. 18. Dòng nào dưới đây điền vào chỗ chấm trong câu: “Mùa xuân về, ” sẽ tạo thành câu ghép? A. đem đến bao điều kỳ diệu; B. muôn hoa đua nở; C. đem đến tiết trời mát mẻ, dễ chịu; D. đánh thức những chồi non. 19. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “nông cạn”? A. Sâu hoắm; B. sâu thẳm; C. sâu sắc; D. sâu hút. 20. Thành ngữ nào dưới đây không nói về sự vất vả của người nông dân? A. Một nắng hai sương; B. Dầm mưa, dãi nắng; C. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời; D. Mưa dầm thấm đất. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Đề bài: Một buổi tối. Đang ngủ mơ màng, em bỗng nghe thấy tiếng sột soạt, rồi tiếng nói chuyện thì thầm cất lên từ phía chiếc bàn học. Hơi giật mình, nhưng em cũng lấy lại bình tĩnh để nghe ngóng Ồ, thì ra là mấy cuốn sách giáo khoa lớp Năm đang rủ rỉ trò chuyện với nhau về những kỷ niệm vui, buồn trong năm học qua với cô (cậu) chủ, rồi bùi ngùi bày tỏ cảm xúc khi sắp phải chia tay Dựa vào phần dẫn trên, em hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc trò chuyện thú vị đó. 2
  3. NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN TIẾNG VIỆT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm). Học sinh khoanh tròn đúng mỗi trường hợp cho 0,5 đ 1. C. Bạn có thể đứng nép vào cho mình đi ra ngoài một chút được không? 2. B. Dấu phẩy thứ nhất ngăn tách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, dấu phẩy thứ hai ngăn tách hai vế của câu ghép; 3. C. khấp khởi; 4. B. Nhí nhảnh, nhanh nhẹn, nhùng nhằng, nhởn nhơ; 5. B. hữu ý; 6. D. Cô giáo vừa hỏi bạn bị mệt phải không? 7. C. bốn; 8. D. “Bạc màu” trong câu a là hai từ đơn, trong câu b là một từ ghép. 9. C. Cái kẹo này cứng quá; 10. D. hòa giải. 11. B. Tuy nhưng; . 12. A. Nó vẫn chưa hay tin gì; 13. C. Từ khi Nam bước chân vào lớp, các bạn hết sức vui mừng; 14. C. Mai nói mà Hà nghe; 15. D. Tấm gương trong phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. 16. C. Nếu Nga hát hay thì Mai lại múa rất dẻo; 17. B. rắc; 18. B. muôn hoa đua nở; 19. C. sâu sắc; 20. D. Mưa dầm thấm đất. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) * Yêu cầu: Kết cấu: bài văn có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết luận . - Mở bài (1 điểm): Có thể dựa vào phần dẫn của đề để mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp, - Thân bài (8 điểm): Biết tưởng tượng, sáng tạo lời thoại của các “nhân vật” là những cuốn sách giáo khoa lớp 5, cùng nói về : + Những kỷ niệm buồn vui bên cô (cậu) chủ trong năm học qua; + Cảm xúc, tâm tư lúc sắp phải chia tay cô (cậu) chủ. - Kết luận (1 điểm): nêu được cảm xúc của bản thân khi nghe những lời tâm sự của những quyển sách. * Bài làm diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, dùng từ chính xác, gợi tả, gợi cảm, ngoài ghi lại lời thoại , còn biết lồng tả thêm động tác, cử chỉ, thái độ của các “nhân vật”; viết câu đúng ngữ pháp, trình bày được đoạn văn hội thoại không mắc lỗi chính tả. ( Tùy mức độ bài làm của học sinh để linh hoạt chiết điểm) . 5
  4. TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 -TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG Số phách NĂM HỌC 2018 – 2019 (Chủ tịch BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC MÔN TOÁN HĐ phách Thời gian làm bài: 60 phút ghi): Giám khảo ghi điểm: Trắc nghiệm: . Tự luận: Tổng: Bằng chữ: Giám khảo: Ký, ghi rõ họ tên) : .1 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (gồm 20 câu, mỗi câu 0,75 điểm; Học sinh viết đáp số vào chỗ chấm ( ) cuối bài. Câu 1: Muốn lên tầng 3 một nhà cao tầng phải đi qua 54 bậc thang. Vậy phải đi qua bao nhiêu bậc thang để lên tầng 6 ngôi nhà? Câu 2: Khối 4-5 của Trường Tiểu học Sao Khuê đầu năm có số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Đầu học kì II, Khối 4-5 nhận thêm 8 học sinh nữ và 2 học sinh nam nên số học sinh nữ bằng 51% tổng số học sinh của 2 khối 4-5. Tính tổng số học sinh Khối 4-5 của trường đầu năm? Câu 3: Một khúc gỗ dài 14 m được hai bác thợ cưa thành những đoạn dài 2m, cứ 10 phút thì cưa được một đoạn. Hỏi phải mất bao nhiêu phút mới cưa xong cây gỗ đó? . Câu 4: Trong cuộc họp Hội đồng tự quản lớp 5A bàn về chuyến đi trải nghiệm thực tế tại TH true MILK ở Nghĩa Đàn, Ban học tập đề nghị xuất phát lúc 6giờ5phút, Ban Lao động đề nghị xuất phát lúc 6giờ15phút, Ban văn nghệ đề nghị xuất phát lúc 6giờ30 phút còn Ban thư viện đề nghị xuất phát lúc 6giờ35phút. Cô chủ nhiệm phải chọn giờ xuất phát nào để so với đề nghị của các ban không sớm hoặc muộn quá 15 phút ? . . . Câu 5: Tèo làm một cái hôp hình lập phương có tổng diện tích xung quanh và diện tích toàn phần là 2 360 cm . Tính cạnh hình lập phương đó? . Câu 6: Tìm y biết: y + y : 0,5 + y : 0,25 + y : 0,125 = 15 . Câu 7: Năm 2018, Tom lên 9 tuổi, em gái 3 tuổi và mẹ 33 tuổi. Bố dự định sẽ tổ chức cho cả gia đình đi du lịch Singapore vào dịp tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi hai anh em Tom. Hỏi gia đình Tom sẽ đi du lịch vào năm nào? . Câu 8: Tính A biết A = (1000 x 0,1 - 900 x 0,1 - 90 x 0,1) x (142 x 0,5 - 240 x 0,25) 1 1 Câu 9: bao gạo nặng hơn bao gạo đó 5 kg. Bao gạo đó nặng bao nhiêu kg? 3 4 Câu 10: Trong hình sau, tổng 3 ô ở mỗi hàng, mỗi cột đều bằng nhau. Tìm giá trị của x? 13 8 14 x 10 9 . Câu 11: Hoa có tờ tiền 500 nghìn đồng. Hoa mua sách hết 317 nghìn đồng. Cô bán hàng có các tờ tiền mệnh giá 50 nghìn, 20 nghìn, 10 nghìn, 5 nghìn, 2 nghìn, 1 nghìn. Hỏi Hoa được nhận lại ít nhất bao nhiêu tờ tiền từ cô bán hàng? . . . 6
  5. Câu 12: Một Rô-bốt Người Nhện đồ chơi có giá 300 nghìn đồng. Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (Mồng 1 tháng 6), sản phẩm được giảm giá 20%. Hết đợt khuyến mại, phải tăng giá Rô-bốt bao nhiêu % để sản phẩm có giá như ban đầu? . Câu 13: Số dư trong phép chia 22,34 : 18 (thương lấy đến 2 chữ số phần thập phân) là: . Câu 14: Mẹ gửi tiết kiệm 50.000.000 đồng vào ngày 01 tháng 6 năm 2018 với lãi suất 0,7% một năm. Hỏi đến ngày 02 tháng 6 năm 2020, mẹ lĩnh được bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi (biết rằng tiền lãi của năm trước cũng nhập vào thành vốn của năm sau)? . Câu15: Một nhóm bạn hẹn nhau tổ chức một cuộc gặp mặt. Tất cả mọi người đều lần lượt bắt tay nhau và có tất cả 55 cái bắt tay. Hỏi cuộc gặp mặt có bao nhiêu người đến dự? (2 người bắt tay nhau tính là 1 lần) . Câu 16: 2 túi gạo nếp và 4 túi gạo tẻ cận nặng 104,8 kg; 2 túi gạo nếp và 2 túi gạo tẻ như thế cân nặng 79,2kg. Hỏi mỗi túi gạo nếp nặng bao nhiêu kg? . Câu 17: Số lớn nhất có 5 chữ số chia hết cho tất cả 3 số 2, 5 và 9 là số nào? . 3 7 4 8 Câu 18: Biết x + = và y x = . Vậy x : y bằng bao nhiêu? 8 6 5 15 Câu 19: Tổng hai số là 58. Lấy số lớn chia cho số bé được thương là 6 dư 2. Hiệu hai số là bao nhiêu? . . Câu 20: Lớp 5A có 4 tổ, số bạn trong mỗi tổ đều bằng nhau. Trong ngày vệ sinh môi trường “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” vừa qua tại bãi biển Quỳnh Nghĩa, mỗi bạn đã nhặt được 4kg hoặc 5kg rác thải. Tổng số rác thải cả lớp nhặt được là 141kg. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh? . . II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu 1: Bố đi ô tô từ Vinh ra Hà Nội dự định đi với vận tốc 60km/giờ. Do trời mưa nên ô tô chỉ đi được 50km/giờ và đến Hà Nội muộn mất 1 giờ so với dự định. Tính quãng đường Vinh - Hà Nội ? Câu 2: Bể cá mi-ni của Tý hình hộp chữ nhật có số đo 2 cạnh đáy là 40cm và 30cm. Nước đang 3 1 chứa bể. Hôm nay, Tý đổ thêm vào bể 12 lít nước nên mực nước lúc này trong bể cao hơn 10 2 chiều cao của bể là 3cm. Tìm chiều cao của bể cá? BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN 7
  6. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: TOÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 15 điểm (gồm 15 câu, mỗi câu 0,75 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 290 học 6 giờ 20 Đáp án 135 bậc 60 phút 6 cm y=1 2021 A=11 sinh phút Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án 60 kg x = 12 7 tờ 25% 0,02 57.245.000 11 người Câu 16 17 18 19 20 19 Đáp án 26,8kg 99990 42 32 16 II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm). 60 6 Câu 1: (2,5 điểm) Tỉ số giữa vận tốc dự định đi và thực tế đã đi là : = (0,5 điểm) 50 5 5 Do vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nên tỉ số giữa thời gian dự định và thời gian thực tế đã đi là : 6 (0,5 điểm) Thời gian ô tô đã đi từ Vinh đến Hà Nội là : 1 : ( 6 - 5 ) x 6 = 6 (giờ) (0,5 điểm) Quãng đường Vinh - Hà Nội là : 50 x 6 = 300 (km) (0,5 điểm) Đáp số: 300 km (0,5 điểm) Câu 2: (2,5 điểm): Đổi: 12 lít = 12 dm3 = 12.000 cm3 (0,25 điểm) Thể tích phần nước chiếm 3 cm chiều cao bể là: 40 x 30 x 3 = 3600 (cm3)(0,25 điểm). 3 1 Thể tích nước cần đổ thêm để từ bể lên bể là: 10 2 12.000 – 3600 = 8400 (cm3)(0,5 điểm). Phân số chỉ 8400 cm3 nước so với thể tích bể: 1 3 1 - = (thể tích bể)(0,5 điểm) 2 10 5 1 Thể tích bể là: 8.400 : = 42.000 (cm3)(0,5 điểm) 5 10
  7. Chiều cao bể là: 42.000 : (40 x 30) = 35 (cm) (0,5 điểm). Đáp số: 35 cm (Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT KỲ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 Thời gian làm bài: 60 phút NĂM HỌC 2018 – 2019 Họ và tên học sinh: Họ tên và chữ ký: Số phách Người coi thi số 1: (Chủ tịch HĐ phách ghi Ngày sinh: . ): . Học sinh trường: . . Người coi thi số 2: Số báo danh: . 11