Bài tập Bảo toàn Electron, quy đổi hỗn hợp

pdf 2 trang thaodu 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Bảo toàn Electron, quy đổi hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_bao_toan_electron_quy_doi_hon_hop.pdf

Nội dung text: Bài tập Bảo toàn Electron, quy đổi hỗn hợp

  1. BẢO TOÀN ELECTRON – QUY ĐỔI HỖN HỢP Câu 1: Để phản ứng hết với m gam Al cần vừa đủ 3,36 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 4,7. D. 6,9. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam Cu cần tối đa V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu 3: Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 2,4. B. 4,8. C. 7,2. D. 9,6. Câu 4: Cho m gam Na vào 100 gam nước, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 106,9. B. 106,6. C. 102,3. D. 104,6. Câu 5: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2 và N2O. % khối lượng của Al trong X là A. 63%. B. 36%. C. 50%. D. 73%. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y. Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 5,60. Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe thu được 1,016 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) thu được sau phản ứng là A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml. Câu 8: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là A. 2,52. B. 2,22. C. 2,32. D. 2,62. Câu 9: Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X có khối lượng 75,2 gam gồm sắt và các oxit sắt. Cho X phản ứng hết vứi dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là A. 11,2. B. 22,4. C. 25,3. D. 56,0. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, toàn bộ khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (lít, đktc) đã tham gia vào quá trình trên là A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu – Ag bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ thu được khí X và dung dịch Y. Toàn bộ khí X được dẫn chậm qua dung dịch nước clo dư, đem dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 dư thu được 18,64 gam kết tủa. Khối lượng Cu, Ag ban đầu là A. 2,56 và 8,64. B. 4,72 và 6,48. C. 2,56 và 6,48. D. 4,72 và 8,64. Câu 12: Cho 3,35 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Khi đốt 3,35 gam hỗn hợp trên trong khí clo dư thì khối lượng muối clorua thu được là A. 10,225. B. 12,225. C. 8,125. D. 9,255. Hoàng Lương Tiến Lộc – 01653448129 1
  2. Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 4 kim loại Mg, Zn, Ni và Al chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần 2 đem hòa tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít 1 khí không màu, hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60. Câu 14: Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là A. 20. B. 40. C. 60. D. 80. Câu 15: Nếu cho 1 mol mỗi chất: KClO3, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. K2Cr2O7. B. KMnO4. C. KClO3. D. MnO2. Hoàng Lương Tiến Lộc – 01653448129 2