Bài tập Hóa học 9 - Chủ đề 3: Các loại hợp chất vô cơ
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 9 - Chủ đề 3: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_hoa_hoc_9_chu_de_3_cac_loai_hop_chat_vo_co.docx
Nội dung text: Bài tập Hóa học 9 - Chủ đề 3: Các loại hợp chất vô cơ
- Chủ đề 3: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1: Cho các hợp chất vô cơ là thành phàn chính trong các thương phảm (sản phẩm thương mại) dưới đây. Thương Hợp chất Phân loại phẩm Oxit Axit Bazo Muối Cát SiO2 Đá vôi CaCO3 Muối ăn NaCl Baking soda NaHCO3 Vôi tôi Ca(OH)2 Vôi sống CaO Axit ắc quy H2SO4 Hãy phân loại các hợp chất trên vào các loại oxit, axit, bazo và muối thích hợp. Câu 2: Ở một số gia đình sử dụng vôi tôi làm vật liệu xây dựng, người ta đào các hố vôi, đổ đầy nước rồi cho vôi sống vào. Quá trình tôi vôi tỏa ra nhiều nhiệt, làm hố vôi sôi sùng sục. Viết phương trình hóa học xảy ra khi tôi vôi và đề xuất biện pháp phòng ngừa ngã vào hố vôi gây bỏng. Câu 3: Dạ dày cơ thể người có chứa một lượng nhỏ HCl. Khi dư thừa axit này gây ra ợ chua, đau dạ dày, người ta thường dùng loại thuốc uống có chứa NaHCO3. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 4: Điền thêm sản phẩm và cân bằng các phương trình hóa học sau đây: a/ Fe + H2SO4 FeSO4 + b/ FeO + H2SO4 FeSO4 + c/ Fe(OH)3 + H2SO4 + d/ CaCO3 + HCl CaCl2 + + H2O e/ Na2SO3 + H2SO4 + SO2 + H2O Câu 5: Trong bếp nhà em có 2 lọ đựng các bột màu trắng là muối ăn NaCl và baking soda NaHCO3 (dùng làm bột nở). Không được nếm, hãy tìm cachs phân biệt loại bột này. Câu 6: hãy viết CTHH và kể tên một ứng dụng àm em biết cho mỗi oxit sau đây: Tên oxit Công thức Ứng dụng Canxi oxit Lưu huỳnh đioxit Cacbon đioxit Sắt (III) oxit
- Oxit nào ở trên có phản ứng với HCl và Ca(OH)2 trong dung dịch? Viết các phương trình hóa học. Câu 7: Cho các chất: CaO, Al2O3, SO3, P2O5 chất nào có phản ứng với: a/ nước b/ HCl trong dung dịch? Viết các phương trình hóa học. Câu 8: Trong hai chất NaOH và Al(OH)3, chất nào có phản ứng với: a/ dung dịch HCl? b/ dung dịch CuSO4 c/ nhiệt phân? Câu 9: trong hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng, dung dịch nào phản ứng với: a/ Mg b/ Fe2O3? c/ dung dịch BaCl2? Viết các phương trình hóa học? Câu 10: Axit sunfuric H2SO4 là hóa chất được dùng nhiều nhất trong nhiều công nghiệp như ngành luyện kim, dầu mỏ, hóa chất. viết phương trình hóa học khi cho axit H2SO4 loãng tác dụng với: Mg, Cu(OH)2, Na2CO3, Fe2O3, BaCl2. Câu 11: Canxi hidroxit thường gọi là vôi tôi, dùng làm vật liệu xây dựng, khử chua, tẩy uế. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi: a/Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 b/Cho Ca(OH)2 vào từng dung dịch HCl và dung dịch CuCl2. Câu 12: Viết các PTHH trong sơ đồ sau: 푡° 푡°, 2 5 S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4 Câu 13: Trong sản xuất, khí X sinh ra từ quá trình nung vôi, đốt cháy nhiên liệu háo thạch đang gây ô nhiễm môi trường, là một trong những nguyên nhân làm khí hậu Trái Đất nóng lên. CÔng thức của X là: A. H2 B. O2 C. N2 D. CO2 Câu 14: Ở nhà, em có thể pha dung dịch có nồng độ 0,9% của chất nào sau đây để làm nước súc miệng? A. Muối ăn B. Giấm ăn C. Đường D. Bột ngọt Câu 15: Cho các chất bột màu trắng: NaCl (muối ăn), CaCO3 (đá vôi), CaSO4.2H2O (thạch cao), NaHCO3 (baking soda). Số chất phản ứng với dung dịch HCl loãng có hiện tượng sủi bọt khí là:
- A.1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 16: Nước đá khô được dùng phổ biến để bảo quản thực phẩm do không độc, không chảy nước. nước đá khô là dạng tinh thể của chất nào sau đây? A.NaCl B. CaCO3 C. CO2 D. H2O Câu 17: Nguyên tố Nito có vai trò quan trọng với cây trồng, tham gia cấu tạo nhân tế bào, nguyên sinh chất, diệp lục, vitamin . Chất nào sau đây được dùng làm phân đạm để cung cấp nguyên tố nito cho cây? A. NaCl b. CO(NH2)2 C. CaO D. KCl Câu 18: Đối với cây trồng, phân lân có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả, tăng cường sức đề kháng. Chất nào sau đây được dùng làm phan lân để cung cấp nguyên tố Photpho cho cây? A. CO(NH2)2 B. Ca(H2PO4)2 C. NaNO3 D. KCl Câu 19: Nguyên tố Kali đóng vai trog quan trọng trong quá trình quan hợp cảu cây xanh, tạo nên các hợp chất gluxit, thúc đẩy sự ra hoa và tăng hàm lượng bột đường trong quả. Chất nào sau đây để cung cấp nguyên tố Kali cho cây? A. NaCl B. CaCO3 C. KCl D. CuSO4 Câu 20: Hai chất nào sau đây đều có phản ứng với dung dịch HCl? A. NaOH và CaCO3 B. Cu và CuO C.Ag và AgNO3 D. FeO và FeSO4 Câu 21: Hai chất nào sau đây đều có phản ứng với dung dịch NaOH? A. CuSO4 và CuO B. Fe và CO2 C.H2SO4 và SO2 D. HCl và K2CO3 Câu 22: Một hs thu khí SO2 vào bình tam giác có đậy miệng bình bằng bông tẩm dung dịch E(để giữ không cho khí SO2 bay ra) theo sơ đồ sau, để hiệu quả nhất, bạn học sinh nên sử dung bông tẩm dung dịch E là dung dịch gì?
- A. NaCl B. HCl C. NaOH D. Na2SO4 Câu 23: Cho hỗn hợp Cu và Fe vào cốc đựng dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X và khí Y. công thức của X và Y lần lượt là: A. Cu và H2 B. Cu và Cl2 C. Fe và H2 D. Fe và Cl2 +HCl +NaOH Câu 24: Thực hiện sơ đồ phản ứng: X Y Cu(OH)2 Chất nào sau đây không phù hợp với X? A. Cu B. Cu(OH)2 C. CuO D. CuCO3 Câu 25: Hòa tan hết 4,8 gam Fe2O3 trong m gam dung dịch HCl 7,3%( vừa đủ) a/ Giá trị của m là: A. 30 B.120 C.60 D. 90 b/ Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong dung dịch sau phản ứng là A. 10,84% B. 10,28% C.5,14% D. 5,42% Câu 26: Nung nóng 50 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được m gam CaO và 10,08 lít khí CO2 (đktc) a/ Giá trị của m là: A. 25,2 B.28,0 C.22,4 D. 16,8 b/ Hiệu suất phản ứng phân hủy là A. 70% B. 80% C.60% D. 90% Câu 27: Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 3,2 gam Fe2O3 nung nóng tới phản ứng hoàn toàn 푡° theo phương trình hóa học sau: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 a. Sau phản ứng, thu được m gam Fe và hỗn hợp khí X. giá trị cả m là: A. 1,12 B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 b. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 2 gam B. 8 gam C. 4 gam D, 6 gam Câu 28:Hòa tan hết 2 gam CaCO3vào dung dịch HCl 0,2 M (vừa đủ), thu được V lít khí CO2 (đktc). Coi thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không đổi. a/ Giá trị của V là A. 0,224 B. 0,896 C. 0,448 D. 0,336
- b/ Nồng độ mol của CaCl2 trong dung dịch sau phản ứng là: A. 0,05 M B. 0,10M C. 0,15M D. 0,20M Câu 29: trong thành phần oxit của kim loại M (hóa trị II) có chứa 40% nguyên tố oxi về khối lưọng: a/ Kim loại M là: A. Mg B. Cu C. Ca D. Fe b/ Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hòa tan hết 1,6 gam oxit trên là A. 160mL B. 80mL C. 40mL D.120mL Câu 30: Khi phân tích thành phần muối sunfat của kim loại M (chưa biết hóa trị) thì thấy M chiếm 20% về khối lượng, còn lại là oxi và lưu huỳnh. Kim loại M là: A. Ca B. Mg C. Fe D. Cu