Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 4: Oxi không khí
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 4: Oxi không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_hoa_hoc_lop_8_chuong_4_oxi_khong_khi.docx
Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 8 - Chương 4: Oxi không khí
- 1, Đốt cháy 7,44g photpho trong bình chứa 6,16 lít khí oxi ( đktc ) tạo thành diphotpho pentaoxit. a, Sau phản ứng chất nào còn dư và số mol dư là bao nhiêu ? b, Tính khối lượng chất tạo thành 2. Đốt cháy 2,24l khí metan trong 28 lít không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước. Sau phản ứng chất nào còn thừa và số mol thừa là bao nhiêu 3. Đốt cháy 36kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy đươc. Tính thể tích khí CO2 và SO2 tạo thành (ở đktc). 4. Nung nóng Kali pemanganat KMnO4 thu được K2MnO4, MnO2 và khí O2. Hãy tính khối lượng KMnO4 cần thiết để điều chế 16,8 lít khí oxi ( đktc ). 5. a, Tính số gam sắt và oxi cần dung để điều chế 4,64g oxit sắt từ Fe3O4. b, Tính số gam Kali clorat KClO3 cần dùng để có lượng oxi dùng cho phản ứng trên. 6. Cho 28,4g diphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Tính khối lượng axit H3PO4 tạo thành. 7. Một oxit của photpho chứa 43,66% khối lượng P và 56,34% khối lượng O. Biết phân tử khối của oxit bằng 142. Xác định công thức của oxit. 8. a, Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí O2 hơn. b, Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn ?? Biết giá KClO3 là 96.000đ/kg và KMnO4 là 30,000đ/kg 9. Đốt cháy hỗn hợp bột nhôm Vl và bột magie Mg cần 3,36l khí oxi ( đktc ). BIết khối lượng Al là 2,7g. Thành phần phần tram của 2 kim loại Al và Mg là bao nhiêu. 10. Một bình kín có dung tích 1,4l đầy không khí ( đktc ). Nếu đốt cháy 2,5g photpho P trong bình, thì photpho có cháy hết không ? 11. Đốt cháy 100g hỗn hợp bột lưu huỳnh S và sắt Fe dùng hết 33,6l khí oxi ( đktc ). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Biết rằng đốt Fe tạo ra Fe3O4 Dạng 1. LẬP CÔNG THỨC OXIT A. Biết phần tram các nguyên tử trong phân tử hay tỉ khối. 1. Một oxit của kim loại X hóa trị VI và chứa 48% oxi theo khối lượng. Xác định tên của X và công thức oxit đó. 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức R2Ox, phân tử khối của oxit đó là 102 đvC. Xác định R 3. Biết A là một oxit của nito có phân tử khối là 76 đvC và tỉ số nguyên tử của N và ) là 2:3 B là một oxit khác cuarnito, ở đktc 1 lit khí B nặng bằng 1 lít khí cacbonic. Tìm công thức A,B 4. Biết phân tử khối của một oxit kim loại là 160g, phần tram khối lượng kim loại trong oxit là 70%. Lập công thức oxit đó 5. Oxit của một phi kim có tỉ lệ khối lượng giữa phi kim và oxi là 1:1. Tỉ khối hơi của oxit này so với nito là 2,286. Xác định công thức oxit.
- 6. Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức R2O5 , hợp chí của với hidro chứa 91,18% khối lượng R. Xác định R và công thức các hợp chất. 7. Nguyên tố R tạo thành hợp chất RH4, trong đó hidro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố R’ tạo thành hợp chất RO2, trong đó oxi chiếm 69,57% khối lượng. Xác định nguyên tố R và R’ 8. Hợp chất với oxi của nguyên tố X có dạng XaOb gồm 7 nguyên tử trong phân tử. Đồng thời tỉ lệ khối lượng giữa X và oxi là 1:1,29 . Xác định X và công thức oxit. B. Dựa vào lượng chất tham gia, lượng sản phẩm thu được. 1. Để hòa tan 7,8g kim loại A cần dùng Vml dung dịch HCl và có 2,688 lit H2 bay ra ( đktc ). Mặt khác, để hòa tan 6,4 gam oxit của kim loại B cũng cần dùng Vml dung dịch HCl trên. Xác định A,B 2. Cho 5,4g kim loại M tác dụng với oxit ta thu được 10,2g oxit cao nhất có công thức M2O3 . Xác định M 3. Hòa tan hết 10,08g một oxit sắt vào dung dịch axit clohidric thu được 19,05g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức hóa học của oxit sắt. 4. Oxit của một nguyên tố quen thuộc có công thức AxOy, trong đó oxi chiếm 50 khối lượng, Biết rằng ở đktc, nếu lấy khối lượng khí oxi bằng khối lượng khí AxOy thì thể tích khí oxi gấp 2 lần thể tích khí AxOy. Hãy xác định nguyên tố A. 5. Hòa tan hết 7,2g một oxit sắt vào axit clohidric. Sau phản ứng thu được 12,7g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức oxit sắt. 6. Cho 18,8g oxit của một kim loại hóa trị I tác dụng với nước tạo ra 22,4g một bazo tan có dạng - ROH. Hãy xác định tên kim loại và công thức bazo. 7. Đốt cháy hết 16,8g sắt nguyên chất trong bình chứa khí oxi ở nhiệt độ cao, thu được 232,2 gam một oxit sắt. Xác định công thức oxit đó DẠNG 2. TÍNH TOÁN DỰA VÀO PHẢN ỨNG CHÁY 1. Đốt cháy cacbon trong bình chứa khí oxi dư, cho sản phẩm đi qua dung địch Ca(OH)2 dư thì thu được 2 gam kết tủa. Tính khối lượng cacbon đem dùng nếu hiệu suất phản ứng là 90% 2. Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí metan có trong 1m3 khí ( đktc ) chứa 2% tạp chất không cháy. 3. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g hỗn hợp khí Z ( đktc ) gồm metan và butan ( C4H10 ) thu được 11g khí CO2 . Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu 4. Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn các hỗn hợp sau a, 0,25 mol Cu; 0,09 mol Fe và 0,75 mol bari Ba. b, 7,75g photpho; 11,2g lưu huỳnh và 1,08g cacbon. c, 5,6l C2H6 ; 0,896l H2 và 3,36l C2H4
- 5. Một bình chứa 33,6l khí oxi (đktc), với lượng oxi này có thể đốt cháy bao nhiêu gam photpho, lưu huỳnh, cacbon, sắt, kẽm 6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí goomg 80 C4H10 và 20% CH4 với tổng khối lượng là 20g. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng và khối lượng sản phẩm thu được 7. Đốt cháy hét 0,8 g một nguyên tố R trong không khí, dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua nước vôi trong thì nước vôi trong bị đục và nặng them 1,6g. Xác định nguyên tố R DẠNG 3. TÍNH TOÁN DỰA VÀO PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi để oxi hóa sắt nhiệt độ cao. a, Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ. b, Tính số gam kali pemanganat cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên. 2. Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, mỗi lọ 100ml. a, Giả sử khí oxi thu được ở đktc và hao hụt 10%. Hãy tính khối lượng kali pemanganat cần dùng để tạo ra lượng oxi cần dùng. b, Nếu dùng kali clorat có thêm một lượng nhỏ MnO2 thì lượng kali clorat cần dùng là bao nhiêu ?? 3. Trộn đều 2g MnO2 và 98g hỗn hợp KCl và KClO3 rồi đem nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp chất rắn nặng 76g. Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. 4. Đun nóng 22,12g KMnO4 thu được 21,26g hỗn hợp rắn. a, Tính thể tích oxi thu được ở đktc b, Tính phần trăm khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân. c, Để thu được lượng O2 như trên phải nhiệt phân bao nhiêu gam HgO ? Biết hiệu suất phản ứng là 80% 5. Nung nóng kali nitrat KNO3 thu được kali nitrit KNO2 và oxi. a, Tính khối lượng kali nitrat cần dùng để điều chế 11,2 gam khí oxi, biết hiệu suất phản ứng là 80% b, Tính lượng khí oxi điều chế được khi phân huỷ 40,4 gam kali nitrat, biết hiệu suất phản ứng là 85% 0 6. Tính khối lượng KMnO4 cần để điều chế 4,8 lít khí oxi ( điều kiện 25 C và 1 atm, 1 mol khí = 24l ). Nếu thay bằng KClO3 thì khối lượng đó có thay đổi không ?