Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 từ năm 1945 đến năm 1954 (Có đáp án)

docx 7 trang xuanha23 09/01/2023 6121
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 từ năm 1945 đến năm 1954 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_lich_su_lop_12_tu_nam_1945_den_nam_1954.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 từ năm 1945 đến năm 1954 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 Câu 1: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai ? A. Ngày 2 - 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương. B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng. D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. Câu 2: Trước ngày 6-3-1946, Đảng- Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì? A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp. B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. D. Đánh Pháp và Tưởng Câu 3: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng” “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì ? A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước. B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước. C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước. D. Để hổ trợ việc giải quyết nạn đói. Câu 4: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Bọn Việt quốc, Việt cách. B. Đế quốc Anh. C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 5: Lý do nào là quan trong nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng bọn tay sai Vỉệt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp dược sự giúp đờ, hậu thuẫn của Anh. C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 6: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Quốc hội khoá I (2-3-1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong quốc hội. B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946).
  2. C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6-3-1946). D. Tạm ươc Việt - Pháp (14-9-1946). Câu 7: Việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chứng tỏ: A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. B. Đường lôi chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta. C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. Đ. Sự non yếu trong lảnh đạo của ta. , Câu 8: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta? A. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là 1 quốc gia tự do. B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng D. Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. Câu 9: Với 2 kẻ thù Tưởng và Pháp, Đảng và Bác đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp. Chủ trương biện pháp nào sau đây được xem là đau đớn nhất để cứu vãn tình hình ? A. Để tay sai Tưởng được tham gia quốc hội và chính trị. B . Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán (11-11-1945) sự thật là rút vào hoạt động bí mật. C. Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Tưởng. D. Kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Tưởng. Câu 10: Cuộc kháng chiến toàn quôc chông thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào? A. Ngày 18 - 12 - 1946. B. Đêm 19- 12 - 1946. C. Đêm 20 - 12 - 1946. D. Ngày 22- 12 -1946. Câu 11: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào ? A. Từ 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947. B. Từ 7 -10 đến 19 - 12 - 1947. C. Từ 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947. D. Từ 16- 8 đến 19 - 12 - 1947. Câu 12: Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì ở Việt Nam ? A. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”. B. “Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”. C. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. D. “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”. Câu 13: Từ lúc bùng nổ đến khi kết thúc chiến dịch Biên giới thu -đông(1950), thời gian nào dưới đây là đúng ?
  3. A. 16 - 9 - 1950 đến 22 - 10 - 1950. B. 16 - 8 – 1950 đến 20 -10 -1950. C. 16 - 8 - 1950 đến 22 - 10 - 1950. D. 18 - 9 – 1950 đến 20 -10-1950. Câu 14: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950? A. Trận đánh ở Cao Bằng. B. Trận đánh ở Đông Khê. C. Trận đánh ở Thất Khê. D. Trận đánh ở Đình Lập. Câu 15: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là: A. Ta đà giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. C. Giải phóng đường biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập. D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân. Câu 16: Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta? A. Ở. Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xúng đột vũ trang. D. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ hạ vũ khí đầu hàng. Câu 17: Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì ? A. Kháng chiến toàn diện. B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. D. Toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính. Câu 18: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mật trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết đinh của mặt trận nào? A. Quân sự. B. Chính trị. c. Kinhtế. D. Ngoại giao. Câu 19: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì ? A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiếa đấu. C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên dịch. D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh" buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 20: Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn của đường lôi kháng chiiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiên của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?
  4. A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên Giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 21: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành: A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tất cả cùng đúng. Câu 22: Trong 7 anh hùng được chọn để biểu dương trong phong trào thi dua Ái quốc (1-5-1952), có anh hùng nào tham gia trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ? A. Cù Chính Lan, Trần Đại Nghĩa. B. La Văn Cầu. C. Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị. D. Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh. Câu 23: Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm nục đích gì ? A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc. B. Có lập cần cứ địa Việt Bắc. C. Khoá cửa biên giới Việt - Trung, thiết lập hành lang Đông Tây (từ Hải Phòng đến Sơn La). D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ. Câm 24: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950 ? A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc khởi nghĩa của ta tiến lên một bước. B. Khai thông biên giới: con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quôc với các nước dân chủ thê giới C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cô căn cứ địa cách mạng. D. Để đánh bại kế hoạch Rơ-ve. Câu 25: Nội dung cơ bản trong bước I của kế hoạch quân sự Na-va là gì ? A. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bác. C. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam. D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam. Câu 26: Từ cưối 1953 đến đầu 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sô-nô, Luông- pha-bang. B. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Luông-pha-bang. C. Điện biên Phủ, Thà khẹt, Pây-cu, Luông-pha-bang D. Điện Biên Phủ, Sê-nô, Plây-cu, Sầm Nưa.
  5. Câu 27: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ ? A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tồn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình. C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956. D. Trách nhịêm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ. Câu 28: Trong các nguyên nhân tháng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) nguyên nhân nào quyết địch nhất? A. Có một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng. B. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng C. Có hậu phương vừng chắc. D. Có tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 29: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn ? A. 44 tiểu đoàn. B. 80 tiểu đoàn. C. 84 tiểu đoàn. D. 86 tiểu đoàn. Câu 30: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn? A. 40 tiểu đoàn. B. 44 tiểu đoàn. C. 46 tiểu đoàn. D. 84 tiểu đoàn. Câu 31: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va: A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn. Câu 32: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là gì ? A. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp. B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp -Mĩ. C. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và bị giam chân ở miền rừng núi. D. Làm thất bại âm mưu bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp. Câu 33: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành: A. 45 cứ điểm và 3 phân khu. B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
  6. C. 50 cứ điểm và 3 phân khu. D. 55 cứ điểm và 3 phân khu. Câu 34: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày ? A. 55 ngày đêm. B. 56 ngày đêm. C. 60 ngày đêm. D. 66 ngày đêm. Câu 35: Nơi nào diễn ra trận chiên đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ: A. Cứ điểm Him Lam. B. Sân bay Mường Thanh C. Đồi AI, Cl. D. Sở chí huy Đờ- cat-xtơ- ri. Câu 36: Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì ? A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ. B. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân. D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 37: Vì sao kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ ta thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kĩ thuật của địch ? A.Vì địch không vận chuyển kịp. B. Vì cách xa hậu cứ địch C. Vì địch bị tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn. D. Tất cả lý do trên. Câu 38: Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ ? A. Chiến thắng Biên giới. B. Chiến thắng Tây Bắc. C. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Câu 39: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận: A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 40: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp (1945-1954) ? A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn. B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thê giới.