Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Yến

docx 4 trang thaodu 6620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_vat_li_lop_11_nam_hoc_2018_2019_nguyen_t.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hải Yến

  1. Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Năm học: 2018 - 2019 TRẮC NGHIỆM KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – PHẢN XẠ TOÀN PHẦN Câu 1: Khúc xạ ánh sáng là sự thay đổi đột ngột phương truyền của một tia sáng khi A. gặp phải vật cản hoặc truyền qua tấm kính lọc màu. B. gặp mặt phẳng gương C. gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau D. truyền khe rất nhỏ của một màn chắn sáng. Câu 2: Chiếu một tia sáng từ nước ra ngoài không khí với góc tới bằng 30°. Chiết suất của nước là 4/3. Góc khúc xạ là A. 41°48’ B. 40°57’ C. 45°15’ D. 38°20’ Câu 3: Chọn câu sai khi đề cập tới định luật khúc xạ ánh sáng. A. Góc khúc xạ phụ thuộc vào bản chất hai môi trường. B. Tia khúc xạ và tia tới thuộc cùng mặt phẳng. C. Tia khúc xạ ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. D. Góc khúc xạ và góc tới tỉ lệ thuận với nhau. Câu 4: Vận tốc ánh sáng trong một chất lỏng trong suốt bằng 2/3 vận tốc ánh sáng trong chân không. Chiết suất của chất đó là A. n = 4/3 B. n = 1,5 C. n = 1,2 D. n = 3,33 Câu 5: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt luôn A. lớn hơn 2 B. bé hơn 1 C. không lớn hơn 2 D. không bé hơn 1 Câu 6: Chiếu một tia sáng với góc tới i = 30° đi từ thủy tinh ra không khí. Cho biết chiết suất thủy tinh là n = 1,414. Góc khúc xạ của tia sáng bằng A. 20,7° B. 27,5° C. 45,0° D. 39,5° Câu 7: Với một tia sáng, chiết suất tuyệt đối của nước là n 1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là A. n1 / n2. B. n2 / n1. C. n2 – n1. D. |n2 – n1| Câu 8: Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt có chiết suất n tới mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n’ > n và tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì A. tia sáng truyền thẳng qua mặt phân cách B. tất cả ánh sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường thứ hai. C. tất cả ánh sáng đều bị phản xạ trở lại. D. một phần ánh sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ. Câu 9: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức A. sin i = n B. sin i = 1/n C. tan i = n D. cos i = n Câu 10: Nếu chiếu ánh sáng đơn sắc từ không khí vào thủy tinh với góc tới 60° thì góc khúc xạ là 30°. Nếu chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối thủy tinh đó ra không khí với góc tới 30° thì góc khúc xạ là A. 45,0°. B. 60,0°. C. 30,0°. D. không xác định. Câu 11: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng ánh sáng A. bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn. C. bị lệch hướng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. bị giảm cường độ sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 12: Một tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất n vào môi trường có chiết suất n’ với góc tới i. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với điều kiện là A. n’ n và góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. C. n’ > n và góc tới i nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. D. n’ < n và góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. GV: Nguyễn Thị Hải Yến Page 1
  2. Câu 13: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5 và của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ A. benzen vào nước. B. nước vào thủy tinh flin. C. benzen vào thủy tinh flin. D. chân không vào thủy tinh flin. Câu 14: Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là A. 41°48’. B. 48°35’. C. 62°44’. D. 38°26’. Câu 15: Góc tới giới hạn phản xạ toàn phần của thủy tinh đối với nước là 60°. Biết chiết suất của nước là 4/3. Chiết suất của thủy tinh là A. n = 1,50 B. n = 1,54 C. n = 1,60 D. n = 1,62 Câu 16: Một tia sáng hẹp truyền từ một môi trường có chiết suất n = 1,732 vào một môi trường khác có chiết suất n’ chưa biết. Để góc tới giới hạn phản xạ toàn phần là 60° thì n2 phải mãn điều kiện A. n’ ≤ 0,866 B. n’ ≤ 1,50 C. n’ ≥ 0,866 D. n’ ≥ 1,50 Câu 17: Lăng kính là một khối trong suốt hình A. lăng trụ tam giác B. lăng trụ tứ giác C. trụ tròn xoay D. chóp tứ giác Câu 18: Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3 với góc tới i = 45°. Góc khúc xạ là A. r = 32° B. r = 64° C. r = 42° D. r = 48,5° Câu 19: Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất 4/3 dưới góc tới 45°. Góc lệch của tia khúc xạ so với tia tới là A. D = 32° B. D = 13° C. D = 45° D. D = 7,7° Câu 20: Tia sáng truyền từ không khí vào một chất lỏng, với góc tới là 45° và góc khúc xạ là 30°. Chiết suất của chất lỏng này là A. 1,732 B. 1,414 C. 1,333 D. 1,500 Câu 21: Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n = 1,414. Dưới góc khúc xạ r bằng bao nhiêu thì tia phản xạ vuông góc với tia tới? A. r = 45°. B. r = 90°. C. r = 60°. D. r = 30°. Câu 22: Tia sáng đi từ thủy tinh có chiết suất 1,5 vào nước có chiết suất 4/3. Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là A. i ≥ 62°44’ B. i n1) và tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì A. tia sáng truyền thẳng qua mặt phân cách giữa hai môi trường. B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2. C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1. D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ. GV: Nguyễn Thị Hải Yến Page 2
  3. Câu 29: Chọn câu sai khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong mặt phẳng tới. B. Tia khúc xạ và tia tới nằm khác phía so với pháp tuyến tại điểm tới. C. Với 2 môi trường trong suốt nhất định thì sin góc khúc xạ luôn tỉ lệ với sin góc tới. D. Tia khúc xạ luôn lệch gần pháp tuyến so với tia tới. Câu 30: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới. B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ một môi trường sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần D. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất của môi trường chiết quang kém so với môi trường chiết quang hơn. Câu 31: Khi tia sáng đi từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 , n2>n1 thì: A. luôn luôn có tia khúc xạ. B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. C. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. D. nếu góc tới bằng 0 thì tia sáng không bị khúc xạ. Câu 32: Khi tia sáng đi từ môi trường chiết suất n1 tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 , n2 < n1 thì : A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới. B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. C. tỉ số giữa sini và sinr là không đổi khi cho góc tới thay đổi. D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 900 khi góc tới i biến thiên. Câu 33: Chiếu một tia sáng tới một mặt bên của lăng kính thì : A. luôn luôn có tia sáng ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính. B. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính. C. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính. D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh. Câu 34: Người ta tăng góc tới của một tia sáng chiếu lên mặt của một chất lỏng lên gấp 2 lần. Góc khúc xạ của tia sáng đó: A. cũng tăng gấp 2 lần. B. tăng gấp hơn 2 lần. C. tăng ít hơn 2 lần. D. tăng nhiều hay ít hơn 2 lần còn tuỳ thuộc vào chiết suất của chất lỏng đó lớn hay nhỏ Câu 35: Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n sao cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i khi đó được tính bằng công thức nào? A. sini=n. B. tgi=n. C. sini=1/n. D. tgi=1/n Câu 36: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia. B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn. C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ. D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới. ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM) Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Từ trường không tương tác với A. các điện tích đứng yên. B. nam châm chuyển động. C. các điện tích chuyển động. D. nam châm đứng yên. Câu 2: Biểu thức nào sau đây dùng để tính độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện đặt trong từ trường đều? BI A. F BIl sin .B. F . BIlcos C. .D F BI sin F sin Câu 3: Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là A. Vêbe (Wb). B. Tesla (T). C. Henri (H). D. Culông (C). GV: Nguyễn Thị Hải Yến Page 3
  4. Câu 4: Theo định luật cảm ứng điện từ của Fa-ra-đây thì độ lớn suất điện động tự cảm tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. B. cường độ dòng điện trong mạch. C. từ thông qua mạch. D. cảm ứng từ. Câu 5: Khi ánh sáng đi từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn thì: A. r i. C. r = i. D. r =2i. Câu 6: 4. Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ A. từ benzen vào nước. B. từ nước vào thủy tinh flin. C. từ benzen vào thủy tinh flin. D. từ chân không vào thủy tinh flin. Câu 7: Bộ phận nào của mắt có vai trò tạo ảnh như thấu kính hội tụ? A. Thể thủy tinh.B. Màng lưới.C. Giác mạc. D. Thủy dịch. Câu 8: Công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: f Đ Đ A. G 1 .B. .GC. k G G .D. . G f 1 2 f f f 2 1 2 Câu 9: Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ cho: A. ảnh ảo, cùng chiều và xa thấu kính hơn vật.B. ảnh ảo, cùng chiều và gần thấu kính hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 10: Khi chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của một lăng kính tam giác, tia ló ra khỏi lăng kính sẽ: A. bị lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới. B. hợp với tia tới một góc 900. C. hợp với tia tới một góc đúng bằng góc chiết quang. D. song song với tia tới. Câu 11: Dòng điện có cường độ I = 5 A chạy trong một dây dẫn thẳng dài, điểm M cách dòng điện một khoảng r = 2,5cm. Tìm độ lớn của vec-tơ cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M. A. B = 4.10-5 T. B. B = 4.10-7 T.C. B = 4.10 -4 T. D. B = 4.105 T. Câu 12: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 5 cm, đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10 -4 T. Từ thông qua khung dây đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véctơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây là: A. = 00. B. . 450 C. . 900D. . 300 Câu 13: Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) như hình vẽ sau. Phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào ? A. Từ (3) tới (1).B. Từ (1) tới (2). C. Từ (2) tới (3).D. Từ (1) tới (3). Câu 14: Một thấu kính có độ tụ D = -5 dp, đó là: A. thấu kính phân kì, có tiêu cự f = -20 cm. B. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20 cm. C. thấu kính phân kì, có tiêu cự f = -0,2 cm. D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm. Câu 15: Bạn An dùng một thấu kính để thu ảnh của một ngọn nến trên màn ảnh. Khi ngọn nến cách thấu kính 30 cm thì bạn An thấy ảnh của nó rõ nét trên màn, ngược chiều vật và có chiều cao bằng ½ lần vật. Em hãy tính giúp bạn An tiêu cự của thấu kính trên là bao nhiêu? A. 10 cm.B. 15 cm.C. 20 cm.D. -10 cm. B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1 (1 điểm): Hạt electron chuyển động với vận tốc v = 3.10 6 m/s, vào trong từ trường đều B = 10 -2 T theo hướng vuông góc với véctơ cảm ứng từ B . Xác định độ lớn của Lo-ren-xơ dụng lên electron. Biết điện tích của hạt electron là -1,6.10-19C. Câu 2(1 điểm): Một khung dây dẫn phẳng, diện tích S = 50 cm 2, gồm N = 100 vòng dây, được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến n của mặt phẳng khung dây một góc = 600. Biết B = 4.10-3 T. Tính từ thông qua khung dây dẫn đó. Câu 3(2 điểm): Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Vật cách thấu kính d = 10 cm. a. Xác định vị trí - tính chất ảnh, số phóng đại ảnh của vật qua thấu kính. Vẽ ảnh. b. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính từ vị trí trên thì chiều cao của ảnh tăng hay giảm? Giải thích. Câu 4 (1 điểm): Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100 cm, điểm cực cận cách mắt 15 cm. Khi đeo kính sửa tật cận thị (kính đeo sát mắt) để nhìn vật ở vô cực mà không phải điều tiết, người ấy có thể nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? GV: Nguyễn Thị Hải Yến Page 4