Bài tập tự luyện môn Hóa học Lớp 8

docx 2 trang thaodu 13423
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_luyen_mon_hoa_hoc_lop_8.docx

Nội dung text: Bài tập tự luyện môn Hóa học Lớp 8

  1. BÀI TẬP TỰ LUYỆN – LỚP 8 (Các em học sinh nghiên cứu thêm sgk để giải bài tập - tuần 23 kiểm tra 1 tiết) I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đktc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là: A. 6,5 g B. 6,8 g C. 7g D. 6.4 g Câu 2: Oxit là hợp chất của oxi với: A. Một nguyên tố kim loại. B. Một nguyên tố phi kim C. Các nguyên tố hóa học khác D. Một nguyên tố hóa học khác Câu 3: Đốt cháy 15,5 g photpho trong bình chứa 11,2 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit. a) Phản ứng này thuộc loại phản ứng gì? A. Sự oxi hóa B. Phản ứng hóa hợp C. Phản ứng phân hủyD. Phản ứng thế b) Chất nào còn dư, chất nào hết? A. Photpho còn dư, oxi hết C. Photpho hết, oxi còn dư B. Cả hai chất vừa đủ D. Tất cả đều sai c) Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu? A. 15,4 g B. 14,2 g C. 26,7 g D. 28,4 g d) Khối lượng chất dư là bao nhiêu? A. 3,1 g B. 3,2 g C. 4,3 g D. 9,6 g e) Cần lấy thêm chất kia lượng là bao nhiêu để phản ứng xảy ra hoàn toàn? A. 1,24 g B. 3,1 g C. 11,2 g D. 4 g Câu 4: Cho các oxit có công thức hoá học sau: 1) SO2; 2) NO2; 3) Al2O3; 4) CO2; 5) N2O5; 6) Fe2O3; 7) CuO; 8) P2O5; 9) CaO; 10) SO3 a) Những chất nào thuộc loại oxit axit? A. 1, 2, 3, 4, 8, 10 B. 1, 2, 4, 5, 8, 10 C. 1, 2, 4, 5, 7, 10 D. 2, 3, 6, 8, 9, 10 b) Những chất nào thuộc loại oxit bazơ? A. 3, 6, 7, 9, 10 B. 3, 4, 5, 7, 9 C. 3, 6, 7, 9 D. 1, 2, 5, 7, 10 Câu 5: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa? t0 1) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 4) Na2O + H2O 2NaOH t0 t0 2) 2H2 + O2  2H2O 5) 2Cu + O2  2CuO t0 3) SO3 + H2O H2SO4 6) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O A. 1, 5, B. 1, 2. C. 3, 4 D. 2, 5 Câu 6: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp? 0 1) 2KMnO4 t K2MnO4 + MnO2 + O2 5) Na2O + H2O 2NaOH 2) 2H2 + O2 2H2O 6) CO2 + 2Mg 2MgO + C t0 3) SO3 + H2O H2SO4 7) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O t0 4) CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O 8) 2HgO  2Hg + O2 a) Phản ứng phân hủy là: A. 1, 5,6 B. 1, 7, 8 C. 3, 4, 7 D. 3, 4, 6 b) Phản ứng hóa hợp là: A. 2, 3,5 B. 3, 6, 8 C. 1, 6, 8 D. 3, 5, 6 Câu 7: Đốt 32 gam S trong O2 tạo thành 64 gam SO2. Khối lượng oxi cần thực hiện phản ứng này là: A. 96 gam B. 32 kg C. 32gam D. 3,2 gam Câu 8: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách: A. Phân hủy thuốc tím B. Hóa lỏng không khí C. Phân hủy nước oxi già D. Điện phân nước
  2. II. TỰ LUẬN: Bài 1: Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, Na2O, SO2, CO2, N2O3, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5. Oxit nào là oxit axit, oxit bazơ? Gọi tên. Bài 2: Viết phương trình biểu diễn sự cháy trong khí oxi của các đơn chất: lưu huỳnh, đồng, Natri, Canxi, Cacbon, photpho, sắt, Magie. Bài 3: Đọc tên các oxit sau. a/ Fe2O3: , b/ P2O5: , c/ SO3: , d/ K2O: , e/ Al2O3: , g/ N2O5: , h/ N2O4: , i/ Cu2O: , k/ HgO: , l/ MgO: Bài 4: Khi đốt cháy sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4. a) Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế 2,32 gam oxit sắt từ. b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi nói trên. Bài 5: Để đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al. a) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng. b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi trên. Bài 6: Đốt cháy 6,2g Photpho trong bình chứa 6,72lít (đktc) khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). a/ Viết phương trình hóa học xảy ra. b/ Tính khối lượng P2O5 tạo thành. Bài 7: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp lưu huỳnh và phot pho trong bình chứa khí oxi dư thu được một chất khí có mùi hắc khó thở và 28,4 gam một chất bột màu trắng bám trên thành bình. a) Hãy cho biết công thức hoá học của chất bột, chất khí nói trên. b) Tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu biết trong hỗn hợp ban đầu có 20% tạp chất trơ không tham gia phản ứng và số mol chất dạng bột tạo thành gấp 2 lần số mol chất dạng khí. c) Tính số phân tử khí oxi đã tham gia phản ứng. Bài 8: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 5,6 lít khí oxi (ở đktc). Hỏi phải dùng bao nhiêu gam kali clorat KClO3? (Biết rằng khí oxi thu được sau phản ứng bị hao hụt 10%). Bài 9: Khử 12 g Sắt (III) oxit bằng khí hiđro theo sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + H2 Fe + H2O a) Tính thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng. b) Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng. Bài 10: Đốt cháy 1 kg than trong không khí, biết rằng trong than có 5% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích khí cacbon đioxit (ở đktc) sinh ra trong phản ứng. b) Tính thể tích không khí (ở đktc) cần dùng đốt cháy hết 1 kg than trên (Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí). Bài 11: Cho 19,5g Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng sản phẩm thu được gồm kẽm sunfat ZnSO4 và khí hidro. a) Tính khối lượng kẽm sunfat thu được sau phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở (đktc). c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđrô sinh ra ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam? Bài 12: Cho 6,4 gam một kim loại R có hóa trị (II) tác dụng hết với lượng khí oxi dư, thu được 8 gam một oxit có dạng RO. Xác định tên và kí hiệu hóa học của kim loại R