Bài tập Vật lý Lớp 12 - Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

pdf 11 trang thaodu 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lý Lớp 12 - Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_vat_ly_lop_12_bai_30_hien_tuong_quang_dien_thuyet_lu.pdf

Nội dung text: Bài tập Vật lý Lớp 12 - Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

  1. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 1 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 1 (THPT 2008) Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì A. ε2 > ε3 > ε1. B. ε3 > ε1 > ε2. C. ε2 > ε1 > ε3. D. ε1 > ε2 > ε3. Câu: 2 (THPT 2008) Trong hiện tượng quang điện, vận tốc ban đầu của các êlectrôn quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại A. có hướng luôn vuông góc với bề mặt kim loại. B. có giá trị từ 0 đến một giá trị cực đại xác định. C. có giá trị không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. D. có giá trị phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng chiếu vào kim loại đó. Câu: 3 (THPT 2008) Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0 = 0,30 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A. 8,625.10-19 J. B. 8,526.10-19 J. C. 625.10-19 J. D. 6,265.10-19 J. Câu: 4 (THPT 2008) Khi nói về thuyết phôtôn ánh sáng (thuyết lượng tử ánh sáng), phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong chân không, vận tốc của phôtôn luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. B. Bước sóng của ánh sáng càng lớn thì năng lượng phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ. C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định thì các phôtôn ứng với ánh sáng đó đều có năng lượng như nhau. D. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. Câu: 5 (THPT 2008) Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,50 μm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó A. tia hồng ngoại. B. bức xạ màu vàng có bước sóng λv = 0,589 μm. C. tia tử ngoại. D. bức xạ màu đỏ có bước sóng λđ = 0,656 μm. Câu: 6 (THPT 2008) Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng. B. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. C. Năng lượng của lượng tử ánh sáng đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử ánh sáng tím. D. Mỗi chùm sáng dù rất yếu cũng chứa một số rất lớn lượng tử ánh sáng. Câu: 7 (THPT 2008) Kim loại dùng làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,6625 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại này bằng A. 3.10-17 J. B. 3.10-18 J. C. 3.10-19 J. D. 3.10-20 J. Câu: 8 (THPT 2008) Công thoát của êlectrôn khỏi mặt kim loại canxi (Ca) là 2,76 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,36 µm. B. 0,66 µm. C. 0,72 µm. D. 0,45 µm. Câu: 9 (THPT 2008) Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Với các kim loại khác nhau được dùng làm catốt đều có cùng một giới hạn quang điện xác định. B. Khi có hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ nghịch với cường độ của chùm sáng kích thích. C. Ứng với mỗi kim loại dùng làm catốt, giá trị của hiệu điện thế hãm không phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích. D. Công thoát của êlectrôn khỏi mặt một kim loại được dùng làm catốt không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích.
  2. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 2 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 10 (THPT 2008) Giới hạn quang điện của kim loại xedi là 0,66 µm Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ A. hồng ngoại. B. tử ngoại. C. màu đỏ có bước sóng 0,65 μm. D. màu vàng có bước sóng 0,58 μm Câu: 11 (THPT 2008) Chiếu bức xạ có bước sóng λ tới bề mặt một kim loại. Biết công thoát của êlectron khỏi mặt kim loại này là A, hằng số Plăng là h và vận tốc ánh sáng trong chân không là c. Hiện tượng quang điện xảy ra khi hc hc A. λ > λ0. B.  C.  D.  0 0 0 Câu: 12 (THPT 2008) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thuyết phôtôn ánh sáng (thuyết lượng tử ánh sáng)? A. Năng lượng của phôtôn trong chùm sáng không phụ thuộc vào tần số ánh sáng đó. B. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. C. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. D. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ. Câu: 13 (CĐ 2008) Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng λ1 = 720 nm, ánh sáng tím có bước sóng λ2 = 400 nm. Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n1 = 1,33 và n2 = 1,34. Khi truyền trong môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ1 so với năng lượng của phôtôn có bước sóng λ2 A. 5/9. B. 9/5. C. 133/134. D. 134/133. Câu: 14 (CĐ 2008) Chiếu lên bề mặt catốt của một tế bào quang điện chùm sáng đơn sắc có bước sóng 0,485 μm thì thấy có hiện tượng quang điện xảy ra. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s, khối lượng nghỉ của êlectrôn (êlectron) là 9,1.10-31 kg và vận tốc ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện là 4.105 m/s. Công thoát êlectrôn của kim loại làm catốt bằng A. 6,4.10-20 J. B. 6,4.10-21 J. C. 3,37.10-18 J. D. 3,37.10-19 J. Câu: 15 (CĐ 2008) Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu chùm sáng kích thích vào catốt thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để triệt tiêu dòng quang điện, người ta đặt vào giữa anốt và catốt một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế hãm. Hiệu điện thế hãm này có độ lớn A. phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích. B. làm tăng tốc êlectrôn (êlectron) quang điện đi về anốt. C. không phụ thuộc vào kim loại làm catốt của tế bào quang điện. D. tỉ lệ với cường độ của chùm sáng kích thích. Câu: 16 (CĐ 2008) Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là sai ? A. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. B. Phôtôn luôn chuyển động với tốc độ rất lớn trong không khí. C. Tốc độ của các phôtôn trong chân không là không đổi. D. Động lượng của phôtôn luôn bằng không. Câu: 17 (ĐH 2008) Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron). B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó. C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó. Câu: 18 (ĐH 2008) Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f1, f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1, V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là A. (V1 + V2). B. V1 – V2. C. V2. D. V1.
  3. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 3 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 19 (ĐH 2008) Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đâu là sai? A. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện thay đổi B. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện giảm. C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện tăng. D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện tăng. Câu: 20 (THPT 2009) Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ bằng A. 0,42 µm. B. 0,30 µm. C. 0,24 µm. D. 0,28 µm. Câu: 21 (THPT 2009) Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Giới hạn quang điện của đồng là A. 0,60µm. B. 0,90µm. C. 0,3µm. D. 0,40µm. Câu: 22 (THPT 2009) Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng? A. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Câu: 23 (GDTX 2009) Giới hạn quang điện của natri là 0,50 μm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào bề mặt tấm kim loại natri bức xạ A. màu da cam. B. màu đỏ. C. hồng ngoại. D. tử ngoại. Câu: 24 (GDTX 2009) Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt của kim loại gọi là hiện tượng A. tán sắc ánh sáng. B. nhiệt điện. C. quang điện ngoài. D. quang - phát quang. Câu: 25 (CĐ 2009) Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589m. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là A. 2,11 eV. B. 4,22 eV. C. 0,42 eV. D. 0,21 eV. Câu: 26 (CĐ 2009) Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được A. hiện tượng quang – phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng. C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài. Câu: 27 (CĐ 2009) Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là Đ, L và T thì A. T > L > eĐ. B. T > Đ > eL. C. Đ > L > eT. D. L > T > eĐ. Câu: 28 (CĐ 2009) Một nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng 662,5 nm với công suất phát sáng là 1,5.10-4 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Số phôtôn được nguồn phát ra trong 1 s là A. 5.1014. B. 6.1014. C. 4.1014. D. 3.1014. Câu: 29 (CĐ 2009) Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì A. số êlectron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên. B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng lên. C. giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống. D. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng lên.
  4. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 4 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 30 (CĐ 2009) Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là A. 3,3696.1030 J. B. 3,3696.1029 J. C. 3,3696.1032 J. D. 3,3696.1031 J. Câu: 31 (ĐH 2009) Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ. B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên. C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. Câu: 32 (ĐH 2009) Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là 1 = 0,18 m, 2 = 0,21 m và 3 = 0,35 m. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? A. Hai bức xạ (1 và 2). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên. C. Cả ba bức xạ (1, 2 và 3). D. Chỉ có bức xạ 1. Câu: 33 (ĐH 2009) Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy h = -34 8 -31 6,625. 10 J.s, c = 3.10 m/s và me = 9,1.10 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng A. 2,29.104 m/s. B. 9,24.103 m/s C. 9,61.105 m/s D. 1,34.106 m/s Câu: 34 (THPT 2010) Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên. Câu: 35 (THPT 2010) Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng λ < λ0. Biết hằng số Plăng là h, tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện được xác định bởi công thức: c 1 1 c 1 1 A. Wđmax = . B. Wđmax = . h  0 h  0 1 1 1 1 C. Wđmax = hc . D. Wđmax = hc .  0  0 Câu: 36 (THPT 2010) Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 µm là A. 3.10-18 J. B. 3.10-20 J. C. 3.10-17 J. D. 3.10-19 J. Câu: 37 (THPT 2010) Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là A. 26,5.10-19 J. B. 26,5.10-32 J. C. 2,65.10-19 J. D. 2,65.10-32 J. Câu: 38 (CĐ 2010) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng. C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s. D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn. Câu: 39 (CĐ 2010) Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng A. 3,02.1019. B. 0,33.1019. C. 3,02.1020. D. 3,24.1019.
  5. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 5 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 40 (ĐH 2010) Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ4 = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là A. λ1, λ2 và λ3. B. λ1 và λ2. C. λ2, λ3 và λ4. D. λ3 và λ4. Câu: 41 (THPT 2011) Biết công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,50 m. B. 0,26 m. C. 0,30 m. D. 0,35 m. Câu: 42 (THPT 2011) Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn. C. bước sóng càng lớn. D. chu kì càng lớn. Câu: 43 (THPT 2011) Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng A. 4,97.10-31 J B. 4,97.10-19 J C. 2,49.10-19 J D. 2,49.10-31 J Câu: 44 (THPT 2011) Chiếu bức xạ có bước sóng 0,18 μm vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,30 μm. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là A. 4,85.106 m/s B. 4,85.105 m/s C. 9,85.105 m/s D. 9,85.106 m/s Câu: 45 (GDTX 2011) Công thoát electron khỏi một kim loại là 3,45 eV. Chiếu lần lượt các 14 13 15 14 bức xạ có tần số f1 = 5.10 Hz ;f2 = 75.10 Hz; f3 = 10 Hz;f4 = 12.10 Hz vào bề mặt tấm kim loại đó. Những bức xạ gây ra hiện tượng quang điện có tần số là: A. f2, f3 và f4 B. f3 và f4 C. f1 và f2 D. f1, f2 và f4 Câu: 46 (CĐ 2011) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó A. giải phóng một electron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng. B. phát ra một photon khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. C. giải phóng một electron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. D. phát ra một photon khác có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng. Câu: 47 (CĐ 2011) Một kim loại có giới hạn quang điện là 0 . Chiếu bức xạ có bước sóng  bằng 0 vào kim loại này. Cho rằng năng lượng mà eelectron quang điện hấp thụ từ photon 3 của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng của nó. Giá trị động năng này là 3hc hc hc 2hc A. B. C. D. 0 20 30 0 Câu: 48 (ĐH 2011) Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. Câu: 49 (ĐH 2011) Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là A. 550 nm B. 220 nm C. 1057 nm D. 661 nm Câu: 50 (ĐH 2011) Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng 1 = 0,30m vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế UAK = -2V và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng 2 = 0,15m thì động năng cực đại của êlectron quang điện ngay trước khi tới anôt bằng A. 1,325.10-18J. B. 6,625.10-19J. C. 9,825.10-19J. D. 3,425.10-19J.
  6. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 6 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 51 (THPT 2012) Biết công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 3,74 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,532m. B. 0,232m. C. 0,332m. D. 0,35 m. Câu: 52 (THPT 2012) Công thóat êlectron ra khỏi một kim lọai 3,6.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Chiếu chùm sáng có bước sóng 0,3μm vào kim loại trên. Tính vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là A. 8,15.105m/s B. 9,42.105m/s C. 2,18.105m/s D. 4,84.106m/s Câu: 53 (THPT 2012) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ? A. Trong chân không, phô tôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng. B. Phô tôn của mọi ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau C. Phô tôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. D. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. Câu: 54 (GDTX 2012) Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,50 µm. Công thoát êlectron của kim loại đó bằng A. 12,40 eV. B. 1,24 eV. C. 24,80 eV. D. 2,48 eV. Câu: 55 (CĐ 2012) Gọi Đ, L, T lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có A. Đ > L > T. B. T > L > Đ. C. T > Đ > L. D. L > T > Đ. Câu: 56 (CĐ 2012) Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 m. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là A. 6,625.10-20J. B. 6,625.10-17J. C. 6,625.10-19J. D. 6,625.10-18J. Câu: 57 (CĐ 2012) Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với A. kim loại bạc. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại đồng. Câu: 58 (CĐ 2012) Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng 0,25 m vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,5 m. Động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện là A. 3,975.10-20J. B. 3,975.10-17J. C. 3,975.10-19J. D. 3,975.10-18J. Câu: 59 (ĐH 2012) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng. B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau. C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không. D. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. Câu: 60 (ĐH 2012) Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 mvào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây? A. Kali và đồng B. Canxi và bạc C. Bạc và đồng D. Kali và canxi Câu: 61 (ĐH 2012) Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,542 mvà 0,243 m vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,500 m. Biết -31 khối lượng của êlectron là me= 9,1.10 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng A. 9,61.105 m/s B. 9,24.105 m/s C. 2,29.106 m/s D. 1,34.106 m/s Câu: 62 (THPT 2013) Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,26 m. Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại này là A. 7,20 eV. B. 1,50 eV. C. 4,78 eV. D. 0,45 eV. Câu: 63 (THPT 2013) Trong chân không, năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 0,75 µm bằng A. 2,65 eV. B. 1,66 eV. C. 2,65 MeV. D. 1,66 MeV.
  7. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 7 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 64 (THPT 2013) Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 µm. Hiện tượng quang điện có thể xảy ra khi chiếu vào tấm kẽm bằng: A. ánh sáng màu tím. B. tia X. C. ánh sáng màu đỏ. D. tia hồng ngoại. Câu: 65 (THPT 2013) Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào catôt của một tế bào quang điện thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện là Wđ. Nếu chiếu vào catôt đó bằng bức xạ khác có tần số f2 = 2f1 thì động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện A. tăng thêm một lượng bằng 2hf1. B. tăng thêm một lượng bằng hf1. C. giảm đi một lượng bằng 2hf1. D. giảm đi một lượng bằng hf1. Câu: 66 (CĐ 2013) Pho tôn có năng lượng 0,8eV ứng với bức xạ thuộc vùng: A. sóng vô tuyến B. Tia hồng ngoại C. Tia X D. Tia tử ngoại. Câu: 67 (CĐ 2013) Công thoát electron của một kim loại bằng 3,43.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là: A. 0,30 m B. 0,5 m C. 0,43 m D. 0,38 m Câu: 68 (CĐ 2013) Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một electron hấp thụ pho ton sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của electron quang điện đó là: A. 2K+A B. 2K-A C. K+A D. K-A. Câu: 69 (ĐH 2013) Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn. B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên. C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. Câu: 70 (ĐH 2013) Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 m. Công thoát êlectron ra khỏi kim loại này bằng A. 2,65.10-19J. B. 26,5.10-19J. C. 2,65.10-32J. D. 26,5.10-32J. Câu: 71 (ĐH 2013) Gọi  Đ là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ; L là năng lượng của phôtôn ánh sáng lục; V là năng lượng của phôtôn ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng? A.  Đ > V > L B. L >  Đ >V C. V > L >  Đ D. L > V >  Đ Câu: 72 (ĐH 2013) Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7.5.1014Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10W. Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây xấp xỉ bằng: 20 19 19 20 A. 0,33.10 B. 2,01.10 C. 0,33.10 D. 2,01.10 Câu: 73 (THPT 2014) Công thoát của electron khỏi một kim loại là 3,68.10-19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25m thì A. bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện B. cả bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện C. cả bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện D. bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện Câu: 74 (THPT 2014) Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,4 m. Phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng A. 4,97.10-18 J B. 4,97.10-20 J C. 4,97.10-17 J D. 4,97.10-19 J Câu: 75 (THPT 2014) Theo quan điểm của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? A. Các photôn của cùng một ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau B. Khi ánh sáng truyền đi xa, năng lượng của photôn giảm dần C. Photôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động D. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon
  8. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 8 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 76 (GDTX 2014) Giới hạn quang điện của nhôm và của natri lần lượt là 0,36 µm và 0,50 µm. Biết 1eV = 1,6.10-19J. Công thoát của êlectron khỏi nhôm lớn hơn công thoát của êlectron khỏi natri một lượng là: A. 0,322 eV. B. 0,140 eV. C. 0,966 eV. D. 1,546 eV. Câu: 77 (GDTX 2014) Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 μm. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng nào dưới đây vào bề mặt tấm kẽm thì sẽ không gây ra hiện tượng quang điện? A. 0,25 μm. B. 0,40 μm. C. 0,30 μm. D. 0,20 μm. Câu: 78 (CĐ 2014) Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích A. hiện tượng quang điện B. hiện tượng quang – phát quang C. hiện tượng giao thoa ánh sáng D. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện Câu: 79 (CĐ 2014) Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10-19J. Bức xạ này thuộc miền A. sóng vô tuyến B. hồng ngoại C. tử ngoại D. ánh sáng nhìn thấy Câu: 80 (CĐ 2014) Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589 m . Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này là A. 0,21 eV B. 2,11 eV C. 4,22 eV D. 0,42 eV Câu: 81 (ĐH 2014) Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 m. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng A. 4,07 eV. B. 5,14 eV. C. 3,34 eV. D. 2,07 eV. Câu: 82 (ĐH 2014) Công thoát êlectron của một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,6 m B. 0,3 m C. 0,4 m D. 0,2 m Câu: 83 (MINH HỌA THPTQG 2015) Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng? A. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên. B. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau. C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn. D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. Câu: 84 (MINH HỌA THPTQG 2015) Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. Câu: 85 (MINH HỌA THPTQG 2015) Một học sinh làm thực hành về hiện tượng quang điện bằng cách chiếu bức xạ có bước sóng bằng λ0/3 vào một bản kim loại có giới hạn quang điện là λ0. Cho rằng năng lượng mà êlectron quang điện hấp thụ từ phôtôn của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng của nó. Giá trị động năng này là 3hc hc hc 2hc A. . B. . C. . D. . 0 20 30 0 Câu: 86 (THPTQG 2015) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh đó có tần số càng lớn. B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. D. Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau. Câu: 87 (THPTQG 2015) Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 6,625.10-19J. Biết h =6,625.10-34J.s, c=3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 300 nm. B. 350 nm. C. 360 nm. D. 260 nm.
  9. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 9 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 88 (THPTQG 2016) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. B. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108m/s. C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. D. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau. Câu: 89 (THPTQG 2016) Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 m đến 0,76 m. Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s và 1eV = 1,6.10-19 J. Các phôtôn của ánh sáng này có năng lượng nằm trong khoảng A. từ 1,63 eV đến 3,11 eV. B. từ 2,62 eV đến 3,27 eV. C. từ 2,62 eV đến 3,11 eV. D. từ 1,63 eV đến 3,27 eV. Câu: 90 (MINH HỌA THPTQG 2017 LẦN 1) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ánh sáng đơn sắc có tần số càng lớn thì phôtôn ứng với ánh sáng đó có năng lượng càng lớn. B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động. D. Năng lượng của các loại phôtôn đều bằng nhau. Câu: 91 (MINH HỌA THPTQG 2017 LẦN 1) Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 6,625.10-19 J. Biết h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 300 nm. B. 350 nm. C. 360 nm. D. 260 nm. Câu: 92 (MINH HỌA THPTQG 2017 LẦN 2) Công thoát của êlectron khỏi kẽm là 3,549 eV. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 1,6.10−19 C. Giới hạn quang điện của kẽm bằng A. 350 nm. B. 340 nm. C. 320 nm. D. 310 nm. Câu: 93 (MINH HỌA THPTQG 2017 LẦN 3) Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 μm. Lấy c = 3.108m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là A. 1,452.1014 Hz. B. 1,596.1014Hz. C. 1,875.1014Hz. D. 1,956.1014Hz. Câu: 94 (MINH HỌA THPTQG 2017 LẦN 3) Trong chân không, ánh sáng màu lam có bước sóng trong khoảng từ 0,45μm đến 0,51μm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng này có giá trị nằm trong khoảng A. từ 3,9.10−20 J đến 4,42.10−20 J. B. từ 3,9.10−21 J đến 4,42.10−21 J. C. từ 3,9.10−25 J đến 4,42. 10−25 J. D. từ 3,9.10−19 J đến 4,42.10−19 J. Câu: 95 (THPTQG 2017) Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia . sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là A. tia tử ngoại, tia , tia X, tia hồng ngoại. B. tia , tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại. C. tia X, tia , tia tử ngoại, tia hồng ngoại. D. tia , tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại, Câu: 96 (THPTQG 2017) Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là  c h hc A. . B. . C. . D. . hc h c  Câu: 97 (THPTQG 2017) Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt A. notron. B. phôtôn. C. prôtôn. D. êlectron. Câu: 98 (THPTQG 2017) Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μn. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là A. 0,40 μm. B. 0,20 μm. C. 0,25 μm. D. 0,10 μm.
  10. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 10 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 99 (THPTQG 2017) Giới hạn quang dẫn của một chất bán dẫn là 1,88 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của chất đó là A. 0,66.10-3 eV. B.1,056.10-25 eV. C. 0,66 eV. D. 2,2.10-19 eV. Câu: 100 (THPTQG 2017) Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Trong chân không, chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng A. 0,32 μm. B. 0,36 μm. C. 0,41 μm. D. 0,25 μm. Câu: 101 (MINH HỌA THPTQG 2018) Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 4,97 μm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s và e = 1,6.10−19 C. Năng lượng kích hoạt (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn) của chất đó là A. 0,44 eV. B. 0,48 eV. C. 0,35 eV. D. 0,25 eV. Câu: 102 (THPTQG 2018) Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là A. 6,625.10−19 J. B. 6,625.10−28 J C. 6,625.10−25 J. D. 6,625.10−22 J. Câu: 103 (THPTQG 2018) Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,36 μm. B. 0,43 μm. C. 0,55 μm. D. 0,26 μm. Câu: 104 (THPTQG 2018) Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5m. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần số f vào kim loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giá trị nhỏ nhất của f là: A. 6.1014 Hz. B. 5.1014 Hz. C. 2.1014 Hz. D. 4,5.1014 Hz. Câu: 105 (THPTQG 2018) Ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 589 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Lượng tử năng lượng của sóng này là A. 3,37.10-19 J B. 3,37.10-28 J C. 1,30.10-28 J D. 1,30.10-19 J Câu: 106 (MINH HỌA THPTQG 2019) Công thoát của êlectron khỏi kẽm có giá trị là 3,55 eV. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kẽm là A. 0,35 µm. B. 0,29 µm. C. 0,66 µm. D. 0,89 µm. Câu: 107 (MINH HỌA THPTQG 2019) Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là A. 3,02.1017. B. 7,55.1017. C. 3,77.1017. D. 6,04.1017. Câu: 108 (THPTQG 2019) Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55µm; 0,43µm; 0,36µm; 0,3µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.1019photon. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c =3.108m/s. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu: 109 (THPTQG 2019) Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, Na, Zn, Cu lần lượt là 0,58µm; 0,50µm; 0,35µm; 0,30µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,35W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 4,5.1019 photon. Lấy h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là A.4 B.2 C.1 D.3
  11. BÀI TẬP VẬT LÝ 12 trang 11 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG BÀI 30. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu: 110 (THPTQG 2019) Giới hạn quang điện của kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là 0,5m ; 0,43m; 0,35m; 0,3m. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,3W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 3,6.10+19 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108(m/s). Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu: 111 (THPTQG 2019) Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn ( năng lượng kích hoạt) của các chất PbS, Ge, Cd; Te lần lượt là: 0,30eV; 0,66eV; 1,12eV; 1,51eV. Lấy 1ev=1,6.10-19J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi photon mang năng lượng 9,94.10-20J vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện không xảy ra là A.3 B.1 C.4 D.2 Câu: 112 (THPTQG 2019) Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, K, Ca, Zn lần lượt là 0,58µm; 0,55µm; 0,43µm; 0,35µm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,4W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,5.1019 photon. Lấy h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là A.4 B.3 C.2 D.1 Câu: 113 (MINH HỌA THPTQG 2020) Gọi h là hằng số Plăng. Với ánh sáng đơn sắc có tần số f thì mỗi phôtôn của ánh sáng đó mang năng lượng là h f A. hf . B. . C. . D. hf 2 . f h