Bài tập Vật lý Lớp 6 - Dành cho học sinh tự ôn tập

docx 7 trang thaodu 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lý Lớp 6 - Dành cho học sinh tự ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_vat_ly_lop_6_danh_cho_hoc_sinh_tu_on_tap.docx

Nội dung text: Bài tập Vật lý Lớp 6 - Dành cho học sinh tự ôn tập

  1. BÀI TẬP VẬT LÝ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP A. BÀI TẬP VỀ RÒNG RỌC I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định. A. Bằng. B. Ít nhất bằng. C. Nhỏ hơn. D. Lớn hơn. Câu 2: Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây? A. Đưa thùng hàng lên ô tô tải. B. Đưa xô vữa lên cao. C. Kéo thùng nước từ giếng lên. D. B và C đúng. Câu 3:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định? Ròng rọc cố định giúp: A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo. B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. D. cả ba kết luận trên đều sai. Câu 4: Chọn câu đúng: A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định. C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực. Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
  2. Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. bằng trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo. II.TỰ LUẬN Câu 1: a.Ròng rọc có cấu tạo như thế nào? Có mấy loại ròng rọc? b. Dùng ròng rọc có lợi ích gì? Làm thế nào để sử dụng ròng rọc vừa có lợi về hướng và vừa có lợi về độ lớn của lực? Câu 2: Tìm những ví dụ về sử dụng ròng rọc? Câu 3: So sánh chuyển động của ròng rọc cố định và ròng rọc động khi dùng chúng để kéo vật lên cao. Câu 4: Cho hệ thống ròng rọc như hình 1: Hình 1 a. Xác định đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động. b. Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 20N lên cao bằng hệ thống ròng rọc này thì lực kéo có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Câu 5: Với palăng hình 2, có thể kéo vật trọng lượng P lên cao với lực kéo F có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu?
  3. Hình 2 P B. BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC ( I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một bạn dùng thước có ĐCNN 1cm để đo độ dài của cái bàn học. Trong các cách ghi kết quả sau đây cách ghi nào đúng nhất : A. 5m B. 50dm C. 50cm D. 5000mm Câu 2. Thước nào sau đây thích hợp đo độ dài sân trường em? A. Thước thẳng GHĐ 1m. B. Thước kẻ GHĐ 30cm. C. Thước dây GHĐ 100cm. D. Thước cuộn GHĐ 5m. Câu 3. Bình chia độ có ĐCNN là 0,5cm3. Cho biết cách ghi kết quả đo nào là đúng : A. 20,2 cm3 B. 10,30 cm3 C. 20,5 cm3 D. 20 cm3 Câu 4. Trên bao xi măng có ghi 50 kg số đó cho biết : A. Sức nặng của bao xi măng. B. Khối lượng của xi măng trong bao. C. Thể tích của bao xi măng. D. Sức nặng và trọng lượng của bao xi măng. Câu 5. Cách đổi nào sau đây là SAI: 1 A. 1kg = 1000g B. 1 tấn = 1000kg C.1 tạ = 10kgD. 1mg = g 1000 Câu 6. Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml). Số liệu đó chỉ:
  4. A. thể tích của cả chai nước. B. thể tích của nước trong chai. C. khối lượng của cả chai nước. D. khối lượng của nước trong chai. Câu 7. Sử dụng bình tràn, bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích nước tràn ra bình chứa. C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nướccòn lại trong bình tràn. Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực : A. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. B. Mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. C. Mạnh khác nhau, cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. D. Mạnh như nhau, cùng phương, khác chiều, tác dụng vào hai vật. Câu 9. Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Quả bóng chỉ bị biến dạng. B. Chỉ có chuyển động của quả bóng bị biến đổi. C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. D. Không có sự biến đổi nào xảy ra. Câu 10. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi: A. Lò xo bị kéo dãn ra. B. Lò xo bị nén ngắn lại. C. Lò xo bị hỏng. D. Cả A, B đều đúng. Câu 11. Máy cơ đơn giản sẽ giúp con người : A. Làm việc mệt nhọc hơn. B. Làm việc dễ dàng hơn. C. Làm việc khó khăn hơn. D. Làm việc nặng nề hơn. Câu 12. Trong các dụng cụ sau đây dụng cụ nào không phải là đòn bẩy : A. Cái kìm. B. Cái kéo. C. Cái cầu thang. D. Cái cân Rôbécvan. Câu 13. Cho biết 0,5 lít nước có khối lượng 0,5kg. Trọng lượng riêng của nước là: A. 100 (N/m3) B. 10000 (N/m3)
  5. C. 1000 (N/m3) D. 10000 (N/m2) Câu 14. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 10kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? A. F < 10N B. F = 10N C. 10N < F < 100N D. F = 100N Câu 15. Chọn câu đúng: A. Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo vật lên càng lớn. B. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì kéo vật lên càng dễ. C. Mặt phẳng hợp với mặt đất một góc 900 là kéo vật lên dễ nhất. D. Mặt phẳng hợp với mặt đất một góc 150 kéo vật lên khó hơn so với mặt phẳng hợp với mặt đất một góc 300. Câu 16. Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng? A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Câu 17. Chọn câu đúng: A. Khoảng cách từ vật đến điểm tựa càng dài thì càng dễ nâng vật lên. B. Để cường độ của lực cần nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì điểm tác dụng lực phải ở gần điểm tựa hơn. C. Điểm tác dụng lực càng gần điểm tựa thì lực cần nâng vật phải càng lớn. D. Cường độ của lực cần nâng vật không phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực mà phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 18. Trong các bộ phận của chiếc xe đạp, bộ phận nào là đòn bẩy? A. Yên xe B. Giò đạp C. Bàn đạp D. Khung xe II.TỰ LUẬN 1. Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: a. Độ dài ; b. Thể tích chất lỏng ; c. Lực ; d. Khối lượng 2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gì? 3. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
  6. 4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì? 5. Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì? Lực này có phương chiều như thế nào? 6. Dùng tay ép hai dầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là lực gì? 7. Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì? 8. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 7800kg/m3 là của sắt. 9. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống: - Đơn vị đo độ dài là kí hiệu là - Đơn vị đo thể tích là kí hiệu là - Đơn vị đo lực là kí hiệu là - Đơn vị đo khối lượng là kí hiệu là - Đơn vị đo khối lượng riêng là kí hiệu là 10. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. 11. Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích. 12. Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học. 13. Một vật được gọi là đòn bẩy phải có 3 yếu tố nào? 14. Hãy nêu tên của máy cơ đơn giản đã học mà người ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau: - Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà. - Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải. - Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc. 15. Hãy dùng các từ trong 3 ô sau để viết thành 5 câu khác nhau. - con trâu - lực hút - quả bóng đá - người thủ môn bóng đá - lực đẩy - quả bóng bàn - chiếc kìm nhổ đinh - lực kéo - cái cày - thanh nam châm - cái đinh - chiếc vợt bóng bàn - miếng sắt 16. Có ba hòn bi có kích thước bằng nhau, được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong ba hòn bi có một hòn bằng sắt, một hòn bằng nhôm và một hòn bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt, hòn nào bằng nhôm và một hòn bằng chì? Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách trả lời A, B, C. Cách Sắt Nhôm Chì A Hòn bi 1 Hòn bi 2 Hòn bi 3 B Hòn bi 2 Hòn bi 3 Hòn bi 1 C Hòn bi 3 Hòn bi 1 Hòn bi 2
  7. 17. Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: a. Khối lượng riêng của đồng là 8900 b. Trọng lượng của một con chó là 70 c. Khối lượng của một bao gạo là 50 d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 e. Thể tích nước trong một bể nước là 3 - mét khối - kilôgam trên mét khối - kilôgam - niutơn trên mét khối - niutơn 18. Hãy chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: - ròng rọc cố định - ròng rọc động - mặt phẳng nghiêng - đòn bẩy a. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng b. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng hai thường dùng một c. Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng d. Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một Nhờ thế, người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của cỗ máy. 19. a) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? b) Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo? Kéo cắt kim loại ___HẾT___ CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!!! 