Chuyên đề Vật lý Lớp 8 - Chủ đề 10: Lực đẩy Ác-si-mét

doc 7 trang thaodu 27253
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vật lý Lớp 8 - Chủ đề 10: Lực đẩy Ác-si-mét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_vat_ly_lop_8_chu_de_10_luc_day_ac_si_met.doc

Nội dung text: Chuyên đề Vật lý Lớp 8 - Chủ đề 10: Lực đẩy Ác-si-mét

  1. CHỦ ĐỀ 10 LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: một vật làm bằng dồng khối lượng 1,78 kg được thả vào trong nước. Biết khối lượng riêng của đồng và nước 8900 kg/m 3 và 1000 kg/m3. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét có phương chiều và độ lớn như thế nào? Bài 2: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 30cm x 20cm x 10cm. a. tính thể tích của vật. b. Tính lực đẩy Ác Si Mét tác dụng lên vật khi thả nó vào một chất lỏng có trọng lượng riêng là 12000 N/m 3. Biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng đó. Bài 3: Một vật được móc vào một lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5N. Khi nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thấy lực kế chỉ 3,8 N. Tính: Lực đẩy Ác Si Mét tác dụng lên vật khi đó và thể tích của vật? Tính trọng lượng riêng của vật? Bài 4: Một vật làm bằng đồng và một vật làm bằng nhôm có cùng khối lượng và cùng được nhúng vào trong dầu. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét tác dụng vào vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Biết trọng lượng riêng của đồng với nhôm lần lượt là: 89000 N/m3 và 27000N/m3. Bài 5: Một vật làm bằng đồng được nhúng vào trong dầu và một vật làm bằng nhôm được nhúng vào trong nước. Hỏi lực đẩy Ác Si Mét tác dụng vào vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? Biết thể tích 2 vật bằng nhau, trọng lượng riêng của dầu và nước lần lượt là: 8000 N/m 3 và 10000N/m3. Bài 6: Một vật có trọng lượng riêng 15000N/m3. Nếu treo vật vào một lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vật trong nước thấy lực kế chỉ 190 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Bài 7: Khi treo một vật làm bằng kim loại vào một lực kế thì lực kế chỉ 17,8 N. Khi treo vật đó vào lực kế và nhúng chìm vật vào bình tràn thì phần nước tràn ra có thể tích là 0,2 lít. Hỏi Khi nhúng vật vào bình tràn thì lực kế chỉ bao nhiêu? Vạt đó làm bằng kim loại gì? Bài 8: Thả một vật không thấm nước vào dầu thì thấy 80% thể tích của vật bị chìm. a. Hỏi khi thả nó vào nước thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Biết khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800 kg/m 3 và 1000 kg/m3 b. Khối lượng của vật là bao nhiêu? Biết vật đó có dạng hình lập phương với cạnh là 50cm. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Câu 3: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 4: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Acsimét B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét Câu 5: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. trọng lượng của vật B. trọng lượng của chất lỏng C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của dầu lớn hơn TLR của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu. D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 7: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổiC. lực đẩy của nước D. lực đẩy của tảng đá Câu 8: Công thức tính lực đẩy Acsimét là: A. FA= D.V B. FA= Pvật C. FA= d.V D. FA= d.h Câu 9: 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m 3) và 1cm3 (trọng lượng riêng 130.00N/m 3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm B. Chì C. Bằng nhau D. Không đủ dữ liệu kết luận
  2. Câu 10: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m 3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m 3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm B. Chì C. Bằng nhau D. Không đủ dữ liệu kết luận. Câu 11: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật B. Thể tích chất lỏng C. Thể tích phần chìm của vật D. Thể tích phần nổi của vật Câu 12: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,7N B. 1,2N C. 2,9N D. 0,5N Câu 13: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy. A. F1A > F2A > F3 B. F1A = F2A = F3A C. F3A > F2A > F1A D. F2A > F3A > F1A Câu 14: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là: A. 213cm3 B. 183cm3 C. 30cm3 D. 396cm3 Câu 15: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A.Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0. Câu 16: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết 3 3 drượu= 8000N/m , dđồng = 89000N/m A. 4,45N B. 4,25N C. 4,15N D. 4,05N Câu 17: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm 3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m 3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000N B. 40000N C. 2500N D. 40N Câu 18: Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD( CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh C O D CD sẽ: A. Vẫn cân bằng B. Nghiêng về bên trái C. Nghiêng về bên phải D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu Câu 19: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì? M N A. Đồng B. SắtC. Chì D. Nhôm Câu 20: Một ống chữ U chứa nước, hai nhánh được hút hết không khí và hàn kín ở 2 đầu. Cho ống chữ U nghiêng về phía phải thì: M N A. Mực nước ở nhánh M thấp hơn nhánh NB. Mực nước ở nhánh M cao hơn nhánh N C. Mực nước ở nhánh M bằng mực nước ở nhánh ND. Không so sánh được mực nước ở 2 nhánh Câu 21: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m 3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m 3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào: A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất B. ba vật như nhau C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất Câu 22: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m 3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào: A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất B. ba vật như nhauC. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất Câu 23: Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m 3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m 3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ chất lỏng có thể tích bằng: A. 2m3 B. 2.10-1 m3 C. 2.10-2 m3 D. 2.10-3 m3 Câu 24: Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng: A. > 500N B. 500N C. < 500N D. Không đủ dữ liệu để xác định Câu 25: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? A. Quả cầu đặc B. Quả cầu rỗng C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhauD. Không so sánh được Câu 26. một quả nặng làm bằng sắt nặng 50g, có thể tích 25 cm 3 được nhúng chìm trong nước. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 . Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là: A. 0,5 N B. 0,25 N C. 0,05N D. 2, 5N Câu 27. Trường hợp nào sau đây không tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nổi trên mặt chất lỏng? A.Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng. B.Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật. C.Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D.Biết khối lượng của vật. Câu 28. Cách làm nào dưới đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimet? A. Đo trọng lượng P của vật trong chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật chìm trong nước. B. Đo trọng lượng P1 của vật trong không khí và trọng lượng P2 của vật khi nhúng chìm vật trong nước, từ đó suy ra: FA = P1 – P2.
  3. C. Đo trọng lượng P của vật nổi trên mặt chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật. D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ, từ đó suy ra: FA = Pnước bị vật chiếm chỗ. Câu 29. Công thức tính lực đẩy Acsimet là A. FA = dlỏng.h. B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ.C. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ. D. FA = dvật.h. Câu 30. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng? A.Cân treo vẫn thăng bằng. B. Cân treo lệch về phía bi sắt. C. Cần treo lệch về phía bi chì. D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi sắt. Câu 31. Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật này khi chúng ngập trong nước. A.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì. B.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm. C.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng nhôm, bằng sắt. D.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng sắt lớn nhất, rồi đến vật bằng chì, bằng nhôm. Câu 32: Công thức tính lực đẩy Acsimét là: A. FA= D.V; B. FA= Pvật; C. FA= d.V; D. FA= d.h. Câu 33: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 34: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A.Tăng lên; B. Giảm đi; C. Không thay đổi; D. Chỉ số 0. Câu 35: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Câu 36 Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn. B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Câu 37: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? A. Quả cầu đặc. B.Quả cầu rỗng. C.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau. D.Không so sánh được. Câu 38: Trong các phát biểu sau đây về lực đẩy Acsimet, phát biểu nào là đúng? A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật theo mọi phương. B. Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng ngược chiều với lực khác tác dụng lên vật đó. Câu 39: Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD( CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ: C O D A. Vẫn cân bằng. B. Nghiêng về bên trái. C. Nghiêng về bên phải. D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu. M N Câu 40: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy. A. F1A > F2A > F3A; B F1A = F2A = F3A; C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A. Câu 41:Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào các vật theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: A. Đồng - nhôm - sắt. B. Nhôm - đồng - sắt. C. Nhôm - sắt - đồng. D. Sắt - nhôm - đồng. Câu 42: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 43: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
  4. A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 44: Một vật có thể tích 0,1m 3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn: A. 2500N B. 1000N C. 1500N D. > 2500N Câu 45: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm 3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m 3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000N; B. 40000N; C. 2500N; D. 40N. Câu 46: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N.Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là A. 10N. B. 5,5N. C. 5N. D. 0,1N Câu 47: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,7N; B. 1,2N; C. 2,9N; D. 0,5N Câu 48: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết d rượu= 3 3 8000N/m , dđồng = 89000N/m A.4,45N; B. 4,25N; C. 4,15N; D. 4,05N. Câu 49: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là: A. 213cm3; B. 183cm3; C. 30cm3; D. 396cm3. Câu 50: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì? A. Đồng; B. Sắt; C. Chì; D. Nhôm. Câu 51: Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi lên bề mặt chất lỏng? A. P = F. B. P > F. C. P P.C.Vật sẽ nổi lên khi FA d. B. Vật sẽ chìm xuống một nửa khi dv d. D. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = d. Câu 54: Một vật rắn nổi trên một chất lỏng khi: A. khối lượng của chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật. B. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng. C. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. D. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng. Câu 55:Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì: A. thép có lực đẩy trung bình lớn. B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. Câu 56: Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì: A. Vật bị chìm. B.Vật nổi trên mặt thoáng. C.Vật lúc nổi lúc chìm. D.Vật lơ lửng. Câu 57: Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m 3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3. A.Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B.Đinh sắt nổi lên. C.Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống.D.Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. Câu 58: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân; B. Quả cầu nổi vì dđồng dthuỷ ngân; D Quả cầu chìm vì dđồng < dthuỷ ngân. Câu 59: Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch. B.Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch. C.Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ. D.Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 60: Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. A. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 61: Một vật bằng gỗ nổi trên mặt nước, phần chìm trong nước khoảng 2dm 3. Hỏi thể tích miếng gỗ là bao nhiêu biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. A. 2 dm3. B.2,5 dm3. C.1,6 dm3. D.4 dm3. Câu 62: Một vật bằng gỗ có thể tích 5dm3. Thả vào trong nước thấy vật bằng gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m3, của nước 10000N/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng gỗ là; A. 50000N; B. 30000N; C. 50N; D. 30N.
  5. Câu 63: Thả 1 khối gỗ khô có thể tích 3dm 3 vào trong nước như hình vẽ. Thể tích phần gỗ chìm trong nước là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ 600kg/m3, trọng lượng riêng của nước 10000N/m3 A. 1,8dm3; B. 50dm3; C. 0,18dm3; D. 5dm3. Câu 64: Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N. Nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ 3 3 của lực kế giảm 0,5N. Biết dnước= 10000N/m , dđồng = 89000N/m . Thể tích phần rỗng của quả cầu là: A. 40cm3; B. 50cm3; C. 34cm3; D. 10cm3. Câu 65: Thả một miếng gỗ vào trong 1 chậu chất lỏng( Hình vẽ) thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ 6000N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12000N/m3; B. 6000N/m3; B. 3000N/m3; D. 1200N/m3. Câu 66: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? A. Vì gỗ là vật nhẹ. B. Vì nước không thấm vào gỗ. C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 67: Một vật đặc có thể tích 56cm 3 được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có có thể tích 52,8 cm 3. Trọng lượng riêng của vật đó là: A. 800 N/m3. B. 8000 N/m3. C. 1280 N/m3. D. 12 800 N/m3. Câu 68: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12 000 N/m3. B. 18 000 N/m3. C. 180 000 N/m3. D. 3000 N/m3. Câu 69:Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy theo phương ngang. A. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy thẳng đứng hướng từ dưới l ên. B. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực thẳng đứng hướng từ trên xuống. C. Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy xiên hướng từ dưới lên. Câu 70:Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào ? A. Trọng lượng riêng và thể tích của v ật. B.Trọng lượng và thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng. C.Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng.D.Thể tích của vật và thể tích chất lỏng trong bình chứa. Câu 71:Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng tác dụng và một vật nhúng trong nó là FA = d.V. Hãy nêu ý nghĩa của các ký hiệu ? A.d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.B.d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. C.d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D.d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của chất lỏng trong bình chứa. Câu 72: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A.Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn. B.Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C.Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D.Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Câu 73:Ba quả cầu bằng nhôm được nhúng trong nước ở ba vị trí khác nhau (hình vẽ). Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? A. Quả cầu 3 vì nó to nhất. B. Quả cầu 1 vì nó ở sâu nhất. C. Quả cầu 2 vì nó gần mặt nước nhất. 2 D. Bằng nhau vì cả ba quả cầu cùng bằng nhôm và cùng nhúng trong nước. Câu 74:Một miếng sắt thể tích 0,002m 3, được nhúng trong bình chứa 0,005m 3 3 nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt biết trọng lượng riêng của 1 sắt và nước lần lượt là 7 800N/m3 và 10 000N/m3. A. 20N. B.156N. C.390N. D.50N. Câu 75:Ba vật bằng sắt, nhôm, sỏi, hình dạng khác nhau nhưng khối lượng bằng nhau. Khi nhúng vào trong nước lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật nào lớn nhất? Vào vật nào nhỏ nhất ?Hãy sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Biết trọng lượng riêng của sắt, nhôm, sỏi lần lượt là 78 000 N/m 3; 27 000 N/m3; 25 000 N/m3. A. Sắt, nhôm, sỏi. B.Sỏi, nhôm, sắt. C.Nhôm, sỏi, sắt. D.Nhôm, sắt, sỏi. Câu 76:Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét F A. Phát biểu nào sau đây đúng ? A.Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B.Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C.Vật sẽ nổi lên khi FA < P.D.Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 77:Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì kết kuận nào sau đây đúng ? A. Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật. B.Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C.Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng phần vật chìm trong chất lỏng. D.Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật. Câu 78:Khi vật đang nổi trên mặt chất lỏng, nếu dùng tay ấn cho vật ngập hẳn vào trong chất lỏng đó thì có hiện tượng gì? Vì sao? A. Vật sẽ chìm xuống đáy vì lúc đó trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét. B. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng vì lúc đó trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét. C. Vật sẽ nổi lên vì lúc đó trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét do thể tích chiếm chỗ trong chất lỏng tăng. D. Vật sẽ chìm xuống do bị ngấm chất lỏng.
  6. Câu 79:Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. A.Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B.Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của dầu. C.Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D.Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 80:Một vật bằng gỗ nổi trên mặt nước, phần chìm trong nước khoảng 2dm 3. Hỏi thể tích miếng gỗ là bao nhiêu biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. A.2 dm3. B.2,5 dm3. C.1,6 dm3. D.4 dm3. Câu 81:Một viên bi thép được gắn chặt vào miếng xốp nổi trên mặt nước (hình v ẽ). Nếu lật viên bi xuống dưới thì có hiện tượng gì ? A. Vật vẫn nổi nhưng thể tích chiếm chỗ trong nước tăng. B. Vật vẫn nổi nhưng thể tích chiếm chỗ trong nước giảm. C. Vật vẫn nổi nhưng thể tích chiếm chỗ trong nước không đổi. D. Vật sẽ chìm xuống đáy chậu nước. Câu 82: Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có kích thước hoàn toàn giống nhau được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn. B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau. D. Không so sánh được. Câu 83: Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt. A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn. C.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau. D.Không so sánh được. Câu 84: Câu nhận xét nào sau đây là đúng: A. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất lỏng thì mới chịu lực đẩy Acsimet. B. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất khí thì mới chịu lực đẩy Acsimet. C. Chỉ khi vật đặt trên mặt đất thì mới chịu lực đẩy Acsimet. D. Khi vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí thì chịu lực đẩy Acsimet. Câu 85: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? A.Quả cầu đặc. B.Quả cầu rỗng.C.Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau. D.Không so sánh được. Câu 86: Hai thỏi nhôm có trọng lượng bằng nhau được treo thăng bằng về hai phía của một cân treo.Đồng thời nhúng ngập một quả vào dầu, một quả vào nước. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong dầu.B.Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong nước. C.Cân vẫn nằm thăng bằng. D.Kim cân dao động xung quanh vị trí cân bằng.CC Câu 87: Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì: A.Vật bị chìm. B.Vật nổi trên mặt thoáng. C.Vật lúc nổi lúc chìm. D.Vật lơ lửng. Câu 88: Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m 3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3. A.Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B.Đinh sắt nổi lên.C.Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D.Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. Câu 89: Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A.Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch. B.Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch. C.Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ. D.Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 90: h1 h2 h3 Một vật được nhúng lần lượt vào ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau thì thấy vị trí của nó được xác định như hình trên. Nếu lần lượt gọi d 1, d2, d3 là trọng lượng riêng của chất lỏng chứa trong các bình ở h1, h2, h3 thì so sánh nào sau đây là đúng. A. d1 > d2 > d3. B.d1 > d3 > d2. C.d3 > d1 > d2. D.d2 > d1 > d3.
  7. Câu 91:Biết rằng bắt kỳ một vật nào nhúng trong chất lỏng hay chất khí cũng chịu áp suất của chất lỏng hay chất khí tác dụng lên nó từ mọi phía. Nhưng lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật đó thì bao giờ cũng hướng từ dưới lên. Acsimet Vì sao vậy? A. Do trọng lượng của lớp nước phía dưới lớn hơn trọng lượng của lớp nước phía trên. B. Do trọng lượng của lớp nước phía dưới nhỏ hơn trọng lượng của lớp nước phía trên. C. Do áp lực của nước tác dụng lên mặt dưới của vật nhỏ hơn áp lực của nước lên mặt trên của vật. D. Do áp lực của nước tác dụng lên mặt dưới của vật lớn hơn áp lực của nước lên mặt trên của vật.