Bài tập Vật lý Lớp 8 nâng cao: Đòn bẩy

docx 2 trang thaodu 21932
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lý Lớp 8 nâng cao: Đòn bẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_vat_ly_lop_8_nang_cao_don_bay.docx

Nội dung text: Bài tập Vật lý Lớp 8 nâng cao: Đòn bẩy

  1. BÀI TẬP NÂNG CAO A. ĐÒN BẨY Bài 1: Một thanh nhẹ đồng chất AB, khối lượng không đáng kể được đặt tựa trên điểm O. Khi treo một vật nặng m1 = 60 kg vào đầu A và một vật nặng m2 = 40 kg vào đầu B thì thanh cân bằng. Người ta giữ nguyên vật m 1 ở đầu A, bỏ vật m 2 ở đầu B và thay vào đó treo vật m 3 = 80 kg ở điểm C cách đầu B một đoạn 45cm thì vẫn thấy thanh cân bằng. Tính chiều dài của thanh AB. Bài 2: Một thanh nhẹ AB, khối lượng không đáng kể được đặt tựa trên điểm O, biết OA = 20 m và OB = 50 cm; C là trung điểm của đoạn OB. Tại B và C người ta treo hai quả cầu đồng chất giống nhau đều làm bằng sắt bán kính r1 = 5 cm. Tại A người ta treo một quả cầu bằng đồng bán kính 3 r2 thì thấy thanh cân bằng. Biết khối lượng riêng của sắt là D1 = 5600 kg/m và của đồng là D2 = 3 6400 kg/m . Tìm bán kính r2 của quả cầu bằng đồng. Bài 3: Một thanh nhẹ AB đồng chất, khối lượng không đáng kể dài 140 cm tựa trên một điểm O biết OA 3 = OB. Tại đầu A của thanh người ta treo vật m = 50 kg và đầu B treo một vật có khối lượng 4 1 m2 thì thanh cân bằng. Người ta thay đổi điểm tựa về phía B một đoan OM = 20 cm ( M là điểm tựa mới) do đó tại trung điểm của đoạn MB phải treo them một vật nặng m 3 thì thanh mới cân bằng. Tìm m3.
  2. Bài 4: Một thanh nhẹ AB đồng chất, khối lượng không đáng kể tựa trên một điểm O. Khi treo vật m1 = 10 kg ở đầu A và vật m2 = 6 kg ở đầu B thì thanh cân bằng. Người ta dịch điểm tựa về phía B một đoạn OM = 20 cm và vẫn giữ nguyên hai vật m1, m2 thì phải treo thêm vật m3 = 8kg vào trung điểm C của đoạn MB thì thanh mới cân bằng. Tìm độ dài thanh AB. 7 Bài 5: Một thanh nhẹ AB khối lượng không đáng kể tựa trên một điểm O, biết OA = OB; C và 9 D lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tại các điểm A, C và D, B người ta treo các vật có khối lượng tương ứng: mA = m (kg), mC = 3n (kg), mD = 2m (kg) và mD = n (kg) thì thấy thanh cân bằng. Biết m + n =35. Tìm khối lượng của 4 vật treo trên thanh AB. Bài 6: Cho hệ thống như hình vẽ. Vật 1 treo ở A có trọng lượng 10 N, có thể tích 0,1 dm3 nhúng chìm trong nước. Vật 2 treo ở B phải có trọng lượng là bao nhiêu để thanh cân bằng. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/ m3 và 3OA = 4OB. Bài 7: Hai quả cầu sắt giống hệt nhau được treo vào hai đầu A và B của một thanh nhẹ được giữ cân bằng tại điểm O. Biết OA = OB = 20 cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào một chậu đựng chất lỏng người ta thấy thanh AB mất thăng bằng. Để thanh cân bằng trở lại người ta dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 1,08 cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng, biết khối lượng riêng 3 của sắt là Do = 7800 kg/m .