Bài thi cuối kì 1 môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 5480
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi cuối kì 1 môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi_cuoi_ki_1_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Bài thi cuối kì 1 môn Hóa học 9 - Năm học 2021-2022

  1. Trường THCS BÀI THI CUỐI KÌ I MÔN HÓA HỌC 9 Họ và tên: Năm học 2021-2022. Lớp: 9 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ ND Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Ôxít Biết phân biệt ôxit Tính chất hóa học của Vận dụng Tính ôxit theo PTHH C2 C13 C18 3 câu 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ Axít Biết phân biệt axit Tính chất hóa học của Vận dụng Tính axit khối lượng C4 C3 C6 3 câu 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ Bazơ Biết tchh của bazơ - Hiểu tchh của bazơ Vận dụng Tính khối lượng C14 C19 C12 3 câu 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ Muối Biết CTHH một số muối Hiểu tính chất hh của Vận dụng Tính quan trọng muối khối lượng muối C5 C1,C7 C10 C23 5 câu 0,25đ 0,5đ 0,25đ 1,5đ 2,5đ Kim Biết tch của KL, thành -Viết PTHH thực hiện Vận dụng Tính loại phần gang - thép dãy biến hóa khối lượng, nhận -Sắp xếp KL theo biết chiều hoạt động C8,C9,C15,C20 C11,C17 C21 C16 C22 9 câu 1đ 0,5đ 2,5đ 0,25đ 1đ 5,25đ Tổng 8 câu 8 câu 7 câu 23 câu 2đ 4,25đ 3,75đ 10đ , ngày 20 tháng 11 năm 2021 1
  2. ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn vào đầu chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau C1: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với chất nào dưới đây? A. HCl B. Na2SO4 C. Mg(OH)2 D. BaSO4 C2: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit axit? A. H2O, CaO, FeO, CuO B. CO2, SO3, Na2O, NO2 C. SO2, P2O5, CO2, N2O5 D. CO2, SO2, CuO, P2O5 C3: Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4. Người ta dùng thuốc thử là: A. Quỳ tím. B. Zn. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch BaCl2. C4: Trong các dãy chất sau, dãy nào có tất cả các chất đều phản ứng với dung dịch HCl? A. Cu, BaO, Ca(OH)2, NaNO3 B. Qùy tím, CuO, Ba(OH)2, AgNO3, Zn C. Quỳ tím, AgNO3, Zn, NO, CaO D. Quỳ tím, CuO, AgNO3, Cu C5: Công thức hoá học của phân đạm urê là: A. NH4Cl B. NH4NO3 C. NH4HCO3 D. (NH2)2CO C6: Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan vừa đủ 16,8 gam bột Fe là: A. 0.2 lít B. 0,1 lít C. 0,25 lít D. 0,3 lít C7: Trong số các cặp chất sau, cặp nào có phản ứng xảy ra giữa các chất? A. Dung dịch NaCl + dung dịch KNO3 B. Dung dịch BaCl2 + dung dịch HNO3 C. Dung dịch Na2S + dung dịch HCl D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch NaNO3 C8: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Thép là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%. B. Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5%. C. Nguyên liệu để sản xuất thép là quặng sắt tự nhiên (manhetit, hematit ), than cốc, không khí giàu oxi và một số phụ gia khác. D. Các khung cửa sổ làm bằng thép (để lâu trong không khí ẩm) không bị ăn mòn. C9: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế theo cách nào ? A. Điện phân nóng chảy Al2O3 có xúc tác B. Cho Fe tác dụng với Al2O3 C. Điện phân dung dịch muối nhôm D. Dùng than chì để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao C10: Cho 200 ml dung dịch HCl 0,2M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 5,74g B. 28,7g C. 2,87g D. 57,4g C11: Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học A. K, Ag, Fe, Zn B. Ag, Fe, K, Zn C. K, Zn, Fe, Ag D. Ag, Fe, Zn, K 2
  3. C12: Dẫn 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 20,0g B. 40,0g C. 30,0g D. 15,0 g C13: Oxit nào dưới đây, khi tan trong nước cho dung dịch làm qùy tím hóa xanh? A. CuO B. P2O5 C. MgO D. Na2O C14: Chọn dãy chất mà tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân trong các dãy sau: A. Ca(OH)2, KOH, Fe(OH)3, Zn(OH)2 B. Fe(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2 C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH D. KOH, Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2 C15: Nhôm, sắt không tác dụng được với chất nào sau đây? A. Axit HNO3 đặc nguội B. Lưu huỳnh C. Khí oxi D. Khí clo C16: Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để tác dụng vừa đủ với 22,4 gam bột sắt là: A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 26,88 lít C17: Có thể phân biệt hai mẫu bột kim loại Al và Fe (để trong các lọ riêng biệt) bằng hóa chất nào dưới đây ? A. Dd AgNO3 B. Dd CuSO4 C. Dd HCl D. Dd NaOH C18: Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 cần V lít CO (đktc). Giá trị của V là: A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 26,88 lít C19: Dãy chất nào trong các dãy sau thỏa mãn điều kiện các chất đều có phản ứng với dung dịch NaOH? A. Al, CO2, SO2, Ba(OH)2 B. CO2, SO2, CuSO4, Fe C. CO2, CuSO4, SO2, H2SO4 D. KOH, CO2, SO2, CuSO4 C20: Chất nào dưới đây tan trong nước? A. CaCO3 B. Al C. Na D. NaCl II. TỰ LUẬN (5 điểm) C21(2,5đ) Viết các phương trình hoàn thành dãy chuyển hóa sau: FeS2 → Fe →FeCl2→ Fe(OH)2→ FeSO4 →Fe FeCl3→ Fe(OH)3→ Fe2O3 →Fe →Fe3O4 C22(1đ): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 chất rắn dạng bột, riêng biệt sau: Fe, Ag, Al C23(1,5đ) Cho 2,56 gam Cu vào cốc đựng 40 ml dung dịch AgNO 3 1 M. Sau phản khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. a) Xác định các chất trong dung dịch X và chất rắn Y. b) Tính nồng độ mol chất tan trong X và giá trị của m. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 3
  4. Đáp án - Biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 đ/án A C D B D D C B A A C B D B A A D A C D Phần 2. Tự luận Câu 21(2,5đ): Viết đúng mỗi PTHH được 0,25 đ (thiếu cân bằng phản ứng trừ ½ số điểm của PTHH đó) Câu 22(1đ) Cho 3 chất bột trên tác dụng với dung dịch NaOH, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Al, Fe và Ag không phản ứng với dung dịch NaOH. 0,5đ 2Al + NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ( có thể không cần viết PTHH) Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, chất nào xảy ra phản ứng, có khí thoát ra là Fe, Ag không tác dụng với dung dịch HCl Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5đ Câu 23(1,5đ) Theo đề cho có: nCu = 0,04 mol ; nAgNO3 = 0,04 mol 0,25 đ a) Phương trình hóa học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 0,25đ 0,02 ← 0,04 → 0,02 → 0,04 (mol) Sau phản ứng, Cu dư, AgNO3 phản ứng hết 0,25đ Vậy dung dich X: 0,02 mol Cu(NO3)2 Chất rắn Y: 0,04 mol Ag và 0,02 mol Cu dư 0,25đ b) Nồng độ mol Cu(NO3)2 là: CM Cu(NO3)2 = nCu(NO3)2 : V = 0,02 : 0,04 = 0,5(M) 0,25đ Khối lượng rắn Y m = mAg + mCu(dư) = 0,04.108 + 0,02.64 = 5,6 gam 0,25đ 5