Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật

doc 2 trang thaodu 4210
Bạn đang xem tài liệu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kinh_tac_gia_pham_tien_duat.doc

Nội dung text: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật

  1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tác giả: Phạm Tiến Duật 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả: Phạm Tiến Duật là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ. - Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và được in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1970. 2. Thân bài: a. Biểu tượng chiếc xe không kính - Đoàn xe là sự tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến + Lí do xe không có kính: vì bom đạn của kẻ thù bắn phá làm vỡ hết kính. - Là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho khó khăn gian khổ: đoàn xe chịu gió lùa, bom rơi, bụi đường, mưa giông; xe không có kính, không đèn, không có mui xe, chiếc xe xây xước như một người lính bị thương nhưng vẫn băng băng chạy. - Hình ảnh xe không có kính là hiện thực tàn khốc, qua đó làm tôn lên sự anh hùng của con người trong chiến tranh. b. Hình ảnh người lính lái xe - Tư thế hiên ngang, bất khuất: ung dung, nhìn thẳng ⇒ coi thường khó khăn, nguy hiểm. + Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn. - Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn: + Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”. + Điệp từ “ừ thì”: như 1 cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuật, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ. Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể. - Tình đồng đội: + Tiểu đội xe: là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau. + Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng. - Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau. - Niềm tin vào chiến thắng: + Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước” : Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam. + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin và chiến thắng, vào tự do. 3. Kết bài: - Nội dung: Bài thơ khắc họa xuất sắc hình ảnh các chiến sĩ lái xe, tái hiện lại chiến tranh tàn khốc.
  2. - Nghệ thuật: giọng thơ vui tươi, ngôn ngữ giản dị; sử dụng điệp từ, phép đối giữa hiện thực khốc liệt với thái độ của người lính làm tôn lên vẻ đẹp hình tượng người lính.