Bài viết: Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên

doc 4 trang thaodu 5250
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết: Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_bao_luc_hoc_duong_dang_la_van_de_nhuc_nhoi_cua_toan.doc

Nội dung text: Bài viết: Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên

  1. Đề bài: Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. I. Mở bài: - Khép lại tác phẩm "Cổng trường mở ra"; nhà văn Lí Lan đã viết "Bước qua cánh cổng trường là 1 TG kì diệu sẽ mở ra" vì đó là nơi bồi dưỡng, vun đắp tri thức, trí tuệ và nhân cách để giúp chúng ta cất cánh bay vào cuộc sống bao la và mở rộng phía trước. - Thế nhưng, một trong những vấn nạn làm nhức nhối xã hội nói chung và đăc biệt là thầy cô và học trò nói riêng - đó chính là bạo lực trong học đường ngày càng gia tăng theo mức độ trầm trọng. II. Thân bài: 1. Khẳng định và giải thích thực trạng - Khẳng định: + Đó là có thật và rất đáng báo động, đáng suy nghĩ một cách nghiêm túc và có trách nhiệm để cùng đẩy lùi vấn nạn đó ra khỏi nhà trường. + Việc đó không phải đơn giản, chỉ làm trong 1 sớm 1 chiều, là trách nhiệm của 1 vài cá nhân mà đó là cả 11 hành trình kiên trì của quá trình giáo dục, cần có sự tham gia tổng hòa của các yêu tố: gia đình - nhà trường và xã hội - Giải thích. + Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. + Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. 2. Thực trạng. - Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng
  2. trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Kết luận về con số đó ( ) khủng khiêp như thế nào/ Dấu hiệu băng hoại, suy đồi giá trị đạo đức, lệch lạc trong hành vi ứng xử ra sao? - Nêu dẫn chứng để CM: 3. Nguyên nhân: Kđ có nhiều nguyên nhân - Về khách quan ta thấy ngày nay học sinh bị tác động quá nhiều của cuộc sống ảo trên phim ảnh, luồng thông tin đen internet, những trang web đầy bạo lực đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh, đã giết dần, giết mòn tâm hôn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh. - Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường còn lỏng lẻo. Có nhiều nơi do nhà trường viện lí do quá tôn trọng học sinh nên không áp dụng mức kỉ luật đình chỉ - đuổi học sinh ra khỏi trường. Điều đó đã vô tình dung túng, làm "nhờn" kỉ cương khiến học sinh không còn coi trọng kỉ luật của nhà trường-> tái diễn tình trạng đánh nhau, gây áp chế, trấn lột giữa các hs nagỳ càng gia tăng. - Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là do một số gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái học tập và phó mặc con hoàn toàn cho NT. ( ) ko nắm được tâm tư tình cảm của con cái, ko kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp.
  3. Từ những nguyên nhân đó, nên nhiều khi vì những điều rất mơ hồ, cảm tính, ngẫu hứng cảm xúc (là những lí do không đâu): Nhìn đểu, nói móc máy, tranh giành người mình yêu mến, không cùng đẳng cấp, thậm chí nhìn không thấy ưa là bạo lực có thể xảy ra. VD: như vụ bạn hs học lớp 9 tại Hưng Yên là 1 ví dụ điển hình. Chỉ vì bạn là người chậm trong giao tiếp, ngôn ngữ ứng xử thiếu linh hoạt nên trở thành mục tiêu tấn công, hành hạ về thể xác đ/v bạn để làm trò mua vui. Vụ việc đươch đẩy lên đến cao trào khi 1 nhóm hs đã lột đồ, quay clip và tung lên mạng xã hội chỉ vì bạn ấy chậm lấy mũ calo khi bạn nhờ. Hậu quả nặng nề của vụ việc ấy khiến người bị bạo hành phải nhập viện vì khủng hoảng tâm lí, gây ra nỗi sợ hãi lớn lao khi nghĩ đến việc phải đến trường, phải đi học và phải gặp các bạn. Còn đ/v các bạn đã bốc đồng, đã thiếu kiểm soát khi gây ra nỗi đau đớn cho bạn thì gì đang ân hận, đang lo lắng và thậm chí là sợ hãi khi bị xã hội lên án mạnh mẽ, phải đối diện với pháp luật, thậm chó bị đe dọa đến sự an toàncủa bạn thân vì sự giận dữ của cộng đồng mạng. VD: Hay như vụ 5 em hs lớp 8 ở Diễn Châu Nghệ An 4. Giải pháp. - Chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, cần phải nghiêm khắc hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường. - Gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hằng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? - - Đặc biệt về phía nhà nước cần có những chế tài và thực thi luật an ninh mạng để khóa các kênh đồi trụy, kích thích bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đạo đức, hành vi ứng xử của co người - đặc biệt là giới trẻ.
  4. 5. Liên hệ với bản thân và Mở rộng vấn đề: - Là hs, em thiết nghĩ rằng: ( ) - Nhà GDH Ma- ca- ren- co của Mỹ đã từng nói: "Hãy đến với con người bằng 1 giả thuyết lạc quan" hay nói như Mahatma Gandhi người anh hùng dân tộc của Ấn Độ “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” cần nghiêm khắc nhưng không nên tẩy chay, đống mọi cánh cửa với những bạn đã lầm lỡ. -> Hiện trạng trên chỉ là một phần rất nhỏ, là 1 vết ung tấy trên cơ thể xã hội mà cần sự chung tay của cả cộng đồng để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng nhân ái, những hành xử đẹp đẽ, nêu gương người tốt việc tốt điển hình > Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. III. Kết bài: