Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9

docx 4 trang thaodu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_cau_hoi_on_tap_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9

  1. BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP VĂN 9 I. Bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Câu 1. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng, đời sống cần chú ý điều gì? Câu 2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, đời sống gồm mấy bước? Cụ thể là những bước nào? Câu 3. Lập dàn bài cho đề bài sau: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. II. Bài Các thành phần biệt lập Câu 1. Thế nào là thành phần biệt lập? Câu 2. Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú được sử dụng trong câu với mục đích gì? Câu 3. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây: a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
  2. d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, ), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán? Câu 5. Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên với việc đọc sách trong xã hội hiện đại, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú. III. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trổi.” (Ngữ văn 9, Tập II, NXB GD Việt Nam, trang 26,27) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó ? b) Chỉ ra phép lập luận luận nổi bật trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của nghệ thuật lập luận đó trong việc thể hiện vấn đề được nói đến. c) Viết một đoạn văn ngắn theo kiểu quy nạp trình bày những suy nghĩ của em về việc chuẩn bị hành trang cho mình để bước vào thế kỉ mới?
  3. Câu 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới thừa nhận là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 27) a) Xác định xuất xứ, phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích trên ? b) Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Hãy chỉ rõ? c) Viết một đoạn văn ngắn theo cách quy nạp, trình bày vài nét về nhận thức, tình cảm của em về việc chuẩn bị cho mình những hành trang để bước vào tương lai? IV. Văn bản Mùa xuân nho nhỏ Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc .” (Trích Ngữ Văn 9, tập hai , NXB Giáo dục 2014) a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong hai câu thơ: ''Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa "và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó? c) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng bài văn
  4. Câu 2 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” ( “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải - Ngữ văn 9 tập 2) a) Bài thơ viết theo thể thơ nào? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b) Trong hai câu thơ: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó. c) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.