Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 6

doc 7 trang thaodu 10473
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_6.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 6

  1. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Điểm Lời phê của cô giáo Câu 1: Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án em cho là đúng: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên. (Con Rồng cháu Tiên) 1.Đoạn văn trên trình bày nội dung theo phương thức nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Thuyết minh. D. Nghị luận. 2. Đoạn văn trên dùng để: A. Giới thiệu nhân vật. B. Kể việc. C. Kết thúc câu chuyện. 3. Từ nào sau đây là từ láy? A. chăn nuôi. B. Bắc Bộ. C. ăn ở. D. trồng trọt. 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. vô địch. B. phép lạ. C. dân lành. D. con trai 5. Từ “ thủy cung” được giải thích như sau: thủy cung: cung điện ở dưới nước. Theo em, nghĩa của từ thủy cung được giải thích theo cách nào? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. 6. Từ “ lành” trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Tính anh ấy rất lành. B. Chiếc áo này còn lành đấy chứ! C. Cơn gió lành nào đã đưa anh tới đây? Câu 2:Gạch chân dưới từ dùng sai trong các câu sau: A. Cậu ta lúc nào cũng mày mò về chuyện của người khác. B. Tôi chỉ nghe bì bõm câu chuyện của chúng nó mà thôi. C. Hắn là một tay rất ngang tàn ở đây. D. Trước kia, vùng đất này còn hoang dã lắm.
  2. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Điểm Lời phê của cô giáo Câu 1: Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án em cho là đúng: “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn,hắn nghĩ bụng: “ Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến ở cùng mẹ con Lí Thông.” ( Thạch Sanh) 1. Đoạn văn trên trình bày nội dung theo phương thức nào? A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Tự sự. Miêu tả. 2. Đoạn văn trên dùng để: A. Giới thiệu nhân vật. B. Kể việc. C. Kết túc câu chuyện. 3. Từ nào sau đây là từ láy? A. kết nghĩa. B. vui vẻ. C. cảm động. D. anh em. 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. gánh củi. B. cha mẹ. C. tứ cố vô thân. D. gốc đa. 5. Từ “cảm động” được giải thích như sau: cảm động: xúc động trong tình cảm. Theo em, nghĩa của từ cảm động được giải thích theo cách nào? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra những từ đông nghĩa với từ cần giải thích. C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. 6. Từ bụng trong câu Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn,hắn nghĩ bụng: được dùng theo: A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển. Câu 2: Gạch chân dưới những từ dùng sai trong câu sau: A. Vì chưa thuộc lý thuyết nên cậu ta làm bài cứ tò mò như thế. B. Hôm qua, tôi còn thấy Nam đi phấp phơ giữa phố. C. Chúng ta không nên bàng quang trước công việc của tập thể. D. Ông em vinh dự được gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng.
  3. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Câu 1 (2 điểm): Em hãy nối cột A với cột B cho hợp lý: A( tên truyện) B(thể loại) Ếch ngồi đáy giếng Truyện cười Con Rồng, cháu Tiên Truyện ngụ ngôn Treo biển Truyện cổ tích Thạch Sanh Truyền thuyết Câu 2 (3 điểm)Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 1. Điều nào làm nên ý nghĩa của truyện ngụ ngôn? A.Giải thích nguồn gốc một số sự vật, hiện tượng. B. Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta. C.Dùng tiếng cười để mua vui hoặc phê phán. D. Dùng lối nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm. 2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công của các nhân vật trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”? A. Thói thích hưởng thụ B. Sự thiếu hiểu biết. C. Thói lười lao động. D. Tính suy bì, tị nạnh. 3. Các truyện cổ tích thường được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? A, Miêu tả B, Tự sự. C. Nghị luận. D. Thuyết minh. 4. Những truyện cổ tích nào có nhân vật chính trải qua 4 lần thử thách? A. Em bé thông minh và Thạch Sanh. B. Thạch Sanh và Ông lão đánh cá và con cá vàng. C. Ông lão đánh cá và con cá vàng và Cây bút thần. D. Cây bút thần và Em bé thông minh 5. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? A. Kể lại câu chuyện có sẵn trong sách vở. B. Kể lại những sự kiện mình đã được chứng kiến. C. Kể lại chuyện hoàn toàn không có thật, không có ý nghĩa. D.Trên cơ sở thực tế, tưởng tượng thêm những chi tiết không có thật nhưng để gửi gắm những điều có ý nghĩa. Câu 3(2 điểm) Điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa sau: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các và .có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố , Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện được kể. Câu 4(2 điểm)Dựa vào văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ,hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau( chú ý đúng chình tả) Vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong .túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần thứ kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ kéo lưới thì bắt được con cá vàng. Câu 5 ( 1 điểm) Các từ điền vào chỗ trống thuộc từ loại là:
  4. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Câu 1 (2 điểm): Em hãy nối cột A với cột B cho hợp lý: A( tên truyện) B(thể loại) Sự tích Hồ Gươm Truyện cười Lợn cưới, áo mới Truyện ngụ ngôn Em bé thông minh Truyện cổ tích Chân, ay, Tai, Mắt, Miệng Truyền thuyết Câu 2 (3 điểm)Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 1. Dòng nào thể hiện đầy đủ nhất mục đích của truyện cười? A.Phản ánh một mảng hiện thực cuộc sống. B. Nêu ra các bài học giáo lí, nhằm giáo dục con người. C. Tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán những thói hư tật xấu. D. Đả kích một vài thói hư tật xấu trong xã hội. 2.Dòng nào thể hiện đúng nhất bài học của truyện Treo biển? A. Chỉ nghe theo lời khuyên của một người. B. Phải có chủ kiến và biết suy xét khi nghe lời khuyên của người khác. C. Ai nói gì cũng nên nghe. D. Chỉ giữ ý kiến cá nhân, không nghe ai cả. 3. Các truyện ngụ ngôn đã học đều sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Nghị luận. C. Thuyết minh. D. Tự sự. 4. Truyên ngụ ngôn nào khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét một cách toàn diện? A. Chân, Tay,Tai,Mắt, Miệng. B. Thầy bói xem voi. C. Ếch ngồi đáy giếng. D. Đeo nhạc cho mèo. 5. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? A. Kể lại câu chuyện có sẵn trong sách vở. B. Trên cơ sở thực tế, tưởng tượng thêm những chi tiết không có thật nhưng để gửi gắm những điều có ý nghĩa. C. Kể lại chuyện hoàn toàn không có thật, không có ý nghĩa. D. Kể lại những sự kiện mình đã được chứng kiến. Câu 3(2 điểm) Điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa sau: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng hoặc mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm , người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Câu 4( 2 điểm): Dựa vào truyện “ Thạch Sanh”, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (không có ngoặc đơn) trong đoạn văn sau: “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, hoàng tử nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính mười tám nước kéo sang đánh( )Cuối cùng, hoàng tử phải cới giáp ra hàng. Thạch Sanh cho dọn một bữa cơm để thết đãi kẻ thua trận ” Câu 5( 1điểm) Các từ dùng để điền trong đoạn văn thuộc từ loại:
  5. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Câu 1: ( 3 điểm) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp:(nối dấu * với nhau) A B Hành chính – công vụ * * Tái hiện trạng thái sự vật, con người Biểu cảm * * Kể diễn biến sự việc. Tự sự * * Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Thuyết minh * * Bình luận, nêu ý kiến. Miêu tả * * Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người. Nghị luận * * Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Câu 2:Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng( 0.5 đ/câu) 1. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ ? A. biết rõ đầu đuôi câu chuyện B. những con đường quê. C. tím ngát màu hoa bằng lăng. D. nhanh như sóc. 2. Trong các cụm sau, đâu là cụm động từ? A. mọi học sinh lớp sáu B. tất cả những con chim bồ câu ấy. C. đã đi được nửa quãng đường. D. rất xinh xắn. 3. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm tính từ? A. mời các lạc hấu vào bàn bạc. B. không tin đó là báu vật. C. rất tốt với mọi người. D. một lưỡi búa của cha. 4. Từ nào sau đây là từ mươn? A. tay. B. áo c. bất hạnh d. người. 5. Từ in đậm trong câu: “Bạn ấy có giọng hát ngọt ngào, quyến rũ lòng người.” được dùng theo: A. nghĩa gốc B. nghĩa chuyển. 6.Câu sau đây mắc lỗi gì trong việc dùng từ? Hè này, em được đi thăm quan Vịnh Hạ Long cùng với gia đình. A. Lỗi lặp từ B. Lẫn lộn từ gần âm C. Dùng từ không đúng nghĩa. 7. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. mỏi mệt B. hăng hái C. chênh chếch D. nho nhỏ. 8. Từ nào sau đây không phải từ ghép? A. học hành. B. đông đúc C. nghiêng ngả D. ăn mặc. 9. Từ nào sau đây là từ đơn? A. mủa hát B. cây chanh C. lấp ló D. ngồi. 10.Từ nào sau đây là danh từ? A. đẹp B. hoa C. nở D. những. Câu 3(2 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống một cách thích hợp. ( 0.5đ/ chỗ trống) 1. Chọn lượng từ để điền: ngôi nhà mái ngói đỏ tươi đã mọc lên giữa bản làng. 2. Chọn số từ để điền: Hôm qua, .bạn được điểm mười. 3. Chọn chỉ từ để điền: Đêm , chủng tôi đã men theo con đường để vào làng.
  6. Kiểm tra 15 phút Họ và tên Lớp 6 Câu 1: ( 3 điểm) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp:(nối dấu * với nhau) A B Hành chính – công vụ * * Bình luận, nêu ý kiến. Biểu cảm * *Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người. Tự sự * * Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Thuyết minh * * Tái hiện trạng thái sự vật, con người Miêu tả * * Kể diễn biến sự việc Nghị luận * * Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Câu 2:Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng( 0.5 đ/câu) 2. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ ? A. biết rõ đầu đuôi câu chuyện B. những con đường quê. C. tím ngát màu hoa bằng lăng. D. nhanh như sóc. 2. Trong các cụm sau, đâu là cụm tính từ? A. mọi học sinh lớp sáu B. tất cả những con chim bồ câu ấy. C. đã đi được nửa quãng đường. D. rất xinh xắn. 3. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ? A. mời các lạc hấu vào bàn bạc. B. không tin đó là báu vật. C. rất tốt với mọi người. D. một lưỡi búa của cha. 4. Từ nào sau đây là từ mươn? A. vi- ta-min B. thuốc c. đau d. lớn 5. Từ in đậm trong câu: “Chúng tôi thi chạy bền” được dùng theo: A. nghĩa gốc B. nghĩa chuyển. 6.Câu sau đây mắc lỗi gì trong việc dùng từ? Sắp vào học rồi, các bạn khẩn thiết quét cho xong khu vực vệ sinh đi! B. Lỗi lặp từ B. Lẫn lộn từ gần âm C. Dùng từ không đúng nghĩa. 7. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. mong mỏi B. hăng hái C. ruộng rẫy. D. nho nhỏ. 8. Từ nào sau đây không phải từ ghép? A. chờ đợi. B thướt tha. C. nghiêng ngả D. ăn mặc. 9. Từ nào sau đây là từ đơn? A. mủa B. cây chanh C. lấp ló D. vất vưởng. 10.Từ nào sau đây là động từ? A. đẹp B. hoa C. nở D. những. Câu 3(2 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống một cách thích hợp. ( 0.5đ/ chỗ trống) 1. Chọn số từ để điền: ngôi nhà mái ngói đỏ tươi đã mọc lên giữa bản làng. 2. Chọn lượng từ để điền: Hôm qua, .bạn nào được điểm mười. ? 3. Chọn chỉ từ để điền: Hôm ., quan đi ngang cánh đồng làng gặp hai cha con đang làm ruộng.