Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

pdf 10 trang thaodu 7890
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_6_giao_vien_thcs.pdf

Nội dung text: Khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc

  1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 1 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm): Cho các từ sau: “Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn.” Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là: a) Từ ghép tổng hợp b) Từ ghép phân loại c) Từ láy Câu 2 (2 điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau: “Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao”. Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. Câu 3 (5 điểm): Tả một cây cho bóng mát mà em thích 1
  2. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 2 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút I TRẮC NGHIỆM (2đ): Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau: 1. Dòng nào nói đúng nhất chủ đề của truyện Thánh Gióng. A. Nguồn gốc và chiến công của người anh hùng. B.Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. C.Đánh giặc cứu nước D.Vai trò của nhân dân 2. Các truyện cổ tích thường được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả C.Miêu tả và tự sự B.Tự sự D.Tự sự và biểu cảm. 3. Kết thúc truyện, Thánh Gióng bay về trời Chi tiết này nói lên điều gì? A. Thể hiện Gióng không muốn ở lại trần gian. B.Thể hiện Gióng đã hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao, và Gióng không ham lợi danh quyền thế. C.Vì Gióng ăn quá khỏe, trần gian không thể đử sức nuôi Gióng. D.Cả ba đáp án trên đều sai. 4. Nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giúp nước, Thánh Gióng cất tiếng gọi: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây ”. Câu nói của đứa trẻ lên ba thần kì này có ý nghĩa gì? A. Là Câu nói yêu nước,xin được giết giặc cứu nước. B.Câu nói xin ân huệ của nhà vua. C.Là câu nói nhờ mẹ giúp đỡ. D.cả ba ý kiến trên đều đúng. 5. Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của ngườn xưa được hình tượng hóa. A.Đúng. B.Sai. 6. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của hành động bốc núi, chuyển đồi của Sơn Tinh để chặn nước dâng cuồn cuộn của Thủy Tinh? A. Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng. B.Gây hứng thú cho người đọc, người nghe. C.Gây cười D. Là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. 7. Các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Cầu hôn B.Sính lễ. C.Tráng sĩ D.Cưới gả. 8. Câu trả lời nào đúng nhất cho câu hỏi: tự sự là gì? A. Là trình bày diễn biến sự việc. B.Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng C.Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. D.Là yếu tố hoang đường,không có thực, giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn. II TỰ LUẬN (8Đ) 1 (2 điểm) Xếp các từ sau thành 3 nhóm (từ đơn, từ ghép, từ láy): Núi đồi, rực rỡ, đẹp đẽ, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, bánh kẹo, học hành. 2: (6 điểm) Hãy tả lại một người mà em yêu quý nhất. 2
  3. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 3 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm): Cho các từ sau: "Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn." Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là: a) Từ ghép tổng hợp b) Từ ghép phân loại c) Từ láy Câu 2 (2 điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau: "Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao". Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. Câu 3 (5 điểm): Tả một cây cho bóng mát mà em thích 3
  4. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 4 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3,0 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. Cục nước đá và dòng chảy Mưa đá. Một cục đá to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói: - Chào bạn ! Mời bạn nhập vào với chúng tôi ! Cục nước đá lạnh lùng đáp: - Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi ! Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, ra biển. Cục nước đá trơ lại một mình, lúc sau thì tan nát ướt nhoẹt ở góc sân. a. Lời nói của cục đá và dòng nước giúp ta hiểu điều gì về mỗi nhân vật? b. Câu chuyện kết thúc thế nào? c. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 2 (2,0 điểm) Hãy xác định bộ phận chủ ngữ của các câu sau và nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 a. Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau. b. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 3 (5,0 điểm) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. VĂN CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 15 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT HÀ NỘI=30k 29 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT=50k 33 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VĂN 6,7,8,9=50k/1 khối; 180k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3,4=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=40k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 4
  5. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 5 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (1 điểm) a. Từ đơn là gì? Từ phức là gì? b. Hãy xác định từ đơn và từ phức trong câu văn sau: Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Câu 2: (2 điểm) Em hãy tóm tắt những sự việc chính trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh? Câu 3: (2 điểm) Cho bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, Ai ơi! bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên? Câu 4: (5 điểm) Hãy tả về một người thân của em. (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô .). hết 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=70k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=120k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=80k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=200k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=90k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2020)=150k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2016)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2017-2018)=50k; 100 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2018)=90k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2018-2020)=80k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2020)=150k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 5
  6. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 6 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1 (2,0 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm: “ Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” ” (Ngữ văn 6, Tập một) 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Con rồng cháu tiên C. Thánh Gióng B. Bánh chưng, bánh giầy D. Sơn Tinh Thủy Tinh 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít; B. Ngôi thứ nhất số nhiều; C. Ngôi thứ ba; D. Ngôi thứ hai. 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả; B. Tự sự; C. Thuyết minh; D. Biểu cảm. 4. Tự sự là gì? Câu 2 (2,0 điểm): a) Trong các câu sau, câu nào từ “xuân”được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển? Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2) b) Chỉ ra từ dùng sai trong câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng? Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. Câu 3 (6,0 điểm): Đóng vai Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” 6
  7. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 7 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (4,0 điểm)- Luyện từ và câu: Câu 1 (1,5 điểm) Cho đoạn văn: “Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn.” Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau: a. Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: “Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.” c. Chỉ ra biện pháp tu từ chính đã được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2 (2,5 điểm): a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh. b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi: “ Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập.” c. Với mỗi cặp quan hệ từ sau hãy đặt một câu ghép: vì/ nên; giá mà /thì. PHẦN II (6,0 điểm): Tập làm văn: Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời. 7
  8. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 8 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút I.Trắc nghiệm:(2đ) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Những từ nào không phải từ ghép? A.Chân thành B.Chân thật C.Chân tình D.Thật thà Câu 2: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng: A. Da người. C. Lá cây đã già. B. Lá cây còn non. D. Trời. Câu 3: Câu thơ “Lúa đã chen vai đứng cả dậy” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Nói quá. Câu 4: Từ nào không phải là tính từ? A. Xám xịt B. Cao lớn C. Bản làng D. Kiên cường II. Tự luận:(8,0 điểm) Câu 5: (1điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. Câu 6: (3 điểm) Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ " mới tinh","mới mẻ".Cho ví dụ làm rõ sự khác nhau về nghĩa? Câu 7: (4,0 điểm) Viết đoạn văn (10-15) câu miêu tả buổi sáng ở khu vườn nhà em. 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k 30 ĐỀ ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN VĂN=90k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 8
  9. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 9 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây: C©u 1: Câu nào là câu khiến? A. A, mẹ về ! B. Mẹ đã về chưa? C. Mẹ về đi, mẹ ! D. Mẹ về rồi. C©u 2: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào? A. Chủ ngữ - vị ngữ B. Vị ngữ - chủ ngữ C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ C©u 3: Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối. B. Dùng từ ngữ thay thế. C. Lặp lại từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối. C©u 4: Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì? A. thán phục B. đau xót C. ngạc nhiên D. vui mừng C©u 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa? A. mênh mông – chật hẹp B. mạnh khoẻ - yếu ớt C. mập mạp - gầy gò D. vui tươi - buồn bã C©u 6: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình”? A. bình yên, thái bình, hiền hoà. B. thái bình, thanh thản, lặng yên. C. thái bình, bình thản, yên tĩnh. D. Bình yên, thái bình, thanh bình. C©u 7: Từ nào chỉ sắc độ thấp? A. vàng hoe B. vàng vọt C. vàng khè D. vàng vàng C©u 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng? A. Thuốc đắng dã tật. B. Thẳng như ruột ngựa. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0điểm) Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất 9
  10. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 10 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (3 điểm) ( ) Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc. (Mầm non, Võ Quảng) a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên bằng một câu văn. b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? c. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển. Câu 2: (1 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Câu 3: (1 điểm) Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: a. Trống đánh kèn thổi b. Khi vui muốn . buồn tênh lại . c. Bóc cắn . d. Đêm tháng năm chưa nằm đã Ngày tháng mười chưa cười đã . Câu 4: (5 điểm) Em hãy viết một bài văn miêu tả một cơn mưa rào. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 10