Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hòa Bình (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 2771
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hòa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hòa Bình (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH Năm học 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Ngày ra đề: 22/ 4/2018; Ngày duyệt đề: 02 /5 /2018; Ngày kiểm tra:12 / 5/ 2018 (Đề bài gồm có 6 chủ đề; 7 câu, 10 điểm) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng T. cộng Chủ đề TN TL TN TL VDT VDC 1.Phần - Nhớ Chép lại Hiểu nội văn bản những theo trí dung bài - Bài học thông tin về nhớ hai thơ Đêm đường đời sự nghiệp khổ thơ nay Bác đầu tiên của tác giả; trong bài không - Lượm Lượm ngủ - Đêm nay Bác không ngủ Số câu 1 (C1) 1 (C2) 1 (C2) 3 Sốđiểm 0,5 1,0 0,5 2,0 Tỉ lệ % 5% 10% 5% 20% 2. Phần Nhận ra Hiểu ý Xác định Tiếng Việt phép hoán nghĩa thành - Phó từ dụ trong một của một phần, giải - Hoán dụ câu cụ thể số phó từ thích kiểu câu của câu cụ thể Số câu 1 (C4) 1 (C3) 1 (C1) 3 Sốđiểm 0,5 0,5 1,0 2,0 Tỉ lệ % 5% 5% 10% 20% 3.Phần tập Viết bài làm văn - văn tả Văn miêu cảnh tả hoàn chỉnh Số câu 1 (C3) 1 Sốđiểm 6,0 6,0 Tỉ lệ % 60% 60% T.Số câu 2 1 2 1 1 7 T.Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 6,0 10 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 10% 60% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH Năm học 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 12/5/ 2018 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) (Đề bài gồm 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy đọc kĩ các câu hỏi sau đây và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu phương án trả lời mà em cho là đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1: Tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi ? A. Minh Huệ; C. Đoàn Giỏi; B. Tô Hoài; D. Võ Quảng. Câu 2: Trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được ? A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ; C. Bác thương xót dân tộc lầm than; B. Bác vốn là người rất khó ngủ; D. Bác thương dân công ngủ ngoài trời. Câu 3: Các phó từ: hãy, đừng, chớ có ý nghĩa gì ? A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự; C. Chỉ sự cầu khiến; B. Chỉ quan hệ thời gian; D. Chỉ kết quả. Câu 4: Chỉ ra câu có phép hoán dụ trong các câu sau: A. Trẻ em như búp trên cành; B. Chim non đang ríu rít gọi mẹ; C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; D. Cả lớp đều cố gắng làm bài thi. II. TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu dưới đây và cho biết vì sao câu lại gọi câu đó là câu trần thuật đơn? Sáng nay, chúng em thi môn Ngữ văn. Câu 2 (1,0 điểm) Chép lại theo trí nhớ để hoàn thành hai khổ thơ sau trong bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu: " Một hôm nào đó Sợ chi hiểm nghèo” Câu 3 (6,0 điểm) Hãy tả lại cảnh trường em vào buổi sáng đẹp trời lúc trước giờ học. HẾT
  3. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH Năm học 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Phần Câu/Nội dung Điểm TRẮC Câu 1: B Câu 2: D 1,0 NGHIỆM Câu 3: C Câu 4: D 1,0 (2,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) - HS xác định được đúng thành phần chủ ngữ - vị ngữ trong câu, cụ thể : Sáng nay, chúng em// thi môn Ngữ văn. 0,5 CN VN - HS giải thích được: Câu trên là câu trần thuật đơn vì câu 0,5 do một cụm chủ vị tạo thành và dùng để kể. Câu 2 (1,0 điểm) HS chép lại theo trí chính xác khổ thơ. Cụ thể: 1,0 “ Một hôm nào đó Vụt qua mặt trận Như bao hôm nào Đạn bay vèo vèo TỰ LUẬN Chú đồng chí nhỏ Thư đề thượng khẩn (8,0 điểm) Bỏ thư vào bao Sợ chi hiểm nghèo?” (Cứ chép sai 3 từ hoặc tẩy xoá, bẩn thì trừ 0,25 điểm) Câu 3 (6,0 điểm) a) Yêu cầu chung Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả và vận dụng những hiểu biết cuộc sống vào viết bài văn hoàn chỉnh đúng thể loại và miêu tả đúng đối tượng theo yêu cầu, lời văn sinh động, hấp dẫn. b) Yêu cầu cụ thể * Về kiến thức Vận dụng kiến thức đã học về quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh; phương pháp tả cảnh, tả người, các biện pháp tu từ, các kiểu câu đã học, để viết bài tả cảnh hoàn chỉnh. HS có thể lựa chọn các trình tự miêu tả khác nhau, lựa chọn các nét tiêu biểu khác nhau của cảnh để tả nhưng bài làm cần làm nổi bật được quang cảnh của trường trước giờ học. Có thể tham khảo dàn ý sau: - Mở bài : Giới thiệu chung quang cảnh trường lớp trước 0,5 giờ học. - Thân bài : Tả cụ thể cảnh trường lớp trước giờ học theo 4,0 trình tự hợp lí.
  4. + Cảnh sắc thiên nhiên (màn sương, ông mặt trời, những vòm cây, tiếng chim hót, ) + Ngoài cổng trường: các bậc phụ huynh đưa con em đi học, các bạn đến trường, + Trong sân trường: các bạn làm trực nhật, nô đùa, ôn bài, + Không khí náo nhiệt (tiếng gọi nhau, tiếng cổ vũ, tiếng nhạc rộn rã ) - Kết bài: Cảm nghĩ về quang cảnh trường lớp lúc trước 0,5 giờ học. * Về kĩ năng - Bài văn đúng thể loại miêu tả, bố cục rõ ràng, trình tự 0,5 miêu tả hợp lí. - Tả được một cách chân thực, sinh động cảnh trường lớp 0,25 thời điểm trước giờ học. - Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh; chữ viết sạch sẽ, 0,25 dễ đọc, không sai quá 5 lỗi chính tả, trình bày sạch.