Đề đọc hiểu vào Lớp 10 – Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn

docx 12 trang thaodu 12190
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu vào Lớp 10 – Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_vao_lop_10_nam_hoc_2017_2018_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề đọc hiểu vào Lớp 10 – Năm học 2017-2018 - Môn Ngữ văn

  1. ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀO 10 – NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN Câu 1: Cho đoạn thơ sau: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già ( Bác ơi, Tố Hữu) a. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ. b. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích tác dụng. Gợi ý: a. Thể thơ tự do (7 chữ) 0,5 điểm Phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ: biểu cảm (0,5 điểm) b. - biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: + so sánh (Bác sống như trời đất của ta) + liệt kê (Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa, Tự do cho mỗi đời nô lệ, Sữa để em thơ, lụa tặng già) - tác dụng: + Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi, thân thiết của Bác Hồ + Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác ( ngọn cỏ, cành hoa, đời nô lệ, em thơ, (cụ) già) ) đó là thiên nhiên tươi đẹp, là nhân loại cần lao. + Thể hiện tình yêu thương của Bác gắn liền với những hành động thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của từng đối tượng cụ thể (tự do cho nô lệ, sữa cho em thơ, lụa tặng già); với thái độ ân cần, trìu mến và tình yêu thương bao la Người dành cho tất thảy chúng ta. + Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tình yêu thương, sự ngưỡng mộ của nhà thơ với Bác + lời thơ diễn đạt thật giản dị nhưng ý nghĩ thật sâu sắc, mang tính ngợi ca. (nêu và chỉ đúng biện pháp tu từ cho 0,5 điểm; phân tích được tác dụng cho 0,5 điểm) Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ ” (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh) a. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? b. Xác định những phương thức biểu đạt? c. Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? d. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? * Gợi ý: a. Thể thơ: Tự do. (0,5 điểm) b. Những phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,5 điểm) c. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. - Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. - Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào. - Nhân hóa: Sông mở, ôm. - So sánh: Bạn bè tôi với bầy chim non. d. Tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả. Thể hiện tài diễn đạt, cảm nhận tài tình của tác giả. Tác động đến người đọc tình yêu quê hương. (0,5 điểm) Câu 3: §äc ®o¹n th¬ sau vµ thùc hiÖn c¸c yªu cÇu ë d­íi: 1
  2. Trë vÒ víi mÑ ta th«i Gi÷a bao la mét kho¶ng trêi ®¾ng cay MÑ kh«ng cßn n÷a ®Ó gÇy Giã kh«ng cßn n÷a ®Ó lay tãc buån Ng­êi kh«ng cßn d¹i ®Ó kh«n Nhí nhung råi còng vïi ch«n ®Êt mÒm. (Trë vÒ víi mÑ ta th«i - §ång §øc Bèn) a. X¸c ®Þnh thÓ th¬. b. Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh cña ®o¹n lµ g×? c. ChØ râ c¸c biÖn ph¸p tu tõ cã trong ®o¹n th¬ trªn. d. Nªu néi dung chÝnh cña ®o¹n th¬. * Gợi ý: a. ThÓ th¬: lôc b¸t (0,25 ®) b. Ph­¬ng thøc biÓu ®¹t chÝnh: biÓu c¶m (0,5 ®) c. C¸c biÖn ph¸p tu tõ cã trong ®o¹n th¬ trªn: Èn dô: kho¶ng trêi ®¾ng cay (0,25 ®) §iÖp ng÷: kh«ng cßn (0,25 ®) Nh©n hãa: tãc buån (0,25 ®) d. Néi dung chÝnh cña ®o¹n th¬: - H×nh ¶nh ng­êi mÑ khæ cùc gian lao (0,25 ®) - T×nh c¶m s©u nÆng víi mÑ (0,25 ®) Câu 4: Cho đoạn thơ sau: " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa". (Theo chân Bác- Tố Hữu) a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? b, Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ mấy chữ? c, Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên? * Gợi ý: a,PTBĐ chính của đoạn thơ là: Biểu cảm.(0,5 đ) b, Đoạn thơ được làm theo thể thơ:7 chữ.(0,5 đ) c, Chỉ ra được BPNT( 0,5 đ) nêu được tác dụng(o,5 đ) -Điệp ngữ: Thương được nhắc lại 3 lần thể hiện tình yêu thương bao la rộng lon của Bác Hồ đối với con người và vạn vật. So sánh: Sự hi sinh của Bác như dòng sông chảy nặng phù sa. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao, thầm lặng. Câu 5: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. - Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công 2
  3. viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? c. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? d. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? * Gợi ý: a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự: 0,25 điểm. b. Ngôi kể: Thứ ba: 0,25 điểm. c. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc: 0,5 điểm d. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: - Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. - Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người. (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm; Nếu chỉ nêu một trong hai ý cho 0,5 điểm). Câu 6:Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: . “Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.” . ( “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”- Tế Hanh) a. Xác định thể thơ? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? c. Chỉ rõ biện pháp tu từ có sử dụng trong đoạn thơ? d. Nêu nội dung chính của đoạn? *Gợi ý: a, Thể thơ: lục bát: 0,5 điểm b, Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm: 0,5 điểm. c, Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: so sánh “ ta đi trọn kiếp con người” với “mấy lời mẹ ru”: 0,5 điểm; nếu thí sinh chỉ nói biện pháp so sánh giám khảo chỉ cho 0,25 điểm. d, Nội dung chính của đoạn: Thể hiện tầm quan trọng của lời ru đối với mỗi con người, tình mẹ thương con; lòng biết ơn, kính yêu của người con đối với mẹ.: mỗi ý cho 0,25 điểm. Câu 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đã có ai dậy sớm, Nhìn lên rừng cọ tươi. Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp lá ngời ngời, Tôi yêu, thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi! (“Mặt trời xanh của tôi” - Nguyễn Viết Bình) a. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên. b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn? c. Chỉ rõ biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1. d. Nêu ngắn gọn cách hiểu của em về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi” * Gợi ý: a. Thể thơ 5 chữ (hoặc ngũ ngôn): (0,5 điểm) 3
  4. b. PTBĐ chính: biểu cảm (0,5 điểm) c. Biện pháp tu từ có trong khổ thơ 1: so sánh “lá giống hệt như mặt trời” (0,5 điểm) (Gọi tên đúng so sánh cho 0,25 điểm; chỉ rõ “lá giống hệt như mặt trời” cho 0,25 điểm) d. Nêu được ngắn gọn cách hiểu về hình ảnh thơ “Mặt trời xanh của tôi” (0,5 điểm) - Hình ảnh ẩn dụ: Chỉ lá cọ là mặt trời xanh. - Cách gọi ấy thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với rừng cọ quê hương. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm) Câu 8: “Thời giannhư gạo Chảy qua tay người Hạt thơm hạt thảo Nong đầy nong vơi .” (“Thời gian” – Đỗ Bạch Mai) a. Kiểu văn bản của đoạn thơ trên? b. Chỉ rõ các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? c. Xác định từ loại của các từ gạch chân trong đoạn thơ? * Gợi ý: a, Kiểu văn bản của đoạn thơ: Văn bản biểu cảm: 0.5đ b. – Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: 0.5đ So sánh: thời gian –như gạo Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “chảy” Điệp ngữ: “hạt”, “nong”. - Nêu tác dụng các của biện pháp tu từ: (0.5đ) giúp người đọc hình dung thật cụ thể về một khái niệm trừu tượng là thời gian, và làm nổi bật giá trị hạt gạo: để làm ra hạt thơm, hạt thảo phải trải qua sự gian truân, vất vả; qua đó cho thấy sự quý trọng hạt gạo và thời gian cùng tình yêu cuộc sống của tác giả. c. Xác định từ loại: (0.5đ) - Thời gian: danh từ - như: phó từ Câu 9: “Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh.” (“Nhớ” – Hồng Nguyên) a. Xác định thể thơ? b. Xác định từ loại của từ in đậm? c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Gợi ý: a. Thể thơ: Tự do (0,5 điểm) b. Từ loại: Chưa: Phó từ (0,25 điểm) Lột: Động từ (0,25 điểm) c.Nội dung chính của đoạn thơ: (1,0) - Vẻ đẹp của hình ảnh người lính vệ quốc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Họ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, đều mang trong mình trái tim nồng nàn yêu 4
  5. nước; cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và đầy ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng dân tộc. Câu 10: Thời gian là vàng Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp. ﴿Theo Phương Liên﴾ a. Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào? b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó? c. Phép lập luận chủ yếu trong văn bản này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? d. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có sử dụng trong văn bản? * Gợi ý: a. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý (0,25 điểm.) b. - Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian - Luận điểm chính “ Thời gian là vàng” Trả lời đúng 0,5 điểm. sai mỗi ý trừ 0,25 điểm c. Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là phân tích và chứng minh. ( 0,5 điểm) - Giải thích về sức thuyết phục trong lập luận của văn bản: + Vấn đề nghị luận “Thời gian là vàng” được phân tích thành những biểu hiện cụ thể ở các luận điểm phụ -> Giúp người đọc hiểu 0,25 điểm. + Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng trong thực tế giúp người đọc tin 0,25 điểm. d. Lời dẫn trực tiếp: “Thời gian là vàng”. 0,25 điểm. Câu 11: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa. ( Trích " Thăm cõi Bác xưa " - Tố Hữu ) a. Xác định thể thơ ? b. Phương thức biểu đạt chính là gì ? c. Các biện pháp tu từ ? d. Nêu nội dung của đoạn thơ . * Gợi ý: a. Thể thơ bảy chữ ( 0.5 điểm ) b. Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm ( 0.5 điểm ) c. Biện pháp điệp ngữ : thương ( lặp 3 lần ) so sánh : qua từ '' như '' có trong câu thơ : " Như dòng sông chảy nặng phù sa '' (0.5 điểm ) d. Nội dung : Đoạn thơ ca ngợi lòng yêu thương , đức hi sinh cao cả của Bác đối với nhân loại.Tác giả thể hiện niềm yêu mến,quý trọng Bác (0,5) Câu 12: Bụi mù trời mùa hanh Nước trắng khe mùa lũ Đêm rộng dài là đêm không ngủ 5
  6. Em vẫn đi đường vẫn liền đường (Gửi em cô gái thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật) a) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? c) Khái quát nội dung chính của đoạn thơ? d) Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Gơiy ý: a) Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. (0.5 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm. (0.5 điểm) c) Khái quát nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ viết về sự vất vả, khắc nghiệt của thiên nhiên và hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề, các cô gái Thanh niên xung phong vẫn chấp nhận, dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ. (0.5 điểm) d) * Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và ẩn dụ. - Liệt kê: Bụi; Nước; mùa hanh; mùa lũ; Đêm rộng dài; đêm không ngủ. - Ẩn dụ: Em vẫn đi đường vẫn liền đường * Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Tác giả liệt kê sự khắc nghiệt của thiên nhiên và mọi hiểm nguy, vất vả luôn cận kề các cô gái Thanh niên xung phong, thế nhưng họ vẫn đi hiên ngang, dũng cảm để đường vẫn liền đường, bảo đảm cho tuyến đường ngày đêm các đoàn xe ra mặt trận. Câu 13: “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế Trong mơ Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ ” (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm) 1. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn. (0.5đ) 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” mang hàm ý gì ? Tác dụng ?(0.5đ) 3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn. (1.0đ) Gợi ý: 1. (25%) Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : Phép thế. - “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”. - “Tất cả” - thế cho những người bạn của nhân vật trữ tình. 2. (30%) Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” : => Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường * Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe. 3.(45%)Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng : - Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh” 6
  7. + “ Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất ” - Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương ” - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad ” * Tác dụng : - Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ. - Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Minh Tâm. - Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò” Câu 14: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “ Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”. (“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc) a. Xác định thể thơ? b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? c. Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9? d. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? *Gợi ý: a. Thể thơ: Lục bát (0,5 điểm) b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ: “Ước làm” nhắc lại 4 lần. (0,25 điểm) Ẩn dụ: Hạt phù sa, tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa rơi. (0,25 điểm). c. Đoạn thơ cho ta liên tưởng đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (0,5 điểm). ( Nếu học sinh chỉ nêu tên một bài thơ và tác giả bài thơ đó cũng cho điểm tối đa. Nếu nêu tên bài thơ mà không nêu tên tác giả thì trừ 0,25 điểm). d. Nội dung chính của đoạn: Thể hiện ước nguyện sống, cống hiến hết sức cao đẹp để xây dựng quê hương, đất nước của nhà thơ. (0,5 điểm) Câu 15: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên”. (“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái) a. Xác định thể thơ của đoạn thơ. b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? c. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. d. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. * Gợi ý: a. Xác định thể thơ: lục bát b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm c. Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn thơ: - So sánh: Mẹ là biển rộng mênh mông Mẹ là tất cả bến bờ bình yên 7
  8. - Điệp ngữ: mẹ là, con. d. Nội dung của đoạn thơ: - Ca ngợi, nhấn mạnh tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con. - Thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương cùng lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của người con đối với mẹ. * Biểu điểm: a. Xác định đúng thể thơ: 0,5 điểm b. Xác định đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: 0,5 điểm Nếu học sinh xác định hai hoặc ba phương thức biểu đạt : chiết 0,25 điểm. c. Chỉ đúng và rõ biện pháp tu từ: 0,5 điểm. Nếu không chỉ rõ, chỉ gọi tên biện pháp tu từ: chiết 0,25 điểm d. Nêu đúng và đủ hai nội dung: 0,5 điểm. Nếu nêu được một ý : 0,25 điểm. Câu 16: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? b, Văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? c, Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu gì? Gợi ý: a, Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên : Tự sự. (0,5 điểm) (Nếu học sinh ghi hai phương thức biểu đạt trở lên thì không cho điểm) b, Văn bản trên liên quan đến phương châm lịch sự.(0,5 điểm) c, Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: Cháu ơi, / cảm ơn cháu! (0,5 điểm) TP Gọi – đáp VN Đúng mỗi thành phần (0,25 điểm) - Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu cảm thán.(0,5 điểm) Câu 17: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.” (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương) a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? b, Tìm từ láy có trong đoạn thơ và giải nghĩa từ láy đó ? 8
  9. c, Nêu nội dung chính của đoạn ? * Đáp án: a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm (0,5 đ) b, Từ láy có trong đoạn thơ: “nôn nao” (0,25 đ) Giải nghĩa từ láy: “nôn nao”: Ở trạng thái xao động trong tình cảm khi đang mong mỏi hoặc gợi nhớ đến điều gì. (0,25 đ) c, Nêu nội dung chính của đoạn: Bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. Đó là lòng biết ơn vô hạn của con về công lao của mẹ ( 1.0 đ) Câu 18: " Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được." (Trích "Bà nội" - Duy Khán) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? b. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu gì? c. Tại sao người cháu lại nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?” d. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” * Gợi ý: a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0.5đ) b. - Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu ghép (0.25đ) - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp: (0.25đ) Ai: CN1 lành chanh lành chói: VN1 bà: CN2 rủ rỉ khuyên: VN2 (Nếu HS nêu đúng câu ghép nhưng không phân tích cấu tạo ngữ pháp cho 1/2 số điểm) c. Người cháu nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được" là bởi vì: Trong cảm nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, nhân hâu, chất phác, đảm đang, yêu thương con cháu, mọi người; giàu đức hi sinh. Bà là tấm gương sáng để con cháu học tập và noi theo (0.5đ) 9
  10. d. - Biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” Là phép tu từ so sánh (0.25đ). - Tác dụng: hình ảnh người bà được tác giả so sánh với chiếc bóng làm nổi bật phẩm chất hiền từ, nhân hậu, sự hi sinh lặng lẽ âm thầm của bà cho con cháu ; thể hiện tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của cháu ; thái độ trân trogj, niềm đồng cảm của tác giả và mọi người (0.25đ) Câu 18: Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !”. ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới) a) Xác định phép tu từ từ vựng trong đoạn trích? b) Tác dụng của phép tu từ đó? c) Chỉ rõ phép liên kết trong đoạn văn trên? d) Xét về cấu tạo, câu văn : “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao? * Gợi ý: a) Phép tu từ : (0,5 điểm) - Điệp ngữ : tre, giữ, anh hùng - Nhân hóa : hình ảnh gậy tre, chông tre ( chống lại) ; tre ( xung phong, giữ, hi sinh, anh hùng) b) Tác dụng của 2 phép tu từ : (0,5 điểm) - Điệp ngữ : Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công. Tạo sự nhịp nhàng của câu văn. - Nhân hóa : Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết với con người. Gây ấn tượng mạnh cho người đọc. c) Phép liên kết trong đoạn văn : (0,5 điểm) Phép lặp từ ngữ : tre, anh hùng d) Xét về cấu tạo : câu đơn . vì câu có một c-v (0,5 điểm) Câu 3 (10 điểm):Một trong những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a, Mở bài (0,5 điểm) Dẫn dắt một cách hợp lí, logic: Khái quát về hai tác giả, hai bài thơ Giới thiệu vấn đề: những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX thường ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. b. Thân bài (9 điểm) Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh: Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá (1 điểm) Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Nổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽ vượt trường giang Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Việc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã và Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ 10
  11. mạnh phăng, vượt gợi hình ảnh cánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựa sống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian với nhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làng quê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: (1,5 điểm) Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Cảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, những âm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. (1 điểm) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trở nên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơi thở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắc thiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xa quê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồng mặn của biển cả (1,5 điểm). Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là không gian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả (1 điểm) Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy san nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêm sắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. (1 điểm) Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âm thanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạt động của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào. Chỉ có những con người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. (1,5 điểm) * Đánh giá: Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranh được tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chất chứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước. (0,5 điểm) c, Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại ý kiến nhận định. Câu 3. (12,0 điểm) Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng: 11
  12. “Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm” Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài Nhớ rừng để làm rõ điều đó. + Khái quát: 1, 5 điểm - Đoạn thơ hay, cấu trúc tứ bình: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ làm nền để hình ảnh hổ được nổi bật. Bức chân dung tự họa khác nhau: chân dung hổ trong bốn cảnh ở bốn thời điểm được vẽ lại bằng kỉ niệm, bằng hồi ức của chính nó. Thời oanh liệt: thời tự do, tung hoành, thống trị đại ngàn của chúa tể rừng xanh. - Đoạn thơ thứ ba, nằm trong chuỗi hồi ức về quá khứ oai hùng, mỗi cảnh gồm hai câu thơ, câu trước tả cảnh rừng, câu sau là chân dung của hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ. + Phân tích, chứng minh: 9,5 điểm - Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối. - Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội. Hổ vừa như bậc quân vương uy nghi, bình tĩnh, ung dung trước mọi sự biến động, vừa giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão. - Cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Hổ như một đế vương hưởng lạc thú, say giấc nồng giữa khúc ca của muôn loài. - Cảnh hoàng hôn đỏ rực màu máu. Hổ như một bạo chúa rừng già, tàn bạo đang giành lấy quyền lực làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. => Bộ tranh tứ bình đẹp tái hiện quá khứ huy hoàng, tự do với cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng, kì vĩ, hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đầy uy lực. + Tổng hợp, đánh giá: 1,5 điểm - Khẳng định ý kiến ở đề bài là chính xác. Đoạn tứ bình là đoạn truyệt bút, hay nhất của bài thơ, là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình trong bốn thời điểm đã khái quát được một thời quá khứ oanh liệt, tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh. Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn tả kín đáo tâm trạng và khát vọng của con người: Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường. Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. -Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài: mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người trong những ngày mất nước. 12