Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử cấp THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)

doc 13 trang thaodu 2550
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử cấp THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_cap_thcs_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử cấp THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. “Lục địa bùng cháy” là đặc điểm của khu vực nào sau chiến tranh thế giới hai? A. Châu Á B. Châu Âu C. Mĩ la tinh D. Châu Phi Câu 2. Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” nhờ yếu tố: A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên C. Chính phủ tự nỗ lực cải cách B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam D. Sự liên kết trong khu vực Câu 3. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX. A. Anh - Mĩ - Liên Xô C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản B. Mĩ - Đức - Nhật Bản D. Liên Xô - Nhật Bản - Tây Âu Câu 4. Có bao nhiêu nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san”? A. 10 nước B. 16 nước C. 25 nước D. 11 nước Câu 5. Tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là: A. Liên Hợp Quốc C. Liên minh Châu Âu B. Liên minh Châu Phi D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Câu 6. Lãnh tụ cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế dộ phân biệt chủng tộc của nhân dân Châu Phi là: A. Góoc-ba-chốp C. Phi-đen Cát-xtơ-rô B. Mao Trạch Đông D. Nen-xơn Man-đê-la II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2. (3,5 điểm) Cho biết những xu hướng phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói hòa bình, hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc? Câu 3. (2,0 điểm) Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ 9 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng C A C B C D II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nước Mĩ còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới bởi những nguyên nhân sau: + Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai 0,5đ đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. 1 + Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản 0,5đ (1,5đ) xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận. + Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến 0,25đ đứng đầu thế giới. + Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. Nhờ tr?nh độ 0,25đ quản lí và tập trung tư bản. * Những xu hướng phát triển của thế giới ngày nay: - Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế 0,5đ - Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực 0,5đ nhiều trung tâm. - Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế 0,5đ làm trọng điểm. 2 - Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn xảy ra xung đột và nội 0,5đ (3,5đ) chiến. - Xu thế chung thế giới ngày nay là hòa bình ổn định hợp 0,5đ tác cùng phát triển. * Hòa bình, hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối các dân 0,5đ tộc vì: - Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tê thế giới 0,5đ và khu vực,có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát
  3. triển, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất - Các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và nguồn nhân lực còn nhiều hạn 0,5đ chê nếu nắm bắt đúng thời cơ thì KT – XH của đất nước phát triển. Nêu nắm bắt không đúng thời cơ thì sẽ tụt hậu so với các dân tộc khác Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những tiến 0,25đ bộ phi thường và những thành tựu k? diệu trên tất cả các lĩnh vực. - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Con người đã đạt được 0,25đ những phát minh to lớn, đánh dấu bước phát triển nhẩy vọt trong Toán học, Vật lí - Về công cụ sản xuất mới: quan trọng bậc nhất là sự ra 0,25đ đời của máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động - Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng 0,25đ 3 lượng mặt trời, năng lượng gió (2,0đ) - Sáng chế ra rất nhiều vật liệu mới: Chất polyme( chất 0,25đ dẻo), ti tan - Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: với những 0,25đ phương pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh nhiều nước khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài. - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm 0,25đ khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao - Những thành tựu kỳ diệu trong chinh phục vũ trụ: con 0,25đ người bay vào vũ trụ (1961), đặt chân lên mặt trăng( 1969) HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 8 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội: A. Chiếm hữu nô lệ C. Nguyên thủy B. Phong kiến D. Tư bản chủ nghĩa 2. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là: A. Cách mạng tư sản Hà Lan C. Cách mạng tư sản Anh B. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ D. Cách mạng tư sản Pháp 3. Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian về những thành tựu của cách mạng công nghiệp Anh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. 1. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. 2. Giêm Ha- gri-vơ sáng chế ra máy Gien – ni. 3. Ac-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. A. 1-2-3 B. 2-3-1 C. 2-1-3 D. 3-2-1 4. Nhà khoa học nào đã nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”? A. A-tôn-xtôi B. A-Nô-ben C. M-Sô-lô-khốp D. A-Anh-xtanh Câu 2. (1,0 điểm) Hoàn thành thông tin trong bảng niên biểu sau: Thời gian Sự kiện 1911 1914-1918 1917 1939-1945 II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917? Câu 2. (4,0 điểm) Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ 8 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 Đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án D A B B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. Hoàn thành thông tin trong bảng niên biểu sau (Mỗi sự kiện đúng được 0,25đ) Thời gian Sự kiện 1911 Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc 1914 - 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 Cách mạng tháng Mười Nga 1939 - 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung Điểm ý nghĩa lịch sử: - Đối với nước Nga: + Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi 0,5đ vận mệnh nước Nga. + Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền. 0,5đ + Xây dựng chế độ xã hội mới – Chế độ xã hội chủ nghĩa, trên 0,5đ 1 một đất nước rộng lớn. (2đ) - Đối với thế giới: + Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên 0,25đ thế giới. + Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc 0,25đ đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. * Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai + Nhằm để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn 0,5đ đề thị trường và thuộc địa. + Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn 0,5đ 2 giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa (4đ) đầu tiên trên thế giới. + Sự hình thành phe phát xít Đức, Italia, Nhật âm mưu phát 0,5đ động chiến tranh.
  6. * Kết cục: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại 0,5đ hoàn toàn của các nước Phát xít Đức – Italia – Nhật Bản. + Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, 0,5đ khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). + Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của 0,5đ tình hình thế giới. * Suy nghĩ của bản thân về chiến tranh: - Sự tàn phá, hủy diệt, sự thiệt hại về người và của cho toàn 0,25đ nhân loại - Chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho nhân loại trên toàn 0,25đ thế giới - Cần phải lên án, đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, 0,25đ - Tăng cường giao lưu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau để thắt chặt 0,25đ mối quan hệ hòa bình hữu nghị. HẾT
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 7 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Vị tướng nào của nhà Trần đã có câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”? A. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản B. Trần Thủ Độ D. Trần Nhật Duật 2. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá Cường Địch, Báo Hoàng Ân”? A. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản B. Trần Khánh Dư D. Trần Quang Khải Câu 2. (1,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ Đ (Đúng) hoặc chữ S (Sai) cho các nhận định sau: a) Chùa Một Cột còn có tên gọi là chùa Diên Hựu, xây dựng dựa trên giấc mơ của vua Trần. b) Dưới thời Lý, phật giáo rất phát triển. c) Luật pháp thời Trần cho phép giết mổ trâu bò để ăn thịt. d) “Bộ luật hình thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta dưới thời Lý. Câu 3. (1,0 điểm) Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – b) Cột A Cột B 1. Quân đội tinh nhuệ a. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long 2. Lý Thường Kiệt b. Nhà Trần 3. Lý Công Uẩn c. Đánh tan quân xâm lược Tống lần 2 4. Năm 1010 d. Người sáng lập triều Lý I. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) dưới thời Lý kết thúc thắng lợi nhưng đã để lại những ấn tượng vô cùng độc đáo về nghệ thuật đánh giặc. Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của tướng Lý Thường Kiệt để làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 2. (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 3. (2,5 điểm) Trình bày tình hình Giáo dục, khoa học – kĩ thuật thời Trần? Hết
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ 7 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3Đ) Câu 1 2 Đáp án B C Điểm 0,5 0,5 Câu 3: (1đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ ? A B C D Đáp án S Đ S Đ Câu 4. (1đ) Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. 1- b; 2- c; 3- d; 4- c. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt. - Thực hiện chiến thuật Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào 0,25đ thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng ph?ng tuyến phòng ngự vững chắc 0,25đ trên sông Như Nguyệt. 1 - Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, 0,5đ làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh (1,5đ) thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” - Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã 0,25đ suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch. - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương 0,25đ lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất. * Nguyên nhân thắng lợi - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều 0,25đ tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối 2 đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt (3đ) nhân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. 0,25đ Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên
  9. sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. 0,5đ - Có sự l?nh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. 0,25đ - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội. * ý nghĩa lich sử. 0,5đ - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. 0,25đ - Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. 0,25đ - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược. 0,25đ - Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. 0,5đ - Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt * Giáo dục - Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. 0,5đ Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư 3 (xã). - Các kỳ thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung 0,25đ (2,5đ) thi. * Sử học - Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn 0,25đ
  10. Hưu đứng đầu. - Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 0,25đ quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta. * Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật - Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần 0,25đ Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt. - Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu 0,25đ cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. - Khoa học – kĩ thuật: + Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán 0,25đ cũng có những đóng góp đáng kể. + Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi 0,5đ đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu. HẾT
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Thuật luyện kim ra đời trên cơ sở của nghề: A. Rèn sắt C. Làm đồ trang sức B. Làm đồ đá D. Làm gốm 2. Kinh đô nước Âu Lạc được đặt ở đâu? A. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ) C. Hoa Lư (Ninh Bình) B. Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội) D. Thăng Long (Hà Nội) Câu 2. (1,0 điểm) Nối một mốc thời gian ở cột A với một sự kiện ở cột B sao cho thích hợp rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – b) Cột A Cột B (Thời gian) (Sự kiện) 1. Cuối thiên niên kỉ IV-III TCN a. Nước Văn Lang ra đời. 2. Đầu thiên niên kỉ I TCN b. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên được hình thành. 3. Khoảng thế kỉ VII TCN c. Hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma 4. Thế kỉ III TCN d. Nước Âu Lạc ra đời Câu 2. (1,0 điểm) Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống Cổ Loa là một (1) Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng (2) như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là (3) Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm Cả là nơi tập trung các (4) vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Nêu những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại? Câu 2. (2,0 điểm) Sự tích “Trầu cau”, “Bánh chưng bánh dày” cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì? Hiện nay người việt còn giữ lại những phong tục nào? Em phải làm gì để góp phần giữ gìn những phong tục tốt đẹp của dân tộc? Câu 3. (3,0 điểm) Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Hết
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN: LỊCH SỬ 6 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3Đ) Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 Đáp án D B Câu 4. Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. (1 điểm) 1- B; 2- C; 3- A; 4- D. Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) ? (1) (2) (3) (4) Đáp án Quân thành Đồng Nỏ Thuyền chiến II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Nêu những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại -Về lịch: Sáng tạo ra lịch âm (phương Đông), lịch dương 0,5đ (phương Tây) - Về chữ viết, chữ số: + Sáng tạo chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút, mai rùa, thẻ 0,25đ tre Phép đếm đến 10; Phát minh số 0 (phương Đông) 1 + Sáng tạo hệ chữ cái a, b, c (phương Tây) 0,25đ (2đ) - Các ngành khoa học: + Toán, Vật lý, Lịch sử đạt đến trình độ cao. 0,25đ + Nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Talet, Acsimet, Pitago 0,25đ - Các công trình nghệ thuật: + Kim tự tháp (Ai Cập); Thành Babilon (Lưỡng Hà). 0,25đ + Đền Páctênông (Hi lạp); Đấu trường Côlidê (Rôma) . 0,25đ HS tr?nh bày được: *Thời Văn Lang có những phong tục sau: - Nhân dân ta có phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen, thờ cúng 0,5đ ông bà tổ tiên, người có công với đất nước 2 * Nay người việt c?n giữ lại những phong tục. (2đ) - Phong tục ăn trầu, thờ cúng tổ tiên 0,5đ - Những phong tục đó trở thành truyền thống, đạo lí, của dân tộc ta (uống nước nhớ nguồn, t?nh cảm anh em, gia đình ) 0,5đ * Chúng ta phải tìm hiểu, tôn trọng, tự hào về những truyền
  13. thống, phong tục tốt đẹp, ngăn chặn phê phán những hành vi 0,5đ làm tổn hại đến những truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc. *Hoàn cảnh Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà. - Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt 0,5đ đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. - Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin 0,5đ hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. 3 - Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu 0,5đ (3đ) Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. 0,5đ - An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. => Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ. * Bài học - Đối với kẻ thù phải tuyệt đối không được chủ quan, phải 0,5đ cảnh giác cao độ. - Vua phải tin tưởng trung thần, đoàn kết, dựa vào nhân dân để 0,5đ đánh giặc. HẾT