Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 2551
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2017 – 2018 Khóa ngày 27/10/2017 Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4.0 điểm) Em hiểu thế nào là ''chiến tranh lạnh''? ''Chiến tranh lạnh'' diễn ra trong hoàn cảnh nào? Biểu hiện và những hậu quả của ''chiến tranh lạnh''? Vì sao nguyên thủ quốc gia của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt tình trạng ''chiến tranh lạnh''? Câu 2: (4.0 điểm) a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (5.0 điểm). Chứng minh từ năm 1858-1884, triều đình nhà Nguyễn đã bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng thực dân Pháp và đi từ nhượng bộ đến đầu hàng. Câu 2: (5.0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911 đến 1917. Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX? Câu 3: (2.0 điểm) Em hãy nêu những mốc chính về thay đổi địa giới hành chính tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ từ năm 1831 đến nay ? Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Lịch sử Năm học 2017 – 2018 A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4.0 điểm) Em hiểu thế nào là ''chiến tranh lạnh''? ''Chiến tranh lạnh'' diễn ra trong hoàn cảnh nào? Biểu hiện và những hậu quả của ''chiến tranh lạnh''? Vì sao nguyên thủ quốc gia của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt tình trạng ''chiến tranh lạnh''? Nội dung trả lời Điểm * "Chiến tranh lạnh": là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước 0.5 đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN. * Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, Liên Xô và Mĩ 0.5 nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang mâu thuẫn, đối đầu gay gắt mà đỉnh điểm là ''chiến tranh lạnh'' giữa 2 phe: TBCN và XHCN, kéo dài phần lớn nửa sau thế kỉ XX. * Biểu hiện: - Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân 0.5 sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước XHCN, tiến hành chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. - Liên Xô và các nước XHCN phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố 0.25 khả năng phòng thủ. *Hậu quả: - Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có nguy cơ bùng nổ cuộc 0.5 chiến tranh thế giới mới. - Các cường quốc phải chi một khối lượng khổng lồ tiền của, sức người 0.5 để xây dựng các căn cứ quân sự, sản xuất vũ khí hủy diệt. * Nguyên nhân chấm dứt "chiến tranh lạnh": Tháng 12 năm 1989 tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng cộng sản 0.25 Liên Xô Goóc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt ''chiến tranh lạnh''. Nguyên nhân: - Hai nước trải qua hơn 40 năm chạy đua vũ trang quá tốn kém, sức 0.5 mạnh một số mặt suy giảm. - Kinh tế Mĩ bị cạnh tranh bởi Nhật Bản và các nước Tây Âu, kinh tế 0.5 Liên Xô trì trệ, khủng hoảng.
  3. Tổng điểm 4.0 Câu 2: (4.0 điểm) a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? Nội dung trả lời Điểm a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) * Hoàn cảnh ra đời: Sau khi giành được độc lập, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của 0.5 đất nước các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được 0.5 thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. *Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua hợp tác giữa các nước 0.5 thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. *Nguyên tắc: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp 0.5 bằng biện pháp hoà bình. + Hợp tác phát triển có kết quả b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN - Thời cơ: + Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều 0.5 kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. + Tiếp thu các thành tựu khoa học, kĩ thuật tiên tiến của thế giới, kinh 0.5 nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật - Thách thức: + Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực, 0.5 nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu. + Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất 0.5 bản sắc văn hoá dân tộc.
  4. Tổng điểm 4.0 B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (5.0 điểm). Chứng minh từ năm 1858-1884, triều đình nhà Nguyễn đã bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng thực dân Pháp và đi từ nhượng bộ đến đầu hàng. Nội dung trả lời Điểm Nhà Nguyễn bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng Pháp: 1. Cơ hội thứ nhất: Ngày 1/9/1858, khi Pháp vừa mới nổ súng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, 0.5 triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Đà Nẵng với chủ trương ngăn không cho chúng tiến sâu vào đất liền chứ không chủ trương dốc toàn bộ sức lực đánh pháp ngay khi chúng vừa đặt chân đến nước ta. 2. Cơ hội thứ hai: - Năm 1860, Pháp gặp vấn đề khó khăn phải điều động phần lớn quân lính sang 0.5 chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số quân của chúng ở Gia Định chưa đến 1000 tên phải dàn mỏng trên phòng tuyến dài hơn 10 km, nhưng quân triều đình vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm” để sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25/10/1860) Pháp tập trung lực lượng mở rộng đánh chiếm Gia Định. - Đêm 23 rạng ngày 24/2/1861, chúng thực hiện cuộc tấn công quy mô vào đại đông Chí Hòa, ta nhanh chóng thất thủ, thừa thắng chúng chiếm lần lượt các tỉnh 0.5 Định Tường, Biên Hòa Vĩnh Long. - Ngày 5/6/1862, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho 0.5 chúng nhiều quyền lợi, bồi thường chiến phí tương đương với 288 vạn lạng bạc, mất đi chủ quyền ở ba tình miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. 3. Cơ hội thứ ba: - Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình liên tiếp thể hiện sự nhu nhược hèn yếu khi 0.5 để mất thêm ba tỉnh miền Tây Nam Kì và để Pháp có cơ hội mở rộng chiến tranh ra Bắc Kì. - Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng bị quân đội của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích giết chết tướng 0.75 giặc Gác-ni-ê và nhiều binh lính gây nhiều tổn thất lớn cho quân Pháp. Giữa lúc đó triều đình vội vã kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, làm mất một phần chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. 4. Cơ hội thứ 4: - Lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước ngày 3/4/1882, quân Pháp đánh chiếm Hà 0.25 Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì lần 2. - Ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục 0.5 của ta, quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm, tướng giặc là Ri-vi-
  5. e và nhiều binh lính bị giết, quân Pháp hoang mang dao động toan bỏ chạy nhưng triều đình lại thương lượng với chúng. - Nhân lúc triều đình Huế gặp khó khăn (vua Tự Đức qua đời, nội bộ lục đục) Pháp 0.5 buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác-măng vào ngày 25/8/1883 rồi hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 11/5/1884. Chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì, đầu hàng thực dân Pháp. → Như vậy từ 1858-1884, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự bạc nhược yếu 0.5 kém bỏ qua nhiều cơ hội và không dựa vào dân để đánh giặc, đi từ nhượng bộ đến đầu hàng để đất nước rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Tổng điểm 5.0 Câu 2 (5.0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Nêu những hoạt động của Người từ năm 1911 đến 1917. Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX? Nội dung trả lời Điểm * Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào 0.5 tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi. - Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội 0.5 Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ. * Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1917: - 6 - 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 0.25 - Từ 1911 đến 1917, người đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. 0.5 - Năm 1917, Người trở về Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam 0.5 yêu nước, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Những hoạt động này là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường 0.25 cứu nước đúng cho dân tộc. * Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX: - Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp xây dựng lực lượng đấu 0.5 tranh bạo động, giải phóng dân tộc (Nguyễn Tất Thành cho rằng chẳng khác "đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau". Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách, bắt tay với Pháp, đề nghị cùng thực 0.5
  6. dân Pháp chấn chỉnh lại chế độ phong kiến, giúp Việt Nam tiến bộ (Nguyễn Tất Thành nhận xét chẳng khác nào "Xin giặc rủ lòng thương"). - Nguyễn Tất Thành lựa chọn con đường sang phương Tây, đến nước Pháp, 0.75 nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa phát triển để tìm con đường cứu nước. - Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới 0.75 nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo con đường cách mạng vô sản và khẳng định đó là con đường đúng đắn nhất để cứu nước, cứu dân. Tổng điểm 5.0 Câu 3: (2.0 điểm) Nội dung trả lời Điểm - Năm 1831 tỉnh Quảng Trị được thành lập dưới thời nhà Nguyễn. 0.5 - Tháng 7/1954 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tỉnh Quảng Trị bị chia cắt. Huyện 0.5 Vĩnh Linh ở phía bắc trở thành đặc khu thuộc miền Bắc XHCN. Các huyện phía nam thuộc vùng Mỹ và chính quyền Sài Gòn tạm chiếm - Năm 1976 tỉnh Quảng Trị cùng Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế nhập thành 0.5 tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1989 tỉnh Quảng Trị được tái lập. - Hiện nay tỉnh Quảng trị gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 0.5 huyện lị và 141 xã, phường, thị trấn. Tổng điểm 2.0 *Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác và logic. Giám khảo căn cứ vào từng mức độ để cho điểm. 2. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Hết