Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng 2 lần 2 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 27/05/2022 2952
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng 2 lần 2 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_vong_2_lan_2_mon_lich_su.docx

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện vòng 2 lần 2 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HSG CẤP HUYỆN HUYỆN VỤ BẢN NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 -VÒNG 2 Lần 2 Thời gian làm bài 150 phút I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) Câu 1: (3 điểm): Nêu những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925-1929). Đánh giá vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? Câu 2: (5 điểm): Chứng minh Xô Viết Nghệ Tĩnh là: nhà nước của dân, do dân và vì dân. Câu 3: (6 điểm): Nêu hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp định sơ bộ. Em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng trong việc ký kết hiệp định đó? II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 điểm) Câu 4: (6 điểm) a.Em hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. b. Phân tích những tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2. c. Là một học sinh em cần phải làm gì để nắm bắt được thời cơ và vượt qua thách thức của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Lịch sử Việt Nam: 14 điểm Câu 1 (3.0 điểm) Nội dung Điểm *Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925-1929). 1.5 -Xây dựng hệ thống tổ chức ở khắp nơi trong nước. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, xuống Kì bộ , tỉnh bộ, huyện bộ, cơ sở lag Chi bộ. năm 1928 có 300 0,25 hội viên, năm 1929 đã có 1700 hội viên -Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ. Hội phái người về Việt Nam đưa những người yêu nước sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị 0,25 của Nguyễn Ái Quốc -Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản 0,5 trong nhân dân Việt Nam -Cuối năm 1928 sau khi có chủ trương “Vô sản hóa” nhiều cán bộ của hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân 0,25 để tuyên truyền cách mạng. -Đấu tranh nội bộ để thành lập Đảng Cộng sản. Đến năm 1929 sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Trọng nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã diễn 0,25 ra cuộc đấu tranh, dẫn đến sự phân hóa tích cực hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản Đảng (8-1929) *Đánh giá vai trò của tổ chức đó đối với cách mạng Việt Nam. 1.5 -Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam đã từng bước 0.5 giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Tân Việt, nhất là đường lối giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. -Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày 0.5
  3. càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác,làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam. -Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng 0.5 cộng sản, một tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng cộng sản một bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 2: 5 điểm Nội dung Điểm -Trong không khí chung của cao trào cách mạng diễn ra vào tháng 9/1930, chính quyền của nhân dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức các cuộc biểu tình 0.25 có vũ trang chống thực dân phong kiến. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của quần chúng ở huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930. - Mặc dù chưa có chủ trương giành chính quyền nhưng sức mạnh bạo lực của quần chúng nhân dân đã làm cho hệ thống chính quyền của địch ở những xã, 0,25 huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt và tan rã nhanh chóng. - Trước tình hình đó, Ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ cộng sản lãnh đạo đã đứng ra quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị văn hóa xã hội ở nông 0,25 thôn làm nhiệm vụ chính quyền nhân dân theo hình thức các Xô Viết đã ra đời ở các huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Xuân, Can Lộc -Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh chính là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931. Tuy còn rất sơ khai nhưng Xô Viết Nghệ tĩnh thực sự là chính quyền cách 0,25 mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ phục vụ cho lợi ích của nhân dân. -Cuối năm 1928 sau khi có chủ trương “Vô sản hóa” nhiều cán bộ của hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân 0.5 để tuyên truyền cách mạng. -Đấu tranh nội bộ để thành lập Đảng Cộng sản. Đến năm 1929 sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của 0,5 một Đảng Cộng sản. Trọng nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã diễn
  4. ra cuộc đấu tranh, dẫn đến sự phân hóa tích cực hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản Đảng (8-1929) +Về chính trị: Thành lập chính quyền cách mạng do công nhân và nông dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thực hiện các quyền tự do, dân chủ, 0.5 thành lập các tổ chức quần chúng: công hội, nông hội +Về kinh tế: Chia ruộng đất cho nông dân, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, chú ý đắp đê phòng lụt. 0.5 +Văn hóa xã hội: Phát động nhân dân thực hiện đời sống mới, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, khuyến khích nhân dân học chữ quốc 0.5 ngữ. + Quân sự: thành lập các đội tự vệ vũ trang ở mỗi làng để trấn áp bọn phản CM, bảo vệ và giữ gìn trật tự xã hội. 0.5 - Tuy chỉ thành lập ở 1 số địa phương và tồn tại trong khoảng 9 tháng nhưng 0.5 phong trào Xô Viêt Nghệ Tĩnh đã đem lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân. Thể hiện tính ưu việt của chính quyền CM là chính quyền của dân, do dân,vì dân. Đây là hình thức sơ khai của chính quyền dân chủ VN sau này. - Sự ra đời của những hoạt động chính quyền Xô Viết đã góp phần làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Cổ vũ, động viên nhân 0.5 dân vượt mọi khó khăn, gian khổ hi sinh để sự nghiệp CM đi đến thắng lợi cuối cùng. Câu 3 ( 6 điểm) Nội dung Điểm *Hoàn cảnh: - Ngày 28/1/1946 theo thỏa thuận của quân Anh và Pháp. Quân Anh sẽ rút khỏi 0.25 Đông Dương (3/1946) nhượng cho Pháp chiếm đóng Nam vĩ tuyến 16. - Thực dân Pháp tự cho minh chiếm được Nam Đông Dương nhưng tham vọng của 0,25 chúng không chỉ dừng lại ở đấy mà muốn thôn tính cả nước ta. Hơn nữa chúng
  5. hiểu rằng sự thôn tính này chỉ là tạm thời một khi chính quyền VNDCCH còn tồn tại. - Chính vì vậy thực dân Pháp muốn đem quân ra Bắc nhưng vấp phải sự có mặt của 0,25 quân Tưởng. - Trong lúc đó quân Tưởng đang đối phó với mâu thuẫn nội bộ, chiến tranh với lực lượng CM ĐCS Trung Quốc nên rất cần lực lượng và tiền bạc đo đó quân Pháp và 0,5 quân Tưởng đã cấu kết với nhau. Ngày 28/2/1946 hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. - Trong lúc đó quân Tưởng đang đối phó với mâu thuẫn nội bộ, chiến tranh với lực lượng CM ĐCS Trung Quốc nên rất cần lực lượng và tiền bạc đo đó quân Pháp và 0,25 quân Tưởng đã cấu kết với nhau. Ngày 28/2/1946 hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. - Theo hiệp ước Hoa – Pháp quân Pháp sẽ nhượng cho quân Tưởng 1 số quyền lợi về kinh tế, văn hóa của mình trên đất Trung Quốc, hàng hóa của Tưởng vào vùng 0,25 Hoa Nam Trung Quốc được qua cảng Hải Phòng không phải nộp thuế. - Ngược lại Tưởng sẽ nhường cho Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí 0.25 phát xít Nhật. Thực chất Tưởng đang dọn đường cho Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn quốc. - Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước 2 sự lựa chọn. Một là cầm vũ khí đánh cả Pháp lẫn Tưởng khi Pháp đổ bộ ra miền Bắc. Hailà hòa với Pháp để đuổi 0.5 Tưởng về nước. - Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân ta trước 2 sự lựa chọn. Một là cầm vũ khí 0.5 đánh cả Pháp lẫn Tưởng khi Pháp đổ bộ ra miền Bắc. Hai là hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước. - Sau khi phân tích kĩ tình hình Đảng và chính phủ chủ tịch HCM đã quyết định 0.5 “hòa để tiến” chọn giải pháp thứ 2. Ngày 6/3/1946 tại số nhà 38 Lí Thái Tổ (HN) chủ tịch HCM và Xanh tơ ni đại diện của chính phủ Pháp đã kí bản Hiệp định Sơ bộ. * Nội dung: Theo hiệp định: 0.5
  6. - Chính phủ Pháp công nhận VNDCCH là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối liên hiệp Pháp. - Chính phủ VN cho phép 15.000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp 0.5 vũ khí quân đội Nhật. Số quân này sẽ rút dần về nước trong vòng 5 năm. - Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán 0,5 chính thức tại Pa – ri. - Kí hiệp định sơ bộ là 1 quyết định rất đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ. + Hiệp định sơ bộ giữa ta và Pháp là 1 kế sách hay khi mượn tay quân Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước mà không tốn 1 viên đạn và đồng thời tránh cùng 1 lúc đụng độ với nhiều kẻ thù, làm chậm lại quá trình mở rộng chiến tranh ra cả nước 1.0 của TD Pháp. + Quan trọng hơn là chúng ta có thể tranh thủ được thời gian hòa hoãn để xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược mà ta biết trước là không thể nào tránh khỏi. II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 5: ( 6 điểm) Nội dung Điểm a. Thành tựu của CMKHKT: - Khoa học cơ bản: các ngành khoa học cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt. + 3/1997 cừu Đô li được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính. 0.25 + 6/2000 tiến sĩ Cô lin công bố bản đồ gen người. 0.25 + 4/2003 bản đồ gen người được hoàn chỉnh 0.25 - Công cụ sản xuất mới: Phát minh quan trọng của máy tính điện tử, máy tự động 0.25 và hệ thống máy tự động . - Nguồn năng lượng mới: Tìm ra những nguồn năng lượng sạch, vô tận như năng
  7. lượng mặt trời, gió, thủy triều 0.25 - Vật liệu mới: Chát Pô – li – me, vật liệu siêu bền, siêu cứng 0.25 - Cách mạng xanh trong nông nghiệp: với các biện pháp như cơ khí hóa, thủy lợi hóa và các phương pháp lai tạo các giống mới đã giải quyết được tình trạng thiếu 0.25 lương thực. - Giao thông vận tải: Chế tạo nhiều phương tiện giao thông hiện đại như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao 0.5 - Chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng thành công con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin bay vòng quanh trái 0.5 đất b. Tích cực: +Cách mạng KHKT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì 0.5 diệu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động 0.5 + Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực + Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, hình thành một thị trường 0.25 thế giới với xu thế toàn cầu hóa. 0.25 - Tiêu cực: +Việc chế tạo các loại vũ khí quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống . +Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên 0.25 + Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh mới 0.25 0.25 c. Là 1 học sinh cần phải ra sức học tập vươn lên chiếm lĩnh các tri thức mới những 0.5 thành tựu mới nhất của cuộc CM khoa học kĩ thuật. - Cần có tinh thần say mê nghiên cứu, nghiên cứu về kĩ thuật. 0.25
  8. - Tham gia các cuộc thi sáng chế do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức. 0.25 HẾT