Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS BA LÒNG BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) Họ và tên Ngày kiểm tra . .Ngày trả Điểm Lời phê của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ CHẲN: Câu 1: (3 điểm) Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đàng Ngoài ở nữa sau thế kỉ XVIII? Câu 2: (4 điểm) Nhà Nguyễn làm gì lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Câu 3: (3 điểm) Hãy nhận xét về Văn học - Nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII - nữa đầu thế kỉ XIX? BÀI LÀM
- TRƯỜNG THCS BA LÒNG BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ 7 Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 7 Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) Họ và tên Ngày kiểm tra . .Ngày trả Điểm Lời phê của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ LẼ: Câu1: (3 điểm) Kinh tế Nông nghiệp dưới triều Nguyễn phát triển như thế nào? Câu 2: (4 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi? Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa. Câu 3: (3 điểm) Nhận xét sự phát triển Sử học, Địa lí, Y học nước ta cuối thế kỉ XVIII-nữa đầu thế kỉ XIX? BÀI LÀM
- Hướng dẫn chấm Đề chẳn Câu 1: (3điểm) Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nữa sau thế kỉ XVIII? - Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vu Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của. 0,5đ - Quan lại binh lính ra sức đục khoét của dân. 0,5đ - Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân. 0,5đ - Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp. 0,5đ - Công thương nghiệp sa sút, chợ búa điêu tàn. 0,5đ - Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán. 0,5đ Câu 2: (4điểm) Nhà Nguyễn làm gì lập lại chế độ phong kiến tập quyền? - Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn: + Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng vào Thăng Long. 0,5đ + Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt, triều đại Tây Sơn đến đây kết thúc. 0,5đ + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi Hoàng đế. 0,5đ + Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. 0,5đ + Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815. 0,25đ - Các năm 1831-8132, nhà nước chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). 0,5đ - Quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thành lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. 0,5đ - Ngoại giao. + Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. 0,25đ + Đối với các nước Phương Tây nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Thúc đẩy nước Pháp xâm lược nước ta. 0,5đ Câu 3: (3điểm) Hãy nhận xét về Văn học - Nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII - nữa đầu thế kỉ XIX? - Văn học: + Văn học dân gian ở thế kỉ XVIII-nữa đầu thế kỉ XIX, phát triển rực rở với nhiều hình thức phong phú: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm 0,5đ + Văn học bác học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. 0,5đ
- + Nội dung phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. 0,5đ + Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu 0,5đ - Nghệ thuật: + Văn nghệ dân gian phát triển phong phú 0,5đ + Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến 0,5đ + Tranh dân gian đậm bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). 0,5đ + Các công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Tây Phương(Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn và cố đô Huế. 0,5. Đề lẻ Câu1: (3điểm) Kinh tế Nông nghiệp dưới triều Nguyễn phát triển như thế nào? - Nông nghiệp: + Chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền, đặt lại chế độ quân điền. 0,75đ + Tuy một số huyện mới thành lập và hàng trăm đồn điền được thành lập không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. 0,75đ - Công thường nghiệp: + Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, súng, đóng tàu 0,25đ + Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường. 0,25đ + Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. 0,5đ Câu 2: (4 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi? Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa. - Nguyên nhân: + Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất. 0,5đ + Quan lại tham nhũng, tô thuế, phu dịch nặng nề. 0,25đ + Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi. 0,25đ - Diễn biến các cuộc nổi dậy: * Khỡi nghĩa Nông Văn Vân: (1833-1835).
- + Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. 0,5đ + Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp núi rừng Việt Băc và một số vùng ở trung du. 0,5đ + Nhà Nguyễn phải 3 lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi. 0,25đ * Khỡi nghĩa Lê Văn Khôi(1833- 1835) + Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, thắng 6-1833 ông khởi binh chiếm thành Phiên An. 0,5đ + Năm 1834,ông qua đời vì bệnh, con trai lên thay. 0,25đ + Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt. 0,25đ - Ý nghĩa của các cuộc nổi dậy: + Là cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của địa chủ, quan lại. 0,5đ + Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 0,25đ Câu 3: Nhận xét sự phát triển Sử học, Địa lí, Y học nước ta cuối thế kỉ XVIII-nữa đầu thế kỉ XIX? (3điểm) - Về Sử học, Địa lí: + Triều Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử kí tiền biên”. Triều Nguyễn có “Đại Nam thực luc”, “Đại Nam liệt truyện”. 1đ + Lê Quý Đôn , tác phẩm nổi tiếng “Đại Việt thông sử”, “Phủ biên tạp lục” 0,5đ + Phan Huy Chú , tác giả “Lịch triều hiến chương loại chí”. 0,5đ - Về Y học: Có Lê Hữu Trác(biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông: 1720-1791). Ông nghiên cứu các loại cây thuốc quý của Việt Nam, thu thập các bài thuốc gia truyền và kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân rồi viết thành sách. 1đ