Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. Họ và Tên: KIỂM TRA GIỮA KÌ I Lớp 7 Năm học 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ 7 (Thời gian làm bài 40 phút) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có đáp án đúng. Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển là A. Ma-gien-lan. B. Cô-lôm-bô. C. Đi-a-xơ. D. Va-xcô đơ Ga-ma. Câu 2. Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Anh và Pháp. B. Đức và Tây Ban Nha. C. I-ta-li-a và Pháp. D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Câu 3. Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu nảy sinh nhu cầu A. bán hàng cho người dân. B. về vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. C. buôn bán với Thổ Nhĩ Kì. D. thị trường từ các nước phương Đông. Câu 4. Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là A. châu Đại Dương. B. châu Úc. C. châu Phi. D. châu Mĩ. Câu 5. Một trong những điều kiện đưa đến cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI là A. nhu cầu tìm kiếm con đường mới. B. khoa học- kĩ thuật đã có những bước tiến đáng kể. C. nhu cầu giao lưu thương mại qua Địa Trung Hải. D. nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa tích cực của các cuộc phát kiến địa lí ? A. Mở ra những vùng đất mới, dân tộc mới. B. Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục. C. Thị trường thế giới được mở rộng. D. Xuất hiện tình trạng buôn bán nô lệ.
  2. Câu 7. Lê Hoàn lên ngôi vua là do A. lật đổ được triều Đinh. B. đánh bại quân xâm lược Tống. C. tướng lĩnh và quân đội suy tôn. D. dẹp “loạn 12 sứ quân”. Câu 8. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền chọn nơi nào làm kinh đô? A. Đại La. B. Phong Châu. C. Hoa Lư. D. Cổ Loa. Câu 9. Để dẹp “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với A. sứ quân Trần Lãm. B. sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. C. sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp. D. Kiều Công Hãn. Câu 10. Để khuyến khích nhân dân sản xuất, vua nhà Tiền Lê đã A. tổ chức tế lễ trời đất, cầu mưa. B. tổ chức lễ cày tịch điền. C. giảm thuế cho nông dân. D. khai hoang. Câu 11. Sự kiện nào được đánh giá là đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. C. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713. Câu 12. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào? A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước. B. Rơi vào tình trạng «Loạn 12 sứ quân ». C. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại. D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha. Câu 13. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là A. Vạn Thắng Vương. B. Bình Định Vương. C. Bắc Bình Vương. D. Bố Cái Đại Vương. Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được «Loạn 12 sứ quân» ? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của Trần Lãm, Phạm Văn Hổ. D. Được sự giúp đỡ của nhà Tống. Câu 15. Kinh đô của nước Đại Cồ Việt thời Đinh được đặt ở đâu?
  3. A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình). C. Phong Châu (Phú Thọ). D. Thuận Thành (Bắc Ninh). Câu 16. Đoạn trích dưới dây nói về vị vua nào trong lịch sử Việt Nam ? «Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường cùng lũ trẻ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ» (Sách giáo khoa Lịch sử 7). A. Lê Đại Hành. B. Ngô Quyền. C. Đinh Tiên Hoàng. D. Lê Long Đĩnh. Câu 17. Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh? A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Hậu Lê. Câu 18. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào ? A. Đất nước thái bình. B. Nội bộ triều đình rối loạn. C. Nhà Tống (Trung Quốc) đang lăm le xâm phạm bờ cõi. D. Đất nước trong thời gian bị phương Bắc đô hộ. Câu 19. Thời Đinh- Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của A. làng xã. B. địa chủ. C. nhà nước. D. nông dân. Câu 20. Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập vừa làm ruộng có tác dụng gì? A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng. B. Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp. C. Giảm được chi phí cho quân đội. D. Tạo ra những lực lượng quân sự bảo vệ triều đình từ xa. Câu 21. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử ?
  4. A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938) B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40). C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545). D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). Câu 22. Trong xã hội phong kiến, thể chế nhà nước do vua đứng đầu gọi là chế độ A. quân chủ. B. cộng hòa. C. công xã nguyên thủy. D. chiếm hữu nô lệ. Câu 23. So với các nước phương Tây, xã hội phong kiến phương Đông ra đời tương đối sớm nhưng lại phát triển rất A. nhanh chóng. B. chậm chạp. C. rực rỡ. D. hoàn chỉnh. Câu 24. Giai cấp nào là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở phương Tây ? A. Nông dân. B. Lãnh chúa. C. Địa chủ. D. Nông nô. Câu 25. Ở xã hội phong kiến phương Đông, sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các A. công xã nông thôn. B. lãnh địa phong kiến. C. thành trị trung đại. D. phường thủ công nghiệp.
  5. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỊCH SỬ 7 Mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B D B D C D A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B A D B C B C A A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án A A B B A MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỊCH SỬ 7 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng 1. Sự suy vong của chế 3 câu 3 câu 6 câu độ phong kiến và sự 1,2 điểm 1,2 điểm 2,4 điểm hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 2. Những nét chung về 2 câu 2 câu 4 câu xã hội phong kiến 0,8 điểm 0,8 điểm 1,6 điểm 3. Nước ta buổi đầu độc 4 câu 4 câu 8 câu lập 1,6 điểm 1,6 điểm 3,2 điểm 4. Nước Đại Cồ Việt 3 câu 2 câu 2 câu 7 câu thời Đinh- Tiền Lê 1,2 điểm 0,8 điểm 0,8 điểm 2,8 điểm Tổng điểm 12 câu 11 câu 2 câu 25 câu 4,8 điểm 4,4 điểm 0,8 điểm 10 điểm