Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 12 trang Hàn Vy 02/03/2023 2132
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH 11 – ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây? A. Cây bị khô hạn. B. Cây sống nơi ẩm ướt. C. Cây bị ngập úng. D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh Câu 2: Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là : A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa B. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme D. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu Câu 3: Đơn vị hút nước của rễ là: A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì C. Không bào D. Tế bào rễ Câu 4: Cố định nitơ khí quyển là quá trình: A. Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm. B. Biến nitơ phân tử trong không khí thành nitơ tự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí. C. Biến nitơ phân tử trong không khí thành hợp chất giống đạm vô cơ. D. Biến nitơ trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất nhờ can thiệp của cong người. Câu 5: Các giai đoạn của con đường hô hấp hiếu khí diễn ra theo trật tự nào? A. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep. B. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp. C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân. D. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp. Câu 6: Ở trâu, bò thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở: A. dạ tổ ong B. dạ lá sách C. dạ múi khế D. dạ cỏ Câu 7: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường cố định CO2 ở thực vật CAM là A. AM (axit malic). B. APG (axit photphoglixêric). C. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (axit ôxalôaxêtic - AOA). D. AlPG (alđêhit photphoglixêric). Câu 8: Sắc tố nào sao đây thuộc nhóm sắc tố chính: A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục a và carotenoit C. Diệp lục a và phicobilin D. Diệp lục a và xanthophyl Câu 9: Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. H2O (quang phân li H2O ở pha sáng). B. CO2 (cố định CO2 ở pha tối). C. CO2 (quang phân li CO2 ở pha sáng). D. Khử APG ở chu trình Canvin. Câu 10: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là A. AlPG (alđêhit photphoglixêric). B. APG (axit photphoglixêric). C. AM (axit malic). D. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). Câu 11: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxi có vai trò: A. là chất cho electron B. làm chất trung gian chuyền e C. chất khử trong chuỗi truyền e D. là chất nhận electron cuối cùng Câu 12: Hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là A. tổng hợp Axetyl – CoA. B. chuối truyền electron. C. chương trình Crep. D. đường phân. Câu 13: Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là: A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại B. Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau C. Cường độ ánh sáng tối thiểu để cây bắt đầu tiến hành quang hợp D. Cường độ ánh sáng tối đa để quá trình quang hợp ngừng lại Câu 14: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của: A. hoa. B. thân cây. C. quả non. D. lá cây. Câu 15: Hình thức quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu là A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Hợp tác D. Hoại sinh Câu 16: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả Câu 17: Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
  2. A. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch. B. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch. C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. D. và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu. Câu 18: Quang hợp quyết định khoảng A. 60 - 65% năng suất của cây trồng B. 80 - 85% năng suất của cây trồng. C. 90 - 95% năng suất của cây trồng. D. 70 - 75% năng suất của cây trồng. Câu 19: Quá trình quang hợp cần phải có bao nhiêu nhân tố sau đây? 1. Ánh sáng 2. CO2 3. H2O 4. O2 5. Bộ máy quang hợp A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 20: Tiêu hóa là quá trình: A. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể C. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP Câu 21: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là A. ở ruột non có tiêu hóa hóa học. B. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 22: Ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở: A. manh tràng B. dạ dày C. ruột non. D. ruột già Câu 23: Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp? A. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi. B. Bảo quản lạnh C. Bảo quản khô. D. Ức chế hô hấp của nông phẩm về không Câu 24: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. B. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. Câu 25: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ? A. Tích lũy năng lượng. B. Điều hòa không khí. C. Tạo chất hữu cơ. D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. Câu 26: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình A. Tổng hợp lipit B. Tổng hợp prôtêin C. Tổng hợp ADN D. Tổng hợp cacbohiđrat Câu 27: Các con đương thoát hơi nước chủ yếu ở lá gồm: A. Qua khí khổng và qua lớp cutin B. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá C. Qua cành và khí khổng của lá D. Qua thân, cành và lá Câu 28: Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại A. tilacôit. B. chất nền. C. màng ngoài. D. màng trong. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Hệ tiêu hóa của thú ăn thực vật có cấu tạo như thế nào để phù hợp với đời sống của chúng? Câu 2 (1 điểm): Để bảo quản nông sản, thực phẩm, rau củ người ta đều tìm cách hạn chế quá trình hô hấp. Tại sao lại như vậy? Câu 3 (0,5 điểm): Vì sao ruột của chó sói rất ngắn? HẾT ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1 C 6 D 11 D 16 A 21 D 26 D
  3. 2 D 7 C 12 D 17 A 22 A 27 A 3 A 8 A 13 A 18 C 23 D 28 A 4 A 9 A 14 D 19 B 24 B 5 B 10 B 15 B 20 A 25 D II. TỰ LUẬN Câu 1 (1,5 điểm): Hệ tiêu hóa của thú ăn thực vật có cấu tạo như thế nào để phù hợp với đời sống của chúng? Trả lời: Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là cứng và nghèo dinh dưỡng Cấu tạo các thành phần cơ bản của ống tiêu hóa gồm: răng miệng, dạ dày, ruột, hậu môn, - Răng: + Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ +Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ - Dạ dày: *Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn *Dạ dày trâu bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế + Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác + Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại + Dạ lá sách giúp tái hấp thụ nước + Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin, HCl tiêu hóa protein trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. - Ruột: + Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt + Thức ăn đi qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ như trong ruột non của người. + Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ manh tràng vào máu. Câu 2 (1 điểm): Để bảo quản nông sản, thực phẩm, rau củ người ta đều tìm cách hạn chế quá trình hô hấp. Tại sao lại như vậy? Trả lời: - Hô hấp làm tiêu hao về số lượng và chất lượng nông sản - Hô hấp làm tăng nhiệt độ môi trường, kích thích quá trình hô hấp xảy ra mạnh hơn - Hô hấp thải nước làm tăng độ ẩm, kích thích quá trình hô hấp - Hô hấp làm thay đổi thành phần khí, làm nông sản chuyển qua hô hấp kị khí dễ bị hư hỏng Vì vậy để bảo quản nông sản người ta thường hạn chế quá trình hô hấp Câu 3 (0,5 điểm): Vì sao ruột của chó sói rất ngắn? Trả lời: Do thức ăn thịt mềm giàu dinh dưỡng nên ruột non ở thú ăn thịt ngắn ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH 11 – ĐỀ 2 Câu 1: Quá trình nào sau đây tạo năng lượng nhiểu nhất?
  4. A. Lên men. B. Đường phân. C. Phân giải hiếu khí D. Phân giải kị khí. Câu 2: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là A. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì. C. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng. D. xác định được cường độ quang hợp của cây. Câu 3: Lông hút có vai trò chủ yếu là A. Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp. B. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc. C. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây. D. Giúp cho bộ rễ lan rộng. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không có ở thú ăn thực vật? A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn B. Ruột ngắn C. Manh tràng phát triển D. Ruột dài Câu 5: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. lúa, khoai, sắn, đậu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. Câu 6: Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi, ). Chúng hấp thu nước và ion khoáng nhờ A. lá. B. tất cả các cơ quan của cơ thể C. nấm rễ D. thân. Câu 7: Trong các phát biểu sau: (1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn (2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học (3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển (4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển (5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài (6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 8: Nước di chuyển từ rễ lên lá là nhờ bao nhiêu lực sau đây? I. Lực đẩy của rễ. II. Lực liên kết giữa các phân tử nước. III. Lực hút do sự thoát hơi nước.
  5. IV. Lực liên kết giữa nước với thành mạch gỗ. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 9: Quan sát đồ thị sau: Trong các nhận định sau: (1) Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí. (2) Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2. (3) Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2. (4) a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau. Số nhận định đúng với đồ thị trên là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 10: Cho các phát biểu về hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào rễ: (1) Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: từ môi trường nhược trương đến môi trường ưu trương của tế bào rễ cây nhờ vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. (2) Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc có thể theo cơ chế thụ động hoặc chủ động. (3) Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc có thể theo cơ chế chủ động: di chuyển ngược chiều gradient nồng độ và không cần năng lượng. (4) Dòng nước đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 11: Ở trâu, bò, nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho cơ thể chúng là: A. Rơm, dạ B. Cỏ tươi C. Vi sinh vật D. Thức ăn thịt Câu 12: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. D. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Câu 13: Cô giáo yêu cầu bạn Nam hoàn thành bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật C4, nhưng trong quá trình hoàn thành bạn Nam bị nhầm lẫn hai vị trí. Em hãy xác định đó là hai vị trí nào ?
  6. Đặc điểm Pha sáng Pha tối Nguyên 1. Năng lượng ánh sáng, 5. CO2, NADPH và ATP liệu H2O, NADP+ , ADP Thời gian 2. Xảy ra vào ban ngày và 6. Xảy ra vào ban ngày ban đêm Không 3. Các phản ứng xảy ra trên 7. Các phản ứng xảy ra ở gian màng tilacôit của lục lạp chất nền (strôma) của lục lạp Sản phẩm 4. NADPH, ATP và oxi 8. Các hợp chất hữu cơ Phương án trả lời đúng là: A. 4 và 5. B. 5 và 8. C. 3 và 7. D. 2 và 6. Câu 14: Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh B. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục. D. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục. Câu 15: Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây? A. Các tế bào mô dậu. B. Các khí khổng của lá. C. Các tế bào biểu bì lá. D. Các tế bào gân lá. Câu 16: Trong sản xuất nông nghiệp, muốn nhận biết thời điểm cần bón phân thì phải căn cứ vào dấu hiệu nào sau đây? A. Dấu hiệu bên ngoài của thân cây. B. Dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. C. Dấu hiệu bên ngoài của lá cây. D. Dấu hiệu bên ngoài của hoa. Câu 17: Lực đóng vai trò chính cho quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá lả lực nào sau đây? A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. C. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) D. Lực liên kết giữa các phân tử nước. Câu 18: Thực vật không thể tự cố định N2 trong khí quyển vì bao nhiêu lí do sau đây? (5)N 2 trong khí quyển mà lá không hấp thụ N. (6) Thực vật không có enzim nitrogenaza. (7) Quá trình cố định N2 cần rất nhiều ATP. (8) Quá trình cố định N2 cần rất nhiều lực khử. + (9) Quá trình cố định N2 tiêu tốn nhiều H rất có hại cho thực vật. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 19: Ở dạ dày của thú có pH thấp là do sự có mặt chủ yếu của A. axit lactic B. axit axetic
  7. C. axit nitric D. axit clohidric(HCl) Câu 20: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C 3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (4) B. (2), (3) và (4) C. (1) , (3) và (4) D. (1), (2) và (3) Câu 21: Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây. B. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây. C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét. D. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Câu 22: Ở thỏ, thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở: A. manh tràng B. ruột già C. ruột non D. dạ dày Câu 23: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp A. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. B. lớn hơn cường độ hô hấp. C. cân bằng với cường độ hô hấp. D. nhỏ hơn cường độ hô hấp. Câu 24: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn An cho rằng: (1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước. (2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá. (3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ. (4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây. Theo em, trong các ý kiến của bạn An có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 25: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là A. AlPG (alđêhit photphoglixêric). B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). C. AM (axit malic). D. APG (axit photphoglixêric). Câu 26: Những đặc điểm mà cây xanh đã thích ứng như thế nào giúp giảm bớt sự mất nước do quá trình thoát hơi nước
  8. I. Cây trong môi trường khô hạn có lá nhỏ, cutin dày, khí khổng ít và tập trung ở mặt dưới lá tránh ánh nắng trực tiếp. II. Rụng lá vào mùa khô hoặc thân làm nhiệm vụ quang hợp III. Khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm IV Các khí khổng của lá ở vùng khô hạn được giấu kín và che phủ bằng lông tơ mịn tạo thành các túi chống lại sự bốc hơi nước tăng nhanh khi không khí chuyển động. A. 2 B. 1 C. 4 D. 3. Câu 27: Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM? (1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng nhưu dứa, thanh long (2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê (3) Chu trình cố định CO2tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá. (4) Chu trình C4 (cố định CO 2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày. Phương án trả lời đúng là: A. (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3). Câu 28: Sắp xếp các vai trò của các nguyên tố tương ứng với từng nguyên tố: STT Tên nguyên tố Các vai trò Trả lời 1 Nitơ a. Tham gia cấu trúc Prôtêin, axít nuclếic 1 2 Phốt pho b. Là thành phần của Prôtêin 2 3 Can xi c. Tham gia cấu trúc diệp lục, hoạt hoá enzin 3 4 Lưu huỳnh d. Tham gia cấu trúc thành tế bào, màng, tế bào, 4 hoạt hoá enzin 5 Magiê e. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốt 5 pholipít, côenzin A. 1-a, 2-e, 3-c, 4-b, 5-c. B. 1-a, 2-e, 3-d, 4-c, 5-c. C. 1-e, 2-a, 3-d, 4-b, 5-c. D. 1-a, 2-e, 3-d, 4-b, 5-c. Câu 29: Khi vận chuyển trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau thành một dòng liên tục là nhờ A. nước có tính phân cực. B. lực hút của lá. C. nước bám vào thành mạch dẫn D. lực đẩy của rễ.
  9. Câu 30: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào? A. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2. B. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần. C. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định. D. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống. HẾT ĐÁP ÁN 1 C 6 C 11 C 16 C 21 D 26 C 2 D 7 B 12 D 17 C 22 A 27 C 3 C 8 D 13 D 18 A 23 C 28 D 4 B 9 D 14 C 19 D 24 D 29 A 5 C 10 C 15 B 20 A 25 D 30 B ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH 11 – ĐỀ 3 Câu 1: (3 điểm) a. Điểm bão hòa ánh sáng là gì? b.Trình bày nơi diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng Câu 2: (3 điểm) Hô hấp ở thực vật là gì? Trình bày điều kiện, nguyên liệu và sản phẩm của con đường phân giải kị khí Câu 3: (3 điểm) Phân biệt pha tối ở thực vật C3 và C4 về các tiêu chí: điều kiện sống, chu trình, nơi diễn ra, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm trung gian đầu tiên, thời gian diễn ra . Câu 4: (1 điểm) 1. Vì sao pha tối không cần ánh sáng nhưng vẫn diễn ra ngoài ánh sáng?
  10. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11B Họ và tên: Lớp 11B ĐỀ 2 Câu 1: (3 điểm) 1. Điểm bão hòa ánh sáng là gì? b.Trình bày nơi diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm của pha tối Câu 2: (3,0 điểm) Hô hấp ở thực vật là gì? Trình bày điều kiện, nguyên liệu và sản phẩm của con đường phân giải hiếu khí Câu 3: (3 điểm) Phân biệt pha tối ở thực vật C3 và CAM về các tiêu chí: điều kiện sống, chu trình, nơi diễn ra, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm trung gian đầu tiên. Câu 4: (1 điểm) 1. Vì sao nói quang hợp quyết định 90% – 95% năng suất cây trồng? ĐÁP ÁN CƠ BẢN Câu Nội dung Điểm Điểm bù ánh sáng là gì? Trình bày nơi diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm của (3.0đ) pha sáng - Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng (trị số ánh sáng) mà tại đó cường độ 1.5đ quang hợp bằng cường độ hô hấp 0,50đ 1 - Nơi diễn ra: Màng Tilacoit của hạt Grana 0,5đ + - Nguyên liệu: H2O, ADP và NADP - Sản phẩm: O2, ATP và NADPH 0,5đ
  11. Hô hấp ở thực vật là gì? Trình bày điều kiện, nguyên liệu và sản phẩm của (3.0đ) con đường phân giải kị khí - Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) thành các chất vô cơ 1.5 đ (CO2 và H2O) đồng thời giải phóng năng lượng 0.5đ - Điều kiện: Không có O2 2 - Nguyên liệu: Glucôzơ - Sản phẩm: Rượu Etylíc hoặc axit Lắctic, CO2 và 2ATP 1đ Phân biệt pha tối ở thực vật C3 và C4 về các tiêu chí: điều kiện sống, chu (3.0đ) trình, nơi diễn ra, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm đầu tiên, thời gian diễn ra . Tiêu chí Thực vật C3 Thực vật C4 ĐK sống Khí hậu ôn hòa: ánh sáng, nhiệt Vùng nhiệt đới vàcận nhiệt độ, nồng độ O2, nồng độ CO2 đới: nhiệt đọ cao ánh sáng bình thường cao, nồng độ O 2 tăng, nồng Câu 3 độ CO2 giảm Chu trình Canvin – Ben son (C3) Hatch – Slack (C4 – C3) Nơi diễn ra Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu và tb bao bó mạch Chất nhận CO2 RiDP PEP đầu tiên Sản phẩm đầu APG AOA tiên Thời gian Ban ngày Ban ngày Vì sao pha tối không cần ánh sáng nhưng vẫn diễn ra ngoài ánh sáng? 1 đ 4 - Pha tối sử dụng nguyên liệu là ATP và NADPH của pha sáng nên phải diễn ra ngoài ánh sáng