Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 01: Trao đổi nước và vai trò của nước với thực vật

pdf 31 trang thaodu 11953
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 01: Trao đổi nước và vai trò của nước với thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_sinh_hoc_lop_11_chuyen_de_01_trao_doi_nuoc_va_vai_t.pdf

Nội dung text: Đề cương Sinh học Lớp 11 - Chuyên đề 01: Trao đổi nước và vai trò của nước với thực vật

  1. Chuyên đề 01: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI THỰC VẬT A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật - Nước điều hòa nhiệt độ cơ thể. - Nước là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể. - Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào. - Nước đảm bảo độ nhớt chất nguyên sinh, độ bền vững của hệ thống keo. - Nước là môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất và tham gia các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 2. Quá trình hấp thụ nước ở rễ (Lưu ý giảm tải của BGD: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng / thuộc Mục I trang 6 và mục III trang 9 - SGK) 2.1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước - Bộ rễ phát triển rất mạnh về số lượng, kích thước và diện tích. - Cấu tạo rễ thích nghi chức năng hút nước từ đất: + Miền sinh trưởng: có thể sinh các rễ bên. + Miền hấp thụ: mang nhiều lông hút (thành mỏng không có cutin), có 1 không bào trung tâm lớn, có nhiều ty thể → tạo áp suất thẩm thấu (ASTT) lớn). + Miền trưởng thành: nhóm các tế bào phân sinh làm cho rễ dài ra. + Chóp rễ: che chở mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị huỷ hoại. 2.2. Con đường hấp thụ nước: có 3 giai đoạn a. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút: - Cây hút được nước tự do và liên kết không chặt. - Cây hút theo cơ chế thẩm thấu do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp → áp suất thẩm thấu cao hay từ nơi có thế nước cao → thế nước thấp hơn hay từ nơi có nồng độ nhược trương → ưu trương). b. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ: (I - con đường tế bào chất; II - con đường gian bào) Hình vẽ: Con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ cây
  2. - Nước được vận chuyển 1 chiều qua các tế bào vỏ → nội bì → vào mạch gỗ. Do sự chênh lệch sức hút nước (áp suất thẩm thấu tăng dần từ ngoài vào) - Có 2 con đường vận chuyển nước: + Qua thành tế bào - gian bào hay gọi là con đường gian bào (II): từ đất → lông hút → gian bào của các tế bào vỏ → đai caspari (không thấm nước) bị chặn lại nên chuyển đi xuyên qua tế bào chất của tế bào nội bì → mạch gỗ. + Con đường qua các tế bào hay con đường tế bào chất (I): từ đất → lông hút → đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào vỏ → nội bì → mạch gỗ. c. Giai đoạn nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân: nước được đẩy từ rễ lên thân do 1 lực đẩy gọi là áp suất rễ, thể hiện ở 2 hiện tượng: Hiện tượng ứ giọt và hiện tượng rỉ nhựa. 3. Quá trình vận chuyển nước ở thân (Lưu ý giảm tải của BGD ở SGK gồm: Mục I - trang 10: Không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, chỉ tập trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ. Mục II - trang 12: Không mô tả sâu cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịch mạch rây, Không dùng hình 2.4b - trang 12) 3.1. Đặc điểm của con đường vận chuyên nước ở thân - Nước và chất tan được vận chuyển từ lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân → mạch gỗ của lá → khí khổng. Chiều dài cột nước phụ thuộc chiều dài thân cây. 3.2. Con đường vận chuyển nước ở thân - Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá. - Có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại. 3.3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước. Quá trình vận chuyển nước, khoáng trong mạch gỗ theo 3 cơ chế sau: - Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). - Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước, do áp suất rễ). - Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn). 4. Quá trình thoát hơi nước ở lá (Lưu ý giảm tải của BGD ở SGK gồm: Mục II.1 - trang 16: Lá là cơ quan thoát hơi nước: Không trình hày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá. Bỏ mục IV - trang 19. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:) 4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước - Tạo ra lực hút nước (động lực trên). - Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá (bề mặt thoát hơi nước). - Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
  3. 4.2. Con đường thoát hơi nước ở lá a. Con đường qua khí khổng - Vận tốc lớn, lượng nước thoát nhiều. - Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b. Con đường qua bề mặt lá - qua cutin - Vận tốc nhỏ, lượng nước thoát ít. - Không được điều chỉnh. 4.3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước a. Các phản ứng đóng mở khí khổng (dành cho HSG) - Phản ứng mở quang chủ động. - Phản ứng đóng thuỷ chủ động. b. Nguyên nhân của sự đóng, mở khí khổng: - Ánh sáng là nguyên nhân gây ra đóng mở khí khổng. - Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng. - Một số cây khi thiếu nước thì đóng khí khổng lại. - Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do acid abxixic (AAB) tăng lên khi thiếu nước. * Cây xương rồng, cây mọng nước sa mạc: khí khổng đóng hoàn toàn ban ngày khi mặt trời lặn khí khổng mở để thu nhận khí CO2 để quang hợp. c. Cơ chế đóng mở khí khổng: mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng do đó: - Khi tế bào khí khổng trương nước (hình A) → khe khí khổng mở nhanh → nước thoát. - Khi tế bào khí khổng mất nước (hình B) → khe khí khổng đóng lại → ngưng thoát nước. Hình: (I) - Thành dày của tế bào hình hạt đậu tạo khe khí khổng. (II) - Mép ngoài của tế bào hình hạt đậu mỏng. (A) - Khí khổng lúc no nước làm khe khí khổng mở. (B) - Khí khổng lúc đói nước làm khe khí khổng đóng. - Cơ chế ánh sáng: khi cây ra ánh sáng → lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp → thay đổi nồng độ CO2 và pH làm cho lượng đường trong tế bào tăng → tăng áp suất thẩm thấu của tế bào → 2 tế bào khí khổng hút nước và trương lên → khí khổng mở → nước thoát.
  4. - Cơ chế acid abxixic (AAB): khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng → gây kích thích các bơm ion hoạt động, làm cho các kênh ion mở → các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng → áp suất thẩm thấu giảm → khí khổng đóng → nước ngưng thoát. * Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh rất tinh tế bằng cơ chế đóng mở khí khổng, tạo lực hút rất lớn kéo cột nước từ rễ lên lá. 5. Ảnh hưởng của môi trường đến quá trình trao đổi nước (Lưu ý phần này giảm tải của BGD ở SGK) 6. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng (Lưu ý phần này giảm tải của BGD ở SGK) * Tóm tắt quá trình trao đổi nước ở thực vật Các quá trình Các con đường - Qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây (thực vật thuỷ sinh) Hấp thu nước - Qua bề mặt tế bào biểu bì của rễ (thực vật trên cạn) - Qua thành tế bào và gian bào bị ngăn trở bởi vòng đai Caspari không Vận chuyển nước thấm nước - Qua chất nguyên sinh trong tế bào (xuyên qua tế bào chất) - Qua khí khổng Thoát hơi nước - Qua bề mặt lá - qua cutin B. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO Câu 1: Trong cây, nước liên kết khác nước tự do ở điểm như thế nào? A. Không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước. B. Không đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào. C. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước. D. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể. Câu 2: Quá trình hấp thụ nước từ môi trường đất vào mạch gỗ diễn ra theo trình tự nào? A. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch rây của thân. B. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch rây của thân. C. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân. D. Nước từ đất —> mạch gỗ của rễ —> tế bào lông hút → mạch gỗ của thân. Câu 3: Cây hấp thụ nước từ môi trường đất vào lông hút theo cơ chế nào? A. Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút thấp hơn môi trường. B. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giảm dần từ đất đến mạch gỗ. C. Sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ. D. Sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ.
  5. Câu 4: Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế nào? A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. B. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. C. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. D. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. Câu 5: Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất. B. Con đường qua gian bào và con đường qua thành tế bào. C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh và thành tế bào. Câu 6: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ. B. Chiều dài của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây. C. Quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện nhờ lực hút của lá và áp suất rễ. D. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch libe. Câu 7: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Chịu ảnh hưởng của áp suâ't rễ. B. Liên quan với lực đẩy do áp suất rễ. C. Cùng chiều với chiều của trọng lực. D. Liên quan với lực hút do thoát hơi nước ở lá. Câu 8: Khi nói đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai? A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ. B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân. C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước. D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua mạch dẫn. Câu 9. Khi nói đến tế bào lông hút, thì đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào không phù hợp với chức năng hút nước từ đất? A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. B. Chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh. D. Môi trường tế bào nhược trương so với môi trường đất. Câu 10. Nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, nhờ cơ chế chính nào? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
  6. C. Áp suất rễ. D. Lực hút của tán lá. Câu 11. Ở cây xanh, nhu cầu nước nhiều nhất ở giai đoạn nào? A. Nảy mầm của hạt. B. Già cỗi. C. Sinh trưởng và ra hoa. D. Các giai đoạn cần nước như nhau. Câu 12. Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là gì? A. Giúp cây bám chắc vào đất B. Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. C. Bám vào đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ. D. Giúp cho rễ cây đâm sâu và lan rộng. Câu 13. Ở thực vật trên cạn, đặc điểm nào của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước? A. Có các rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng từ dưới lên mặt đất. B. Rễ hô hấp có mô sống, tầng biền phát triển và có nhiều bì khổng. C. Dịch tế bào rễ có áp suất thẩm thấu rất cao. D. Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lổ các lông hút. Câu 14. Khi nói đến ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sai? A. Tạo ra lực hút nước ở rễ. B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước. C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp. Câu 15. Sự thoát hơi nước ở lá có thể diễn ra bằng 2 con đường qua cutin và khí khổng, tuy nhiên chủ yếu diễn ra qua con đường khí khổng. Vì sao? A. Có vận tốc lớn, không được điều chỉnh. B. Có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. C. Có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. Câu 16. Vì sao lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin lá nhiều lần? A. Diện tích của mỗi lỗ khí khổng lớn. B. Tổng diện tích của bề mặt cutin của lá lớn. C. Tổng chu vi lá lớn. D. Tổng chu vi của toàn bộ khí khổng lớn. Câu 17. Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động? A. Nhiệt độ môi trường tăng.
  7. B. Lượng nước cây hút được nhiều. C. Ánh sáng tác động vào lá. D. Cường độ hô hấp của lá. Câu 18. Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng đóng chủ động? A. Cây đã cân bằng nước. B. Hàm lượng axit abxixic (AAB) trong tế bào khí khổng tăng lên. C. Nhiệt độ môi trường giảm. D. Hàm lượng auxin trong tế bào khí khổng tăng lên. Câu 19. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước có đặc điểm thích nghi nào? A. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban đêm. B. Không có cấu tạo khí khổng. C. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày. D. Số lượng tế bào khí khổng rất ít. Câu 20. Cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh ở nhóm thực vật nào sau đây? A. Cây trên cạn và ưa sáng.B. Cây trên cạn và ưa bóng. C. Cây sông nơi khô hạn.D. Cây ở vùng sa mạc. Câu 21. Biểu bì của lá những cây sống ở vùng khô hạn có đặc điểm nào? A. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày. B. Biểu bì mặt trên của lá được phủ bởi lớp cutin dày, có rất ít hoặc không có khí khổng. C. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày, không có lỗ khí. D. Biểu bì mặt trên của lá có rất nhiều tế bào khí khổng. Câu 22. Tác nhân nào trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng? A. Cường độ quang hợp và nồng độ CO2 trong không khí. B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. C. Nồng độ CO2 trong không khí. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 23. Loại tế bào nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình hút nước và ion khoáng của cây? A. Tế bào nhu mô vỏ. B. Tế bào lông hút. C. Tế bào nhu mô ruột. D. Tế bào nội bì. Câu 24. Bộ phận nào của rễ có vai trò quan trọng nhất để thực hiện chức năng hút nước và ion khoáng? A. Miền sinh trưởng.B. Chóp rễ. C. Miền dãn dài.D. Miền lông hút. Câu 25. Khi nói đến quá trình hút nước và ion khoáng của hệ rễ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
  8. I. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực hút. II. Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. III. Nước được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động. IV. Ion khoáng được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động và bị động. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 26. Quá trình hút nước của hệ rễ liên quan trực tiếp đến quá trình nào? A. Quang hợp.B. Hô hấp. C. Hút khoáng.D. Vận động cảm ứng của cây. Câu 27. Khi nồng độ của một chất trong tế bào cao hơn trong môi trường, tế bào sẽ hấp thụ ion đó theo cơ chế nào sau đây? A. Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động. C. Thẩm tách cùng nồng độ. D. Thẩm thấu. Câu 28. Dung dịch trong mạch rây của thực vật chủ yếu là A. hoocmôn sinh trưởng.B. amino axit. C. cacbohydrat. D. chất khoáng. Câu 29. Dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là A. amino axit, nước, chất khoáng. B. nước, chất khoáng. C. nước, cacbohydrat. D. cacbohydrat, nước. Câu 30. Nước sẽ hấp thu vào rễ theo cơ chế nào? A. Thẩm thấu, hàm lượng chất tan trong rễ cao, môi trường đất chứa đầy đủ nước. B. Thẩm thấu, thế nước trong rễ cao hơn thế nước trong dung dịch đất. C. Thẩm tách, hàm lượng chất tan trong rễ thấp, môi trường đất chứa đầy đủ nước. D. Thẩm thấu, nồng độ chất tan trong rễ thấp hơn nồng độ chất tan trong đất. Câu 31. Cây sống trên đất mặn vẫn có khả năng hút được nước, giải thích nào sau đây đúng? A. Có hệ thống rễ thở, tế bào rễ có chứa nhiều muối. B. Có hệ thống rễ chống, tế bào rễ có chứa nhiều nước. C. Tế bào rễ có chứa nhiều chất có hoạt tính thẩm thấu. D. Có hệ thống lông hút rất phát triển Câu 32. Khi cây bị hạn thì hàm lượng axit abxixic trong lá tăng, có vai trò gì? A. Axit abxixic tăng, khí khổng đóng, tiết kiệm thoát hơi nước. B. Axit abxixic tăng làm tăng áp suất trương nước của tế bào khí khổng. C. Axit abxixic tăng làm cho các bơm ion ngừng hoạt động, các kênh ion đóng. D. Axit abxixic tăng làm áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng. Câu 33. Trên đất mặn, vì sao cây trên cạn không thể sống được? A. Dịch tế bào của rễ cây trên cạn ưu trương so với môi trường ngập mặn.
  9. B. Dịch tế bào của rễ cây trên cạn nhược trương so với môi trường ngập mặn. C. Hệ rễ cây trên cạn không thể bám chắc và làm cây đứng vững trên đất ngập mặn. D. Trong đất ngập mặn có nhiều chất độc làm hạn chế sự phát triển của hệ rễ. Câu 34. Nguyên nhân nào làm cho tế bào khí khổng trương nước? A. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng đường trong tế bào tăng. B. Cây hút nhiều nước nên các tế bào khí khổng trương nước và khí khổng lớn lên. C. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng. D. Các kênh ion mở làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng. Câu 35. Nguyên nhân nào làm cho tế bào khí khổng mất nước? A. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp dẫn đến hàm lượng đường trong tế bào khí khổng tăng làm cho khí khổng mất nước. B. Cây thiếu nước dẫn đến tế bào khí khổng mất nước. C. Hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng làm mở các kênh ion dẫn đến giảm áp suất thẩm thấu, tế bào mất nước. D. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp dẫn đến tế bào khí khổng giảm thể tích làm cho khí khổng mất nước. Câu 36. Khi nói đến hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng, phát biểu nào sau đây sai? A. Làm tăng hoặc giảm hàm lượng các ion trong tế bào khí khổng. B. Làm tăng hoặc giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng. C. Làm thay đổi sức trương nước và sự đóng mở khí khổng. D. Làm tăng hoặc giảm vận tốc thoát hơi nước qua cutin. Câu 37. Dòng nước và khoáng di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực, điều đó có được là cơ chế nào? A. Áp suất rễ, lực đẩy của rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ. C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. D. Áp suất rễ, lực hút nước do thoát hơi nước và liên kết giữa các phân tử nước. Câu 38. Hiện tượng ứ giọt thường xuyên xảy ra ở thực vật nào sau đây? A. Thực vật một lá mầm. B. Thực vật hai lá mầm. C. Những cây thân gỗ. D. Những cây có chiều cao vài chục mét. Câu 39. Cây trên cạn khi bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết, có bao giải thích nào sau đây đúng? I. Thừa oxi hạn chế hô hấp và tích luỹ chất độc. II. Lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới.
  10. III. Cây sẽ hấp thụ được nước và khoáng quá nhiều. IV. Sẽ tăng quá trình lên men gây tích lũy độc tố, lông hút sẽ chết và không hình thành lông hút mới làm cho cây không được hút nước và khoáng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 40. Khi nói đến hệ mạch ở thực vật, giữa tế bào quản bào và tế bào mạch ống điểm chung là gì? A. Đều là những tế bào sống tham gia cấu tạo mạch gỗ, có cấu tạo tế bào điển hình. B. Đều là những tế bào chết khi bắt đầu thực hiện chức năng mạch dẫn và tham gia cấu tạo mạch gỗ. C. Tham gia cấu tạo tất cả các hệ thống mạch (mạch gỗ và mạch rây). D. Đều là những tế bào sống khi bắt đầu thực hiện chức năng mạch dẫn và tham gia cấu tạo mạch rây. Câu 41. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên (nước, khoáng, ) di chuyển trong ống đó sẽ di chuyển như thế nào? A. Không tiếp tục đi lên được và sẽ quay xuống vị trí ban đầu. B. Phá vỡ nơi bị tắc và tiếp tục đi lên. C. Di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên. D. Đi xuống cùng chiều với chiều trọng lực. Câu 42. Quá trình thoát hơi nước qua mặt lá, người ta thấy bề mặt dưới lá thoát mạnh hơn mặt trên. Giải thích nào sau đây đúng? A. Ánh sáng tác động trực tiếp làm khí khổng ở mặt trên lá đóng lại. B. Khí khổng ở mặt dưới lá luôn ở trạng thái mở. C. Bề mặt dưới lá có tầng cutin mỏng hơn mặt trên lá. D. Khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới lá. Câu 43. Để xác định việc tưới nước cho cây hợp lý, người ta căn cứ vào bao nhiêu yếu tố sau đây? I. Sức hút nước của lá. II. Nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. III. Trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá. IV. Nồng độ oxi và CO2 trong khí quyển. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 44. Để xác định lượng nước cần tưới cho hợp lý, người ta căn cứ vào bao nhiêu yếu tố sau đây? I. Nhu cầu từng loại cây. II. Tính chất vật lí, hoá học từng loại đất. III. Các điều kiện môi trường cụ thể. IV. Năng suất cây trồng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 45. Sự thoát hơi nước ở lá xảy ra ở tế bào nào sau đây? A. Biểu bì lá. B. Phiến lá.C. Gân lá. D. Khí khổng.
  11. Câu 46. Trong cơ thể thực vật, con đường vận chuyển nước và ion khoáng theo hướng nào? A. Rễ lên lá theo mạch gỗ. B. Lá xuống rễ theo mạch gỗ. C. Rễ lên lá theo mạch rây. D. Lá xuống rễ theo mạch rây. Câu 47. Ở môi trường ngập mặn, một số thực vật có rễ biến dạng thích nghi với môi trường. Loại rễ đó là gì? A. Rễ củ. B. Rễ phụ.C. Rễ thở. D. Rễ chính. Câu 48. Quá trình hút nước bị động của hệ rễ diễn ra là nhờ cơ chế nào? A. Sự thoát hơi nước ở lá tạo ra. B. Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ. C. Hoạt động hô hấp của hệ rễ. D. Sự hút khoáng của rễ. Câu 49. Trong trồng trọt, một số cây người ta nhổ cây con lên rồi đem cấy sẽ có tác dụng gì? A. Thay đổi mật độ cây giúp cây sử dụng tốt ánh sáng và dinh dưõng. B. Chóp rễ đứt sẽ kích thích sự ra nhiều rễ con để hút được nhiều nước, muối khoáng. C. Tiết kiệm được cây giống vì có thể thay đổi mật độ mà không phải bỏ bớt cây con. D. Giúp cây tận dụng dinh dưỡng cả đất gieo và đất cấy. Câu 50. Con đường vận chuyển nước qua nguyên sinh chất (tế bào chất) ở rễ là nhờ động lực nào? A. Nước đi qua các khoảng gian bào nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu. B. Áp suất thẩm thấu của các tế bào giảm dần từ ngoài vào trong. C. Thế nước tăng dần từ ngoài vào trong. D. Áp suất thẩm thấu của các tế bào tăng dần từ ngoài vào trong. Câu 51. Một số thực vật và loại lá có cường độ thoát hơi nước qua cutin gần bằng với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng. Nhóm thực vật và loại lá nào sau đây phản ánh đúng? A. Lá non hoặc cây dưới bóng râm. B. Cây trung sinh hoặc lá già. C. Cây hạn sinh hoặc lá già.D. Cây trung sinh và cây hạn sinh. Câu 52. Thực vật ở cạn, khí khổng thường đóng vào ban đêm. Giải thích nào sau đây đúng? A. Về đêm nhiệt độ giảm, không cần thoát nước, nên khí khổng đóng. B. Về đêm bơm K+ hoạt hoá, tế bào bảo vệ hấp thụ nhiều K+. C. Về đêm bơm K+ không được hoạt hoá, tế bào hạt đậu mất K+ và trở nên mất trương. D. Về đêm nồng độ CO2 giảm, nên khí khổng đóng. Câu 53. Tế bào đặt trong môi trường có nồng độ chất tan cao (môi trường có áp suất thẩm thấu cao) thì tế bào sẽ như thế nào? A. Mất nước và vỡ. B. Mất nước và co nguyên sinh. C. Hấp thụ nước và phồng lên.
  12. D. Hấp thụ nước và phản co nguyên sinh. Câu 54. Điểm nào sau đây để phân biệt giữa sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây? A. Vận chuyển trong mạch gỗ theo hướng từ trên xuống, mạch rây thì ngược lại. B. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây thì không. C. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên, mạch rây thì ngược lại. D. Mạch gỗ chuyển đường từ lá về cơ quan chứa, mạch rây thì không. Câu 55. Quá trình khuếch tán thẩm thấu ở tế bào sống, nước thẩm thấu như thế nào? A. Từ môi trường đẳng trương đến môi trường ưu trương. B. Từ dung dịch nhược trương đến dung dịch có nồng độ nhỏ hơn. C. Từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp đến môi trường có áp suất thẩm thấu cao. D. Dung dịch ưu trương đến dung dịch có nồng độ lớn hơn. Câu 56. Lớp tế bào cuối cùng nước và các chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ (mạch xilem) là gì? A. Tế bào biểu bì.B. Tế bào nhu mô vỏ. C. Tế bào nội bì.D. Tế bào lông hút. Câu 57. Đặc điểm nào không phải của thực vật chịu hạn? A. Thân ngắn.B. Giảm diện tích lá. C. Khí khổng đều ở hai mặt lá.D. Mặt trên lá có lớp cutin dày. Câu 58. Nguyên nhân nào làm cho thực vật không chịu mặn không khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao? A. Trong đất mặn có nhiều ion độc hại. B. Hàm lượng oxi trong đất quá thấp. C. Thế nước của đất quá thấp. D. Hệ thống lông hút kém phát triển. Câu 59. Các lớp tế bào rễ thực vật, đai caspari của tế bào nội bì có tác dụng gì? A. Ngăn nước và các chất khoáng qua gian bào, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng. B. Tăng khả năng hút nước và chất khoáng, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng. C. Chống mất nước do thoát hơi nước, hạn chế lượng nước và ion khoáng bị thất thoát. D. Tạo áp suất rễ cao, tăng sự hấp thu nước và ion khoáng từ môi trường đất. Câu 60. Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, số phát biểu về khả năng thích nghi của rễ? I. Rễ đâm sâu, rộng làm tăng bề mặt hấp thụ. II. Phát triển với số lượng lớn tế bào lông hút. III. Có sự xuất hiện rễ chống giúp cây đứng vững. IV. Rễ phát triển sâu và rộng giúp cây đứng vững trong môi trường.
  13. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 61. Để giúp cho bộ rễ cây phát triển tốt, có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng? I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. III. Vun gốc và xới xáo cây. IV. Cắt bớt các cành không cần thiết. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 62. Rễ cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút.B. đỉnh sinh trưởng. C. miền sinh trưởng dãn dài.D. miền kéo dài. Câu 63. Bộ phận nào của cây để tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất? A. Đỉnh sinh trưởng.B. Lông hút. C. Phần kéo dài.D. Phần rễ bên. Câu 64. Ở tế bào sống, hiện tượng vận chuyển các chất chủ động qua màng sinh chất là gì? A. Các chất đi vào tế bào theo chiều građien nồng độ. B. Các chất đi vào tế bào theo chiều chênh lệch áp suất. C. Vận chuyển thụ động các chất vào tế bào. D. Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều građien nồng độ. Câu 65. Ở tế bào sống, các chất có thể được hấp thụ từ môi trường ngoài vào trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hấp thụ ở tế bào? I. Nhờ sự khuyếch tán và thẩm thấu các chất qua màng tế bào theo cơ chế bị động. II. Nhờ sự hoạt tải các chất qua màng tế bào một cách chủ động. III. Nhờ khả năng biến dạng của màng tế bào mà các phân tử kích thước lớn được đưa vào. IV. Nhờ khả năng vận chuyển chủ động mà các chất đi vào không cần tiêu tốn năng lượng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 66. Khi nói đến quá trình vận chuyển các chất trong cây, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? I. Vận chuyển chủ động một chất có thể xảy ra ngược chiều građien nồng độ. II. Vận chuyển bị động một chất có thể xảy ra cùng chiều građien nồng độ. III. Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng. III. Vận chuyển bị động không cần tiêu tốn năng lượng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 67. Khi nói đến quá trình hấp thụ ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hấp thu chủ động cần tiêu tốn năng lượng ATP. II. Hấp thụ bị động theo chiều građien nồng độ.
  14. III. Hấp thu thụ động, các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. IV. Các quá trình hấp thu đều xảy ra một cách chủ động. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 68. Dịch của tế bào biểu bì (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất. Giải thích nguyên nhân tạo nên môi trường dịch tế bào lông hút ưu trương là sai? A. Do sự thoát hơi nước ở lá làm giảm lượng nước ở dưới rễ. B. Do quá trình hô hấp ở rễ tạo ra các sản phẩm trung gian. C. Do các acid hữu cơ, đường saccarozo là sản phẩm quá trình chuyển hóa tạo nhiều. D. Do môi trường trong tế bào lông hút có nhiều ion khoáng vào tạo nên áp suất thẩm thấu cao. Câu 69. Khi nói đến dòng mạch gỗ trong cây, phát biểu nào sau đây sai? A. Vận chuyển nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ trong thân → lá và các bộ phận khác. B. Vận chuyển ion khoáng từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ trong thân → lá và các bộ phận khác. C. Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất → mạch của rễ → mạch trong thân → lá và các bộ phận khác. D. Dịch mạch gỗ gồm nước, ion khoáng, các chất hữu cơ như acid amin, vitamin, một số loại hooc môn. Câu 70. Khi nói đến dòng mạch rây trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận chuyển nước từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân →lá và các bộ phận khác. B. Vận chuyển ion khoáng từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân → lá và các bộ phận khác. C. Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất → mạch rây của rễ → mạch rây trong thân → lá và các bộ phận khác. D. Vận chuyển đường saccarozơ, các axít amin, hoocmôn thực vật, từ lá đến mạch rây của thân thân → tế bào của cơ quan chứa (rễ, ). Câu 71. Động lực của dòng mạch gỗ là gì? A. Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. B. Lực hút nước (áp suất rễ), lực đẩy do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. C. Lực hút nước do rễ, lực đẩy do bay hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. D. Lực đẩy do sự hút nước ở rễ, sự bay hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. Câu 72. Khi nói đến sự vận chuyển nước trong cây, áp suất rễ được hình thành như thế nào? A. Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn môi trường đất.
  15. B. Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, tế bào phía ngoài có áp suất thẩm thấu lớn hơn lớp tế bào trong. C. Do sự nồng độ dịch tế bào phía ngoài lớn hơn nồng độ dịch tế bào lớp trong. D. Do sự chênh lệch nồng độ dịch tế bào, đi từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên, nồng độ dịch bào tăng dần. Câu 73. Khi nói đến sự vận chuyển nước trong cây, động lực của dòng mạch rây là gì? A. Áp suất rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực hút nước do sự thoát hơi nước. B. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. C. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan chứa (lá) và cơ quan nguồn (rễ, củ, quả ). D. Do lực hút do thoát hơi nước ở lá, có vai trò như cái "máy bơm" tạo ra sự chênh lệch áp suất. Câu 74. Khi nói đến động lực của mạch gỗ. Giải thích nào sau đây về vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ là sai? A. Lực đẩy (áp suất rễ) - giúp đẩy nước và muối khoáng từ dưới lên trên ngược chiều trọng lực. B. Lực hút nước ở lá - quá trình thoát hơi nước ở lá như cái "máy bơm" tạo ra sự chênh lệch áp suất kéo cột nước lên trên. C. Lực liên kết - giúp duy trì liên tục dòng vận chuyển từ rễ lên lá hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy. D. Để tạo động lực của dòng mạch gỗ là nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Câu 75. Dựa trên thí nghiệm và kiến thức sinh lý thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Thí nghiệm trên chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ. (2) Thí nghiệm trên chứng minh có một lực hút nước do sự thoát hơi nước qua lá. (3) Thí nghiệm chứng minh lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. (4) Dựa thí nghiệm trên cho thấy, có một áp suất đẩy từ dưới lên trên, áp suất này hình thành nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên trong và ngoài, giữa tế bào trong và tế bào ngoài. Tế bào trong có một áp suất thẩm thấu lớn hơn ngoài. (5) Thí nghiệm này giống như ta mới cắt ngang gốc cây thì dịch từ dưới rỉ và trào ra liên tục. A. 2B. 3C. 4 D. 5
  16. Câu 76. Khi nói về dòng mạch gỗ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. (2) Các tế bào mạch gỗ cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. (3) Thành phần của dịch mạch gỗ là nước, ion khoáng và các axit hữu co. (4) Động lực đẩy dòng mạch gỗ gồm có lực đẩy (áp suất rễ) - lực hút do thoát hơi nước qua lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. A. 2B. 3C. 4 D. 1 Câu 77. Khi nói về dòng mạch rây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài từ lá xuống rễ. (2) Thành phần dịch mạch rây gồm: saccarôzo, các axit amin, hoocmôn thực vật, các hợp chất hữu cơ, một số ion khoáng (nhiều K). (3) Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ). (4) Cơ chế tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu trong mạch rây là do cơ quan chứa có nồng độ các chất cao hơn, nên có áp suất thẩm thấu luôn lớn hơn cơ quan nguồn. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 78. Nước thoát hơi qua lá bằng những con đường nào? A. Qua cutin và khí khổng.B. Qua cutin và gân lá. C. Qua khí khổng và phiến lá.D. Qua khí khổng và bó mạch. Câu 79. Khi nói đến quá trình thoát hơi nước qua khí khổng, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng cong trước và kéo thành dày cong theo làm cho khí khổng mở. B. Khi no nước, thành dày của tế bào khí khổng cong trước và kéo thành mỏng cong theo làm cho khí khổng mở. C. Khi mất nước, thành dày hết căng và thành mỏng duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại, nước không thoát. D. Khi mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng cong trước và kéo thành dày cong theo làm cho khí khổng đóng. Câu 80. Quá trình thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì của lá như thế nào? A. Lớp cutin càng dày, nước thoát càng nhiều. B. Lớp cutin càng mỏng, nước thoát càng nhiều. C. Thoát hơi nước qua cutin là chủ yếu.
  17. D. Sự thoát hơi nước qua cu tin được điều tiết. Câu 81. Khi nói về đóng, mở và cấu tạo khí khổng (hình vẽ), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Khi tế bào khí không no nước thì khe khí khổng mở to, nước thoát nhanh. (2) Khi tế bào khí đói nước thì khe khí khổng khép, nước không thoát do khe khí khổng đóng hoàn toàn. (3) Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu có mặt lõm, thành mỏng quay vào nhau tạo khe khí khổng. (4) Sự đóng mở khí khổng liên quan đến sức trương nước của tế bào hình hạt đậu. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 82. Khi nói về đóng, mở và cấu tạo khí khổng (hình vẽ), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu có mặt lõm, thành dày quay vào nhau tạo khe khí khổng. (2) Thành dày (I) của tế bào hình hạt đậu tạo khe khí khổng. (3) Mép ngoài của tế bào hình hạt đậu (II) mỏng sẽ căng trước khi tế bào no nước. (4) Khí khổng (A) lúc no nước làm khe khí khổng đóng. (5)Khí khổng (B) lúc đói nước làm khe khí khổng mở. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 83. Khi nói về đóng, mở và cấu tạo khí khổng (hình vẽ), phát biểu sau đây đúng? A. Tế bào khí khổng (A) đang đói nước. B. Tế bào khí khổng (B) đang no nước.
  18. C. Khe khí khổng của tế bào (A) đang mở to. D. Nước từ tế bào (B) đang thoát mạnh. Câu 84. Các cơ chế nào chi phối trạng thái cân bằng nước trong cây? A. Thoát hơi nước từ lá ra ngoài không khí. B. Hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. C. Hấp thụ nước chủ động từ môi trường vào cơ thể của rễ cây. D. Hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong mạch gỗ và thoát hơi nước ở lá. Câu 85: Dựa trên kết quả thí nghiệm của Gareau (1859), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Thoát hơi nước Tên cây Mặt lá Số lượng khí khổng / mm2 (mg/24 giờ) Mặt trên 22 500 Thược dược Mặt dưới 30 600 Mặt trên 0 200 Đoạn Mặt dưới 60 490 Mặt trên 0 0 Thường xuân Mặt dưới 80 180 (1) Hầu hết khí khổng tập trung chủ yếu mặt trên của lá cây. (2) Quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở mặt dưới của lá, do mặt dưới không có lớp cutin bao phủ. (3) Mặt trên của lá mà có lớp cutin càng dày thì quá trình thoát hơi nước càng ít hơn. (4) Mặt dưới thường có cường độ thoát hơi nước lớn hơn mặt trên. (5) Sự thoát hơi nước không lệ thuộc số lượng tế bào khí khổng và bề dày của lớp cutin. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 86: Dựa trên thí nghiệm của Gareau ở cây Thường Xuân và kiến thức về sự thoát hơi nước ở lá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mục đích của thí nghiệm trên là chứng minh nước thoát qua bền mặt lá. (2) Kết quả chỉ số khối lượng ở phía trên không tăng so với ban đầu; mặt dưới lá chỉ số khối lượng tăng lên so với ban đầu. (3) Mặt trên lá cây Thường Xuân không thoát nước được do không có khí khổng và được bao phủ bởi lớp cutin dày; mặt dưới chủ yếu thoát qua khí khổng.
  19. (4) Hầu hết các cây sống sa mạc, ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua bề mặt trên lá. (5) Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp cutin. Lớp cutin phủ bề mặt của lá trừ phần khí khổng. A. 2B. 3C. 4 D. 5 Câu 87: Dựa vẽ hình vẽ cấu tạo bên ngoài và hiểu biết về hệ rễ, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Rễ bên (I), miền lông hút (II), đỉnh sinh trưởng rễ (III) và miền sinh trưởng kéo dài (IV). (2) Rễ bên (I), miền lông hút (II), miền sinh trưởng kéo dài (III) và đỉnh sinh trưởng rễ (IV) (3) Miền lông hút là nơi hấp thụ nước và ion khoáng chính của thực vật ở cạn. (4) Đỉnh sinh trưởng rễ là nơi tạo ra bề mặt hấp thụ giữa cây và đất, đảm bảo cho cây hấp thu nước và ion khoáng. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 88: Khi nói về lông hút của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Ở miền lông hút có rất nhiều các lông hút. (2) Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, qua acid hay thiếu oxi. (3) Lông hút là nơi tạo ra bề mặt hấp thụ giữa cây và đất, đảm bảo cho cây hấp thu nước và ion khoáng. (4) Trên các lông hút có các lông cực nhỏ, giúp tăng bề mặt hấp thụ lên gấp nhiều lần. A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 89: Hình vẽ mô tả con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường. (2) Con đường (I) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ bằng con đường tế bào chất. (3) Con đường (II) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ bằng con đường gian bào. (4) Con đường (I) nước và ion khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulozơ bên trong thành tế bào.
  20. (5) Con đường (II) nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào, trước khi đến mạch gỗ thì đi qua đai Caspari của lớp nội bì. A. 2B. 3C. 4 D. 5 Câu 90: Hình vẽ mô tả con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng? (1) Con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ bằng con đường tế bào chất (I). (2) Con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ bằng con đường gian bào (II). (3) Tế bào vỏ (III), tế bào nội bì (V) và mạch gỗ (VI). (4) Tế bào biểu bì (III), tế bào vỏ (IV), tế bào nội bì (V), mạch gỗ (VI) và lông hút (VII). A. 1B. 2C. 3 D. 4 C. ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 01. A 02. C 03. D 04. B 05. A 06. D 07. C 08. A 09. D 10. C 11. C 12. B 13. D 14. C 15. B 16. D 17. C 18. B 19. C 20. B 21. B 22. B 23. B 24. D 25. C 26. B 27. B 28. C 29. B 30. A 31. C 32. A 33. B 34. A 35. C 36. D 37. D 38. A 39. B 40. B 41. C 42. D 43. C 44. C 45. D 46. A 47. C 48.A 49. B 50. D 51. A 52. C 53. B 54. C 55. C 56. C 57. C 58. C 59. A 60. B 61. C 62. A 63. B 64. D 65. C 66. D 67. B 68.D 69. C 70. D 71. D 72. D 73. B 74. D 75. B 76. C 77. C 78. A 79. A 80. B 81. B 82. C 83. C 84. D 85. B 86. D 87. C 88. C 89. C 90. C Câu 1: Tuỳ theo mức độ liên kết khác nhau mà dạng nước liên kết này mất dần tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước như: khả năng làm dung môi, bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học. Tuy nhiên dạng nước liên kết có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, nóng, lạnh, đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. Vậy nước liên kết khác nước tự do ở điểm: không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước. Chọn A.
  21. Câu 2: Quá trình hấp thụ nước của cây theo trình tự: Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân. Chọn C. Câu 3: Nước/môi trường đất → vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu (thụ động), tức là nước đi từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp của môi trường đất) đi vào lông hút là nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao của tế bào lông hút) Như vậy: cây hấp thụ nước qua hệ thống lông hút nhờ: Sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ. Chọn D. Câu 4: Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ: từ tế bào ngoài vào tế bào trong, do lớp tế bào phía bên trong có áp suất thẩm thấu lớn hơn, nên nước từ lớp tế bào ngoài vào lớp tế bào trong. Chọn B. A → sai. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần) C → sai. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong. (tăng dần) D → sai. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong. (giảm dần) Câu 5: (I): con đường xuyên qua tế bào chất. (II): con đường qua các khoảng gian bào giữa các tế bào. Nước từ môi trường đất → lông hút, rồi từ lông hút vào mạch gỗ bằng 2 con đường: con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất → Chọn A. Câu 6: Mạch libe gồm các tế bào sống là ống hình rây và tế bào kèm. Dịch libe (saccarôzơ, axit amin, hoocmôn, ) vận chuyển theo mạch libe, còn nước được vận chuyển theo mạch gỗ. Vậy câu sai là phương án D. Chọn D. Câu 7: Sự vận chuyển nước trong cây, đi từ dưới lên trên (ngược chiều trọng lực) nhờ 3 cơ chế:
  22. + Áp suất rễ (lực đẩy do áp suất rễ). + Lực hút ở lá do trình thoát hơi nước ở lá. + Lực liên kết giữa các phân tử nước. Vậy chọn C. Câu 8: Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ, nước mới có thể đi từ môi trường vào tế bào lông hút được. Chọn A. Câu 9: - Đặc điểm cấu tạo và sinh lí của tế bào lông hút phù hợp với chức năng nhận nước từ đất là: thành tế bào mỏng, không thấm cu tin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh. - Nếu môi trường tế bào lông hút mà nhược trương (thế nước cao hay áp suất thẩm thấu thấp) so với môi trường đất thì nước từ trong tế bào lông hút ra ngoài chứ không thể hấp thu vào được. Chọn D. Câu 10: Nguyên nhân chính đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là: áp suất rễ. Chọn C. Câu 11: Giai đoạn sinh trưởng và ra hoa, vì giai đoạn này mọi hoạt động sinh lí diễn ra rất mạnh mẽ nhất. Chọn C. Câu 12: Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là: hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Chọn B. Câu 13: Đặc điểm của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước: Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lồ các lông hút. Chọn D. Câu 14: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá: + Tạo ra lực hút nước. + Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước. + Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp. → Chọn C. Câu 15: - Thoát hơi nước qua khe khí khổng là chủ yếu vì: có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. - Thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Chọn B. Câu 16: Lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin của lá nhiều lần vì: vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi nước mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Các khí khổng trên 1 mm2 lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá. Chọn D. Câu 17: Nguyên nhân chính làm khí khổng mở chủ động là: ánh sáng tác động vào lá. Đó chính là phản ứng mở quang chủ động → Chọn C. Câu 18: Nguyên nhân chính làm khí khổng đóng chủ động là: hàm lượng axit apxixic trong tế bào tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động, các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho
  23. các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước, khí khổng đóng, tiết kiệm nước giúp cây chống hạn Chọn B. Câu 19: Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước có đặc điểm thích nghi: khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày (ví dụ: xương rồng), chỉ khi mặt trời lặn khí khổng mới mở. Chọn C. Câu 20: Cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh ở cây ưa bóng vì lá của cây này thường có lớp cutin mỏng. Chọn B. Câu 21: Biểu bì của lá những cây sống ở vùng khô hạn có đặc điểm: biểu bì mặt trên của lá được phủ bởi lớp cutin dày, có rất ít hoặc không có khí khổng có tác dụng hạn chế thoát hơi nước, (còn biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin mỏng hơn, khí khổng tập trung chủ yếu ở dưới). Chọn B. Câu 22: Tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng là: hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Khi tế bào trưong nước khí khổng mở và ngược lại. Chọn B. Câu 23: Loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong quá trình hút nước của cây là: tế bào lông hút (số lượng tế bào lông hút phân bố ở miền lông hút của rễ rất lớn, làm tăng bề mặt tiếp xúc của rễ với môi trường đất). Chọn B. Câu 24: Bộ phận có vai trò quan trọng nhất để thực hiện chức năng của rễ là: miền lông hút, là nơi tập trung các tế bào lông hút để hút nước và muối khoáng cho cây. Chọn D. Câu 25: Quá trình hút nước và ion khoáng của hệ rễ thực hiện được là nhờ: - Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ dịch bào kéo theo sự tăng áp suất thẩm thấu, tăng sự hút nước chủ động của rễ (động cơ dưới của sự hút nước). - Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực hút nước. - Nước được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động. - Ion khoáng được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động và bị động. III → sai. Chọn C. Câu 26: Quá trình hút nước chủ động của hệ rễ liên quan trực tiếp đến quá trình: hô hấp vì sự hút nước tích cực của cây cần năng lượng do quá trình hô hấp cung cấp. Chọn B. Câu 27: Khi nồng độ của một chất trong tế bào cao hơn trong môi trường, tế bào sẽ hấp thu ion đó theo con đường hấp thụ tích cực ngược chiều građien nồng độ. Chọn B. Câu 28: Dung dịch trong mạch rây chủ yếu là: cacbohydrat (đường). Chọn C. Câu 29: Dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là: nước, chất khoáng. Chọn B. Câu 30: Nước sẽ hấp thu vào rễ theo cơ chế thẩm thấu khi: hàm lượng chất tan trong rễ cao, môi trường đất chứa đầy đủ nước (nước đi từ môi trường đất/ nơi có thế nước cao, áp suất thẩm thấu dung dịch thấp → tế bào lông hút của rễ/ nơi có thế nước thấp, áp suất thẩm thấu tế bào cao). Chọn A. Câu 31: Cây sống trên đất mặn vẫn có khả năng hút được nước là do: trong tế bào rễ có chứa nhiều chất có hoạt tính thẩm thấu. Chọn C.
  24. Câu 32: Khi cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động, các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước, khí khổng đóng, tiết kiệm nước giúp cây chống hạn. Chọn A. Câu 33: Cây trên cạn không thể sống được trên đất ngập mặn vì: Dịch tế bào của rễ cây trên cạn nhược trương so với môi trường ngập mặn do đó cây không thể hút được nước (cây bị mất nước), cân bằng nước bị phá vỡ, cây bị chết. Chọn B. Câu 34: Nguyên nhân làm cho tế bào khí khổng trương nước là do: lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng đường trong tế bào tăng, tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng → do đó tế bào khí khổng hút nước và trương lên. Chọn A. C → sai. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng → khí khổng sẽ mất nước. D → sai. Vì các kênh ion mở làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng → khí khổng sẽ mất nước. Câu 35: Nguyên nhân làm cho tế bào khí khổng mất nước là do: khi hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng đã kích thích các bơm ion hoạt động, các kênh ion mở dẫn đến các ion rút ra khỏi tế bào khí khổng làm cho các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và khí khổng đóng. Chọn C. A → sai. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp dẫn đến hàm lượng đường trong tế bào khí khổng tăng làm cho khí khổng mất nước (khí khổng hấp thụ nước và lớn lên). Câu 36: Hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng chỉ làm ảnh hưởng đến sự tăng hoặc giảm hàm lượng ion, làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước của tế bào này và do đó ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng, nó không ảnh hưởng đến vận tốc thoát hơi nước qua cutin. Chọn D. Câu 37: Dòng nhựa nguyên di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực, điều đó có được là nhờ: áp suất rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ, lực hút do thoát hơi nước ở lá. Chọn D. Câu 38: Hiện tượng ứ giọt thường xuyên ở: thực vật một lá mầm. Chọn A. Câu 39: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: Thiếu oxi hạn chế hô hấp và tích luỹ chất độc, lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới, cây không hấp thụ được nước và khoáng. Vậy: II. IV → đúng. Chọn B. Câu 40: Điểm chung giữa quản bào và mạch ống là: đều là những tế bào chết khi bắt đầu thực hiện chức năng mạch dẫn và tham gia cấu tạo mạch gỗ. Chọn B. Câu 41: Các hệ thống mạch gỗ nằm rất gần nhau, nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó sẽ: di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên. Chọn C. Câu 42: Thoát hơi nước qua mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá là do: khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới lá, mà sự thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng. Chọn D. Câu 43. Căn cứ để xác định thời gian cần tưới nước: I. Sức hút nước của lá.
  25. II. Nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. III. Trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá. Chọn C. Câu 44: Những căn cứ để xác định lượng nước cần tưới: + Nhu cầu từng loại cây. + Tính chât vật lí, hoá học từng loại đâ't. + Các điều kiện môi trường cụ thể. Chọn C. Câu 45: Sự thoát hơi nước ở lá diễn ra qua: các lỗ khí của lá. Chọn D. Câu 46: Con đường vận chuyển nước và muối khoáng: từ rễ lên lá theo mạch gỗ. Chọn A. Câu 47: Loại rễ biến dạng thích nghi với môi trường ngập mặn là: rễ hô hấp (rễ thở). Rễ thở có thể ngoi lên khỏi mặt đất, trên rễ có nhiều lỗ vỏ để lấy oxi cho các phần rễ dưới đất lầy. Chọn C. Câu 48: Quá trình hút nước bị động của hệ rễ là nhờ: sự thoát hơi nước ở lá tạo ra động lực tận cùng bên trên, trong trường hợp này nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Chọn A. Câu 49: Nhổ cây con rồi đem cấy có tác dụng chủ yếu là: làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước, muôi khoáng cho cây. Chọn B. Câu 50: Con đường vận chuyển nước qua nguyên sinh chất ở rễ là do: áp suất thẩm thấu của các tế bào bên trong cao hơn bên ngoài → nước sẽ thẩm thấu đi từ ngoài vào trong. Chọn D. Câu 51: Cường độ thoát hơi nước qua cutin gần bằng với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng trong trường hợp: lá non hoặc cây dưới bóng râm vì lá non và lá của cây dưới bóng râm có lớp cutin rất mỏng. Chọn A. Câu 52: Khí khổng thường đóng vào ban đêm là do: về đêm bơm K+ không được hoạt hoá, tế bào hạt đậu mất K+ → giảm áp suất thẩm thấu → tế bào mất nước → trở nên mất trương. Chọn C. Câu 53: Tế bào đặt trong môi trường có nồng độ chất tan cao hơn sẽ: mất nước và co nguyên sinh. Vì nước sẽ thẩm thấu từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp (trong tế bào) đến môi trường có áp suất thẩm thấu cao (ngoài tế bào). Chọn B. Câu 54: Điểm phân biệt giữa sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây: mạch gỗ chuyển vận theo hướng từ dưới lên, mạch rây thì ngược lại. Chọn C. Câu 55: Trong quá trình thẩm thấu, nước luôn luôn chuyển từ: dung dịch nhược trương (áp suất thẩm thấu thấp) đến dung dịch có nồng độ lớn hơn (môi trường có áp suất thẩm thấu cao). Chọn C. Câu 56: Nước và ion khoáng từ môi trường đất → lông hút → tế bào biểu bì → tế bào vỏ → tế bào nội bì → mạch gỗ. Chọn C. Cầu 57: Đặc tính không phải của cây chịu hạn là: khí khổng phân bố đều ở hai mặt lá. Ở cây chịu hạn mặt trên của lá phủ lớp cutin dày và thường có rất ít hoặc không có khí khổng. Chọn C.
  26. Câu 58: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là: thế nước của đất quá thấp nên nước không thể đi từ ngoài vào tế bào lông hút. Chọn C. Câu 59: Vòng đai caspari của cây có tác dụng: kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ vì nhờ có đai caspari tạo thành lá chắn, nước và chất tan phải đi qua thể nguyên sinh của tế bào nội bì do đó cơ hội điều chỉnh sự thâm nhập của các phân tử vào trụ mạch dẫn. Chọn A. Câu 60: Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là nhờ: rễ đâm sâu, lan rộng hướng nước, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi. Chọn B. Câu 61: Biện pháp có tác dụng quan trọng giúp cho bộ rễ của cây phát triển: Phơi ủi đất, cày sâu, bừa kĩ. Vun gốc và xới xáo cây. Chọn C. Câu 62. Cấu tạo ngoài của hệ rễ I. Rễ bên. II. Miền lông hút. III. Đỉnh sinh trưởng. IV. Miền sinh trưởng dãn dài. Miền tập trung nhiều tế bào lông hút (để hút nước và ion khoáng) là miền lông hút. Chọn A. Câu 63: Lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m 2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất. Chọn B. Câu 64: Khả năng hoạt tải của màng là hiện tượng: vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều građien nồng độ, quá trình này cần năng lượng và chất mang. Chọn D. Câu 65: Tế bào sống có thể lấy các chất từ môi trường ngoài nhờ: sự khuyếch tán và thẩm thấu, sự hoạt tải, khả năng biến dạng của màng tế bào. Chọn C. Câu 66: - Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyến các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu. - Vận chuyển thụ động: hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp - cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thưóc của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ.
  27. Chọn D. Câu 67: Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào theo cơ chế: thụ động theo chiều gradien nồng độ và chủ động ngược chiều građien nồng độ cần năng lượng ATP. Chọn B. Câu 68: Yêu cầu giải thích vì sao trong rễ có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương) hơn ngoài môi trường đất. Nên đáp án D chỉ là nói môi trường có nhiều ion khoáng (ưu trương). Chọn D. Câu 69: Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): + Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây. + Dịch mạch gỗ chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin, ) C → sai. Mạch gồm có mạch gỗ và mạch rây. Chọn C. Câu 70: 1. Cấu tạo của mạch rây: - Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. 2. - Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali. 3. - Động lực của dòng mạch rây: + Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả, ). + Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp. Chọn D. Câu 71: Để mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng ngược chiều trọng lực, lên độ cao hàng chục mét, đó là nhờ sự phối hợp 3 lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Chọn D. Câu 72: Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (nồng độ dung dịch), đi từ môi trường đất → tế bào lông hút → tế bào mạch gỗ, nồng độ chất tan tăng dần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên tạo ra một lực đẩy từ dưới lên trên. Chọn D. Câu 73: Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả ). Chọn B. Câu 74: Vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ: - Lực đẩy (áp suất rễ) - giúp đẩy nước và muối khoáng vào trong mạch gỗ, áp suất rễ sinh ra do cơ chế hấp thu chủ động và thụ động ở rễ. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá - quá trình thoát hơi nước ở lá có vai trò như cái "máy bơm" tạo ra sự chênh lệch áp suất kéo cột nước lên trên.
  28. - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - giúp duy trì liên tục dòng vận chuyển từ rễ lên lá hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy. Chọn D (đáp án D thuộc động lực của dòng mạch rây) Câu 75. 1, 4, 5 → đúng. (2) → sai. Vì nếu thí nghiệm trên chứng minh có một lực hút nước do sự thoát hơi nước qua lá thì phải chứng minh thông qua hiện tượng ứ giọt ở lá (vào buổi sáng) hoặc thí nghiệm cắt ngang cành cây để một thời gian lá héo và rũ xuống. (3) → sai. Nếu thí nghiệm chứng minh lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ thì phải thí nghiệm giữa thân cây và dùng dung dịch có màu cắm thân cây vào → chẻ thân ra kiểm tra cột nước màu ngấm đến lên như thế nào. Chọn B. Câu 76: (1) → đúng. Vì chính là cấu tạo hình thành mạch gỗ. (2) → đúng. Vì chính là cấu tạo hình thành nên mạch gỗ. (3) → đúng. Vì đó là thành phần dịch mạch gỗ. (4) → đúng. Vì đó chính là 3 cơ chế tạo dòng mạch gỗ. Chọn C. Câu 77: (1) → đúng. Vì chính là câu tạo hình thành mạch rây. (2) → đúng. Vì đó là thành phần dịch mạch rây. (3) → đúng. Vì đó là động lực tạo sự dòng vận chuyển các chất từ trên xuống trong mạch rây. (4) → sai. Vì cơ chế tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu trong mạch rây là do cơ quan chứa nồng độ các chất cao hơn, nên có áp suất thẩm thấu luôn lớn hơn cơ quan nguồn. Cơ quan nguồn là nơi tổng hợp ra các chất hữu cơ → có nồng độ cao hơn cơ quan chưa. Chọn C. Câu 78: Hai con đường thoát hơi nước: Qua lớp cu tin và qua khí khổng. - Thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu, do có sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở. + Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. - Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. Chọn A. Câu 79: Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu.
  29. + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở. + Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. Chọn A. Câu 80: - Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu. - Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. Chọn B. Câu 81: (1) → đúng. Khi tế bào khí khổng no nước thì khe khí khổng mở to, nước thoát nhanh. Khi tế bào khí đói no nước thì khe khí khổng khép, nước thoát rất ít là do khe khí khổng đóng không hoàn toàn. (2) → sai. Khi tế bào khí đói nước thì khe khí khổng khép, nước không thoát do khe khí khổng đóng hoàn toàn. (3) → sai. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu có mặt lõm, thành mỏng quay vào nhau tạo khe khí khổng. (4) → đúng. Khi tế bào hình hạt đậu trương nước (cây no nước) → thành ngoài mỏng căng trước → uốn cong thành dày theo làm khe khí khổng mở to; khi tế bào hình hạt đậu thiếu nước (cây đói nước) → thành ngoài mỏng hết căng → thành dày duỗi thẳng → khí khổng khép lại. Chọn B. Câu 82: (1) → đúng. Cấu tạo của khí khổng: gồm 2 tế bào hình hạt đậu có mặt lõm, thành dày quay vào nhau tạo khe khí khổng. (2) → đúng. Thành dày (I) của tế bào hình hạt đậu tạo khe khí khổng. (3) → Mép ngoài của tế bào hình hạt đậu (II) mỏng sẽ căng trước khi tế bào no nước. (4) → Khí khổng (A) lúc no nước làm khe khí khổng đóng. (5) → Khí khổng (B) lúc đói nước làm khe khí khổng mở. Chọn C. Câu 83: Chọn C. Câu 84: Cân bằng nước được hiểu như sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. Trạng thái cân bằng nước của cây được chi phối bởi 3 cơ chế: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong mạch gỗ, thoát hơi nước ở lá. Sự phối hợp ổng định của 3 cơ chế này đảm bảo cho nước trong cây được cân bằng. Chọn D. Câu 85: (1) → sai. Hầu hết khí khổng tập trung chủ yếu mặt trên của lá cây. Qua 2 cây trên ta thấy khí khổng chủ yếu mặt dưới.
  30. (2) → sai. Quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở mặt dưới của lá, do mặt dưới không cỏ lớp cutin bao phủ. Do mặt dưới có nhiều khí khổng hơn (qua số lượng khí khổng 3 cây trên ở mặt dưới để minh chứng) (3) → đúng. Mặt trên của lá mà có lớp cutin càng dày thì quá trình thoát hơi nước càng ít hơn. (như cây đoạn mặt trên không có khí khổng nhưng nước vẫn thoát nhiều, còn cây Thường Xuân mặt trên không có khí khổng nhưng lớp cutin dày → không thoát mặt trên) (4) → đúng. Mặt dưới thường có cường độ thoát hơi nước lớn hơn mặt trên. Quá 3 cây trên thấy mặt dưới tập trung chủ yếu khí khổng → thoát nước chủ yếu mặt dưới. (5) → sai. Sự thoát hơi nước không lệ thuộc số lượng tế bào khí khổng và bề dày của lớp cutin. Qua 3 ví dụ trên → lệ thuộc rất lớn. Chọn B. Câu 86. 1, 2, 3, 4, 5 → đúng. Vì - Thí nghiệm này ở cây Thường Xuân, cây này có bề mặt trên không có khí khổng và bị bao phủ bởi lớp cutin dày. - Kết quả thí nghiệm: chỉ số khối lượng ở phía trên không tăng so với ban đầu (do không có hơi nước thoát → khối lượng muối không tăng); mặt dưới lá chỉ số khối lượng tăng lên so với ban đầu (do có nước thoát → khối lượng muối tăng). (3) Mặt trên lá cây Thường Xuân không thoát nước được do không có khí khổng và được bao phủ bởi lớp cutin dày; mặt dưới chủ yếu thoát qua khí khổng. (4) Hầu hết các cây sống sa mạc, ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua bề mặt trên lá. (5) Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp cutin. Lớp cutin phủ bề mặt của lá trừ phần khí khổng. Chọn D. Câu 87: (1) → đúng. (2) → sai. Miền sinh trưởng kéo dài (III) và đỉnh sinh trưởng (IV). (3) → đúng. Vì miền lông hút là nơi tạo ra bề mặt hấp thụ giữa cây và đất, đảm bảo cho cây hấp thu nước và ion khoáng. (4) → sai. Vì chóp rễ là phần giúp rễ đâm sâu vào lòng đất. Mặt đất rất cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sự ma sát của đất. Sự hóa nhầy này giúp cho các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra. Chọn C. Câu 88:
  31. 1, 2, 3 → đúng. Miền lông hút kế miền sinh trưởng dãn dài (đỉnh sinh trưởng của rễ → miền sinh trưởng dãn dài → miền lông hút), miền lông hút tập trung rất lớn tế bào lông hút tạo ra bề mặt hấp thụ giữa cây và đất, đảm bảo cho cây hâp thu nước và ion khoáng. (4) → sai. Vì trên các lông hút không có có các lông cực nhỏ. Chọn C. Câu 89: 1, 2, 3, 4 → đúng. Vì Có 2 con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào lông hút đến mạch gỗ, đó là con đường: + Con đường (I) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → nội bì → mạch gỗ bằng cách xuyên qua tế bào chất đây là con đường tế bào chất. + Con đường (II) nước và ion khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào (không gian giữa tế bào vỏ và khi đến nội bì thì bị chặn lại bởi đai Caspari nên phải chuyển qua con đường tế bào chất) đây là con đường gian bào. (5) → sai. Vì con đường (II) là con đường gian bào nên không bị chặn lại bởi đai Caspari. Chọn C. Câu 90: 1, 2, 4 → đúng. Vì có 2 con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào lông hút đến mạch gỗ, đó là con đường: + Con đường (I) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào lông hút → tế bào vỏ → nội bì → mạch gỗ bằng cách xuyên qua tế bào chất đây là con đường tế bào chất. + Con đường (II) nước và ion khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào (không gian giữa tế bào vỏ và khi đến nội bì thì bị chặn lại bởi đai Caspari nên phải chuyển qua con đường tế bào chất) đây là con đường gian bào. (3) → sai. Vì tế bào vỏ (III), tế bào nội bì (V) và mạch gỗ (VI). Mà (III) là lớp tế bào biểu bì. Chọn C.