Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 11

docx 4 trang thaodu 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_11.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 11

  1. Đơn vị hút nước của rễ là: A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì C. Không bào D. Tế bào rễ [ ] Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý? I. Trời nắng gay gắt kéo dài II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn IV. Cây bị thiếu phân A.I, IV B. II, III C. III, IV D. II [ ] Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào? A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh. C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ. D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ [ ] Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các con đường nào? A. Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rễ, thân, lá) B. Con đường qua tế bào của cây và qua khí khổng C. Con đường rễ - thân - lá D. Con đường qua bó mạch gỗ của rễ, bó mạch gỗ của thân và bó mạch gỗ của lá. [ ] Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng? A. Phân bón B. Ánh sáng C. Nước D. Nhiệt độ [ ] Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây: A. làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua. B. Bón vôi cho đất kiềm C Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước D. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion. [ ] Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là: A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt [ ] Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật là: I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ) II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây. IV. Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3 V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, V. C. II. IV, V. D. II, III, V [ ] Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là A. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
  2. B. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí. C. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. [ ] Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là: A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt [ ] Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. NH4+ và NO3- B. NO2-, NH4+ và NO3- C. N2, NO2-, NH4+ và NO3- D. NH3, NH4+ và NO3- [ ] Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp? I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang. II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp. IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí. A. I, II, III B. I, II, IV C. II, III, IV D. I, II, III, IV [ ] Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: A. xanh lục và vàng. B. xanh lục và đỏ. C. xanh lục và xanh tím. D. đỏ và xanh tím. [ ] Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2. C. ATP, NADPH và O2. D. ATP, NADP+ và O2. [ ] Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). B. APG (axit phootpho glixêric). C. AM (axit malic). D. AlPG (anđêhit phootpho glixêric). [ ] Quang hợp ở thực vật: A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước. B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2) C. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây. D. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước. [ ] Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào? A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần. B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống. C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2. D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định. [ ] Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật A. Cây sống nơi ẩm ướt. B. Cây bị ngập úng. C. Cây bị khô hạn. D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. [ ]
  3. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là A. không bào. B. ti thể. C. mạng lưới nội chất. D. lạp thể. [ ] Hãy tính toán số phân tử ATP được hình thành khi ôxi hoá triệt để 1 phân tử glucozơ? A. 38 ATP. B. 32 ATP. C. 36 ATP. D. 34 ATP [ ] Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản. B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi. C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. Thức ăn được liêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào. [ ] Tiêu hoá ở đâu là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá? A. Ở ruột B. Ở dạ dày C. Ở răng D. Ở miệng [ ] Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải. II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III [ ] Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở : A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày. [ ] Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại: I. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản. II VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá prôtêin và lipit trong dạ múi khế. III. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại. A. I, III. B. II,III. C. I, II. D. I, II, III. [ ] Quá trình tiêu hoá thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và ăn tạp xảy ra chủ yếu nhờ A. bộ răng. B. bộ răng và độ dài của ruột. C. bộ răng và mề. D. răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày. [ ] Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách [ ] Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là: I. Thú ăn thịt xé thịt và nuốt, thú ăn thực vật nhai, nghiền nát thức ăn, một số loài nhai lại thức ăn.
  4. II. Thú ăn thịt tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày nhờ enzim pepsin, thú ăn thực vật tiêu hóa chủ yếu ở ruột non nhờ enzim xenlulara. III. Thú ăn thực vật nhai kĩ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tham gia vào tiêu hóa thức ăn. IV. Thú ăn thịt manh tràng không có chức năng tiêu hóa thức ăn. A. II, IV. B. II, III, IV. C. I, III D. I, II, IV. [ ]