Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2012-2013 - Trường PT cấp 2-3 Tân Lập (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2012-2013 - Trường PT cấp 2-3 Tân Lập (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2012-2013 - Trường PT cấp 2-3 Tân Lập (Có đáp án)

  1. Trường PT cấp 2-3 Tân lập Tổ :Sinh-Hóa ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn : Sinh học 11 (năm học 2012-2013) Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(2,5đ): Hãy so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân ? Câu 2(2đ): Cho Ruồi giấm 2n= 8. quá trình nguyên phân liên tiếp 1 số lần ,từ một tế bào lưỡng bội bình thường của Ruồi giấm tạo ra một số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 256 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi . a. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu. b. Cho rằng tất cả các tế bào tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng , sau quá trình giảm phân số tế bào trên tạo ra được bao nhiêu trứng. Câu 3 (2đ): Vì sao cây xanh không có khả năng sử dụng Nitơ trong không khí trong khi đó một số vi sinh vật lại sử dụng được Nitơ không khí.? b. Kể tên các nhóm vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ. Con người đã sử dụng chúng trong thực tiễn nông nghiệp như thế nào ? Câu 4 (2đ): a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra (không gian thực hiện cố định CO2) , năng suất sinh học. ? b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3 ? Câu 5 (1,5 ): a. Hãy hoàn thành các phương trình sau: C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. 2. 3. Hết .
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN SINH 11 NĂM HỌC 2012-2013 Câu 1: Nêu được điểm giống nhau (0,5đ): - Sao chép AND trước khi vào phân bào. - Đều phân thành 4 kì - Sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con - Màng nhân và nhân con biến mất - Hình thành thoi vô sắc Nêu được các đặc tính khác nhau chủ yếu của nguyên phân và giảm phân: Nguyên phân (1đ) Giảm phân (1đ) Xảy ra ở TB xôma Xảy ra ở TB SD Một lần phân bào: 2TB con Hai lần phân bào chia tạo 4 TB con Số NST giữ nguyên: 1 TB 2n tạo 2 TB 2n Số NST giảm đi một nửa: 1 TB 2n tạo 4 Tb n Một lần sao chép , 1 lần chia Một lần sao chép , 2 lần chia Thường các NST tương đồng không bắt các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I cặp Thường không có trao đổi chéo Ít nhất có trao đổi chéocho 1 cặp tương đồng Tâm động chia ở kì sau Tâm động ko chia ở kì sau I mà chia ở kì sau II Duy trì sự giống nhau . Tạo sự đa dạng trong các SP của giảm TB chia NP có thể là 2n hay n GP luôn xảy ra ở TB 2n hoặc đa bội > 2n Câu 2: - Số TB con = 256 : 8 = 32 TB (0,5đ) - Số lần phân bào 2n = 32 => n =5 lần ( 1đ) - Số TB trứng = 32 (0,5đ) Câu 3: a. Cây xanh ko có khả năng cố định nito trong không khí vì vì nó có 2 nguyên tử lien kết với nhau = 3 liên kết bền chặt , để cắt đứt các liên kết này cần có Enzim đặc hiệu. (0,5đ) b. Một số VSV có khả năng cố định Nitơ vì nó Enzim Nitrogenaza và hidrogenaza .Nhờ có 2 loại EnZim này chúng có thể thực hiện phản ứng kết hợp. N2+ H2 => 2NH3 từ đó chuyển thành các dạng Nitơ hợp chất để sử dụng. (0,5đ) * Các nhóm VSV cố định Nitơ (0,5đ): -VK Nito sống cộng sinh - VK lai - Xạ khuẩn cộng sinh * Ứng dụng thực tiễn (0,5đ): - SX phân bón vi sinh: Nitragin, Azogin, Azotobacterin . - Nuôi bèo hoa dâu - Trồng phi lao ( có xạ khuẩn cộng sinh) Câu 4:
  3. a. So sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM: (1,5đ) Điểm so sánh C3 C4 CAM Chất nhận CO2 đầu tiên RiDP (Ribulôzơ 1,5 PEP (phôtpho enol pyruvat). PEP. diphôtphat). Enzim cố định CO2 Rubisco. PEP-cacboxilaza PEP-cacboxilaza và Rubisco. và Rubisco. Sảnphẩm cố định CO2 đầu APG (axit AOA (axit oxalo axetic). AOA AM tiên phôtpho glixeric) Chu trình Canvin Có. Có. Có. Không gian thực hiện Lục lạp tế bào mô giậu. Lục lạp tế bào mô giậu và lục Lục lạp tế bào mô lạp tế bào bao bó mạch. dậu. Thời gian Ban ngày. Ban ngày. Cả ngày và đêm Năng suất sinh học Trung bình Cao Thấp b. Năng suất sinh học ở TV CAM thấp hơn nhóm TV C3 : Nhóm TV CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO2 => giảm lương chất hữu cơ trong quá trình tích lũy. Điều kiện sống của thực vật CAM khắc nghiệt , bất lợi hơn, khô hạn , thiếu nước .(0,5đ) Câu 5: a. Hoàn thành các phương trình C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q (0,25đ) Vi khuẩn lactic C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + Q (0,25đ) b. - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men. (0,25đ) - Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng 1. Lên men là các phân tử hữu cơ . (0,25đ) 2. Hô hấp hiếu khí là O2 . (0,25đ) 2 3. Hô hấp kị khí . là 1 chất vô cơ như :NO3 ;SO4 ;CO2 (0,25đ)
  4. Trường PT cấp 2-3 Tân lập Tổ :Sinh-Hóa ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn : Sinh học 12 (năm học 2012-2013) Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(4đ): Hãy trình bày các giai đoạn xảy ra trong hô hấp hiếu khí (có oxi phân tử) và quá trình lên men (không có oxi phân tử) ? Câu 2 ( 4đ): Hãy nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ? Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ? Câu 3( 4 đ): a. Đột biến lệch bội là gì ? Nêu cơ chế hình thành đột biến lệch bội ? chứng minh cơ chế hình thành thể một và thể ba ? (1đ). b. Cơ chế hình thành đột biến lệch bội trên Nhiễm sắc thể giới tính ? Hậu quả ? ( 1đ) Câu 4 (4,5đ) : Vì sao MenĐen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau ? Hãy phát biểu quy luật phân li độc lập ,Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc . Vì sao F1 ( AaBb) qua giảm phân tạo được 4 loại giao tử và F2 có 9 kiểu gen ? Câu 5( 3,5đ ) : Cho hai nhiễm sắc thể có cấy trúc và trình tự các gen như sau: A B C D E. F G H M N O P Q. R a. Hãy cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với các trường hợp sau: 1. A B C F. E D G H 2. A B C B C D E. F G H 3. A B C E. F G H 4. A D F. F B C G H 5. M N O A B C D E. F G H P Q. R 6. M N O C D F. F G H A B P Q. R 7. A D C B E. F G H b. Cho biết trường hợp nào trên đây không làm thay đổi hình dạng NST ? . HẾT .
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN SINH 12 NĂM HỌC 2012-2013 Câu 1: Hô hấp hiếu khí (có oxi phân tử) xảy ra theo các giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử .(2đ) Đường phân Chu trình Crep Chuỗi v/c điện tử Glucôzơ 2.Axit pyruvic 10 NADH, 2FADH2, 6CO2 6H2O + (36 -38) ATP + Nhiệt C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 6CO2 + 12H2O + (36 - 38) ATP + Nhiệt Lên men (không có oxi phân tử): Đường phân và phân giải kị khí (tạo các sản phẩm còn nhiều năng lượng: Rượu etilic, axit lactic). (2đ): Đường phân Glucôzơ 2 Axit pyruvic 2 êtilic + 2CO2 + 2ATP + Nhiệt 2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt C6H12O6 2 êtilic + 2CO2 + 2ATP + Nhiệt C6H12O6 2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt Câu 2: + Hệ tuần hoàn hở: Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.(0,5đ) + Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh. .(0,5đ) Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Tuần hoàn đơn (một vòng tuần hoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn). Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi (lấy oxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn. .(1đ) Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn: + Từ chưa có hệ tuần hoàn có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện. .(0,5đ) + Từ hệ tuần hoàn hở hệ tuần hoàn kín. .(0,5đ) + Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn tim bốn ngăn máu không pha trộn). .(1đ) Câu 3: - Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.(0,5đ) 2. Cơ chế phát sinh. - Trong giảm phân: Do sự rối loạn phân bào, một hay vài cặp NST không phân li Giao tử thừa hoặc thiếu 1 vài NST Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội. .(1đ) - Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử một phần cơ thể mang đột biến lệch bội thể khảm. .(0,5đ) * Cơ chế phát sinh thể 1 và thể 3: .(0,5đ)
  6. P: 2n x 2n GP: n + 1, n - 1 : n F: 2n +1, 2n -1 * Cơ chế hình thành đột biến lệch bội trên Nhiễm sắc thể giới tính: .(1đ) P: XX x XY GP: XX ,O X, Y F1 : XXX; XXY; XO; OY 3. Hậu quả. .(0,5đ) - Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài. - VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY)ở người Câu 4: Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau vì: - Căn cứ vào kết quả thí nghiệm .(0,25đ) - Kết quả phân li kiểu hình ở F2 về cả hai cặp tính trạng là tích kết quả từng cặp tính trạng . .(0,5đ) * Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp ính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. .(0,5đ) * Giải thích cơ sở TBH : - Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập khi giảm phân: .(0,25đ) + Các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử độc lập sự phân li độc lập của các alen.(0,5đ) + Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau( 1AB, 1Ab, 1aB, 1ab ). .(0,25đ) - Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau ( Biến dị tổ hợp ) .(0,25đ) * F1 (AaBb) qua giảm tạo ra được 4 loại giao tử và F2 có 9 kiểu gen: - Cặp gen Aa khi GP cho 2 loại giao tử là A và a ; khi thụ tinh cho 3 loại kiểu gen : 1AA; 2Aa : 1aa.(0,5đ) - Cặp gen Bb khi GP cho 2 loại giao tử là B và b ; khi thụ tinh cho 3 loại kiểu gen : 1BB; 2Bb : 1bb.(0,5đ) - F1 (AaBb) qua giảm tạo ra được 4 loại giao tử AB, Ab,ab, ab và F2 có 9 kiểu gen: 1AABB; 2AaBB; 1aaBB; 2AABb; 4AaBb; 2aaBb; 1Aabb; 2Aabb; 1aabb.(1đ) Câu 5: a. 1. Đảo đoạn gồm có tâm động: đoạn DEF có tâm động đứt ra , quay 1800 rồi gắn vào NST.(0,5đ). 2. Lặp đoạn: Đoạn BC lặp lại 2 lần.(0,25đ) 3. Mất đoạn D.(0,25đ) 4. Chuyển đoạn trong 1 NST : Đoạn BC được chuyển sang cánh khác của chính NST đó. .(0,5đ) 5.Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn MNO gắn sang đầu ABC của NST khác. .(0,5đ) 6. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn MNO và AB đổi chỗ tương hỗ với nhau.(0,5đ). 7. Đảo đoan ngoài tâm động : Đoạn BCD quay 1800 rồi gắn lại .(0,5đ) b. Trường hợp đảo đoạn ngoài tâm động ( 7) không làm thay đổi hình thái NST. .(0,5đ)