Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 7107
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_giua_hoc_ki_1_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2023_c.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập giữa học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: LỊCH SỬ-LỚP 8 I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng ( A, B, C, hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức A. đấu tranh giải phóng dân tộc. B. chiến tranh giành độc lập. C. nội chiến. D. cải cách. Câu 2: Xã hội nước Pháp trước cách mạng gồm có A. hai đẳng cấp. B. ba đẳng cấp. C. bốn đẳng cấp. D. năm đẳng cấp. Câu 3: Quốc tế thứ nhất được thành lập ở A. Luân Đôn. B. Pa-ri. C. Mát-xcơ-va. D. Oa-sinh-tơn. Câu 4: Phong trào công nhân diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào? A. Đức. B. Mĩ. C. Anh. D. Pháp. Câu 5: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, công nghiệp Mĩ đứng vị trí A. thứ nhất . B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ tư Câu 6: Đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là A. chế độ quân chủ Lập hiến. B. nền cộng hòa thứ nhất. C. chế độ phong kiến. D. chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Câu 7: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. C. chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến, quân phiệt. Câu 8: Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản là hình thành A. hai giai cấp công nhân và nông dân. B. hai giai cấp tư sản và vô sản C. tầng lớp thương nhân độc quyền. D. tầng lớp tiểu tư sản và thợ thủ công. Câu 9: “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin dự thảo được thông qua ở A. Tuyên ngôn của Đảng công sản ở Luân Đôn. B. Quốc tế thứ nhất 1864. C. Quốc tế thứ hai 1889. D. Quốc tế thứ ba 1919 Câu 10: Miến Điện là thuộc địa của thực dân A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha. II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1 ( 2đ): Vì sao chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? Câu 2 ( 2đ): Lập niên biểu cách mạng Nga 1905-1907 theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện lịch sử Kết quả, ý nghĩa Câu 3( 1đ): Em sẽ làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRAGIỮA KÌ I (Đề số 1) I/ Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm): đúng mỗi câu ( 0,5đ)
  2. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A C A D C B D A II/ Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) HS trình bày được những ý sau: - Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền,thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu - Chính quyền CM thi hành nhiều chính sách tiến bộ trấn áp bọn phản CM, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, đất công xã mà bọn quý tộc PK chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân. Ruộng đất tịch thu của Giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân, quy định gia bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, quy định mức lương tối đa cho công nhân → đáp ứng quyền lợi của nhân dân. → tập hợp được nhân dân chiến thắng ngoại xâm, nội phản. Câu 2 ( 2 điểm) HS trình bày được những ý sau: Lập niên biểu cách mạng Nga 1905-1907: Thời gian Sự kiện lịch sử Kết quả, ý nghĩa 1/9/1905 14 vạn công nhân Pê téc bua biểu tình đưa - Thất bại yêu sách lên Nga hoàng - Giáng đòn nặng nề vào 5/1905 nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa nền thống trị của địa chủ chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho và tư sản, làm suy yếu người nghèo chế độ Nga hoàng. 6/ 1905 Thủy thủ chiến hạm Pô –tê- kin khởi nghĩa, Chuẩn bị cuộc cách hải lục quân nổi dậy mạng xã hội chủ nghĩa 12/1905 Đỉnh cao khởi nghĩa vũ trang tại Mát-xcơ-va sẽ nổ ra. Câu 3 (1đ); Những việc làm của em để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ học vấn - Bảo vệ chế độ XHCN - Chống lại ấm mưu xâm lược của các nước thù địch - Giữ gìn bản sắc dân tộc ; tiếp thu những cái hay ; cái tốt của các nước khác phát triển hơn .
  3. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2) MÔN: LỊCH SỬ-LỚP 8 I. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng ( A,B,C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Cách mạng Hà Lan thê kỉ XVI diễn ra dưới hình thức A. đấu tranh giải phóng dân tộc. B. chiến tranh giành độc lập. C. nội chiến. D. cải cách. Câu 2: Xã hội nước Pháp trước cách mạng gồm có đẳng cấp A. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản. B. Tăng lữ, nông dân, Đẳng cấp thứ ba. C. Quý tộc, nông dân, tư sản. D. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. Câu 3: Quốc tế thứ hai được thành lập ở A. Luân Đôn. B. Pa-ri. C. Mát-xcơ-va. D. Oa-sinh-tơn. Câu 4: Ngày Quốc tế lao động (1-5) hằng năm có nguồn gốc từ nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ. Câu 5: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, công nghiệp Đức đứng vị trí A. thứ nhất . B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ tư. Câu 6: Sự kiện được xem là đỉnh cao của cách mạng Nga 1905-1907 là cuộc A. đấu tranh của 14 vạn công nhân Pê-téc-bua ngày 9-1-1905 B. nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến tháng 5-1905. C. khởi nghĩa của binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin tháng 6-1905. D. khởi nghĩa vũ trang ở Mác-xcơ-va tháng 12-1905. Câu 7: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. C. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến, quân phiệt. Câu 8: Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản là hình thành A. hai giai cấp công nhân và nông dân. B. hai giai cấp tư sản và vô sản C. tầng lớp thương nhân độc quyền. D. tầng lớp tiểu tư sản và thợ thủ công Câu 9: Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam ở A. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo. B. Tuyên ngôn của đảng cộng sản do Mác và Ăng –ghen soạn thảo. C. Đồng minh những người cộng sản ở châu Âu. D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp. Câu 10: Việt Nam là thuộc địa của thực dân A. Hà Lan. B. Anh. C. Pháp. D. Tây Ban Nha. II/ Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1 ( 2đ ): Vì sao chuyên chính dân chủ Gia cô- banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? Câu 2 (2đ): Lập niên biểu phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau: Thời gian Quốc gia Mục tiêu Kết quả, ý nghĩa Câu 3 (1đ): Theo em, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cần những điều kiện gì? - HẾT - ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Đề số 2) I/ Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm): đúng mỗi câu ( 0,5đ)
  4. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B D B D C B A C II/ Phần tự luận: ( 5 điểm) Câu 1( 2 điểm) HS trình bày được những ý sau: (2đ) - Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền,thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu - Chính quyền CM thi hành nhiều chính sách tiến bộ trấn áp bọn phản CM, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, đất công xã mà bọn quý tộc PK chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân. Ruộng đất tịch thu của Giáo hội và quý tộc trốn ra nước ngoài được chia thành những khoảnh nhỏ bán cho nông dân, quy định gia bán tối đa các mặt hang thiết yếu cho dân nghèo, quy định mức lương tối đa cho công nhân → đáp ứng quyền lợi của nhân dân. → tập hợp được nhân dân chiến thắng ngoại xâm, nội phản. Câu 2 (2 điểm) HS trình bày được những ý sau: Lập niên biểu phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo mẫu sau: Thời gian Quốc gia Mục tiêu Kết quả, ý nghĩa 1831-1834 Pháp đòi tăng lương, giảm giờ - Thất bại làm và thiết lập chế độ cộng - Ccác phong trào này đã hòa. đánh dấu sự trưởng thành 1844 Đức chống lại sự hà khắc của chủ của phong trào công nhân xưởng và điều kiện lao động quốc tế, tạo điều kiện cho tồi tệ sự ra đời của lí luận cách 1836-1847 Anh Đưa kiến nghị đòi phổ thông mạng sau này. bầu cử, đòi tăng lương, giảm giời làm Câu 3 (1đ): Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cần những điều kiện: - Nguồn vốn, thị trường. - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại - Sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của nhà nước ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 3) MÔN: LỊCH SỬ-LỚP 8 I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài
  5. Câu 1: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở A. sự xuất hiện các làng thủ công được chuyên môn hóa. B. quan hệ buôn bán trong, ngoài nước phát triển. C. sự xuất hiện công trường thủ công, trung tâm công nghiệp, tài chính. D. sự xuất hiện các thành phố, đô thị buôn bán tấp nập. Câu 2: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nổi tiếng nhất ở Anh là A. luyện kim. B. dệt vải C. hóa chất. D. giao thông vận tải. Câu 3: “ Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp? A. Pháp B. Anh C. Đức D. I-ta-li-a Câu 4: Đâu không phải là hệ quả tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp? A. giải quyết việc làm Ccho người lao động. B. nhiều thành phố mọc lên. C. nhiều khu công nghiệp mọc lên. D. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. Câu 5: Quốc gia tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai trên thế giới là A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ Câu 6: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đã trở thành tầng lớp nào? A. Quý tộc mới B. Tư sản hóa quý tộc C. Tư sản công nghiệp D. Tư sản độc quyền. Câu 7: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là A. Mít tinh, biểu tình. B. Bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. Câu 8: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân phương Tây trừ A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C. Xiêm. D. Lào. Câu 9: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp A. vô sản quốc tế B. tư sản thế giới C. quý tộc Pháp D. nông dân quốc tế. Câu 10: Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân. B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản. D. Nông dân, tư sản và các tầng lớp khác. Câu 11: Đâu không phải là kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của Anh. B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Mĩ phát triển. C. Nước Mĩ ra đời với Hiến pháp 1787. D. Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến châu Âu phát triển. Câu 12: Tại sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? A. Vì nước Pháp chủ yếu đầu tư toàn bộ tư bản để cho vay lãi B. Vì đầu tư tư bản vào thuộc địa lấy lãi. C. Vì 2/3 tư bản trong nước đầu tư ra nước ngoài cho vay lãi. D. Vì chủ yếu cho các nước giàu vay lãi.
  6. Câu 13: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á là vùng đệm tranh chấp giữa Anh và Pháp? A. Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan. Câu 14: Ý nghĩa lớn nhất cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là A. Bắc Mĩ được giải phóng, mở dường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Một quốc gia tư sản ra đời – nước Mĩ. C. Hiến Pháp được ban hành. D. Ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước. Câu 15: Nguyên nhân thực dân Anh xâm lược Ấn Độ? A. Muốn tranh chấp với thực dân Pháp B. Có vị trí chiến lược quan trọng phục vụ quân sự. C. Ấn Độ giàu tài , đông dân, rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời. D. Ấn Độ là nước công nghiệp phát triển nhất châu Á. II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Trình bày được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á? (2d) Câu 2: Chứng minh được Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? (2 điểm) Câu 3: Tại sao nói: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? (1 điểm) Hết ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm): HS chọn câu trả lời đúng ( mỗi câu đúng 0,33 điểm) – 3 câu đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B B D B A D C A B D C D A C II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á :
  7. - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. (0,75đ) - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.(0,75đ) - Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp. (1đ) Câu 2: ( 2 điểm) Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Vì: Công xã đã thi hành những chính sách như: + Công xã đã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân. (0,5đ) + Công xã đã ban hành các sắc lệnh mới : tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí, quy định giá bán bánh mì, (1đ) + Tất cả những chính sách trên của Công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. Công xã Pa-ri thực sự là một Nhà nước kiểu mới.(0,5đ) Câu 3: ( 1 điểm) CM Tân Hợi là cuộc CMTS không triệt để vì: Cách mạng đã lật đổ chế dộ PK lâu đời, mở đường cho CNTB phát triển. Song còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Hết ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 4) MÔN: LỊCH SỬ-LỚP 8 I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đã trở thành tầng lớp nào? A. Quý tộc mới B. Tư sản hóa quý tộc C. Tư sản công nghiệp D. Tư sản độc quyền. Câu 2: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? A. Luyện kim. B. Giao thông vận tải. C. Dệt vải D. Hóa chất.
  8. Câu 3: Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến hệ quả tiêu cực là hình thành A. hai giai cấp tư sản và nông dân. B. hai giai cấp tư sản và vô sản. C. nhiều khu công nghiệp mọc lên. D. nhiều thành phố mọc lên . Câu 4: Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới là A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ Câu 5: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở A. sự xuất hiện các làng thủ công được chuyên môn hóa. B. quan hệ buôn bán trong, ngoài nước phát triển. C. sự xuất hiện công trường thủ công, trung tâm công nghiệp, tài chính. D. sự xuất hiện các thành phố, đô thị buôn bán tấp nập. Câu 6: Kết quả phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đầu thế kỉ XIX là thành lập A. nghiệp đoàn B. các công đoàn. C. tổ chức quốc tế. D. tổ chức chính trị của công nhân. Câu 7: Nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược? A. Việt Nam. B. Ma-lai-si-a. C. In-đô-nê-xi-a. D. Thái Lan. Câu 8: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức A. Đồng minh những người cộng sản. B. Quốc tế thứ nhất. C. Quốc thế thứ hai. D. Quốc tế cộng sản. Câu 9: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là A. quân chủ lập hiến B. cộng hòa liên bang C. cộng hòa tư sản D. quân chủ chuyên chế Câu 10: Kết quả lớn nhất của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là A. Anh kí hiệp ước Véc-xai. B. quân Anh đầu hàng. C. Chủ nghĩa tư bản phát triển. D. nước Mĩ ra đời. Câu 11: Tại sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân”? A. Vì nước Anh là “ đế quốc mặt trời không bao giờ lặn’’ B. Vì tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa C. Vì Anh xâm chiếm, bóc lột hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. D. Vì Anh có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới Câu 12: Giữa thế kỉ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân nào? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Pháp, Tây Ban Nha. C. Hà Lan, Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp. Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là A. nhân dân Ảnh Bắc Mĩ được giải phóng, mở dường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Một quốc gia tư sản ra đời – nước Mĩ. C. Hiến Pháp được ban hành. D. Ảnh hưởng đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước. Câu 14: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, lưc lượng tiến tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ?
  9. A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Địa chủ phong kiến. Câu 15: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng đầu tiên của giai cấp A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản. D. vô sản. II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Trình bày được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các nước Á, Phi? (2 điểm) Câu 2: Chứng minh được Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? (2 điểm) Câu 3: Tại sao nói: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? (1 điểm) Hết ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm): HS chọn câu trả lời đúng ( mỗi câu đúng 0,33 điểm) – 3 câu đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C B A C B D A D D C D A B C II/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh và Pháp trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược đối với phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. ( 1đ) - Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình. - Kết quả, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây.(1đ) Câu 2: ( 2 điểm) Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Vì: Công xã đã thi hành những chính sách như: + Công xã đã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân. ( 0,5đ) + Công xã đã ban hành các sắc lệnh mới : tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không đóng học phí, quy định giá bán bánh mì, (1đ) + Tất cả những chính sách trên của Công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. Công xã Pa-ri thực sự là một Nhà nước kiểu mới.(0,5đ) Câu 3: ( 1 điểm) Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì: CMTS Anh thành công mở đường cho CNTB phát triển, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và Quý tộc mới. Song đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn "ngôi vua". Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và Quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì. Hết