Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 10 các tỉnh

docx 46 trang thaodu 7951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 10 các tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_10_cac_tinh.docx

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 10 các tỉnh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012 –2013 (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: 1. Hãy cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình. 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Câu II: 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? 2. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? Câu III: 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. 2. Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo? Câu IV: 1. Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 2. Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải.
  2. Câu V: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995- 2010 (Đơn vị : Nghìn ha) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010. 2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1. Giải thích về sự hình thành đai áp cao cận chí tuyến? 2. Trình bày ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất? Câu II (1,0 điểm) Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội? Câu III (2,0 điểm)
  3. 1. Tại sao ngành công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công nghiệp chủ đạo ở nhiều nước đang phát triển? 2. Nêu đặc điểm ngành chăn nuôi? Vì sao ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng phát triển? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước năm 2004 (Đơn vị: tỉ USD) 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập cao năm 2004? 2. So sánh sự khác biệt về qui mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa hai nhóm nước trên? Câu V (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: 1. Giải thích tại sao lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên rất nhanh? 2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế nước ta? SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011- TẠO 2012 TỈNH VĨNH PHÚC ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao
  4. đề Câu 1. (2,0 điểm) a. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Vì sao? b. Phân tích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. Tại sao ở bán cầu Bắc nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực chí tuyến chứ không phải ở khu vực xích đạo? Câu 2. (2,0 điểm) a. So sánh độ dài ngày và đêm ở một số vĩ độ theo bảng dưới đây: b. Kể tên các đới khí hậu theo trình tự từ xích đạo về cực? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Câu 3. (3,0 điểm) a. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố dân cư nước ta. b. Trình bày ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa. Câu 4. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng lương thực của thế giới năm 1980 và 2003
  5. (Đơn vị: triệu tấn) a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới năm 1980 và 2003. b. Qua biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét. HỘI CÁC TRƯỜNG THPT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ CHUYÊN RỘNG KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 10 (Đề thi chính thức) Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (5 điểm) a. Ý nghĩa của góc nhập xạ? Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm: Hà Nội (21002’B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10 047’B) biết rằng khi đó Mặt trời đang lên thiên đỉnh tại Đà Nẵng (16002’B). b. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất? Câu 2 (5 điểm) a. Các dòng biển trên thế giới chảy theo quy luật nào? Phân tích ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ.
  6. b. Tại sao trên thế giới có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao? Chứng minh rằng nước ta cũng có sự phân bố đất theo độ cao. Câu 3 (2 điểm) Chỉ rõ những điểm khác nhau về cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi và quá trình đô thị hoá giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Vì sao hiện nay ở nhiều nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá? Câu 4 (4 điểm) a. Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp thì không? b. Cho BSL sau: Sản lượng điện, than, dầu trên thế giới giai đoạn 1950 - 2003 - Vẽ biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than và dầu của thế giới từ 1950 – 2003. - Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của em hãy giải thích về sự tăng trưởng của sản lượng điện thế giới giai đoạn trên. Câu 5 (4 điểm) a. Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động? b. Vì sao các thành phố lớn nhất thế giới như Niu- Ooc, Luân Đôn, Tôkyô cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn nhất hiện nay? c. Tại sao nói, để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
  7. ĐỀ THI MÔN ĐỊA KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 2 trang, gồm 7 câu) Câu I: (4,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều
  8. đất Pôtzôn? Câu II: (4,0 điểm) 1. a. Cho hình vẽ bên: Hình vẽ là biểu hiện của quy luật địa lí nào? Nguyên nhân sinh ra quy luật? b. Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển? 2. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? Câu III: (4,0 điểm) 1. Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao cùng
  9. xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? 2. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Câu IV: (4,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Tại sao nói công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển? Trang 1 1 2. Chứng minh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Nêu những thuận lợi của loại cơ cấu dân số này? Câu V: (5,0 điểm)
  10. 1. Phân biệt khái niệm ngun lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? 2. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2008 Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển (Nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển (Triệu tấn.km) Đường sắt 8 481,1 4 170,9 Đường ô tô 455 898,4
  11. 27 968,0 Đường sông 133 027,9 24 867,8 Đường biển 55 696,5 115 556,8 Đường hàng không 131,4 295,6 Tổng số 653 235,3 172 859,1 a. Tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của các loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008.
  12. b. Vẽ biểu đ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. c. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. Hết Người ra đề Đặng Thị Hiền – ĐT: 0912.535.491 Trang 2
  13. 2 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm I 1 Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu?
  14. 2,0 điểm * Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: hình elíp gần tròn, do vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong năm. + Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là cận nhật: 147 triệu km (thường vào 3/1) + Điểm xa Mặt Trời nhất gọi là viễn nhật là 152 triệu km, thường vào 5/7 + Chiều dài quỹ đạo: 940.000.000km. - Hướng chuyển động: từ Tây ->Đông - Vận tốc trung bình là 29,8 km/s và thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo, min (tại viễn nhật): 29,3 km/s, Max (tại cận nhật
  15. là 30,3km/s) - Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là: 365 ngày 5 h 48’46’’ và được gọi là năm thiên văn. - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66 0 33’ và không đổi phương=>chuyển động tịnh tiến. * Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? - Hiện tượng: thời kì nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kì nóng ở Nam bán cầu và ngược lại. - Giải thích: + Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì nóng ở BBC, do Trái Đất ở xa Mặt
  16. Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quĩ đạo giảm nên Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết quãng đường này. + Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau là thời kì nóng của NBC, vì Trái Đất ở gần MT, chịu lực hút của MT lớn nên vận tốc chuyển động trên quĩ đạo lớn, do đó đêm Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại 1,0
  17. 2 Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn? 2,0 điểm Trang 3 3 a. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật: - Đất tác động đến sinh vật:
  18. + Các đặc tính lý, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật + VD: . Đất ngập mặn: các loài cây ưa mặn phát triển: đước, sú, vẹt . Đất badan: cà phê, cao su, h tiêu, điều + Đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật sống trong đất. VD - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá + VSV phân huỷ xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn + ĐV sống trong đất: giun, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lý, hoá học của đất b. Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtzôn vì: - Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh do thừa ẩm
  19. - Do tác động của thực vật lá kim - Đất kém phì nhiêu, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 0,5 0,75
  20. 0,75 II 1 2,0 điểm a. Nhận xét và nêu nguyên nhân của hình vẽ: * Hình vẽ biểu hiện cho quy luật phi địa đới (gm cả địa ô và đai cao) (Nếu không ghi được: “gồm cả địa ô và đai cao” thì chỉ cho ½ số điểm)
  21. * Nguyên nhân: - Nguyên nhân chung: do nội lực – đã dẫn đến sự phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. - Nguyên nhân cụ thể: + Địa ô: ▪ Do sự phân bố đất liền và biển làm cho khí hậu phân hóa từ đông sang tây. ▪ Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy dọc theo chiều kinh tuyến + Đai cao: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố nhiệt và ẩm: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm, lượng mưa giảm. 0,5 0,5
  22. Trang 4
  23. 4 b. Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển? - Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gm các lớp vỏ thành phần khí quyển, thach quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển. các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác. Do đó lớp địa lí cũng phải vận động và phát triển. 0,5 0,5
  24. 2 Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? 2,0 điểm a. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. * KĐ: Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc nhau * Mối quan hệ - Chế độ mưa -> chế độ nước sông + Ở đới nóng, địa hình thấp của vùng ôn đới; ngun cung cấp nước
  25. chính cho sông là nước mưa nên chế độ nước sông của nơi nào phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của nơi đó. + Tổng lượng mưa có sự phân hóa theo không gian nên tổng lượng nước phân hóa theo không gian ▪ Xích đạo, ôn đới có lượng mưa trung bình năm lớn nên sông có tổng lượng nước lớn VD: Sông Amadon ▪ Chí tuyến lượng mưa trung bình năm khá ít nên sông có tổng lượng nước nhỏ: Sông ở các hoang mạc. + Chế độ mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước phân hóa theo mùa: ▪ Xích đạo: mưa quanh năm, chế độ nước không phân mùa. VD: Sông Amadon ▪ Cận xích đạo đến vùng ôn đới ấm: chế độ mưa phân mùa nên chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sông ngòi + Chế độ mưa thất thường => chế độ nước thất thường
  26. - Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc cung cấp hơi nước cho quá trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân gây mưa cho các địa điểm nằm sâu trong lục địa không có gió biển thổi đến 0,75
  27. Trang 5 Xem thêm (5 trang) Mô tả: HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 2 trang, gồm 7 câu) Câu I: (4,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn? Câu II: (4,0 điểm) 1. a. Cho hình vẽ bên: Hình vẽ là biểu hiện của quy luật địa lí nào? Nguyên nhân sinh ra quy luật? b. Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển? 2. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? Câu III: (4,0 điểm) 1. Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? 2. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Câu IV: (4,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Tại sao nói công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển? 0 2. Chứng minh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Nêu những thuận lợi của loại cơ cấu dân số này? Câu V: (5,0 điểm) 1. Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? 2. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2008 Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Phương tiện vận tải (Nghìn tấn) (Triệu tấn.km) Đường sắt 8 481,1 4 170,9 Đường ô tô 455 898,4 27 968,0 Đường sông 133 027,9 24 867,8 Đường biển 55 696,5 115 556,8 Đường hàng không 131,4 295,6 Tổng số 653 235,3 172 859,1 a. Tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của các loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. c. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. Hết Người ra đề Đặng Thị Hiền – ĐT: 0912.535.491 1 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung chính cần đạt I 1 Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? * Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: hình elíp gần tròn, do vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong năm. + Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là cận nhật: 147 triệu km (thường vào 3/1) + Điểm xa Mặt Trời nhất gọi là viễn nhật là 152 triệu km, thường vào 5/7 + Chiều dài quỹ đạo: 940.000.000km. - Hướng chuyển động:
  28. từ Tây ->Đông - Vận tốc trung bình là 29,8 km/s và thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo, min (tại viễn nhật): 29,3 km/s, Max (tại cận nhật là 30,3km/s) - Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là: 365 ngày 5h 48’46’’ và được gọi là năm thiên văn. - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66033’ và không đổi phương=> làm cho khí hậu phân hóa từ đông sang tây. ▪ Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy dọc theo chiều kinh tuyến + Đai cao: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố nhiệt và ẩm: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm, lượng mưa giảm. 3 b. Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển? - Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ thành phần khí quyển, thach quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển. các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác. Do đó lớp địa lí cũng phải vận động và phát triển. 2 Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? a. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. * KĐ: Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc nhau * Mối quan hệ - Chế độ mưa - chuyển động tịnh tiến. * Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? - Hiện tượng: thời kì nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kì nóng ở Nam bán cầu và ngược lại. - Giải thích: + Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì nóng ở BBC, do Trái Đất ở xa Mặt Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quĩ đạo giảm nên Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết quãng đường này. + Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau là thời kì nóng của NBC, vì Trái Đất ở gần MT, chịu lực hút của MT lớn nên vận tốc chuyển động trên quĩ đạo lớn, do đó đêm Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại 2 Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn? Điểm 2,0 điểm 1,0 1,0 2,0 điểm 2 a. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật: - Đất tác động đến sinh vật: 0,5 + Các đặc tính lý, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật + VD: . Đất ngập mặn: các loài cây ưa mặn phát triển: đước, sú, vẹt . Đất badan: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều + Đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật sống trong đất. VD - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc 0,75 hình thành đất + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá + VSV phân huỷ xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn II + ĐV sống trong đất: giun, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lý, hoá học của đất b. Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtzôn vì: 0,75 - Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh do thừa ẩm - Do tác động của thực vật lá kim - Đất kém phì nhiêu, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 1 2,0 điểm a. Nhận xét và nêu nguyên nhân của hình vẽ: * Hình vẽ biểu hiện cho quy luật phi địa đới (gồm cả địa ô và đai cao) 0,5 (Nếu không ghi được: “gồm cả địa ô và đai cao” thì chỉ cho ½ số điểm) 0,5 * Nguyên nhân: - Nguyên nhân chung: do nội lực – đã dẫn đến sự phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. - Nguyên nhân cụ thể: + Địa ô: ▪ Do sự phân bố đất liền và biển > chế độ nước sông + Ở đới nóng, địa hình thấp của vùng ôn đới; nguồn cung cấp nước chính cho sông là nước mưa nên chế độ nước sông của nơi nào phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của nơi đó. + Tổng lượng mưa có sự phân hóa theo không gian nên tổng lượng nước phân hóa theo không gian ▪ Xích đạo, ôn đới có lượng mưa trung
  29. bình năm lớn nên sông có tổng lượng nước lớn VD: Sông Amadon ▪ Chí tuyến lượng mưa trung bình năm khá ít nên sông có tổng lượng nước nhỏ: Sông ở các hoang mạc. + Chế độ mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước phân hóa theo mùa: ▪ Xích đạo: mưa quanh năm, chế độ nước không phân mùa. VD: Sông Amadon ▪ Cận xích đạo đến vùng ôn đới ấm: chế độ mưa phân mùa nên chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sông ngòi + Chế độ mưa thất thường => chế độ nước thất thường - Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc cung cấp hơi nước cho quá trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân gây mưa cho các địa điểm nằm sâu trong lục địa không có gió biển thổi đến 0,5 0,5 2,0 điểm 0,75 0,25 4 III b. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? - Nguyên nhân chính tạo thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng. - Khi Trái Đất hoàn thành 1 vòng tự quay thì địa điểm có hiện tượng thủy triều lần thứ nhất chưa thấy lại lần thứ 2 (chế độ nhật triều) vì sau một ngày đêm 24h thì Mặt Trăng không còn ở vị trí cũ. - Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27,32 ngày/3600, như vậy một ngày Mặt Trăng di chuyển được 13,180. Để địa điểm ban đầu trực diện với Mặt Trăng và thấy thủy triều lên lần 2 thì Trái Đất phải quay thêm một góc 13,180. - Bình quân một giờ Trái Đất tự quay được một góc = 3600 : 24 = 150. Vậy để quay thêm 13,180 thì cần thêm khoảng thời gian là: (60’ : 150 ) x 13,180 = 52 phút. 1 Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới . Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? * Sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió tây ôn đới. Nguyên nhân, phạm vi: + Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới. + Gió Mậu dịch: thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo. Hướng gió: + Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc). + Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam. Tính chất: + Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm. + Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa. * Giải thích: Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 điểm 1,0 0,5 5 Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên hơi nước càng tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô. 2 Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. - Biên độ nhiệt năm: + Biên độ nhiệt năm là sự chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ lớn nhất với tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm. + Biên độ nhiệt năm của Trái Đất có xu hướng tăng dần từ Xích đạo về hai cực. + Giải thích: là do mặt trời chuyển động biểu kiến trong vùng nội chí tuyến (23°27’B - 23°27’N) vì vậy ở vùng có vĩ độ thấp, lượng nhiệt nhận được giữa các tháng trong năm tương đối đều trong khi ở vùng có vĩ độ cao lượng nhiệt nhận được giữa các tháng mùa đông và mùa hè có sự chênh lệch lớn. - Biên độ nhiệt ngày: + Biên độ nhiệt ngày là sự chênh lệch giữa thời điểm có nhiệt độ cao nhất và thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày. + Biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ xích đạo về hai cực. + Giải thích: ▪ Ở vùng có vĩ độ thấp: lượng nhiệt nhận được vào ban ngày lớn trong 0,5 2,0 điểm 1,0 1,0 khi vào ban đêm lại bị mất nhiệt và lạnh đi nhanh vì vậy biên độ nhiệt ngày sẽ lớn. IV ▪ Ở vùng có vĩ độ cao về hai cực: do góc nhập xạ giảm dần vì vậy lượng nhiệt nhận được vào ban ngày luôn thấp hơn ở vùng có vĩ độ thấp vì vậy
  30. nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm sẽ không lớn đặc biệt tại hai cực biên độ nhiệt ngày rất nhỏ. 1 Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Tại sao nói công nghiệp hóa 1,5 tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển? điểm * Đặc điểm quá trình đô thị hóa: 0,75 - Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh. - Dân cư tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn. - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. * Công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa 0,75 phát triển vì 6 - CNH phát triển có nghĩa là lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng lên – sản xuất phi nông nghiệp ở thành phố -> tỉ lệ dân thành thị tăng. - CNH tức là sản xuất phát triển ->trang bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho đô thị: VD. - CNH phát triển ->xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ->phát triển về vùng nông thôn-nơi đất đai còn rộng -> thu hút công nhân ->lan tỏa lối sống đô thị. 2 Chứng minh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số 1,5 vàng”. Nêu những thuận lợi của loại cơ cấu dân số này? điểm - Cơ cấu dân số vàng: 0,75 + Cơ cấu dân số vàng là thời kì mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50%. + 2012: số người dưới 15 tuổi chiếm 23,9%, số người từ 15-64 tuổi chiếm 69%, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,1%. 0,75 - Thuận lợi: + Kinh tế: số trẻ em, người già ít nên ít phải đầu tư nhiều cho giáo dục, y tế, phúc lợi người già, tăng khả năng tích lũy , nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng thu hút vốn đầu tư + Xã hội: tỉ lệ phụ thuộc ít nên dễ dàng cải thiện chất lượng cuộc 0,5 sống, giáo dục, y tế không bị sức ép của dân số nên phát triển, chất lượng cao V 1 Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? * Phân biệt khái niệm - Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. - Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là các yếu tố của toàn bộ thành phần trong môi trường tự nhiên, nhân văn, xã hội có ảnh hưởng không phải là trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người trên một lãnh thổ. * Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về quan hệ tỉ lệ giữa các 2,0 điểm 0,5 0,5 0,5 7 ngành, các vùng, các thành phần hay nói một cách khái quát là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển, là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội 0,5 bộ cơ cấu. - Cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) chịu tác động của hàng loạt nhân tố như vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông); nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản), nguồn lực kinh tế- xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển). Các nhân tố này không phải bất biến mà luôn thay đổi. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu. 2 3,0 điểm a. Tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của các loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008 0,5 - Công thức. - Kết quả: Cự li vận chuyển TB Phương tiện vận tải (km) Đường sắt 491,8 Đường ô tô 61,3 Đường sông 186,9 Đường biển 2074,8 Đường hàng không 2249,6 b. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu Cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2008 (Đơn vị: %) Khối lượng vận Khối lượng luân Phương tiện vận tải chuyển chuyển Đường sắt 1,30 2,41 Đường ô tô 69,79 16,18 Đường sông 20,36 14,39 Đường biển 8,53 66,85 0,5 8 Đường hàng không Tổng số 0,02 100 0,17 100 0,5 * Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn - Yêu cầu: đẹp,
  31. chính xác, đầy đủ tên, chú giải c. Nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu 1,5 khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008 - Cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải không đồng đều: + Đường ô tô chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển (Dẫn chứng) do đây là loại hình vận tải tiện lợi, cơ động, có hiệu quả cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình + Đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển (Dẫn chứng) mặc dù khối lượng vận chuyển không lớn do đây là loại hình vận tải quốc tế với cự li dài. + Đường sắt và đường sông có khối lượng vận chuyển và luân chuyển nhỏ do cự li vận chuyển ngắn, nước ta chưa thật chú trọng khai thác + Đường hàng không có khối lượng vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất (Dẫn chứng) do loại hình này có trọng tải thấp, cước phí cao. Tổng điểm toàn bài 20,0 Họ và tên: Đặng Thị Hiền – ĐT: 0912.535.491 9 SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐB & DHBB TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015 BẮC NINH Môn thi: ĐỊA LÍ, lớp 10 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài:180 phút Câu I (4,0 điểm) 1/ Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? 2/ Phân tích mối quan hệ giữa thổ nhưỡng (đất) và sinh vật. Câu II (4,0 điểm) 1/ Lớp vỏ địa lí là gì? Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chủ yếu nào trên Trái Đất ? Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí? 2/ Trình bày quy luật phân bố dòng biển trên Trái Đất. Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, thời tiết? Câu III (4,0 điểm) 1/ Tại sao có sự phân bố nhiệt độ khác nhau trên Trái Đất? 2/ So sánh sự khác biệt giữa gió mùa và gió Mậu dịch. Câu IV (3,0 điểm) 1/ Phân tích nhân tố tác động đến tỉ suất sinh. Tại sao ở các nước đang phát triển tỉ suất sinh còn cao và đang có xu hướng giảm? 2/ Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1979 – 2011 (Đơn vị: triệu người) Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Dân số nông thôn 42,37 51,49 58,52 60,44 59,95 Dân số thành thị 10,09 12,92 18,08 25,58 27,88 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. Câu V (5,0 điểm) 1/ Tại sao cơ cấu nền kinh tế lại là một trong những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia? Hãy nêu những thay đổi của cơ cấu nền kinh tế trên thế giới hiện nay và giải thích? 2/ Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA TRẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1950 - 2010 Năm 1950 1970 1980 1990 2010 Than (triệu tấn) 1 820 2 936 3 770 3 387 6 270 Dầu thô (triệu tấn) 5 23 2 336 3 066 3 331 5 488 Điện (tỉ KWh) 9 67 4 962 8 247 11 832 22 369 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế giới trong giai đoạn 1950 - 2010. 2/ Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh .SBD . SỞ GD- ĐT BẮC NINH HƯỠNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT TRƯỜNG THPT CHUYÊN THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐB & DHBB, NĂM 2015 BẮC NINH Môn thi: ĐỊA LÍ, lớp 10 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài:180 phút Câu I Ý 1 2 Nội dung Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? - Trái đất hình cầu, trong quá trình chuyển động trục TĐ luôn nghiêng 1 góc 66 độ 33 phút và không đổi phương nên có thời kì BBC ngả về phía MT, có thời kì NBC ngả về phía MT. - Do vậy, trong quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi tạo nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. - Tại xích đạo trục TĐ luôn giao nhau với trục phân chia sáng tối ở tâm, chia TĐ ra làm hai phần bằng nhau, nên
  32. tại xích đạo luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. - Càng xa xích đạo lên các vĩ độ cao, trục phân chia sáng tối càng lệch so với trục TĐ làm cho độ chênh lệch giữa diện tích phần được chiếu sáng và diện tích khuất trong bóng tối càng lớn. Phân tích mối quan hệ giữa thổ nhưỡng (đất) và sinh vật. * Tác động của sinh vật đến đất: - Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất - Sinh vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất. - Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. - Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối, cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất và phân huỷ một số xác vật chất hữu cơ trong đất. * Tác động của đất đến sinh vật: - Các đặc tính lí, hoá và độ ẩm của đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật. - Nêu ví dụ: + Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. + Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm, trang Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. II 1 Lớp vỏ địa lí là gì? Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chủ yếu nào trên Trái Đất ? Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí? * Lớp vỏ địa lí - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa đến hết lớp vỏ phong hóa) * Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo các quy luật sau - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới * Quy luật địa đới là phổ biến và quan trọng nhất .vì: - Khái niệm quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo chiều vĩ độ - Là quy luật phổ biến vì: Điểm 4,00 2,00 0,50 0,50 0,50 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 4,00 2,00 0,50 0,25 0,25 2 + Các bộ phận (thành phần) của lớp vỏ địa lí đều có biểu hiện của quy luật địa đới . Biểu hiện của quy luật này thể hiện rõ qua sự phân bố của nhiệt độ, mưa, sinh vật, đất, trên Trái Đất. + Nguyên nhân sinh ra quy luật này là do Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời thay đổi từ xích đạo đến 2 cực. - Là quy luật quan trọng nhất vì: nhờ quy luật này có thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất; là cơ sở để phát hiện ra các quy luật khác. Trình bày quy luật phân bố dòng biển trên Trái Đất. Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, thời tiết? * Quy luật phân bố các dòng biển: - Các dòng biển phát sinh ở 2 bên xích đạo chảy về hướng tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực. - Dòng biển lạnh: xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo. - Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều. - Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo. - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương. - Ở vùng gió mùa, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa * Ảnh hưởng của dòng biển đến thời tiết và khí hậu - Nơi có dòng biển nóng đi qua, nhiệt độ nơi đó cao hơn các địa điểm khác cùng vì độ, không khí ẩm, nhiều hơi nước, gây mưa. - Nơi có dòng biển lạnh đi qua thường có nhiệt độ thấp hơn các địa điểm khác ở cùng vĩ độ, hơi nước không bốc lên được, khô, ít mưa. III 1 2 Tại sao có sự phân bố nhiệt độ khác nhau trên trái đất * Sự phân bố nhiệt độ trên trái đất khác nhau do có nhiều nhân tố tác động: vĩ độ địa lí, lục địa - đại dương, địa hinh * Mỗi nhân tố trên tác động khác nhau ở mỗi nơi trên bề mặt trái đất. - Vĩ độ
  33. địa lí: càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của mặt trời càng nhỏ, chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn, nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt năm càng lớn - Lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa, đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn - Địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm. sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc xạ lớn nên nhận được lượng nhiệt cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ nhỏ hơn nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn. * Mỗi quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau ở mỗi nơi trên trái đất (diễn giải) So sánh sự khác biệt giữa gió mùa và gió Mậu dịch. * Khái niệm: - Gió mùa là gió thịnh hành thổi theo mùa ở một địa phương nhất định trong năm, có hai mùa gió hướng gần như ngược nhau - Gió Mậu Dịch: là loại gió thổi ổn định, hoạt động quanh năm từ vùng áp cao chí tuyến ở 2 bán cầu thổi về xích đạo * Sự khác biệt: - Phạm vi hoạt động: Gió mùa hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhưng theo từng khu vực khác nhau. Trong khi đó gió Mậu Dịch chỉ hoạt động ở vùng nội chí tuyến - Thời gian hoạt động: Gió mùa hoạt động theo mùa, còn gió Mậu Dịch hoạt động quanh năm. - Nguồn gốc: Gió mùa có nguồn gốc do nhiệt lực (sự chênh lệch về T0 giữa lục địa và đại dương theo mùa dẫn đến sự chênh lệch về khí áp theo mùa sinh ra gió mùa). Gió Mậu dịch: do nguồn gốc nhiệt lực và động lực. 0,25 0,25 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 4,00 2,00 0,25 0,50 0,50 0,50 0,25 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 - Tính chất hoạt động: Gió mùa có t/chất thay đổi theo mùa; biến động mạnh, rất thất thường. Gió Mậu Dịch có t/chất ổn định (nóng, khô), ít biến động IV 1 2 Phân tích nhân tố tác động đến tỉ suất sinh. Tại sao ở các nước đang phát triển tỉ suất sinh còn cao và đang có xu hướng giảm? * Tỉ suất sinh là tỉ lệ phần nghìn giữa số trẻ em sinh ra trong một năm so với dân số trung bình của năm đó. * Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh: + Tự nhiên, sinh học: kết cấu tuổi, giới tính của dân số + Tính chất nền kinh tế và nhu cầu lao động, trình độ phát triển KT - XH của nước đó. + Phong tục tập quán, tâm lí xã hội + Chính sách phát triển dân số của từng nước. * do các nước này mới đang tiến hành CNH-HĐH, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu, bộc lộ nhiều yếu kém, chịu sự ảnh hưởng gián tiếp của các cuộc cách mạng KHKH thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, quá trình tự nghiên cứu, phát minh và ứng dụng còn rất hạn chế. a/ Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế 0,50 3,00 1,50 0,25 0,75 0,50 1,50 0,50 0,50 0,25 0,25 5,00 2,00 0,25 0,75 1,00 2,00 giới trong giai đoạn 1950 - 2010. * Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của thế giới ( Đơn vị: %) Năm 0,50 1950 1970 1980 1990 2010 Than (triệu tấn) 1 820 2 936 3 770 3 387 6 270 Dầu thô (triệu tấn) 5 23 2 336 3 066 3 331 5 488 Điện (tỉ KWh) 9 67 4 962 8 247 11 832 22 369 * Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường + Chính xác về khoảng cách năm + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ b/ Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó * Nhận xét - Cả 3 sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều tăng với tốc độ nhanh (DC) - Tốc độ tăng của các sản phẩm không đều: điện tăng nhanh nhất, tiếp đến là than và dầu thô (DC) * Giải thích - Do nhu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu phục vụ đời sống tăng - Do sự phát triển của KH - KT và công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác, Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm 1,50 1,00 0,25 0,25 0,50 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu I (4.0 điểm) 1. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác
  34. nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Câu II (4.0 điểm) 1. Frông là gì? Nêu sự phân bố các Frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái đất. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frông? 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20º đến 40 º vĩ Bắc và Nam? Câu III (3.0 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước giai đoạn 1950-2009 (đơn vị:%) Năm Toàn Thế giới Nước phát triển Nước đang phát triển 1950 29.2 54.9 17.8 1970 37.7 66.7 25.4 1990 43.0 73.7 34.7 2009 50.0 75.6 44.0 Qua bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích về tỉ lệ dân số thành thị của Thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 Câu IV (4.0 điểm) 1. Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí đều chịu sự chi phối của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. 2. Hãy chứng minh nước trên Trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của tuần hoàn nước. Câu V (5.0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008 (đơn vị: triệu tấn) Năm Tổng số Lúa mỳ 1990 2008 1950.0 592.4 3227.6 689.9 Lúa gạo Ngô Các cây lương thực khác 511.0 480.7 365.9 685.0 822.7 1030.0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008. 2. Nhận xét về quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới qua các năm 1990 và 2008. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng 2,00 và lạnh ở mỗi bán cầu 0,5 - Thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kỳ nóng ở Nam bán cầu, ngược lại thời kỳ lạnh ở Bắc bán cầu ngắn hơn ở Nam bán cầu 0,75 Giải thích: - Từ 21/3 đến 23/9 là thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời. Do vậy, sức hút ở Mặt Trời yến hơn = do tác động của các cuộc cách mạng khoa học lĩ thuật và công nghệ hiện đại - Xu thế này diễn ra không đồng đều giữa các nhóm nước + Nước phát triển: giảm tỉ trọng KV sản xuất vật chất, tăng tỉ trọng KV không sản xuất vật chất do các nước này có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, là nơi trực tiếp nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của các cuộc cách mạng KHKT vào sản xuất. + Nước đang phát triển: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II Sở dĩ tỉ suất sinh của nhóm nước đang phát triển còn cao và đang có xu hướng giảm là do: - Tỉ suất sinh còn cao do: có kết cấu DS trẻ, còn nặng nề về tâm lí XH - Hiện nay giảm do nhận thức xã hội và chính sách dân số Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. * Nhận xét: Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở nước ta có sự thay đổi từ 1979 - 2011: + Tỉ lệ dân cư thành thị thấp và đang tăng lên (dẫn chứng). + Tỉ lệ dân cư nông thôn cao và đang giảm (dẫn chứng). * Giải thích: - Do tác động của quá trình đô thị hóa nên tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. - Do điểm xuất phát thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm nên tỉ lệ dân nông thôn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, V 1 2 Tại sao cơ cấu nền kinh tế lại là một trong những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia? Hãy nêu những thay đổi của cơ cấu nền kinh tế trên thế giới hiện nay và giải thích? * Khái niệm: cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, các bộ phận kinh tế có quan hệ tương đối hữu cơ hợp thành. * Được coi là chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế một quốc gia vì: - Cơ cấu ngành là một bộ phận quan trọng của cơ cấu nền kinh tế, biểu hiện tỉ trọng đóng góp của các ngành kinh tế vào tổng GDP của một quốc gia. - Thông qua tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu ngành kinh tế, nó phản ánh được mức độ chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển của quốc gia đó (dc) -
  35. Cơ cấu ngành là điều kiện, cơ sở cho sự chuyển dịch của các cơ cấu khác: cơ cấu thành phần, có cấu lãnh thổ nền kinh tế. * Xu thế thay đổi: - Nhìn chung là thay đổi theo chiều hướng tích cực: giảm NLNN, tăng CNXD và DV > vận tốc Trái Đất giảm => Thời gian Trái Đất 0,75 chuyển động 186 ngày đế đi hết chặng đường này. - Từ 23/9 đến 21/3 là thời kỳ nóng ở Nam Bán Cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn. Do vậy sức hút của Mặt Trời mạnh hơn => vận tốc của Trái Đất tăng => thời gian Trái Đất chuyển động chỉ cần 179 ngày để thực hiện quãng đường còn lại. 2 Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật a. Thế giới có nhiều loại đất khác nhau: 0,5 - Bất kỳ loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá , khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, và con người. 0,5 - Các nhân tố có sự tác động và mối quan hệ giữa chúng khác nhau ở trong việc hình thành mỗi loại đất. b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật 0,5 - Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vậy (lấy ví dụ) 0,5 - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu rõ vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật) II 1 Frong là gì? Nêu sự phân bổ các Frong theo trình tự từ Cực Bắc tới Cực Nam. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frong? 0,5 - Frong là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió. 0,5 - Trình tự F từ Cực Bắc tới Cực Nam 2 III + Frong địa cực (FA) + Frong ôn đới (FP) + Frong ôn đới (FP) + Frong địa cực (FA) - Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kèm theo chuyển động của các khối khí và Frong. - Về mùa Hạ, các Frong chuyển động về phía cực. Về mùa Đông, các Frong chuyển động về phía xích đạo. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20- 40o vĩ Bắc, Nam. a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa - Các khu khí áp thường hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao => mưa nhiều. Các khu áp cao, không khí ẩm không bốc hơi lên được và có gió thổi đi => gây mưa nhiều. Khu vực có hoạt động của gió mùa thường mưa lớn. - Dòng biển: Dòng biển nóng chảy qua = mưa ít. - Frong: Sự tranh chấp giữa không khí nóng và không khí lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí sinh ra mưa (giải thích) - Gió: Gió thổi từ đại dượng có nguồn ẩm lớn> mưa nhiều. Dòng biển lạnh chảy qua => mưa ít (giải thích) - Địa hình: + Độ cao: cùng sườn đón gió càng lên cao mưa nhiều, đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí giảm => mưa ít. + Cùng dãy núi: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo. b. Các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20-40o vĩ Bắc, Nam: - Khu vực này rất khô hạn do có sự thống trị của vành đai áp cao, dòng từ trên cao khí quyền xuống. - Ven bờ Tây các lục địa có hoạt động của dòng biển lạnh. Nhận xét và giải thích tỉ lệ dân số thành thị của Thế Giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 a. Nhận xét: - Tỉ lệ dân thành thị của Thế Giới và cả nhóm nước đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm (dẫn chứng) - Tỉ lệ dân số thành thị khác nhau giữa hai nhóm nước – nhóm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (dẫn chứng) - Nhìn chung các nước đang phát triển có nước tăng dân số thành thị nhanh hơn mức tăng của các nước đang phát triển IV 1 b. Giải thích: - Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh và đang có sự chuyển dịch sang nền kinh tế công nghiệp, tri thức. - Các nước kinh tế phát triển có quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa diễn ra từ rất sớm, kinh tế phát triển ở trình độ cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn
  36. ra mạnh, nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế. - Hiện nay các nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị tự phát diễn ra ở nhiều nước nên tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh hơn. Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ Địa lí đều chịu sự chi phối của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. a. Giải thích: - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. - Giữa các thành phần tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực, ngoại lực nên không tồn tại và phát triển một cách cô lập. - Các thành phần tự nhiên luôn tác động, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất, năng lượng với nhau nên gắn bó mật thiết để tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. b. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. - Trước khi khai thác lãnh thổ cần thiết phải nghiên cứu kĩ và đánh giá toàn diện các điều kiện địa lí của lãnh thổ đó. - Bất cứ tác động nào của con người vào tự nhiên chính là sự can thiệp của các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên, làm cho tự nhiên thay đổi và con người có thể dự đoán sự thay đổi này. - Những tác động tiêu cực (phá rừn, xây đập, thải khí, rác thải, ) sẽ gây ra hậu quả. Những tác động tích cực (trồng rừng ) đảm bảo cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0 2. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? Câu III: (4,0 điểm) 1. Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? 2. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. Câu IV: (4,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Tại sao nói công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển? 0 2. Chứng minh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Nêu những thuận lợi của loại cơ cấu dân số này? Câu V: (5,0 điểm) 1. Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? 2. Cho bảng số liệu sau: Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2008 Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Phương tiện vận tải (Nghìn tấn) (Triệu tấn.km) Đường sắt 8 481,1 4 170,9 Đường ô tô 455 898,4 27 968,0 Đường sông 133 027,9 24 867,8 Đường biển 55 696,5 115 556,8 Đường hàng không 131,4 295,6 Tổng số 653 235,3 172 859,1 a. Tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của các loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. c. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008. Hết Người ra đề Đặng Thị Hiền – ĐT: 0912.535.491 1 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung chính cần đạt I 1 Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? * Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: hình elíp gần tròn, do vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong năm. + Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là cận nhật: 147 triệu km (thường vào 3/1) + Điểm xa Mặt Trời nhất gọi là viễn nhật là 152 triệu km, thường vào 5/7 + Chiều dài quỹ đạo: 940.000.000km. - Hướng chuyển động: từ Tây - >Đông - Vận tốc trung bình là 29,8 km/s và thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo, min (tại viễn nhật): 29,3 km/s, Max (tại cận nhật là 30,3km/s) - Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là: 365 ngày 5h 48’46’’ và được gọi là năm thiên văn. - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66033’ và không đổi phương=> làm cho khí hậu phân hóa từ đông sang tây. ▪ Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy dọc theo chiều kinh tuyến + Đai cao: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố nhiệt và ẩm: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm, lượng mưa giảm. 3 b. Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển? - Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ
  37. thành phần khí quyển, thach quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển. các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác. Do đó lớp địa lí cũng phải vận động và phát triển. 2 Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? a. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông. * KĐ: Mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc nhau * Mối quan hệ - Chế độ mưa - chuyển động tịnh tiến. * Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? - Hiện tượng: thời kì nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kì nóng ở Nam bán cầu và ngược lại. - Giải thích: + Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì nóng ở BBC, do Trái Đất ở xa Mặt Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quĩ đạo giảm nên Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết quãng đường này. + Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau là thời kì nóng của NBC, vì Trái Đất ở gần MT, chịu lực hút của MT lớn nên vận tốc chuyển động trên quĩ đạo lớn, do đó đêm Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại 2 Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn? Điểm 2,0 điểm 1,0 1,0 2,0 điểm 2 a. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật: - Đất tác động đến sinh vật: 0,5 + Các đặc tính lý, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật + VD: . Đất ngập mặn: các loài cây ưa mặn phát triển: đước, sú, vẹt . Đất badan: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều + Đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật sống trong đất. VD - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc 0,75 hình thành đất + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá + VSV phân huỷ xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn II + ĐV sống trong đất: giun, kiến, mối cũng góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lý, hoá học của đất b. Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtzôn vì: 0,75 - Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh do thừa ẩm - Do tác động của thực vật lá kim - Đất kém phì nhiêu, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 1 2,0 điểm a. Nhận xét và nêu nguyên nhân của hình vẽ: * Hình vẽ biểu hiện cho quy luật phi địa đới (gồm cả địa ô và đai cao) 0,5 (Nếu không ghi được: “gồm cả địa ô và đai cao” thì chỉ cho ½ số điểm) 0,5 * Nguyên nhân: - Nguyên nhân chung: do nội lực – đã dẫn đến sự phân chia bề mặt trái đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. - Nguyên nhân cụ thể: + Địa ô: ▪ Do sự phân bố đất liền và biển > chế độ nước sông + Ở đới nóng, địa hình thấp của vùng ôn đới; nguồn cung cấp nước chính cho sông là nước mưa nên chế độ nước sông của nơi nào phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của nơi đó. + Tổng lượng mưa có sự phân hóa theo không gian nên tổng lượng nước phân hóa theo không gian ▪ Xích đạo, ôn đới có lượng mưa trung bình năm lớn nên sông có tổng lượng nước lớn VD: Sông Amadon ▪ Chí tuyến lượng mưa trung bình năm khá ít nên sông có tổng lượng nước nhỏ: Sông ở các hoang mạc. + Chế độ mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước phân hóa theo mùa: ▪ Xích đạo: mưa quanh năm, chế độ nước không phân mùa. VD: Sông Amadon ▪ Cận xích đạo đến vùng ôn đới ấm: chế độ mưa phân mùa nên chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sông ngòi + Chế độ mưa thất thường => chế độ nước thất thường - Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc cung cấp hơi nước cho quá trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân gây mưa cho các địa điểm nằm sâu trong lục địa không có gió biển thổi đến 0,5 0,5 2,0 điểm 0,75 0,25 4 III b. Vì sao chu kì thủy triều hôm sau chậm hơn hôm trước khoảng 52 phút? - Nguyên nhân chính tạo thủy triều là lực hấp dẫn của Mặt Trăng. - Khi Trái Đất hoàn thành 1 vòng tự quay thì địa điểm có hiện tượng thủy triều lần thứ nhất chưa thấy lại lần thứ 2 (chế độ nhật triều) vì sau một ngày đêm 24h thì Mặt Trăng không còn ở vị trí cũ. - Mặt Trăng quay quanh Trái Đất hết 27,32 ngày/3600, như vậy một ngày Mặt Trăng di chuyển được 13,180. Để địa điểm ban đầu trực diện với Mặt Trăng và thấy thủy triều lên lần 2 thì Trái Đất phải quay thêm một góc 13,180. - Bình quân một giờ Trái Đất tự quay được một góc = 3600 : 24 = 150. Vậy để quay thêm 13,180 thì cần thêm khoảng thời gian là: (60’ : 150 ) x 13,180 = 52 phút. 1 Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới . Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? * Sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió tây ôn đới. Nguyên nhân, phạm vi: + Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới. + Gió Mậu dịch: thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo. Hướng gió: + Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc). + Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam. Tính chất: + Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm. + Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa. * Giải thích: Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 điểm 1,0 0,5 5 Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên hơi nước càng
  38. tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô. 2 Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. - Biên độ nhiệt năm: + Biên độ nhiệt năm là sự chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ lớn nhất với tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm. + Biên độ nhiệt năm của Trái Đất có xu hướng tăng dần từ Xích đạo về hai cực. + Giải thích: là do mặt trời chuyển động biểu kiến trong vùng nội chí tuyến (23°27’B - 23°27’N) vì vậy ở vùng có vĩ độ thấp, lượng nhiệt nhận được giữa các tháng trong năm tương đối đều trong khi ở vùng có vĩ độ cao lượng nhiệt nhận được giữa các tháng mùa đông và mùa hè có sự chênh lệch lớn. - Biên độ nhiệt ngày: + Biên độ nhiệt ngày là sự chênh lệch giữa thời điểm có nhiệt độ cao nhất và thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày. + Biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ xích đạo về hai cực. + Giải thích: ▪ Ở vùng có vĩ độ thấp: lượng nhiệt nhận được vào ban ngày lớn trong 0,5 2,0 điểm 1,0 1,0 khi vào ban đêm lại bị mất nhiệt và lạnh đi nhanh vì vậy biên độ nhiệt ngày sẽ lớn. IV ▪ Ở vùng có vĩ độ cao về hai cực: do góc nhập xạ giảm dần vì vậy lượng nhiệt nhận được vào ban ngày luôn thấp hơn ở vùng có vĩ độ thấp vì vậy nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm sẽ không lớn đặc biệt tại hai cực biên độ nhiệt ngày rất nhỏ. 1 Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa. Tại sao nói công nghiệp hóa 1,5 tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa phát triển? điểm * Đặc điểm quá trình đô thị hóa: 0,75 - Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh. - Dân cư tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn. - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. * Công nghiệp hóa tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đô thị hóa 0,75 phát triển vì 6 - CNH phát triển có nghĩa là lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng lên – sản xuất phi nông nghiệp ở thành phố -> tỉ lệ dân thành thị tăng. - CNH tức là sản xuất phát triển ->trang bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho đô thị: VD. - CNH phát triển ->xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ->phát triển về vùng nông thôn-nơi đất đai còn rộng -> thu hút công nhân ->lan tỏa lối sống đô thị. 2 Chứng minh rằng Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số 1,5 vàng”. Nêu những thuận lợi của loại cơ cấu dân số này? điểm - Cơ cấu dân số vàng: 0,75 + Cơ cấu dân số vàng là thời kì mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50%. + 2012: số người dưới 15 tuổi chiếm 23,9%, số người từ 15-64 tuổi chiếm 69%, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,1%. 0,75 - Thuận lợi: + Kinh tế: số trẻ em, người già ít nên ít phải đầu tư nhiều cho giáo dục, y tế, phúc lợi người già, tăng khả năng tích lũy , nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng thu hút vốn đầu tư + Xã hội: tỉ lệ phụ thuộc ít nên dễ dàng cải thiện chất lượng cuộc 0,5 sống, giáo dục, y tế không bị sức ép của dân số nên phát triển, chất lượng cao V 1 Phân biệt khái niệm nguồn lực và điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? * Phân biệt khái niệm - Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. - Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là các yếu tố của toàn bộ thành phần trong môi trường tự nhiên, nhân văn, xã hội có ảnh hưởng không phải là trực tiếp đến hoạt động sản xuất của con người trên một lãnh thổ. * Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu? - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về quan hệ tỉ lệ giữa các 2,0 điểm 0,5 0,5 0,5 7 ngành, các vùng, các thành phần hay nói một cách khái quát là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển, là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội 0,5 bộ cơ cấu. - Cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) chịu tác động của hàng loạt nhân tố như vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông); nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản), nguồn lực kinh tế- xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển). Các nhân tố này không phải bất biến mà luôn thay đổi. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc làm có tính tất yếu. 2 3,0 điểm a. Tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của các loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008 0,5 - Công thức. - Kết quả: Cự li vận chuyển TB Phương tiện vận tải (km) Đường sắt 491,8 Đường ô tô 61,3 Đường sông 186,9 Đường biển 2074,8 Đường hàng không 2249,6 b. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu Cơ cấu khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2008 (Đơn vị: %) Khối lượng vận Khối lượng luân Phương tiện vận tải chuyển chuyển Đường sắt 1,30 2,41 Đường ô tô 69,79 16,18 Đường sông 20,36 14,39 Đường biển 8,53 66,85 0,5 8 Đường hàng không Tổng số 0,02 100 0,17 100 0,5 * Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn - Yêu cầu: đẹp, chính xác, đầy đủ tên, chú giải c. Nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu 1,5 khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2008 - Cơ cấu khối lượng vận chuyển và cơ cấu khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải không đồng đều: + Đường ô tô chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển (Dẫn chứng) do đây là loại hình vận tải tiện lợi, cơ động, có hiệu quả cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình + Đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển
  39. (Dẫn chứng) mặc dù khối lượng vận chuyển không lớn do đây là loại hình vận tải quốc tế với cự li dài. + Đường sắt và đường sông có khối lượng vận chuyển và luân chuyển nhỏ do cự li vận chuyển ngắn, nước ta chưa thật chú trọng khai thác + Đường hàng không có khối lượng vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất (Dẫn chứng) do loại hình này có trọng tải thấp, cước phí cao. Tổng điểm toàn bài 20,0 Họ và tên: Đặng Thị Hiền – ĐT: 0912.535.491 9 SỞ GD-ĐT BẮC NINH ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐB & DHBB TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015 BẮC NINH Môn thi: ĐỊA LÍ, lớp 10 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài:180 phút Câu I (4,0 điểm) 1/ Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? 2/ Phân tích mối quan hệ giữa thổ nhưỡng (đất) và sinh vật. Câu II (4,0 điểm) 1/ Lớp vỏ địa lí là gì? Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chủ yếu nào trên Trái Đất ? Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí? 2/ Trình bày quy luật phân bố dòng biển trên Trái Đất. Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, thời tiết? Câu III (4,0 điểm) 1/ Tại sao có sự phân bố nhiệt độ khác nhau trên Trái Đất? 2/ So sánh sự khác biệt giữa gió mùa và gió Mậu dịch. Câu IV (3,0 điểm) 1/ Phân tích nhân tố tác động đến tỉ suất sinh. Tại sao ở các nước đang phát triển tỉ suất sinh còn cao và đang có xu hướng giảm? 2/ Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1979 – 2011 (Đơn vị: triệu người) Năm 1979 1989 1999 2009 2011 Dân số nông thôn 42,37 51,49 58,52 60,44 59,95 Dân số thành thị 10,09 12,92 18,08 25,58 27,88 Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. Câu V (5,0 điểm) 1/ Tại sao cơ cấu nền kinh tế lại là một trong những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia? Hãy nêu những thay đổi của cơ cấu nền kinh tế trên thế giới hiện nay và giải thích? 2/ Cho bảng số liệu sau : SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA TRẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1950 - 2010 Năm 1950 1970 1980 1990 2010 Than (triệu tấn) 1 820 2 936 3 770 3 387 6 270 Dầu thô (triệu tấn) 5 23 2 336 3 066 3 331 5 488 Điện (tỉ KWh) 9 67 4 962 8 247 11 832 22 369 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế giới trong giai đoạn 1950 - 2010. 2/ Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh .SBD . SỞ GD-ĐT BẮC NINH HƯỠNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT TRƯỜNG THPT CHUYÊN THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐB & DHBB, NĂM 2015 BẮC NINH Môn thi: ĐỊA LÍ, lớp 10 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài:180 phút Câu I Ý 1 2 Nội dung Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? - Trái đất hình cầu, trong quá trình chuyển động trục TĐ luôn nghiêng 1 góc 66 độ 33 phút và không đổi phương nên có thời kì BBC ngả về phía MT, có thời kì NBC ngả về phía MT. - Do vậy, trong quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi tạo nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. - Tại xích đạo trục TĐ luôn giao nhau với trục phân chia sáng tối ở tâm, chia TĐ ra làm hai phần bằng nhau, nên tại xích đạo luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. - Càng xa xích đạo lên các vĩ độ cao, trục phân chia sáng tối càng lệch so với trục TĐ làm cho độ chênh lệch giữa diện tích phần được chiếu sáng và diện tích khuất trong bóng tối càng lớn. Phân tích mối quan hệ giữa thổ nhưỡng (đất) và sinh vật. * Tác động của sinh vật đến đất: - Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất - Sinh vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất. - Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. - Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối, cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất và phân huỷ một số xác vật chất hữu cơ trong đất. * Tác động của đất đến sinh vật: - Các đặc tính lí, hoá và độ ẩm của đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật. - Nêu ví dụ: + Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. + Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm, trang Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. II 1 Lớp vỏ địa lí là gì? Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chủ yếu nào trên Trái Đất ? Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí? * Lớp vỏ địa lí - Khái niệm: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa đến hết lớp vỏ phong hóa) * Lớp vỏ địa lí hình thành và phát triển theo các quy luật sau - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới * Quy luật địa đới là phổ biến và quan trọng nhất .vì: - Khái niệm quy luật địa đới: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo chiều vĩ độ - Là quy luật phổ biến vì: Điểm 4,00 2,00 0,50 0,50 0,50 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 4,00 2,00 0,50 0,25 0,25 2 + Các bộ phận (thành phần) của lớp vỏ địa lí đều có biểu hiện của quy luật địa đới . Biểu hiện của quy luật này thể hiện rõ qua sự phân bố của nhiệt độ, mưa, sinh vật, đất, trên Trái Đất. + Nguyên nhân
  40. sinh ra quy luật này là do Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời thay đổi từ xích đạo đến 2 cực. - Là quy luật quan trọng nhất vì: nhờ quy luật này có thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất; là cơ sở để phát hiện ra các quy luật khác. Trình bày quy luật phân bố dòng biển trên Trái Đất. Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, thời tiết? * Quy luật phân bố các dòng biển: - Các dòng biển phát sinh ở 2 bên xích đạo chảy về hướng tây khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực. - Dòng biển lạnh: xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo. - Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều. - Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo. - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương. - Ở vùng gió mùa, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa * Ảnh hưởng của dòng biển đến thời tiết và khí hậu - Nơi có dòng biển nóng đi qua, nhiệt độ nơi đó cao hơn các địa điểm khác cùng vì độ, không khí ẩm, nhiều hơi nước, gây mưa. - Nơi có dòng biển lạnh đi qua thường có nhiệt độ thấp hơn các địa điểm khác ở cùng vĩ độ, hơi nước không bốc lên được, khô, ít mưa. III 1 2 Tại sao có sự phân bố nhiệt độ khác nhau trên trái đất * Sự phân bố nhiệt độ trên trái đất khác nhau do có nhiều nhân tố tác động: vĩ độ địa lí, lục địa - đại dương, địa hinh * Mỗi nhân tố trên tác động khác nhau ở mỗi nơi trên bề mặt trái đất. - Vĩ độ địa lí: càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của mặt trời càng nhỏ, chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm càng lớn, nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt năm càng lớn - Lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa, đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn - Địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm. sườn núi ngược chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc xạ lớn nên nhận được lượng nhiệt cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời thường có góc nhập xạ nhỏ hơn nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn. * Mỗi quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau ở mỗi nơi trên trái đất (diễn giải) So sánh sự khác biệt giữa gió mùa và gió Mậu dịch. * Khái niệm: - Gió mùa là gió thịnh hành thổi theo mùa ở một địa phương nhất định trong năm, có hai mùa gió hướng gần như ngược nhau - Gió Mậu Dịch: là loại gió thổi ổn định, hoạt động quanh năm từ vùng áp cao chí tuyến ở 2 bán cầu thổi về xích đạo * Sự khác biệt: - Phạm vi hoạt động: Gió mùa hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhưng theo từng khu vực khác nhau. Trong khi đó gió Mậu Dịch chỉ hoạt động ở vùng nội chí tuyến - Thời gian hoạt động: Gió mùa hoạt động theo mùa, còn gió Mậu Dịch hoạt động quanh năm. - Nguồn gốc: Gió mùa có nguồn gốc do nhiệt lực (sự chênh lệch về T0 giữa lục địa và đại dương theo mùa dẫn đến sự chênh lệch về khí áp theo mùa sinh ra gió mùa). Gió Mậu dịch: do nguồn gốc nhiệt lực và động lực. 0,25 0,25 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 4,00 2,00 0,25 0,50 0,50 0,50 0,25 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 - Tính chất hoạt động: Gió mùa có t/chất thay đổi theo mùa; biến động mạnh, rất thất thường. Gió Mậu Dịch có t/chất ổn định (nóng, khô), ít biến động IV 1 2 Phân tích nhân tố tác động đến tỉ suất sinh. Tại sao ở các nước đang phát triển tỉ suất sinh còn cao và đang có xu hướng giảm? * Tỉ suất sinh là tỉ lệ phần nghìn giữa số trẻ em sinh ra trong một năm so với dân số trung bình của năm đó. * Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh: + Tự nhiên, sinh học: kết cấu tuổi, giới tính của dân số + Tính chất nền kinh tế và nhu cầu lao động, trình độ phát triển KT - XH của nước đó. + Phong tục t do các nước này mới đang tiến hành CNH-HĐH, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu, bộc lộ nhiều yếu kém, chịu sự ảnh hưởng gián tiếp của các cuộc cách mạng KHKH thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, quá trình tự nghiên cứu, phát minh và ứng dụng còn rất hạn chế. a/ Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của thế 0,50 3,00 1,50 0,25 0,75 0,50 1,50 0,50 0,50 0,25 0,25 5,00 2,00 0,25 0,75 1,00 2,00 giới trong giai đoạn 1950 - 2010. * Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của thế giới ( Đơn vị: %) Năm 0,50 1950 1970 1980 1990 2010 Than (triệu tấn) 1 820 2 936 3 770 3 387 6 270 Dầu thô (triệu tấn) 5 23 2 336 3 066 3 331 5 488 Điện (tỉ KWh) 9 67 4 962 8 247 11 832 22 369 * Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường + Chính xác về khoảng cách năm + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ b/ Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó * Nhận xét - Cả 3 sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều tăng với tốc độ nhanh (DC) - Tốc độ tăng của các sản phẩm không đều: điện tăng nhanh nhất, tiếp đến là than và dầu thô (DC) * Giải thích - Do nhu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu phục vụ đời sống tăng - Do sự phát triển của KH - KT và công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác, Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm 1,50 1,00 0,25 0,25 0,50 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu I (4.0 điểm) 1. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Câu II (4.0 điểm) 1. Frông là gì? Nêu sự phân bố các Frông theo trình tự từ cực Bắc tới cực Nam của Trái đất. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frông? 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái đất. Tại sao
  41. các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở khu vực từ 20º đến 40 º vĩ Bắc và Nam? Câu III (3.0 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước giai đoạn 1950-2009 (đơn vị:%) Năm Toàn Thế giới Nước phát triển Nước đang phát triển 1950 29.2 54.9 17.8 1970 37.7 66.7 25.4 1990 43.0 73.7 34.7 2009 50.0 75.6 44.0 Qua bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích về tỉ lệ dân số thành thị của Thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 Câu IV (4.0 điểm) 1. Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí đều chịu sự chi phối của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. 2. Hãy chứng minh nước trên Trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín và tác động của tuần hoàn nước. Câu V (5.0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008 (đơn vị: triệu tấn) Năm Tổng số Lúa mỳ 1990 2008 1950.0 592.4 3227.6 689.9 Lúa gạo Ngô Các cây lương thực khác 511.0 480.7 365.9 685.0 822.7 1030.0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới năm 1990 và 2008. 2. Nhận xét về quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới qua các năm 1990 và 2008. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Địa lý – Lớp 10 Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kỳ nóng 2,00 và lạnh ở mỗi bán cầu 0,5 - Thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kỳ nóng ở Nam bán cầu, ngược lại thời kỳ lạnh ở Bắc bán cầu ngắn hơn ở Nam bán cầu 0,75 Giải thích: - Từ 21/3 đến 23/9 là thời kỳ nóng ở Bắc bán cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời. Do vậy, sức hút ở Mặt Trời yến hơn = do tác động của các cuộc cách mạng khoa học lĩ thuật và công nghệ hiện đại - Xu thế này diễn ra không đồng đều giữa các nhóm nước + Nước phát triển: giảm tỉ trọng KV sản xuất vật chất, tăng tỉ trọng KV không sản xuất vật chất do các nước này có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, là nơi trực tiếp nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của các cuộc cách mạng KHKT vào sản xuất. + Nước đang phát triển: giảm tỉ trọng KV I, tăng tỉ trọng KV II ập quán, tâm lí xã hội + Chính sách phát triển dân số của từng nước. * Sở dĩ tỉ suất sinh của nhóm nước đang phát triển còn cao và đang có xu hướng giảm là do: - Tỉ suất sinh còn cao do: có kết cấu DS trẻ, còn nặng nề về tâm lí XH - Hiện nay giảm do nhận thức xã hội và chính sách dân số Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn của nước ta từ năm 1979 - 2011. * Nhận xét: Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở nước ta có sự thay đổi từ 1979 - 2011: + Tỉ lệ dân cư thành thị thấp và đang tăng lên (dẫn chứng). + Tỉ lệ dân cư nông thôn cao và đang giảm (dẫn chứng). * Giải thích: - Do tác động của quá trình đô thị hóa nên tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. - Do điểm xuất phát thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm nên tỉ lệ dân nông thôn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, V 1 2 Tại sao cơ cấu nền kinh tế lại là một trong những chỉ tiêu thường dùng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia? Hãy nêu những thay đổi của cơ cấu nền kinh tế trên thế giới hiện nay và giải thích? * Khái niệm: cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, các bộ phận kinh tế có quan hệ tương đối hữu cơ hợp thành. * Được coi là chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế một quốc gia vì: - Cơ cấu ngành là một bộ phận quan trọng của cơ cấu nền kinh tế, biểu hiện tỉ trọng đóng góp của các ngành kinh tế vào tổng GDP của một quốc gia. - Thông qua tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu ngành kinh tế, nó phản ánh được mức độ chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển của quốc gia đó (dc) - Cơ cấu ngành là điều kiện, cơ sở cho sự chuyển dịch của các cơ cấu khác: cơ cấu thành phần, có cấu lãnh thổ nền kinh tế. * Xu thế thay đổi: - Nhìn chung là thay đổi theo chiều hướng tích cực: giảm NLNN, tăng CNXD và DV > vận tốc Trái Đất giảm => Thời gian Trái Đất 0,75 chuyển động 186 ngày đế đi hết chặng đường này. - Từ 23/9 đến 21/3 là thời kỳ nóng ở Nam Bán Cầu. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn. Do vậy sức hút của Mặt Trời mạnh hơn => vận tốc của Trái Đất tăng => thời gian Trái Đất chuyển động chỉ cần 179 ngày để thực hiện quãng đường còn lại. 2 Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật a. Thế giới có nhiều loại đất khác nhau: 0,5 - Bất kỳ loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố: đá , khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, và con người. 0,5 - Các nhân tố có sự tác động và mối quan hệ giữa chúng khác nhau ở trong việc hình thành mỗi loại đất. b. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật 0,5 - Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vậy (lấy ví dụ) 0,5 - Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu rõ vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật) II 1 Frong là gì? Nêu sự phân bổ các Frong theo trình tự từ Cực Bắc tới Cực Nam. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của Frong? 0,5 - Frong là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió. 0,5 - Trình tự F từ Cực Bắc tới Cực Nam 2 III + Frong địa cực (FA) + Frong ôn đới (FP) + Frong ôn đới (FP) + Frong địa cực (FA) - Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kèm theo chuyển động của các khối khí và Frong. - Về mùa Hạ, các Frong chuyển động về phía cực. Về mùa Đông, các Frong chuyển động về phía xích đạo. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên
  42. Trái Đất. Tại sao các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20-40o vĩ Bắc, Nam. a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa - Các khu khí áp thường hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao => mưa nhiều. Các khu áp cao, không khí ẩm không bốc hơi lên được và có gió thổi đi => gây mưa nhiều. Khu vực có hoạt động của gió mùa thường mưa lớn. - Dòng biển: Dòng biển nóng chảy qua = mưa ít. - Frong: Sự tranh chấp giữa không khí nóng và không khí lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí sinh ra mưa (giải thích) - Gió: Gió thổi từ đại dượng có nguồn ẩm lớn> mưa nhiều. Dòng biển lạnh chảy qua => mưa ít (giải thích) - Địa hình: + Độ cao: cùng sườn đón gió càng lên cao mưa nhiều, đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí giảm => mưa ít. + Cùng dãy núi: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo. b. Các hoang mạc và bán hoang mạc thường phân bố ở 20-40o vĩ Bắc, Nam: - Khu vực này rất khô hạn do có sự thống trị của vành đai áp cao, dòng từ trên cao khí quyền xuống. - Ven bờ Tây các lục địa có hoạt động của dòng biển lạnh. Nhận xét và giải thích tỉ lệ dân số thành thị của Thế Giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2009 a. Nhận xét: - Tỉ lệ dân thành thị của Thế Giới và cả nhóm nước đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm (dẫn chứng) - Tỉ lệ dân số thành thị khác nhau giữa hai nhóm nước – nhóm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (dẫn chứng) - Nhìn chung các nước đang phát triển có nước tăng dân số thành thị nhanh hơn mức tăng của các nước đang phát triển IV 1 b. Giải thích: - Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh và đang có sự chuyển dịch sang nền kinh tế công nghiệp, tri thức. - Các nước kinh tế phát triển có quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa diễn ra từ rất sớm, kinh tế phát triển ở trình độ cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh, nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế. - Hiện nay các nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị tự phát diễn ra ở nhiều nước nên tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh hơn. Tại sao các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ Địa lí đều chịu sự chi phối của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của quy luật này. a. Giải thích: - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. - Giữa các thành phần tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực, ngoại lực nên không tồn tại và phát triển một cách cô lập. - Các thành phần tự nhiên luôn tác động, xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất, năng lượng với nhau nên gắn bó mật thiết để tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. b. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. - Trước khi khai thác lãnh thổ cần thiết phải nghiên cứu kĩ và đánh giá toàn diện các điều kiện địa lí của lãnh thổ đó. - Bất cứ tác động nào của con người vào tự nhiên chính là sự can thiệp của các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên, làm cho tự nhiên thay đổi và con người có thể dự đoán sự thay đổi này. - Những tác động tiêu cực (phá rừn, xây đập, thải khí, rác thải, ) sẽ gây ra hậu quả. Những tác động tích cực (trồng rừng ) đảm bảo cho môi trường tự nhiên phát triển bền vững. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5