Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trường Thi (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 4891
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trường Thi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_chuong_tr.doc

Nội dung text: Bộ đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trường Thi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1(3 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh, con người đẹp nhất ! Sống hiên ngang ,bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ ( Trích Bài ca xuân 68 -Tố Hữu) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ b. Trong đoạn thơ có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó. c. Viết một đoạn văn có độ dài 4-5 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh anh giải phóng quân trong đoạn thơ. Câu 2(7 điểm): Dựa vào phần trích truyện ngắn Làng ( SGK Ngữ văn 9- Tập 1) làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9. (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1(3 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh, con người đẹp nhất ! Sống hiên ngang ,bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ ( Trích Bài ca xuân 68 -Tố Hữu) a) Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ b) Trong đoạn thơ có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó. c) Viết một đoạn văn có độ dài 4-5 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh anh giải phóng quân trong đoạn thơ. Câu 2(7 điểm): Dựa vào phần trích truyện ngắn Làng ( SGK Ngữ văn 9- Tập 1) làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1( 3 điểm) a.Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,5 điểm Thể thơ được sử dụng: Thể thơ tự do 0,5 điểm b.Phép tu từ có trong đoạn thơ: so sánh . So sánh hình ảnh anh giải phóng quân với hình ảnh Thạch Sanh của thế kỉ XX 0,5 điểm Tác dụng của phép tu từ so sánh: Làm nổi bật vẻ đẹp của anh giải phóng quân, mộc mạc, chân chất mà dũng cảm, lập được nhiều chiến công 0,5 điểm c.Yêu cầu: -Về kĩ năng: (0,25 điểm) Viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Sử dụng đúng từ ngữ, câu -Về kiến thức:(0,75 điểm) Cảm nhận được những nét cơ bản về hình ảnh anh giải phóng quân: Là con người bình dị, chân chất; sống hiên ngang, bất khuất; tài năng, dũng cảm, dám đương đầu và đánh thắng kẻ thù chỉ bằng những vũ khí thô sơ. Đó là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Câu 2(7 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) - Viết thành bài văn có bố cục hợp lí. Lời văn trong sáng; diễn đạt rành mạch. Không mắc lỗi về dùng từ ngữ, câu, chính tả *Yêu cầu kiến thức: (6 điểm) -Giới thiệu đoạn trích Làng, nhân vật ông Hai và tình cảm yêu làng, yêu nước của ông trong tình huống ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây 0,5 điểm - Làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông qua tình huống: 5 điểm + Thấy bàng hoàng, đau đớn trước tin dữ về làng. Niềm tin, niềm tự hào về làng sụp đổ + Thấy xấu hổ nhục nhã đến mất ăn mất ngủ vì bây giờ bị mang tiếng là dân làng làm Việt gian. Với ông Hai,làng theo Tây là nỗi nhục lớn, không chỉ là nỗi nhục của riêng ông mà còn là nỗi nhục của cả đời con, đời cháu + Tin làng theo Tây đã trởi thành một nỗi ám ảnh nặng nề, khiến ông sợ hãi, không dám bước chân ra ngoài + Khi rơi vào thế bế tắc, tình yêu làng trỗi dậy khiến ông Hai nảy sinh ý nghĩ trở về làng. Làng đối với ông Hai vẫn là một điểm tựa tinh thần để ông tìm về trong những lúc đau khổ, tuyệt vọng + Nhưng ông Hai quyết không chấp nhận cái làng làm Việt gian theo Tây. Ông căm thù cái làng theo Tây ấy để một lòng ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Sự lựa chọn của ông Hai rất đau đớn nhưng hoàn toàn đúng đắn cho thấy ở ông Hai, tình cảm yêu nước, yêu cách mạng, yêu kháng chiến lớn hơn hết, bao trùm và chi phối tình yêu làng - Đánh giá chung: (0,25 điểm) Với nỗi đau khi nghe tin làng theo Tây, ta hiểu được lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai và cũng là lòng yêu làng, yêu nước của bao người nông dân Việt Nam khác trước cách mạng Tháng Tám - Nhận xét nghệ thuật: (0,25 điểm) Đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống có nhiều thử thách. Khám phá và miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế
  3. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn trích Một loài chim chúng tôi thích nhất. Khi nó lên tiếng là giời đất bình yên. Không bao giờ chúng nó đánh nhau. Khi nó đi ở trên đất thì tha thẩn, nhàn nhã. Mỗi bước đi một cái gật đầu. Thường thì chúng bay đôi: đực và cái. Nó luôn ngơ ngác chả hiểu thế sự ra sao mà nó cũng chẳng cần biết thế sự. Nó ngơ ngác đến mức luôn bị mắc bẫy. Thật là hiền quá hoá ngu. Hai con chim rủ nhau đậu đỉnh ngọn cây tre. Nó cất tiếng “cúc cu cu” ngay trên đầu tôi mà tôi tưởng tiếng gáy của nó xa tít tắp (Trích Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. b.Trong các từ gạch chân, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh? Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh đó. c. Cho biết câu ghép Nó luôn ngơ ngác chả hiểu thế sự ra sao mà nó cũng chẳng cần biết thế sự có mấy vế câu? Phân tích cấu tạo của các vế câu đó . d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh loài chim được nói tới trong đoạn Câu 2(7 điểm) Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một nông dân nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ được bản tính lương thiện và tự trọng. Dựa vào đoạn trích ở Sách giáo khoa để làm rõ điều đó. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn trích Một loài chim chúng tôi thích nhất. Khi nó lên tiếng là giời đất bình yên. Không bao giờ chúng nó đánh nhau. Khi nó đi ở trên đất thì tha thẩn, nhàn nhã. Mỗi bước đi một cái gật đầu. Thường thì chúng bay đôi: đực và cái. Nó luôn ngơ ngác chả hiểu thế sự ra sao mà nó cũng chẳng cần biết thế sự. Nó ngơ ngác đến mức luôn bị mắc bẫy. Thật là hiền quá hoá ngu. Hai con chim rủ nhau đậu đỉnh ngọn cây tre. Nó cất tiếng “cúc cu cu” ngay trên đầu tôi mà tôi tưởng tiếng gáy của nó xa tít tắp (Trích Tuổi thơ im lặng- Duy Khán) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. b.Trong các từ gạch chân, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh? Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh đó. c. Cho biết câu ghép Nó luôn ngơ ngác chả hiểu thế sự ra sao mà nó cũng chẳng cần biết thế sự có mấy vế câu? Phân tích cấu tạo của các vế câu đó . d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh loài chim được nói tới trong đoạn Câu 2(7 điểm) Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một nông dân nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ được bản tính lương thiện và tự trọng. Dựa vào đoạn trích ở Sách giáo khoa để làm rõ điều đó.
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1( 3 điểm) a.Phương thức biểu đạt chính của đoạn : tự sự 0,5 điểm b. Từ tượng hình: ngơ ngác ; từ tượng thanh cúc cu cu 0,5 điểm Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh: Gợi được dáng vẻ ngơ ngác và âm thanh tiếng gáy đặc trưng của loài chim bồ câu. Làm cho hình ảnh loài chim này hiện lên cụ thể, sống động hơn 0,5 điểm c Câu ghép có hai vế câu: + Vế 1: CN: Nó; VN: chả hiểu thế sự ra sao 0,25 điểm + Vế 2: CN: Nó; VN: cũng chẳng cần biết thế sự 0,25 điểm d.Yêu cầu: -Về kĩ năng: (0,25 điểm) Viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Sử dụng đúng từ ngữ, câu -Về kiến thức:(0,75 điểm) Cảm nhận được những nét cơ bản về hình ảnh con chim bồ câu trong đoạn: là loài chim gần gũi với con người, loài chim hiền lành, báo hiệu sự bình yên, có vẻ ngơ ngác rất đáng yêu, có tiếng gáy đặc trưng. Một hình ảnh giản dị của làng quê Việt Nam. Câu 2(7 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) - Viết thành bài văn có bố cục hợp lí. Lời văn trong sáng; diễn đạt rành mạch. Không mắc lỗi về dùng từ ngữ, câu, chính tả *Yêu cầu kiến thức: (6 điểm) -Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc với số phận nghèo khổ, bản tính lương thiện, tự trọng 0,5 điểm - Làm rõ sự nghèo khổ và bản tính lương thiện, tự trọng của lão Hạc: +Sự nghèo khổ của lão Hạc: (2 điểm) (+) Lão Hạc là nông dân nhưng không có ruộng cày. Toàn bộ tài sản chỉ là một con chó và một mảnh vườn. Cái nghèo đã khiến lão Hạc trở thành người cha phải bó tay trước hạnh phúc của người con trai độc nhất. (+) Cái nghèo vẫn không buông tha lão. Lão Hạc bị ốm, hoa màu bị phá sạch vì bão. Lão Hạc không có việc. Thóc cao gạo kém, sức cùng lực kiệt, lão Hạc đành phải bán con chó vàng. Rồi hoàn cảnh cùng cực đẩy lão Hạc tới chỗ phải lựa chọn, và lão Hạc đã chọn cái chết để kết thúc cái kiếp nghèo khổ của mình + Sự lương thiện và tự trọng của lão Hạc: (3 điểm) (+)Lão Hạc sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không làm hại ai bao giờ. Ngay cả với con chó cũng không nỡ tâm hại nó. Khi bất đắc dĩ phải bán nó đi thì dằn vặt, day dứt mãi. (+) Lão Hạc tự làm thuê, làm mướn để nuôi thân. Nghèo nhưng không quỵ luỵ nhờ vả ai. Ngay cả cái chết của mình lão cũng tự lo liệu đủ cả để không phải phiền luỵ đến làng xóm (+) Lão Hạc không vì nghèo mà lợi dụng lòng tốt của ông giáo. Thà ăn củ chuối, sung luộc; thà nhịn đói, và thà chết chứ nhất quyết không sa vào con đường ăn cắp, ăn trộm như Binh Tư, cũng không trở nên ích kỉ, tàn nhẫn như vợ ông giáo. Lão Hạc giữ sự lương thiện tự trọng đến giây phút cuối cùng -Ý nghĩa của hình ảnh nhân vật lão Hạc: (0,5 điểm) Phản ánh số phận nghèo khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của họ. Thể hiện được tình cảm nhân đạo trong ngòi bút của Nam Cao, đồng cảm với số phận người nông dân và trân trọng, tin yêu vào những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân
  5. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm) Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. b. Nội dung của bài ca dao là gì? c.Tìm một từ đồng nghĩa với từ quê nhà d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao Câu 2(7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ sau: Cứ hàng năm, hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt. ( Trích Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh) ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm) Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. b. Nội dung của bài ca dao là gì? c.Tìm một từ đồng nghĩa với từ quê nhà d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao Câu 2(7 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ sau: Cứ hàng năm, hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới. Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt. ( Trích Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
  6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1( 3 điểm) a.Phương thức biểu đạt của bài ca dao : biểu cảm 0,5 điểm b.Nội dung của bài ca dao: diễn tả nỗi nhớ quê nhà , qua đó bộc lộ tình cảm gắn bó, yêu quê hương của nhân vật trữ tình c. Từ đồng nghĩa với từ quê nhà: quê hương( hoặc làng quê, làng xóm)0,5 điểm d. Yêu cầu: -Về kĩ năng: (0,25 điểm) Viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Sử dụng đúng từ ngữ, câu -Về kiến thức:(0,75 điểm) + Chỉ ra được phép tu từ trong bài ca dao là phép điệp ngữ : nhớ(4 lần), ai(2 lần) + Tác dụng: Thể hiện được nỗi nhớ nhung da diết trong lòng người ra đi về những hình ảnh thân thương của quê nhà. Đó là nỗi nhớ những món ăn dân dã, giản dị; là nỗi nhớ người thân yêu (được nhắc đến qua điệp từ ai) .Qua nỗi nhớ bộc lộ được tình yêu thiết tha, và sự gắn bó sâu nặng của con người Việt Nam với quê hương yêu dấu của mình. Câu 2(7 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) - Viết thành bài văn có bố cục hợp lí. Lời văn trong sáng; diễn đạt rành mạch. Không mắc lỗi về dùng từ ngữ, câu, chính tả *Yêu cầu kiến thức: (6 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ: 0,5 điểm - Trình bày cảm nghĩ về đoạn thơ: + Cảm xúc, ấn tượng về hình ảnh người bà với những nỗi lo âu, mong mỏi: lo gió mùa đông tới, lo đàn gà toi; mong trời đừng sương muối 1 điểm + Cảm xúc ấn tượng về món quà của bà : Bà đã đổi những lo âu mong mỏi và chắt chiu ấy để lấy nụ cười được quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình yêu thương và sự hi sinh của bà nên ấm áp vô cùng 1,5 điểm + Cảm xúc ấn tượng về người cháu: Vui sướng, xúc động vô cùng khi được đón nhận món quà của bà Ôi cái quần chéo go Đó không chỉ là niềm xúc động trong quá khứ của người cháu mà đó còn là niềm xúc động trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương 2 điểm +Ấn tượng về các câu thơ, các chi tiết hình ảnh thơ: Các câu thơ, các chi tiết, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc. Lời thơ giàu cảm xúc. Tất cả đã góp phần diễn tả được cảm xúc, tình cảm của người chiến sĩ khi nhớ về bà và những kỉ niệm tuổi thơ. Thể hiện được tình cảm bà cháu ấm áp, cảm động 1 điểm
  7. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn trích sau: Bà lão đem quả thị về cất ở trong buồng và lạ thay , từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy ấm cúng hơn! Mỗi lần đi chợ về, bà thấy cửa nhà dọn dẹp tươm tất, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng như có nàng tiên xuống giúp. Một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay trở về nấp bên cạnh cửa dò xem. Bỗng bà thấy Tấm từ trong qủa thị bước ra quét dọn như mọi lần. Bà ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với cụ như hai mẹ con a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Trong các từ gạch chân, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ? c. Theo em hình ảnh, hoặc chi tiết nào trong đoạn trích là đặc sắc? Vì sao lại đặc sắc? d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu cảm nhận nội dung được kể trong đoạn Câu 2(7 điểm) Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong một lần về thăm quê ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn trích sau: Bà lão đem quả thị về cất ở trong buồng và lạ thay , từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy ấm cúng hơn! Mỗi lần đi chợ về, bà thấy cửa nhà dọn dẹp tươm tất, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng như có nàng tiên xuống giúp. Một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay trở về nấp bên cạnh cửa dò xem. Bỗng bà thấy Tấm từ trong qủa thị bước ra quét dọn như mọi lần. Bà ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với cụ như hai mẹ con a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Trong các từ gạch chân, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ? c. Theo em hình ảnh, hoặc chi tiết nào trong đoạn trích là đặc sắc? Vì sao lại đặc sắc? d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu cảm nhận nội dung được kể trong đoạn Câu 2(7 điểm) Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong một lần về thăm quê ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1( 3 điểm) Cho đoạn trích sau: Bà lão đem quả thị về cất ở trong buồng và lạ thay , từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy ấm cúng hơn! Mỗi lần đi chợ về, bà thấy cửa nhà dọn dẹp tươm tất, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng như có nàng tiên xuống giúp. Một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay trở về nấp bên cạnh cửa dò xem. Bỗng bà thấy Tấm từ trong qủa thị bước ra quét dọn như mọi lần. Bà ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với cụ như hai mẹ con a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Trong các từ gạch chân, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ? c. Theo em hình ảnh, hoặc chi tiết nào trong đoạn trích là đặc sắc? Vì sao lại đặc sắc? d. Viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu cảm nhận nội dung được kể trong đoạn Câu 2(7 điểm) Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong một lần về thăm quê
  8. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1( 3 điểm) a.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự 0,5 điểm b. Các từ gạch chân: - DT: quả thị; ĐT: dọn dẹp, giúp; TT: ngon 1 điểm c. HS chọn được một hình ảnh hoặc chi tiết đặc sắc và lí giải được sự đặc sắc của chi tiết hoặc hình ảnh . Ví dụ: chi tiết nàng Tấm bước ra từ quả thị 0,5 điểm (Khuyến khích những bài có sự lựa chọn chính xác và biết lí giải hợp lí) d. Yêu cầu: *Về kĩ năng: (0,25 điểm) Viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Sử dụng đúng từ ngữ, câu *Về kiến thức:(0,75 điểm) Cảm nhận được nội dung đoạn trích :Kể về sự biến hoá kì lạ của Tấm.Tiếp tục khắc hoạ hình ảnh một nàng Tấm đẹp, hiền lành, chăm chỉ , chứng tỏ sự bất diệt của cái đẹp, cái tốt. Qua đó bộc lộ niềm mơ ước của nhân dân ta về sự công bằng cho người lương thiện. Câu 2(7 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) - Viết thành bài văn kể chuyện có bố cục hợp lí. Lời kể trong sáng, hấp dẫn; diễn đạt rành mạch. Không mắc lỗi về dùng từ ngữ, câu, chính tả *Yêu cầu kiến thức: (6 điểm) - Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc nhất trong một lần về thăm quê: 0,5 điểm - Kể cụ thể kỉ niệm. Qua kể kỉ niệm thể hiện được tình cảm yêu quê hương, gắn bó với quê hương 5,5 điểm + Kể không gian, thời gian của kỉ niệm +Kể các sự việc diễn ra. Trong đó, tập trung kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc nhất (ấn tượng về con người, về cảnh vật ) để chuyến về quê ấy thực sự trở thành một kỉ niệm khó quên. + Ghi lại những ấn tượng, tình cảm về con người, cảnh vật mà chuyến về quê ấy đã để lại cho bản thân