Bộ đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Tô Nguyên Cương

pdf 22 trang thaodu 5952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Tô Nguyên Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_2020_tto_nguyen_c.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2020 - Tô Nguyên Cương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Ho, tên thí sinh: . Số báo danh : Câu 1: (M2020-L2-81-1) Cơ quan nào sau đây của thực vật sống trên cạn có chức năng hút nước từ đất? A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa. Câu 2: (M2020-L2-82-1) Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang? A. Thằn lằn. B. Ếch đồng. C. Cá chép. D. Sư tử. Câu 3: (M2020-L2-83-1) Acid amine là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào sau đây? A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Protein. Câu 4: (M2020-L2-84-2) Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gene trên NST? A. Đa bội. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Lệch bội. Câu 5: (M2020-L2-85-3) Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST 3n? A. Thể tam bội. B. Thể ba. C. Thể tứ bội. D. Thể một. Câu 6: (M2020-L2-86-1) Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, protein ức chế do gene nào sau đây mã hóa? A. Gene điều hòa. B. Gene cấu trúc Z. C. Gene cấu trúc Y. D. Gene cấu trúc A. Câu 7: (M2020-L2-87-1) Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại A. Trung sinh. B. Tân sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh. Câu 8: (M2020-L2-88-3) Cơ thể có kiểu gene nào sau đây là cơ thể không thuần chủng? A. AAbb. B. AaBb. C. AABB. D. aaBB. Câu 9: (M2020-L2-89-3) Quan hệ giữa lúa và cỏ trong một ruộng lúa thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. cạnh tranh. Câu 10: (M2020-L2-90-1) Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO? A. Thỏ. B. Châu chấu. C. Gà. D. Ruồi giấm. Câu 11: (M2020-L2-91-1) Đối tượng được Morgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền liên kết gene là A. đậu Hà Lan. B. ruồi giấm. C. lúa. D. gà. Câu 12: (M2020-L2-92-3) Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch? A. Tôm sông. B. Cá rô phi. C. Ngựa. D. Chim bồ câu. Câu 13: (M2020-L2-93-3) Trong chọn giống, người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để tạo ra các cây con có kiểu gene giống cây mẹ? A. Gây đột biến. B. Lai khác dòng. C. Công nghệ gene. D. Giâm cành. Câu 14: (M2020-L2-94-1) Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là A. nhóm tuổi. B. mật độ cá thể. C. tỉ lệ giới tính. D. kích thước quần thể. Câu 15: (M2020-L2-95-3) Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 2. B. cấp 4. C. cấp 1. D. cấp 3. Câu 16: (M2020-L2-96-1) Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp A. lai thuận nghịch. B. gây đột biến C. lai phân tích. D. phân tích bộ NST. Câu 17: (M2020-L2-97-2) Nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định? A. Di – nhập gene. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 18: (M2020-L2-98-3) Tập hợp sinh vật nào sau đây là 1 quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cá trong hồ Gươm. C. Tập hợp chim trên 1 hòn đảo. D. Tập hợp cây thông nhựa trên 1 đồi thông. Câu 19: (M2020-L2-99-1) Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. KỲ QUAN SINH HỌC 1 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  2. Câu 20: (M2020-L2-100-1) Hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là A. đột biến gene. B. đột biến cấu trúc NST. C. thường biến. D. đột biến số lượng NST. Câu 21: (M2020-L2-101-2) Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú thêm vốn gene của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di – nhập gene. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 22: (M2020-L2-102-3) Hoạt động nào sau đây của con người làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính? A. Trồng rừng và bảo vệ rừng. B. Sử dụng than đá làm chất đốt. C. Sử dụng dầu mỏ làm chất đốt. D. Đốt các loại rác thải nhựa. Câu 23: (M2020-L2-103-3) Có bao nhiêu biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng? I. Bón phân, tưới nước hợp lí. II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao. III. Trồng cây với mật độ thích hợp. IV. Trồng cây đúng mùa vụ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: (M2020-L2-104-2) Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene Aa. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là: A. 0,1. B. 0,2 C. 0,4. D. 0,5 Câu 25: (M2020-L2-105-3) Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticodon 3’XUG5’ sẽ vận chuyển acid amine được mã hóa bởi triplet nào trên mạch khuôn? A. 3’XTG5’. B. 3’XAG5’ C. 3’GTX5’ D. 3’GAX5’ Câu 26: (M2020-L2-106-3) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp. C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp. D. Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí. Câu 27: (M2020-L2-107-3) Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loài này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có một cặp có 3 chiếc. Cá thể này thuộc thể đột biến nào? A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể ba. D. Thể tam bội. Câu 28: (M2020-L2-108-3) Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai? A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn. B. Dạ múi khế tiết ra enzyme pepsin và HCl để tiêu hóa protein. C. Cellulose trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ. D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này. Câu 29: (M2020-L2-109-2) Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ có kiểu gene nào sau đây? A. AABB. B. AaBb. C. AaBB. D. AABb. Câu 30: (M2020-L2-110-3) Biết rằng mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:1? A. Ab/ab x aB/ab B. Ab/ab x aB/aB C. AB/aB x Ab/ab D. aB/ab x ab/ab Câu 31: (M2020-L2-111-3) Một gene ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nucleotide trong đó có 480 nucleotide loại adenine. Trên mạch 1 của gene có adenin chiếm 10% số nucleotide của mạch, trên mạch 2 có 300 nucleotide loại guanin. Tỉ lệ G+T/A+X của mạch 2 là A. 1/3. B. 2/3. C. 5/7. D. 7/13. Câu 32: (M2020-L2-112-3) Một loài thực vật, hình dạng quả do 2 cặp gene A, a và B, b cùng quy định. Phép lai P: cây quả dẹt x cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Cho 2 cây quả tròn F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả dài. B. 1 cây quả dẹt : 1 cây quả dài. C. 2 cây quả dẹt : 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D. 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Câu 33: (M2020-L2-113-3) Một loài thực vật, màu hoa do cặp gene A, a quy định, kiểu gene AA quy định hoa đỏ, kiểu gene Aa quy định hoa hồng, kiểu gene aa quy định hoa vàng; hình dạng quả do cặp KỲ QUAN SINH HỌC 2 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  3. gene B, b quy định. Phép lai P: cây hoa đỏ, quả bầu dục x cây hoa vàng, quả tròn, thu được F1 gồm 100% cây hoa hồng, quả tròn. Cho 1 cây F1 giao phấn với cây M cùng loài, thu được F2 có 12,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 25% cây hoa hồng, quả tròn : 25 cây hoa hồng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa vàng, quả tròn : 12,5% cây hoa vàng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa đỏ, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục, thu được đời con. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 1:1:1:1. B. 9:3:3:1. C. 3:3:1:1. D. 3:1. Câu 34: (M2020-L2-114-3) Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân. Giả sử tế bào sinh trứng có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường; tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp giữa các loại giao tử của 2 tế bào này có thể có bao nhiêu NST? A. 4. B. 5. C. 6. D. 8. Câu 35: (M2020-L2-115-4) Một loài thực vật, xét 2 gene nằm trên cùng 1 NST, mỗi gene quy định 1 tính trạng và mỗi gene đều có 2 allele, các allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: cây dị hợp 2 cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết hoán vị gene xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Theo lí thuyết, khi nói về F1, phát biểu nào sau đây sai? A. Mỗi tính trạng đều có tỉ lệ kiểu hình là 3:1. B. Kiểu hình trội 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất. C. Kiểu hình trội 1 trong 2 tính trạng có 5 loại kiểu gene. D. Có 2 loại kiểu gene dị hợp 2 cặp gene. Câu 36: (M2020-L2-116-3) Ở cừu, kiểu gene HH quy định có sừng, kiểu gene hh quy định không sừng, kiểu gene Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gene này nằm trên NST thường. Cho các cừu đực không có sừng lai với các cừu cái có sừng, thu được F1. Cho các cừu đực F1 giao phối với các cừu cái có sừng, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 75% cừu có sừng : 25% cừu không sừng B. 100% cừu có sừng. C. 50% cừu có sừng : 50% cừu không sừng. D. 100% cừu không sừng. Câu 37: (M2020-L2-117-4) Giả sử 1 tế bào sinh tinh có kiểu gene Ab/aB Dd, giảm phân tạo ra 4 loại giao tử. Biết rằng cặp Dd không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABDd, AbDd, aB, ab hoặc AB, Ab, aBDd, abDd. B. ABDD, AbDD, aB, ab hoặc AB, Ab, aBdd, abdd. C. ABDd, Ab, AB, abDd hoặc AB, AbDd, ABDd, ab. D. ABDd, AbDd, aBD, abd hoặc ABd, AbD, aBDd, abDd. Câu 38: (M2010-L2-118-4) Một loài thú, phép lai P: Ab/aB Dd x Ab/aB Dd, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 có 0,25% số cá thể có kiểu hình lặn 3 tính trạng. Cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn, hoán vị gene xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ A. 38,25%. B. 36,00% C. 30,75% D. 48,75%. Câu 39: (M2010-L2-119-4) Một quần thể động vật giao phối, màu cánh do 1 gene có 4 allele nằm trên NST thường quy định. Allele A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với allele A2, A3, A4; allele A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với allele A3, A4; allele A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với allele A4 quy định cánh trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có 51% cá thể cánh đen: 13% cá thể cánh xám : 32% cá thể cánh vàng : 4% cá thể cánh trắng. Cho các cá thể cánh xám của quần thể này giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con có A. 12/169 số cá thể cánh vàng. B. 122/169 số cá thể cánh đen. KỲ QUAN SINH HỌC 3 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  4. C. 133/169 số cá thể cánh xám. D. 16/169 số cá thể cánh trắng. Câu 40: (M2010-L2-120-4) Cho phả hệ sau: Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định, 2 gene này đều nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và các gene liên kết hoàn toàn. Cho các phát biểu về phả hệ như sau: I. Xác định được tối đa kiểu gene của 12 người. II. Người số 1 và người số 14 có thể có kiểu gene giống nhau. III. Xác suất sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13-14 là 25% IV. Người số 6 có thể có kiểu gene đồng hợp 2 cặp gene. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT KỲ QUAN SINH HỌC 4 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  5. LỜI GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THAM KHẢO LẦN 2 CỦA BỘ GD&ĐT NĂM 2020 Câu 1: Cơ quan của thực vật sống trên cạn có chức năng hút nước từ đất: Rễ. Hình 1. Sự thích nghi của rễ cây với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng (Nguồn: Internet) Chọn A Câu 2: Động vật hô hấp bằng mang: Cá chép. Hình 2. Cấu trúc của mang cá thích nghi với chức năng trao đổi khí (Nguồn: Neil Campbell) Chọn C Câu 3: Acid amine là nguyên liệu để tổng hợp nên: Protein. Hình 3. Các bậc cấu trúc protein Chọn D KỲ QUAN SINH HỌC 5 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  6. Câu 4: CHUYỂN ĐOẠN MẤT ĐOẠN LẶP ĐOẠN ĐẢO ĐOẠN A. Sai, vì Đột biến đa bội làm tăng số lượng gene nhưng là trong bộ NST. B. Sai, vì Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gene trên NST mà không làm thay đổi số lượng gene C. Đúng, vì Lặp đoạn NST sẽ làm tăng số lượng gene trên đoạn lặp đó. D. Sai, vì Đột biến lệch bội có thể làm giảm hoặc tăng số lượng gene nhưng là trên bộ NST. Chọn C Câu 5: A. Đúng, thể tam bội mang bộ NST 3n. B. Sai, vì thể ba có bộ NST là 2n + 1, tức là có một cặp NST có 3 chiếc. C. Sai, vì thể tứ bội có bộ NST 4n, tức là cặp nào cũng có 4 chiếc. D. Sai, vì thể một có bộ NST 2n – 1, tức là có một cặp NST có 1 chiếc. Hình 4. Một số đạng đột biến số lượng NST (Tô Nguyên Cương – 2020) Chọn A Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, gene mã hóa protein ức chế là: Gene điều hòa. Hình 5. Các thành phần tham gia điều hòa hoạt động gene *Một Operon: Vùng Vai trò Gene cấu trúc Nhóm gene Z, Y, A tổng hợp các chuỗi polypeptide hình thành (Z, Y, A) enzyme phân giải lactose. Vận hành (O) Nơi protein ức chế bám vào cản trở ARN-polymerase trượt tới nhóm gene cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã. Khởi động (P) Nơi ARN-polymerase bám vào khởi động quá trình phiên mã. KỲ QUAN SINH HỌC 6 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  7. Hình 6. Cơ chế điều hòa hoạt động của gene tổng hợp enzyme phân giải lactose ở vi khuẩn E.coli Chọn A Câu 7: Dựa vào cách ghi nhớ đơn giản đã được hướng dẫn trong Bộ sách Kỳ quan sinh học và một chút suy luận, chúng ta dễ dàng xác định được trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở: Đại Trung sinh. BẢNG MẸO NHỚ CÁC SỰ KIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THỜI KÌ ĐỊA CHẤT ĐẠI CỔ TRUNG TÂN C TRI CRE (Than (Tam (Phấn KỈ C O S D đá) P điệp) JURA trắng) TAM TỨ ĐV Ngành Diệt Cạn Trùng Sát Phân Thú Phân Vú Trưởng Người (Nguồn: Cách ghi nhớ trong sách KỲ QUAN SINH HỌC – Tập 1) Chọn A Câu 8: Cơ thể thuần chủng là cơ thể mà trong đó các gene allele (cùng locus) là giống nhau. Vì vậy cơ thể có kiểu gene không thuần chủng là: AaBb. Chọn B Câu 9: Ta thấy lúa với cỏ cơ bản có nguồn sống (thức ăn, nơi ở) giống nhau nên sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh khác loài, tức cả 2 bên cùng bị hại. Hình 7. Một số loại cỏ trên ruộng lúa (Nguồn: Internet) A. Sai, vì quan hệ hợp tác là cả 2 bên đều có lợi nhưng không nhất thiết phải có. B. Sai, vì quan hệ cộng sinh là cả 2 bên đều có lợi và nhất thiết phải có. C. Sai, vì quan hệ kí sinh là một bên có lợi, một bên có hại. D. Đúng, vì quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ khác loài có chung nguồn sống – cả 2 bên đều có hại. Chọn D KỲ QUAN SINH HỌC 7 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  8. Câu 10: Hình 8. Bộ NST ở một số loài (Nguồn: Internet) Động vật có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO là: Châu chấu. Chọn B Câu 11: Đối tượng được Morgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền liên kết gene là: ruồi giấm. Hình 9. Ruồi giấm và bộ NST (Nguồn: Internet) Chọn B Câu 12: Hệ tuần hoàn của động vật không có mao mạch là là nhóm có hệ tuần hoàn hở. Cá rô phi, ngựa vằn và chim bồ câu là nhóm có hệ tuần hoàn kín, chỉ có tôm sống là có hệ tuần hoàn hở. Hình 10. Hệ tuần hoàn hở của tôm (Nguồn: Internet) Chọn A KỲ QUAN SINH HỌC 8 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  9. Câu 13: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp để tạo ra các cây con có kiểu gene giống cây mẹ là: Giâm cành, bởi cây con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ nhờ cơ chế nguyên phân. Hình 11. Giâm cành ở tre (Nguồn: Internet) Chọn D Câu 14: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là: tỉ lệ giới tính. Hình 12. Tháp dân số một số quốc gia điển hình (Nguồn: Internet) Chọn C Câu 15: Ta có: NHÓM SVSX SVTT Chuỗi thức ăn Cây ngô  Sâu ăn lá ngô  Nhái  Rắn hổ mang  Diều hâu. Bậc dinh dưỡng 1 2 3 4 5 Bậc tiêu thụ 1 2 3 4 Vậy, nhái thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. Chọn D Câu 16: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp: lai thuận nghịch, cụ thể là phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn: Lai thuận Lai nghịch P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm F1 : 100% cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh Chọn A KỲ QUAN SINH HỌC 9 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  10. Câu 17: Nhân tố có thể làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định là: A. Sai, vì Di – nhập gene xảy ra có thể nói là “vô hướng”. B. Sai, vì Giao phối ngẫu nhiên làm cho tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể cân bằng, ổn định. C. Đúng, vì Chọn lọc tự nhiên chính là sự chọn lọc có hướng của môi trường sống, đào thải các cá thể không thích nghi và giữ lại các cá thể có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống đó. D. Sai, vì Đột biến phát sinh vô hướng. Chọn C Câu 18: Tập hợp sinh vật nào sau đây là 1 quần thể sinh vật? A. Sai, vì cây gồm rất nhiều loài cây. B. Sai, vì cá gồm rất nhiều loài cá. C. Sai, vì chim gồm rất nhiều loài chim. D. Đúng. Chọn D Câu 19: Nhân tố cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là: Đột biến. Chọn C Câu 20: Hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là: thường biến. Hình 13. Sự biến đổi hình thái lá cây rau mác trong các điều kiện môi trường khác nhau Chọn C Câu 21: Nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú thêm vốn gene của quần thể: A. Sai, vì Chọn lọc tự nhiên là giữ lại các cá thể thích nghi và đào thải các cá thể không thích nghi. B. Sai, vì Giao phối không ngẫu nhiên sẽ làm tăng dần tỉ lệ KG đồng hợp, giảm dần tỉ lệ KG dị hợp. C. Đúng, vì Di – nhập gene có thể mang một biến dị mới từ quần thể khác sang. Chọn C D. Sai, vì Các yếu tố ngẫu nhiên nó “phá hủy” một phần hoặc toàn bộ quần thể. Câu 22: Hoạt động của con người làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính: A. Đúng, vì Trồng rừng và bảo vệ rừng thì các cây sẽ hấp thụ CO2 trong khí quyển. Chọn A B. Sai, vì Sử dụng than đá làm chất đốt sẽ thải ra thêm nhiều khí CO2. C. Sai, vì Sử dụng dầu mỏ làm chất đốt sẽ thải ra thêm nhiều khí CO2. D. Sai, vì Đốt các loại rác thải nhựa sẽ thải ra thêm nhiều khí CO2. Câu 23: Cả 4 biện pháp được sử dụng để tăng năng suất cây trồng: I. Bón phân, tưới nước hợp lí. II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao. III. Trồng cây với mật độ thích hợp. IV. Trồng cây đúng mùa vụ. Chọn D KỲ QUAN SINH HỌC 10 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  11. Câu 24: Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene Aa. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là: fa = 1/2 = 0,5. Chọn D Câu 25: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticodon 3’XUG5’ sẽ vận chuyển acid amine được mã hóa bởi triplet trên mạch khuôn là: Theo NTBS ta dễ dàng xác định được: Chọn A Câu 26: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu: A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. => Đúng, vì Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật qua ảnh hưởng tới sự hoạt động của các enzyme. B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp. => Đúng, vì Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô trong hạt có hàm lượng nước thấp nên có cường độ hô hấp thấp. Từ đó có thể bảo quản hạt được lâu. C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp. => Đúng, vì Nồng độ CO2 cao thì sự chuyển dịch của phản ứng theo PTTQ quá trình hô hấp sẽ chậm đi, tức quá trình hô hấp bị ức chế. D. Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.=> Sai, vì Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật sẽ tăng cường quá trình hô hấp kị khí chứ không phải hiếu khí. Chọn D Câu 27: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loài này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có một cặp có 3 chiếc. Tức là có bộ NST 2n+1. Cá thể này thuộc thể đột biến: Thể ba. Hình 14. Sơ đồ bộ NST bình thường và bộ NST đột biến tam nhiễm ở ruồi giấm (Tô Nguyên Cương – 2020) Chọn C Câu 28: Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai? KỲ QUAN SINH HỌC 11 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  12. Hình 15. Tiêu hóa ở nhóm động vật nhai lại – 4 ngăn. (Nguồn: Neil Campbell) A. Đúng, Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn. B. Đúng, Dạ múi khế tiết ra enzyme pepsin và HCl để tiêu hóa protein. C. Đúng, Cellulose trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ. D. Sai, không phải Dạ tổ ong mà Dạ múi khế mới được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này. Chọn D Câu 29: Ở đậu Hà Lan, A: thân cao; a: thân thấp; B: hoa đỏ; b: hoa trắng. Cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ có kiểu gene: AABB Chọn A Câu 30: Phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 là: A. Sai, vì Ab/ab x aB/ab => 1:1:1:1 B. Sai, vì Ab/ab x aB/aB => 1:1 C. Đúng, vì AB/aB x Ab/ab => 3:1 D. Sai, vì aB/ab x ab/ab => 1:1 Chọn C Câu 31: 1 gene sinh vật nhân sơ: N = 1200 cặp; A = 480 nucleotide. Trên mạch 1, có %A1 = 10%, trên mạch 2, có G = 300 nucleotide. Cách 1: Ta có: 2A + 2G = 1200.2 A = 480 { { A = 480 G = 720 Trên mạch 1 có: A1 = 10%.1200 = 120. Trên mạch 2 có: X2 = G – G2 = 720 – 300 = 420. Bố trí vào sơ đồ 2, ta có: Từ sơ đồ trên suy ra: T2 = 120, A2 = 480 – 120 = 360; X2 = 420; G2 = 300 Tỉ lệ G+T/A+X của mạch 2 là: (300 + 120)/(360 + 420) = 420/780 = 7/13. Chọn D KỲ QUAN SINH HỌC 12 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  13. Cách 2: Ta có : N = 2(A + G) = 2 1200 A + G = 1200 Vì A = 480 G = 1200 – 480 = 720. Trên mạch 1 của gene có A1 = 10% = 120 = T2 T1 = A – A1 = 480 – 120 = 360 = A2 Trên mạch 2 của gene cũng có G2 = 300 X2 = G – G2 = 720 – 300 = 420 GT Vậy tỉ lệ của mạch 2 là (300 + 120) : (360 + 420) = 420 : 780 = 7/13 AX Chọn D Câu 32: Một loài thực vật: A, a và B, b cùng quy định hình dạng quả. Cách 1: P: cây quả dẹt x cây quả dẹt => F1: 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Dễ thấy F2 có tỉ lệ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb. Vậy cây quả tròn có thể là một trong 4 kiểu gene: AAbb, Aabb, aaBB, aaBb. Như vậy sẽ có tối đa: 4 + 3 +2 + 1 = 10 phép lai. Tuy nhiên chúng ta nhẩm và thấy ngay 9 phép lai chỉ cho ra một loại KH ở đời con nên loại, chỉ có phép lai: Aabb x aaBb cho ra 3 loại KH ở đời con: P: => 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb (1 Dẹt : 2 Tròn : 1 Dài) Chọn A Cách 2: + Nhận xét: P: cây quả dẹt cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn :1 cây quả dài. Đây là tương tác gene bổ sung kiểu 9 : 6 : 1. + Quy ước: A – B – : Quả dẹt. A – bb = aaB – : Quả tròn. aabb: Quả dài. + Vậy kiểu gene của P là AaBb AaBb. Kiểu gene của F1 là 9 A – B – : 3 A – bb : 3 aaB – : 1 aabb. (Aa Aa) (Bb Bb)  (1AA : 2Aa : 1aa) (1BB : 2Bb : 1bb). + Kiểu gene Tròn ở F2 là AAbb, Aabb, aaBB, aaBb. + Quan sát các phương án A, B, C và D thấy phương án nào cũng có cây quả dài (aabb). Do vậy chúng ta xem xét trong 4 kiểu gene trên thấy chỉ có các cặp sau có thể tạo ra cây quả tròn: (1) Aabb Aabb  3 tròn : 1 dài. (2) aaBb aaBb  3 tròn : 1 dài. (3) Aabb aaBb  1 dẹt : 2 tròn : 1 dài. Từ 3 phép lai này Chọn A KỲ QUAN SINH HỌC 13 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  14. Câu 33: Tóm tắt: AA - hoa đỏ, Aa - hoa hồng, aa - hoa vàng; cặp gene B, b quy định hình dạng quả. P: đỏ, bầu dục x vàng, tròn F1: 100% hồng, tròn. F1 x cây M F2: 1 đỏ, tròn : 2 hồng, tròn : 2 hồng, bầu dục : 1 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục : 1 đỏ, bầu dục. Cây F1 x hoa vàng, quả bầu dục => kiểu hình ở đời con? Giải: Cách 1: Do P tương phản, F1 đồng tính hoa hồng, quả tròn suy ra P thuần chủng, tròn trội so với bầu dục. Xét F2: *Khi chỉ xét từng tính trạng, ta có: - Đỏ:Hồng:Vàng = (12,5+12,5):(25+25):(12,5+12,5) = 1:2:1 - Tròn:Bầu dục = (12,5+25+12,5):(25+12,5+12,5) = 1:1 *Khi xét cả 2 tính trạng, ta thấy: (1:2:1)(1:1) = 1:1:2:2:1:1, đúng như kết quả F2 thu được. Vậy 2 gene quy định 2 tính trạng trên phân li độc lập. Vậy phép lai P: AAbb x aaBB. Suy ra F1: AaBb. Khi F1 lai với cây hoa vàng, quả bầu dục (aabb) sẽ cho kết quả là: 1:1:1:1 Chọn A Cách 2: + Nhận xét: - Phép lai P: cây quả bầu dục cây quả tròn, thu được F1 gồm 100% cây quả tròn. - Tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gene B, b quy định. Tính trạng tròn là trội hoàn toàn so tính trạng dài. Kết quả phép lai P chứng tỏ kiểu gene của P Cây đỏ, quả bầu dục gồm: AA, bb Cây hoa vàng, quả tròn gồm: aa, BB Kiểu gene cây F1 gồm Aa, Bb. (1) + Xét sự di truyền riêng rẽ từng tính trạng ở phép lai F1 với cây M: Đỏ : hồng : vàng = 1 : 2 : 1 Tròn : bầu dục = 1 : 1 + Xét sự di truyền chung ở đời lai cây F1 với cây M: (1 đỏ : 2 hồng : 1 vàng) (1 tròn : 1 bầu dục). Tỷ lệ này trùng với tỷ lệ đề ra. Cặp gene quy định màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập. (2) Từ (1) và (2) Kiểu gene cây F1 là AaBb. Kiểu gene cây hoa vàng, quả bầu dục là aabb. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục có sơ đồ lai: AaBb aabb  1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình: 1 hồng, tròn : 1 hồng, bầu dục : 1 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục. Chọn A KỲ QUAN SINH HỌC 14 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  15. Câu 34: Cách 1: Từ sơ đồ, dễ thấy loài có 2n =4. *Tế bào sinh trứng, không phân li một cặp trong giảm phân sẽ cho giao tử: n-1 và n+1, tức là 1 và 3 (Cái này chúng ta vẽ sơ đồ là ra ngay) *Tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho giao tử: n tức là 2. Vậy qua thụ tinh có thể thu được các hợp tử có bộ NST là: 3 hoặc 5. Chọn B Cách 2: + Tế bào sinh trứng giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li, giảm phân 2 bình thường sẽ tạo ra hai loại giao tử: Một loại có chứa 3 NST, một loại chứa 1 NST. + Tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo ra hợp tử chứa 2 NST. + Khi trứng và tinh trùng thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có thể có (3NST) (2NST)  (5 NST) hoặc (1NST) (2NST)  (3NST) Chọn B. Câu 35: Cách 1: A. Đúng, vì P dị hợp nên mỗi cặp gene sẽ cho đời con tỉ lệ kiểu hình là 3:1. B. Đúng, vì khi ta lai giữa 2 cơ thể dị hợp có cùng kiểu gene, ta luôn có: [x/2AB:x/2ab:(1-x)/2Ab: (1-x)/2aB] [x/2AB:x/2ab:(1-x)/2Ab: (1-x)/2 aB] Khi đó, tỉ lệ cơ thể có KH trội về 2 tính trạng sẽ là: x/2.1 + x/2.x/2 + (1-x)/2.1/2 + (1-x)/2.1/2 = x/2 + x2/4 + (1-x)/2 = x2/4 +1/2 ≥ 1/2 C. Sai, vì kiểu hình trội 1 trong 2 tính trạng có 4 loại kiểu gene: Ab/Ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab. D. Đúng, có 2 loại kiểu gene dị hợp 2 cặp gene AB/ab và Ab/Ab. Chọn C Cách 2: Đề cho: Phép lai P: cây dị hợp 2 cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Hoán vị gene xảy ra ở cả hai giới. Giả sử hai cặp gene dị hợp ở P lần lượt là Aa và Bb. Vậy khi lai P đã xảy ra hai phép lai Aa Aa và Bb Bb. KỲ QUAN SINH HỌC 15 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  16.  Vì Aa Aa và Bb Bb đều cho tỷ lệ 3 : 1 A đúng.  Kiểu hình trội về hai tính trạng chiếm tỉ lệ: A – B – = 0,5 + aabb B đúng. Ab Ab aB aB  Kiểu hình trội về 1 trong hai tính trạng chỉ có 2 kiểu gene là , hoặc , C sai. Ab ab aB ab AB Ab  Số kiểu gene dị hợp về 2 cặp gene là và D đúng. ab aB Chọn C Câu 36: TÓM TẮT HH: có sừng, hh: không sừng, Hh có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. P: Cừu đực không có sừng x Cừu cái có sừng F1: đực F1 x cái có sừng F2: ? Giải Cách 1: P: hh x HH F1: Hh F1 x HH F2: 1/2HH : 1/2Hh = 1/4 Đực có sừng : 1/4 Cái có sừng : 1/4 Đực có sừng : 1/4 Cái không sừng = 3 Có sừng : 1 Không sừng. Chọn A Cách 2: Cừu đực không sừng có kiểu gene là hh Cừu cái có sừng có kiểu gene là HH Sơ đồ lai Cừu đực không sừng với Cừu cái có sừng: ♂hh ♀HH  Hh Cừu đực F1 giao phối với cừu cái có sừng: ♂Hh ♀HH  F2: 1HH : 1Hh Ở F2 có: - Tất cả HH đều có sừng chiếm 50%. - Trong số cừu Hh có ½ là cừu đực có sừng chiếm 25%; và ½ cừu cái không sừng chiếm 25% Vậy tổng số cừu có sừng : không sừng ở F2 là 75% : 25% Chọn A Câu 37: Bẫy: Một tế bào sinh tinh chứ không phải một cơ thể (tức là gồm nhiều tế bào) đực. Cách 1: Dd rối loạn không phân li trong giảm phân 1 sẽ cho 2 loại giao tử: Dd và 0. Ab/aB giảm phân cho 4 loại giao tử: AB, ab, Ab và aB. Các loại giao tử có thể được tạo ra là: TH1: ((Ab:AB):(aB:ab))(Dd:0) = AbDd : ABDd : aB : ab hoặc Ab, AB, aBDd : abDd TH2: ((Ab:ab):(aB:AB))(Dd:0) = AbDd : abDd : aB : AB hoặc Ab, ab, aBDd : ABDd A. Đúng. KỲ QUAN SINH HỌC 16 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  17. B. Loại, do có giao tử có gene DD C. Loại, vì có đồng thời cả 2 loại giao tử AB và ab. D. Loại, do có giao tử chỉ mang một allele d. Chọn A Cách 2: Cặp Dd không phân li trong giảm phân 1, còn giảm phân 2 bình thường Cặp Dd sau giảm phân cho giao tử Dd và giao tử không có allele nào. Phương án nào có DD hoặc d thì đều sai. B và D sai. Ab Cặp gene phát sinh giao tử cho 04 loại giao tử là Ab, aB, AB, ab. aB Phương án C sai vì thiếu giao tử aB. Chọn A Cách 3: Ab Tế bào có kiểu gene Dd aB Cặp NST số 1 có thể xảy ra HVG tạo : AB, ab, aB, Ab Cặp NST số 2, mang gene Dd không phân li trong GP I, GPII bình thường tạo giao tử Dd và O Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi giảm phân + TH1: ABDd, AbDd, aB, ab (NST kép AB Ab đi với Dd, aB ab đi với O) + TH2: AB, Ab, aBDd, abDd ((NST kép AB Ab đi với O, aB ab đi với Dd) Chọn A Câu 38: TÓM TẮT Mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn, hoán vị gene xảy ra ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. P: Ab/aB Dd x Ab/aB Dd F1: 0,25% số cá thể có kiểu hình lặn 3 tính trạng. Số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ? Giải: Cách 1: Do P có kiểu gene giống nhau và quá trình giảm phân xảy ra trao đổi chéo như nhau ở đực và cái nên tỉ lệ giao tử abd ở P giống nhau. Nếu gọi f là tần số hoán vị gene, khi đó tỉ lệ cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở đời con là: f/2.1/2.f/2.1/2 = 0,25% => f = 0,2 Ta dễ dàng xác định được tỉ lệ các loại kiểu hình do gene AB quy định là: TT TL LT LL 0,51 0,24 0,24 0,01 0,75 0,25 Khi xét cả 3 gene ta có: KỲ QUAN SINH HỌC 17 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  18. (0,51TT : 0,24TL : 0,24LT : 0,04LL)(3/4T:1/4L) Vậy, số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ: 0,51.1/4 + (0,24+0,24).3/4 = 0,4875 Chọn D Cách 2: Đề cho: Số cá thể có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm 25% ab Kiểu gene dd = 25% ab Vì Dd Dd  ¾ D – : ¼ dd. ab = 0,25% : 25% = 1% ab Theo công thức giải nhanh: A – B – = 50% + aabb = 51% A – bb = aaB – = 25% - aabb = 24%. Vậy tổng số cá thể có kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng là: (A – B –)dd + (A – bbD –) + (aaB – D –) = 51% 25% + 2 24% 75% = 48,75%. Chọn D Cách 3: Ab Ab abab 0,25% ♂ Dd × ♀ Dd → dd  0,25%0,01 aB aB ababdd 0,25 abab  A BA bbaaB0,50,51;0,250,24 abab Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng là: 0,510,252 A BddA 0,24,0,750,4875 bb aaBD Chọn D Câu 39: TÓM TẮT A1 đen trội hoàn toàn so với allele A2, A3, A4; A2 xám trội hoàn toàn so với allele A3, A4; A3 vàng trội hoàn toàn so với allele A4 A4 trắng. Quần thể cân bằng di truyền: 51% đen: 13% xám : 32% vàng : 4% trắng. Cho xám của quần thể này giao phối ngẫu nhiên. Trong tổng số cá thể thu được ở đời con có 4 loại KH với tỉ lệ là bao nhiêu? Giải: Cách 1: Gọi p, q, r, h lần lượt là tần số allele A1, A2, A3, A4. Ta có (p + q + r + h) = 1. (1) Vì quần thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Cấu trúc di truyền của quần thể là triển khai: (p + q + r + h)2 = 1. (1) [(p + q + r) + h]2 = 1. (p + q + r)2 + 2(p + q + r) + h2 = 1 Công thức này cho thấy tỷ lệ cánh trắng chính là h2 = 4%. h = 0,2. KỲ QUAN SINH HỌC 18 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  19. Thay h = 0,2 vào (1) ta có: (p + q + r + 0,2)2 = 1. (2) [(p + q) + (r + 0,2)]2 = 1. (p + q)2 + 2(p + q)(r + 0,2) + (r + 0,2)2 = 1 (r + 0,2)2 chính là tổng tỷ lệ kiểu hình cánh trắng với cánh vàng. (r + 0,2)2 = 32% + 4% = 36%. r = 0,4. Thay r = 0,4 vào (2) ta có: (p + q + 0,4 + 0,2)2 = 1. p2 + 2p(q + 0,6) + (q + 0,6)2 = 1 (q + 0,6)2 chính là tổng tỷ lệ kiểu hình cánh trắng, cánh vàng và cánh xám. (q + 0,6)2 = 49%. q = 0,1. p = 0,3. Tính tỷ lệ các cá thể cánh xám: 2 (0,3 A1 + 0,1 A2 + 0,4 A3 + 0,2 A4) = 1 2 2 (0,3A1) + 2 0,3 A1 (0,1 A2 + 0,4 A3 + 0,2 A4) + (0,1 A2 + 0,4 A3 + 0,2 A4) = 1 2 2 (0,3A1) + 2 0,3 A1 (0,1 A2 + 0,4 A3 + 0,2 A4) + (0,1 A2) + + 2 (0,1 A2) (0,4 A3 + 0,2 A4) + (0,4 2 A3 + 0,2 A4) = 1 Tổng số cá thể thân xám là 2 (0,1 A2) + 2 (0,1 A2) (0,4 A3 + 0,2 A4) = 0,01 A2A2 + 0,08 A2A3 + 0,04 A2A4 Tần số các allele có trong các cá thể thân xám là A2 = (0,01 + 0,04 + 0,02) : 0,13 = 7/13. A3 = 0,04 : 0,13 = 4/13. A4 = 0,02 : 0,13 = 2/13. Vậy khi cho các cá thể thân xám giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời sau sẽ là triển khai của: 7 4 2 2 ( A2 + A3 + A4) 13 13 13 Triển khai ta thấy: 4 + Số cá thể cánh trắng: A4A4 169 4 2 4 2 + Số cá thể vàng: ( A3) + 2 ( A3 + A4) 13 13 13 7 2 7 4 2 + Số cá thể cánh xám: ( A2) + 2 A ( A3 + A4) = 133/169 Chọn C 13 13 13 13 + Số cá thể cánh đen: 0/169. Cách 2: Nhận diện (Hình dung) quy luật: A1 A2 A3 A4 Đen Xám Vàng Trắng KỲ QUAN SINH HỌC 19 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  20. Quần thể cân bằng di truyền, luôn có cấu trúc dạng: (pA1 + qA2 + rA3 + hA4)2 = 1. Trong đó p, q, r, h lần lượt là tần số allele A1, A2, A3, A4. Ta có cánh trắng = 4%  A4 0,040,2 2 2 Cánh trắng + cánh vàng = AAA343  0,320,040,360,60,4 2 2 Cánh trắng + cánh vàng + cánh xám = AAAA2344  0,130,320,040,490,70,1 Vậy, A1 = 1 – 0,2 – 0,4 – 0,1 = 0,3. *Các con cánh xám của quần thể: Có tỉ lệ các loại KG: 0,01A2A2+ 0,08A2A3 + 0,04A2A4 (1) - Do chỉ cho giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể cánh xám mà các cá thể cánh xám không thể có allale A1 (vì nếu có sẽ là cánh đen). Vì vậy ở đời con sẽ không có cá thể cánh đen. => B. Sai. 742 - Từ (1), suy ra tần số các allele: AAA:: 131313233 - Vậy, 2 24 + Tỉ lệ cánh trắng là: => D. Sai 1 3 1 6 9 22 42232 + Tỉ lệ cánh vàng là: => A. Sai 131313169 324133 + Tỉ lệ cánh xám là: 1 => C. Đúng. Chọn C 169169169 Câu 40: Cho phả hệ sau: TÓM TẮT Mỗi bệnh do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định, cùng nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và liên kết hoàn toàn. Cho các phát biểu về phả hệ như sau: I. Xác định được tối đa kiểu gene của 12 người. II. Người số 1 và người số 14 có thể có kiểu gene giống nhau. III. Xác suất sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13-14 là 25% IV. Người số 6 có thể có kiểu gene đồng hợp 2 cặp gene. Có bao nhiêu phát biểu đúng? *Xét cụm 1,2,5,6,7: Bố mẹ (1,2) bình thường sinh ra con bị bệnh (5), suy ra bệnh do gene lặn. Quy ước: M: Bình thường; m: Bị bệnh M. KỲ QUAN SINH HỌC 20 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  21. *Xét cụm 9,10,14,15: Bố mẹ (9,10) bình thường mà sinh ra con (15) bị bệnh nên bệnh do gene lặn quy định. Quy ước: N: Bình thường; n: Bị bệnh N. Dễ thấy tất cả 8 con trai đều biết KG. Cụ thể tất cả con trai bình thường (2,10,11,13) đều có KG XMNY, con trai chỉ bị bệnh M (4,5,8) đều có KG XmNY và con trai chỉ bị bệnh N (15) có KG XMnY. *Xét nhánh bên trái: Chìa khóa là đi xác định kiểu gene 7 trên cơ sở mối quan hệ với 1,2,5,8,12. - 5 có KG XmNY nhận XmN từ 1, mà 1 bình thường nên 1 có KG XmNXM-. - Từ KG của 1 và 2, suy ra 6 có thể có KG là: XMNXmN hoặc XMNXM-, tức là không thể xác định được KG của 6. - 2 có KG XMNY sẽ cho 7 giao tử XMN. - 8 có KG XmNY cho 12 XmN, mà 12 chỉ bị bệnh M nên có KG: XmNXm-. => Do 12 nhận XmN từ 8 nên chắc chắn allele Xm- 12 nhận từ 7, tức 7 có KG XMNXm-. => Do 7 nhận XMN từ 2 nên chắc chắn allele còn lại là Xm- 7 nhận từ 1 mà 1 có KG là XmNXM- nên allele còn lại của 7 phải là XnM, tức 7 chắc chắn có KG XMNXmN. Từ đó dễ dàng suy ra allele chưa biết của 12 cũng là XmN, tức 12 có KG: XMNXmN. *Xét nhánh bên phải: Chìa khóa là kiểu gene 9. - Ta có, 4 có KG XmNY sẽ cho 9 XmN; 15 có KG XMnY sẽ nhận từ 9 XMn. Vậy 9 có KG XMnXmN. - Do 9 có KG XMnXmN, mà 9 nhận từ 4 allele XmN nên allle XMn nó nhận từ 3, tức 3 có allele XMn. Trong khi đó 11 có KG XMNY nên nó sẽ nhận từ 3 allele XMN. Vậy 3 có KG XMNXMn. - Do 10 có KG XMNY cho 14 allele XMN nên 14 bình thường cả 2 bệnh bất chấp nhận từ 9 allele nào, tức là không thể xác định chính xác kiểu gene của 14. Kết luận: Có 3 cơ thể không thể xác định được chính xác KG là: 1,6,14. Như vậy, I. Xác định được tối đa kiểu gene của của 15 – 3 = 12 người. => I. Đúng. II. Người số 1 và người số 14 có thể có kiểu gene giống nhau.=> II. Đúng. III. Xác suất sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13-14: SĐL 13-14: P: XMnXmN x XMNY => F1: 1XMNXMn : 1XMNXmN : 1XMnY : 1XmNY. Để cớ khả năng sinh ra con trai bị bệnh M thì 14 phải có KG XMNXmN. Như vậy, - XS để 14 có KG XMNXmN là: 1/2. - XS 14 cho giao tử là: 1/2. - XS 13 cho giao tử Y là: 1/2. Vậy XS sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13-14 là: 1/2.1/2.1/2 = 1/8 = 25% => III. Sai. IV. Người số 6 có thể có kiểu gene đồng hợp 2 cặp gene. Do 6 không xác định được chính xác KG và có thể có KG là: XMNXmN hoặc XMNXM-. Vậy KG XMNXM- có thể là KG đồng hợp XMNXMN. => IV. Đúng. Chọn C KỲ QUAN SINH HỌC 21 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2
  22. TẶNG THÊM CÁC EM MỘT CÂU BÀI TẬP HAY VỚI LỜI GIẢI CHI TIẾT Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gene trội không allele phân li độc lập tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gene, sự có mặt của mỗi allele trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F1; cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, cây cao 90 cm ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene quy định? A. 19 B. 7 C. 18 D. 13. VIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC (ITED) DỰ ÁN LUYỆN THI ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN MÔN SINH HỌC (Dự án Luyện thi Sinh học vì cộng đồng) HỌC TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TOÀN BỘ LÝ THUYẾT VÀ ĐƯỢC CẤP ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU LÝ THUYẾT CÓ MỘT KHÔNG HAI MÔN SINH HỌC THI THPT QUỐC GIA KHAI GIẢNG 17/08/2020 Chủ nhiệm dự án: Ths. Tô Nguyên Cương Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học Cố vấn chuyên môn: PGS.TS. Dương Tiến Sỹ Giảng viên cao cấp Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học Trường ĐHSP Hà Nội Viện trưởng Viện phát triển công nghệ và giáo dục (ITED) Địa chỉ: Số 313, tổ 9, đường Hoàng Công Chất, Phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.  Website :  Điện thoại: 0984.280.076  Youtube : KỲ QUAN SINH HỌC  Facebook :  Fanpage :  Group : ĐĂNG KÝ NGAY THÀNH VIÊN FANPAGE VÀ GROUP ĐỂ NHẬN ĐƯỢC CÁC THÔNG TIN, BÀI GIẢNG, TÀI LIỆU MỚI NHẤT, SỚM NHẤT TỪ DỰ ÁN! Giải: Do là dạng mới nên cần khái quát một chút để hình dung ra quy luật: Do 1 gene sẽ có: AA, Aa, aa => 3KH Do 2 gene sẽ có: AABB, AABb, AAbb,Aabb, aabb => 5KH Do 3 gene sẽ có: AABBDD, AABBDd, AABBdd, AABbdd, AAbbdd, Aabbdd, aabbdd => 7KH Do 4 gene sẽ có: => 9KH Cây cao 90cm có số allele trội là: (90-70)/5 = 4 Vậy: Mỗi gene có 1 allele trội sẽ có: 1KG Một gene có 2 allele trội, 2 allele trội còn lại thuộc 3 gene còn lại: 4C1.3C2 = 12 4 allele trội thuộc 2 gen: 4C2 = 6 => 1+12+6 = 19 KỲ QUAN SINH HỌC 22 ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 CỦA BỘ GD&ĐT – LẦN 2