Các đề luyện thi môn Sinh học Lớp 9

doc 10 trang Hoài Anh 17/05/2022 4071
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_luyen_thi_mon_sinh_hoc_lop_9.doc

Nội dung text: Các đề luyện thi môn Sinh học Lớp 9

  1. ĐỀ THI NĂM 2005 Câu 1. Nêu chức năng của mỗi thành phần hóa học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động. Trong những thành phần đó thì thành phần nào có thể ảnh hưởng đến tính động của màng? Trả lời - Chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất: + Phopholipit là chất lưỡng cực do đó nó không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua,c và cho các chất tan trong lipit, các chất có kích thước nhỏ không phân cực không tích điện đi qua. + Prôtêin của màng có thể là enzim, các kênh vận chuyển các chất, là các thụ thể + Cacbonhydrat chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ. + Cholesteron có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn. - Thành phần ảnh hưởng đến tính linh động của màng đó là phôtpholipit và cholesteron: nếu nhiều đuôi axit béo không no thì tính động sẽ cao hơn so với chứa nhiều axit béo no, hay chứa nhiều cholesteron thì màng cũng ổn định hơn. Ngoài ra prôtêin cũng có ảnh hưởng tới tính linh động của màng. Câu 2. Một bác sĩ cho những người muốn giảm trọng lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó đã bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm trọng lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ti thể. Trả lời Màng trong của ti thể bị hỏng khiến cho ion H + không tích lại được trong xoang giữa hai lớp màng của ti thể vì thế ATP không được tổng hợp . Kết quả là quá trình hô hấp vẫn diễn ra tiêu tốn glucôzơ cũng như lipit của cơ thể mà ATP không được tạo thành nên lipit cũng không được bổ sung vào cơ thể vì thế trọng lượng cơ thể giảm . Tuy nhiên vì cơ thể cần ATP cho các hoạt động sống khác nên không có ATP thì cơ thể sẽ bị chết. ĐỀ THI NĂM 2006 Câu 1. a) Nêu các chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào. b) Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có những phương thức nào? Trả lời a) Các chức năng chính của prôtêin màng - Vận chuyển - Nối tiếp giữa các tế bào, nôi với khung xương và cơ chất tế bào - Vai trò enzime tham gia trao đổi chất - Vai trò tiếp nhận và thu nạp tín hiệu b) Các phương thức tương tác giữa tế bào và môi trường qua màng sinh chất - Dẫn truyền nước đi qua - Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào)
  2. - Dẫn truyền chọn lọc phân tử. - Tiếp nhận thông tin - Sự nhận dạng tế bào. - Liên kết tự nhiên với các tế bào khác. Câu 2. a) Những điều sau đây là đúng hay sai ? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a1. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên. a2. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ tan. a3. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và bị tiêu huỷ trong lizôxôm. a4. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu phí năng lượng ATP. b) Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh? Trả lời a) Những điều sau đây là đúng hay sai a1. Sai. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại vì tế bào mất nước. a2. Sai. Tế bào thực vật để trong dung dich nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không bị vỡ tan vì có thành xenlulô, do đó tạo sức trương. a3. Đúng a4. Sai. Vận chuyển dễ dàng là phương thức vận chuyển thụ động nhờ sự giúp đỡ của prôtêin không tiêu phí năng lượng. b) Vì sao ta nấu canh cua - Hiện tượng đóng thành mảng là do prôtêin cua bị vón cục lại. - Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường giấu kín phần kỵ nước ở bên trong và lộ phần ưa nước ở bên ngoài. - Khi có nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kỵ nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài nhưng do bản chất kỵ nước nên các phần kỵ nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kỵ nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. ĐỀ THI NĂM 2007 Câu 1: a) Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào? b) TB của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích. Trả lời 1
  3. a) - Đây là bào quan lizôxôm. - Cấu tạo: Dạng túi, kích thước trung bình từ 0,25 đến 0,6 micromet, có một lớp màng bao bọc. b) - Tế bào có đặc tính cơ bản mà từ đó người ta lợi dụng để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh là: Tính toàn năng của tế bào. - Vì mỗi tế bào chứa một bộ gen hoàn chỉnh và đặc trưng cho loài. 0.25đ Câu 2: Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. - Cấu tạo chung của một enzim: + Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein. + Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên LK với các cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. - Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim gồm có: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim ĐỀ THI NĂM 2008 Câu 1. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây. (1) (4) (3) (3) (3) (2) (3) (3) (a) (b) ATP ((E)E) (A) (B) (C) (D) a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên. b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất. Trả lời a) chú thích hình: 1= photpholipit, 2= cácbonhidrat (hoặc glico protein), 3=protein xuyên màng, 4= các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu. 0,25đ b) chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình: hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco( glico protein ), làm chức năng ghép nối và nhận diện các tế bào. Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói:protein trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ 2, hoặc ngoại bào và nội bào). Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng. 2
  4. Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định). Câu 2. Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện bằng phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa. Trả lời Bằng phường thức thực bào (nhập bào) Mô tả hoặc vẽ hình minh họa: - hình thành chân giả hoặc bao lấy vi khuẩn. - tạo bóng thực bào liên kết với lizoxôm. - vi khuẩn bị tiêu hóa (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom. ĐỀ THI NĂM 2009 Câu 1. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kep để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na + nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích. Trả lời Glixerol dễ dàng thấm qua màng lipít kép vì glixerol là một chất tan trong lipit. Na+ không thấm qua màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có thể đi qua các kênh prôtêin xuyên màng hoặc bơm protein. Câu 2. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? Trả lời - Điểm khác nhau Chuỗi truyền điện tử trên màng Chuỗi truyền điện tử trên tilacôit màng ti thể Chất cho điện tử Diệp lục ở trung tâm P 700 và diệp NADH, FADH2. lục P680 Chất nhận e cuối Diệp lục P700 (phôtphoryl hoá O2 cùng vòng) NADP+ (phôtphoryl hoá không vòng) Năng lượng của ánh sáng Chất hữu cơ điện tử có nguồn gốc từ 3
  5. - Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng để bơm H+ vào xoang tilacôit (hoặc vào xoang giữa 2 màng ti thể) để tạo thế năng iôn H +, iôn H+ sẽ khuếch tán qua kênh ATPaza ở trên màng để tổng hợp ATP theo phản ứng ADP + Pi > ATP. ĐỀ THI NĂM 2010 Câu 1. Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng "Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá"? Trả lời Bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn: - Ti thể chứa ADN giống với ADN của vi khuẩn - Ti thể chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn - Cơ chế tổng hợp protein trong ti thể tương tự ở vi khuẩn - Ti thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn Nói ti thể có lẽ xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hoá bởi vì: - Toàn bộ giới sinh vật nhân thật gồm cả nấm, động vật và thực vật đều có ti thể; nhưng chỉ có một nhóm sinh vật nhân thật (tảo và các thực vật) có lạp thể → lạp thể có lẽ xuất hiện sau ti thể trong quá trình tiến hoá. Câu 2. a) Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của hạch nhân (nhân con) ở tế bào sinh vật nhân thật. b) Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát triển bình thường không? Tại sao? Trả lời a) Hạch nhân là một cấu trúc có trong nhân tế bào sinh vật nhân thật. Nó gồm có ADN nhân và các phân tử rARN do chính ADN nhân mã hoá, ngoài ra nó còn gồm các protein được “nhập khẩu” từ tế bào chất. Hạch nhân là nơi “lắp ráp” (đóng gói) các phân tử rARN và protein, hình thành các tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của ribosom, trước khi những cấu trúc này được vận chuyển ra tế bào chất và tham gia vào quá trình dịch mã (tổng hợp protein). b) Nguyên phân thực chất là sự phân chia nhân, còn phân chia tế bào chất là hoạt động tương đối độc lập. Vì vậy, nếu nguyên phân xảy ra mà sự phân chia tế bào chất chưa xảy ra thì sẽ hình thành một tế bào đa nhân (trong trường hợp này là tế bào chứa 128 nhân). Ruồi con sẽ phát triển bình thường, vì tế bào đa nhân nêu trên sẽ phân chia tế bào chất để hình thành phôi nang, rồi phát triển thành ruồi trưởng thành. 4
  6. ĐỀ THI NĂM 2011 Câu 1. a) Hãy mô tả tiến trình thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để chứng minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển hay không. b) Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích. Trả lời a) - Trước tiên người ta phải đánh dấu protein màng của hai loài khác nhau sao cho có thể phân biệt được chúng (đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ hoặc bằng chất phát quang), sau đó cho các tế bào của hai loài tiếp xúc và dung hợp với nhau (nhờ sự trợ giúp của các chất nhất định). - Sau từng khoảng thời gian một, quan sát các dấu chuẩn của từng loài trên "tế bào lai" dưới kính hiển vi. Nếu protein màng của các loài đan xen với nhau trên tế bào lai thì chứng tỏ các prôtêin màng đã dịch chuyển. Tuy nhiên, nếu các protein của từng loài không pha trộn vào nhau mà vẫn nằm ở hai phía riêng biệt của tế bào lai thì ta vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là protein màng không di chuyển. Vì protein của cùng một loài có thể vẫn di chuyển trong loại tế bào đó nhưng khó có thể di chuyển sang màng tế bào của loài khác. b) + - Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H (bơm proton) – và một số khác bơm Cl vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày. - Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét. Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt axit của dạ dày. Câu 2. a) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này. b) Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước? Trả lời a) - Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm. - Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc. 5
  7. - Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể. - Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc. b) - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường. - Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học. - Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn. ĐỀ THI NĂM 2012 Câu 1. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào theo thời gian cũng gia tăng. a) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào. b) Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đã đưa ra là đúng? Trả lời a) - Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào cùng với sự vận chuyển của ion H + từ môi trường vào bên trong tế bào. - Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài tăng lên cùng với sự gia tăng lượng chất X được vận chuyển vào trong tế bào. - Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ của ion H+. - Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H + ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H+ bên ngoài tế bào. Sau đó H+ khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất X vào trong tế bào (cơ chế đồng vận chuyển). b) - Ta có thể làm thí nghiệm cho chất ức chế tổng hợp ATP syntaza để ức chế bơm proton khiến tế bào không bơm được H + ra bên ngoài dẫn đến tế bào không hấp thụ được chất X. - Hoặc ta cho tế bào thực vật vào dung dịch kiềm có độ pH tăng dần và theo dõi sự vận chuyển của chất X vào trong tế bào. Nếu pH gia tăng làm giảm dần sự hấp thu chất X vào tế bào đến một mức nào đó thì sự hấp thu chất X hoàn toàn dừng lại. Câu 2. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật. 6
  8. Trả lời - Cấu trúc của vi sợi: Có đường kính 7 nm và được cấu tạo từ các phân tử actin. - Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được cấu tạo từ hai chuỗi actin xoắn lại với nhau. - Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc ruột), các vi sợi tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lông nhung làm tăng diện tích màng tế bào do đó làm gia tăng bề mặt diện tích hấp thu các chất vào bên trong tế bào. - Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên trong tế bào nhờ đó việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn. Câu 3. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào quan này. Trả lời - Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và gia tăng kích thước làm cho tế bào trương lên khi thành tế bào đã được axit hoá làm giãn ra. Do vậy tế bào có thể nhanh chóng gia tăng kích thước rồi sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết. - Loại bào quan này ở thực vật còn có các chức năng như dự trữ các chất dinh dưỡng, chứa các chất độc hại đối với các tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế bào, không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố giúp hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, không bào còn chứa các chất độc giúp thực vật chống lại các động vật ăn thực vật. ĐỀ THI NĂM 2013 Câu 1. Các tế bào động vật có lizoxom, trong khi ở thực vật không có bào quan này. Loại bào quan nào ở thực vật có thể thay thế chức năng của lizoxom? Giải thích? Trả lời - Không bào. - Các không bào nhỏ ban đầu hình thành từ lưới nội chất và bộ máy gonghi. Các không bào kết hợp Không bào lớn. - Phân hủy các sản phẩm thải, thủy phân các đại phân tử. Câu 2. Protein có những bậc cấu trúc nào? Nêu các loại liên kết và tương tác hóa học có vai trò chính trong sự hình thành và duy trì mỗi bậc cấu trúc đo. Trả lời - Bốn bậc cấu trúc của prôtêin: + Cấu trúc bậc một: là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. + Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β. + Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin. 7
  9. + Cấu trúc bậc bốn: khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit (cùng loại hay khác loại) phối hợp với nhau để tạo nên phức hợp prôtêin lớn hơn thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của prôtêin. Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin: – Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin. – Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau. – Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước. – Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin. Câu 3. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh protein có những ưu thế gì so với phương thức khuếch tán qua lớp photpholipit kép? Trả lời - Khuếch tán qua kênh protein diễn ra nhanh hơn - Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao hơn so với khuếch tán qua lớp photpholipit kép. - Khuếch tán qua kênh protein cho phép các chất có kích thước lớn đi qua, tích điện đi qua. - Khuếch tán qua kênh protein dễ dàng được điều hòa theo nhu cầu tế bào dựa vào việc đóng mở và số lượng các kênh trên màng. ĐỀ THI NĂM 2014 Câu 1. Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật? Trả lời - Các dấu chuẩn glycoprotein hoặc glycolipid ở phía ngoài màng khác nhau ở các tế bào khác loài, khác cá thể, hoặc cùng cơ thể nhưng khác loại cơ quan, mô. Sự đa dạng của các phân tử này cùng với vị trí của chúng trên màng chính là dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác. - Vai trò: + Cơ sở loại bỏ các tế bào lạ kể cả các cơ quan cấy ghép nhờ hệ miễn dịch + Phân biệt các loại tế bào vào các mô, các cơ quan ở trong quá trình phát triển phôi. Câu 2. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào? Trả lời 8
  10. Đặc điểm SV nhân sơ SV nhân thực Vị trí màng sinh chất màng trong của ti thể Chất Chất mang đa dạng hơn so với ở sinh Cytochrom, coenzim Q. truyền vật nhân thực nên chúng có thể thích điện tử nghi với nhiều loại môi trường Chất nhận Chất nhận điện tử cuối cùng rất khác ôxi phân tử điện tử nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon (oxi liên kết) Câu 3. a) Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân bào có tơ diễn ra bình thường? b) Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển được về hai cực tế bào theo các cơ chế nào? Trả lời a) - NST nhân đôi ở pha 2 tạo thành NST kép. Mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử có ADN giống hệt nhau, bám nhau dọc theo chiều dài bằng phức hệ protein dính gọi là cohesin. Khi co xoắn ngắn lại, NST kép có một eo ở tâm động vùng đặc biệt nơi hai nhiễm sắc tử dính nhau chặt nhất. - Ở kì sau, protein cohesin tách nhau ra hoặc phân hủy bởi enzim. Sự kiện đó cho phép các nhiễm sắc tử chị em của mỗi cặp đột ngột tách ra. Mỗi nhiễm sắc tử trở thành NST đơn đầy đủ. b) Có nhiều giả thuyết, trong đó giả thuyết sau được nhiều nhà khoa học sinh học ủng hộ : - Sự di chuyển NST ở kì sau liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể động ở đầu thể động (một cấu trúc đặc biệt ở tâm động) - Các vi ống thể động có sự phân giải trùng hợp và giải phóng các đơn phân tubulin. Đồng thời các vi ống không đính vào NST kéo dài ra cùng sự kéo dài của tế bào. 9