Câu hỏi ôn tập kiểm tra 8 tuần học kì 2 môn Vật lý Lớp 9

doc 6 trang thaodu 4110
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra 8 tuần học kì 2 môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_kiem_tra_8_tuan_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra 8 tuần học kì 2 môn Vật lý Lớp 9

  1. === CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KÌ 2 MÔN: VẬT LÝ 9 I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1) Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi: A) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng B) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm C) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên tăng giảm D) Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây mạnh. Câu 2) Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi: A) Nam châm quay,cuộn dây đứng yên B) Cuộn dây quay,nam châm đứng yên. C) Nam châm và cuộn dây đều quay D) Câu A, B đều đúng Câu 3) Nam châm điện hoạt động khi dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm là: A) Dòng điện một chiều B) Dòng điện xoay chiều C) Dòng điện chạy qua cuộn dây mạnh D) Câu A, B đều đúng . Câu 4) Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, phương án tốt nhất là: A) Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây B) Giảm điện trở dây dẫn C) Giảm cường độ dòng điện D) Tăng công suất máy phát điện. Câu 5) Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện: A) Xoay chiều B) Một chiều C) Xoay chiều hay một chiều đều được D) Có cường độ lớn. Câu 6) Từ trường sinh ra trong lõi sắt của máy biến thế là: A) Từ trường không thay đổi B) Từ trường biến thiên tăng giảm C) Từ trường mạnh D) Không thể xác định chính xác được Câu7) Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì: A) Giảm hiệu điện thế được 3 lần B) Tăng hiệu điện thế gấp 3 lần C) Giảm hiệu điện thế được 6 lần D) Tăng hiệu điện thế gấp 6 lần Câu 8) Một bóng đèn ghi (6 V- 3W) ,lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều rồi mắc vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V thì: A) Khi dùng nguồn 1 chiều đèn sáng hơn B) Khi dùng nguồn xoay chiều đèn sáng hơn C) Đèn sáng trong 2 trường hợp như nhau D) Khi dùng nguồn xoay chiều đèn chớp nháy. Câu 9) Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì: A) Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B) Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới C) Tia khúc xa không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. D) Tia khúc xa không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Câu 10) Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh: A) Tại tiêu điểm của thấu kính B)Ảnh ở rất xa C) Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự D) Cho ảnh ảo Câu 11) Nếu một thấu kính hội tụ cho ảnh thật thì: A) Ảnh cùng chiều với vật ,lớn hơn vật B) Ảnh cùng chiều với vật ,nhỏ hơn vật C) Ảnh có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật D) Các ý trên đều đúng. Câu 12) Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có tính chất: A) Ảnh ảo, lớn hơn vật B) Ảnh ảo, nhỏ hơn vật C) Ảnh thật, lớn hơn vật D) Ảnh thật,nhỏ hơn vậtCâu Câu 13) Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A /B/ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng. A) Ảnh ảo cùng chiều với vật B) Ảnh thật cùng chiều với vật C) Ảnh thật ngược chiều với vật D) Ảnh ảo ngược chiều với vật 1
  2. === Câu 14) Vật AB đặt trước thấu kính phân ky có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A/B/ cao bằng nữa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất. A) OA > f. B) OA f. B) Vật AB nằm cách thấu kính một đoạn OA 2f. D) AB nằm cách thấu kính một đoạn OA < 2f. Câu 24) Vật sáng AB đặt trước thấu kính phân kỳ và vuông góc trục chính, ảnh A /B/ của vật AB có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. A) Ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật. B) Ảnh thật, cùng chiều với vật,nhỏ hơn vật. C) Ảnh thật, ngược chiều với vật,lớn hơn vật. D) Ảnh ảo, ngược chiều với vật,lớn hơn vật. 2
  3. === Câu 25) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ. A) Ảnh là ảnh ảo,không phụ thuộc vào vị trí của vật. B) Ảnh luôn nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật. C) Ảnh và vật nằm về cùng một bên của thấu kính. D) Ảnh luôn lớn hơn vật, cùng chiều với vật. Câu 26) Máy phát điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều khi: A) Nam châm quay, cuộn dây đứng yên B) Cuộn dây quay,nam châm đứng yên. C) Nam châm và cuộn dây đều quay D) Câu A, B đều đúng. Câu 27) Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Ảnh A /B/ của AB qua thấu kính có thể là: A) Ảnh ảo cùng chiều với vật lớn hơn vật B) Ảnh thật ngược chiều với vật C) Ảnh thật lớn hơn vật,hoặc nhỏ hơn vật D) Các ý trên đều đúng phụ thuộc vị trí của vật AB Câu 28) Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một đoạn OA cho ảnh thật A/B/ nhỏ hơn AB khi: A) OA > f B) OA >2f C) OA = f D) OA = 2f Câu 29) Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoà thành dạng năng lượng nào sau đây A) Hoá năng B) Năng lượng ánh sáng C) Nhiệt năng D) Năng lượng từ trường Câu 30) Để truyền tải đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp 3 thì công suất hao phí tăng hay giảm? Chọn câu đúng trong các câu sau: A) Tăng 3 lần B) Tăng 9 lần C) Giảm 3 lần D) Giảm 9 lần Câu 31) Đặt mắt phía trên một chậu nước quan sát một viên bi ở đáy chậu. Ta sẽ quan sát được gì? A) Không nhìn thấy viên bi B) Nhìn thấy ảnh thật của viên bi C) Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi D) Nhìn thấy đúng viên bi trong nước. Câu 32) Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng: A) i > r B) i < r C) i = r D) i = 2r Câu 33) Trong các trường hợp nào sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều? A) Dòng điện chạy qua quạt điện B) Dòng điện chạy qua động cơ trong đồ chơi trẻ em C) Dòng điện chạy qua bóng đèn pin của chiếc đèn pin D) Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẩn kín Câu 34) Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau, chọn câu đầy đủ nhất. A)Tác dụng nhiệt B) Tác dụng quang C)Tác dụng từ D) Cả 3 tác dụng nhiệt, quang và từ. Câu 35) Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được: A. hiệu điện thế ở hai cực một pin. B. giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều. C. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều. D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. Câu 36) Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ: A. tăng lên 100 lần. B. giảm đi 100 lần. C. tăng lên 200 lần. D. giảm đi 10 000 lần. 3
  4. === Câu 37) Khi cho dòng điện một chiều không đổi chạy vào cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp: A. xuất hiện dòng điện một chiều không đổi. B. xuất hiện dòng điện một chiều biến đổi. C. xuất hiện dòng điện xoay chiều. D. không xuất hiện dòng điện nào cả. Câu 38) Trong khung dây của máy phát điện xuất hiện dòng điện xoay chiều vì: A. khung dây bị hai cực nam châm luân phiên hút đẩy. B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. C. một cạnh của khung dây bị nam châm hút, cạnh kia bị đẩy. D. đường sức từ của nam châm luôn song song với tiết diện S của cuộn dây. Câu 39) Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau: A. Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm. B. Một cuộn dây và một nam châm quay cùng chiều quanh cùng một trục. C. Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên . D. Hai nam châm quay ngược chiều nhaủơ quanh một cuộn dây. Câu 40 Số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là 3300vòng và 150vòng. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là: A. 10V B. 2250V C. 4840V D. 100V Câu 41) Một máy biến thế dùng để hạ hiệu điện thế từ 500000V xuốn còn 2500V. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng. Biết cuộn dây sơ cấp có 100000 vòng. Chọn kết quả đúng: A. 500 vòng B. 20000 vòng C. 12500 vòng D. 2500V. Câu 42 Khi một tia sáng truyền từ không khí vào nước dưới góc tới i = 0o thì: A. Góc khúc xạ bằng góc tới (r=0o) B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Góc khúc xạ bằng 90o. Câu 43: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ, tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi qua tiêu điểm nếu: A.Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. B.Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. C.Tia tới song song với trục chính. D.Tia tới bất kì. Câu 44: Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây: A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời. B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của mặt trời. C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời. D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của mặt trời. Câu 45: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? A.120V B.12V. C.1,2V. D. 1200V Câu 46: Chiếu một tia sáng vào một thấu kính phân kì, tia ló ra khỏi thấu kính sẽ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm nếu: A.Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính. B.Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. C.Tia tới song song với trục chính. D.Tia tới bất kì. 4
  5. === Câu 47: Thấu kính hội tụ không thể cho một vật sáng đặt trước nó có: A. Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật. D. Ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật. Câu 48: Qua thấu kính hội tụ, một vật thật cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. Trong trường hợp này, vật nằm trong khoảng nào so với thấu kính A. trong khoảng tiêu cự của thấu kính. B. trong khoảng lớn hơn hai lần tiêu cự. C. trong khoảng lớn hơn tiêu cự nhưng nhỏ hơn hai lần tiêu cự. D. ngay tiêu cự của thấu kính. Câu 49: Khi truyền tải một công suất P bằng một dây điện có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức nào sau đây xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt? P 2 .R P.R P 2 .R P.R 2 A. P B. P C. P D. P hp U 2 hp U 2 hp U hp U 2 Câu 50:Dùng ampe kế xoay chiều có thể đo được A. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều. B. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. C. giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện một chiều. D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện. Câu 51:Pháp tuyến là đường thẳng : A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới. C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. f Câu 52:Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = cho 2 ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm: A. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật. B. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật. C. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật. D. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật. Câu 53. Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện: A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực với nam châm B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn C. Cuộn dây dẫn với nam châm D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 54. Điều nào không đúng với thấu kính phân kì? A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa. B. Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm. C. Tia sáng qua quang tâm truyền thẳng D. Vật sáng qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo. Câu 55) Khi vật đặt trong khỏang tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kì thì đặc điểm của ảnh có tính chất giống nhau là: A. Ảnh ảo, lớn hơn vật B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật Câu 56: Đặc điểm nào sau đây là không phù hợp với thấu kính hội tụ: A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa B. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lồi. C. Làm bằng chất trong suốt. D. Có thể hai mặt của thấu kính đều có dạng hai mặt cầu lõm. 5
  6. === Câu 57: Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng A. 900. B. 600. C. 300. D. 00. Câu 58: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. Đi qua tiêu điểm. B. Song song với trục chính. C. Truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 59: Một vật thật muốn có ảnh ngược chiều và cao bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải A. Đặt sát thấu kính. B. Nằm cách thấu kính một đoạn f. C. Nằm cách thấu kính một đoạn 2f. D. Nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f. Câu 60: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng A. Cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Cùng chiều với vật. C. Ngược chiều với vật và lớn hơn vật. D. Ngược chiều với vật. 6