Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 - Tiếp theo ( ngày 23.3.2020)

docx 2 trang thaodu 3340
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 - Tiếp theo ( ngày 23.3.2020)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_ngu_van_9_tiep_theo_ngay_23_3_2020.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 - Tiếp theo ( ngày 23.3.2020)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – TIẾP THEO ( Ngày 23.3.2020) HÃY ĐỌC, SOẠN KĨ CÁC TÁC PHẨM THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 – HỌC KỲ II TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu chữ cái câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (1980), thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Đó là bài thơ nào ? A. Viếng lăng Bác B. Con cò C. Sang thu D. Mùa xuân nho nhỏ Câu 2: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào ? A. Năm 1974 B. Năm 1975 C. Năm 1976 D. Năm 1977 Câu 3:Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào được nhà thơ Thanh Hải sử dụng thành công trong khổ thơ sau ? Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến (Mùa xuân nho nhỏ) A. Điệp ngữ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nói quá. Câu 4: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào sau đây: A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Đồng chí. C. Lượm. D. Đêm nay Bác không ngủ. Câu 5: Câu thơ nào trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương chứa hình ảnh ẩn dụ ? A. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. B. Mai về miền Nam thương trào nước mắt. C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. D. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Câu 6: Hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. Điệp ngữ. B . Ẩn dụ. C. So sánh. D. Nhân hoá, liên tưởng. Câu 7 : Những tín hiệu của mùa thu trong bài thơ sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng những giác quan nào? A.Khứu giác, xúc giác, thị giác B.Vị giác, xúc giác, thính giác C. Thính giác, thị giác D. Xúc giác, vị giác. Câu 8: Bài thơ Sang thu làm theo thể thơ nào ? A. Năm chữ. B. Bảy chữ C. Tám chữ. D. Tự do. Câu 9: Bài thơ Sang thu có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự và biểu cảm. B. Biểu cảm và miêu tả. C. Tự sự và miêu tả. D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
  2. Câu 10: Trong các bài thơ sau, bài nào không nói về tình mẹ con ? A. Con cò . B. Mây và sóng B. Mùa xuân nho nhỏ D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu 11: Đâu là nét nghệ thuật độc đáo đặc trưng của bài thơ Nói với con của Y Phương? A. Giọng thơ sôi nổi, mạnh mẽ. B. Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật. C. Cách tư duy giàu hình ảnh. D. Vận dụng thành công thủ pháp trùng điệp. Câu 12: Những phẩm chất nào không phải là của “người đồng mình” trong bài thơ Nói với con ? A. Sống vất vả, mạnh mẽ, bền bỉ. B. Yêu thương, gắn bó với quê hương. C. Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin. D. Thích đi lang thang tìm hiểu. II. Phần tự luận (7điểm). Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Sang thu . Trình bày mạch cảm xúc được tác giả Hữu Thỉnh thể hiện trong bài thơ ấy. Câu 2: Chép chính xác hai câu thơ cuối trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ ấy. Câu 3: Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ đó. Câu 4: Viết đoạn văn( khoảng 2/3 trang giấy) nêu suy nhận của em về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người. ( Sau khi học xong bài thơ nói với con của Y Phương). Câu 5: Cảm nhận của em về đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.)