Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 trong thời gian nghỉ chống dịch bệnh Covid-19 (Tiếp theo)

docx 2 trang thaodu 2490
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 trong thời gian nghỉ chống dịch bệnh Covid-19 (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_ngu_van_9_trong_thoi_gian_nghi_chong_dich_ben.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 9 trong thời gian nghỉ chống dịch bệnh Covid-19 (Tiếp theo)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TRONG THỜI GIAN NGHỈ CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 ( TIẾP THEO) I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì? A. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói tới của câu. C. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, dùng để xác định thời gian, địa điểm của sự việc được nói tới trong câu. D. Là bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 2:Thành phần gọi - đáp được dùng để ? A.Nêu đề tài được nói đến trong câu. B.Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được thể hiện trong câu. C.Bộc lộ tâm lý của người nói. D. Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Câu 3: Câu nào sau đây có khởi ngữ? A. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. B. Nó là đứa kém thông minh. C. Người thông minh nhất là lớp nó. D.Về trí thông minh thì nó là nhất. Câu 4:Cụm từ in đậm trong câu: “Có lẽ tôi đã hiểu sai về cô ấy. ” là thành phần gì ? A. Khởi ngữ. B. Thành phần gọi - đáp. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần tình thái. Câu 5: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán? A. Chao ôi, con chuồn chuồn nước đẹp quá ! B. Trời ơi, chỉ còn năm phút ! C. Có lẽ trời sẽ mưa to. D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế. Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú? A. Này, hãy đến đây nhanh lên! B. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. C.Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến. D.Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! Câu 7: Câu thơ: “Cô bé nhà bên (có ai ngờ), Cũng vào du kích .”Cụm từ in đậm trong ngoặc đơn là thành phần gì ? A. Thành phần gọi - đáp. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần tình thái. D. Thành phần phụ chú. Câu 8: Đoạn văn: “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành.Muốn ác phải là kẻ mạnh.”sử dụng phép liên kết nào ? A. Phép trái nghĩa. B. Phép nối, phép lặp từ ngữ. C. Phép lặp từ ngữ, phép thế. D. Phép thế, phép đồng nghĩa. Câu 9: Từ “ băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ?
  2. A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai. B. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn. C. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi. D. Anh cảm thấy băn khoăn quá. Câu 10: Câu “ Sao mà mày hư vậy hả con?” là kiểu câu nào, được dùng với mục đích gì? A. Câu nghi vấn, mục đích bộc lộ cảm xúc B. Câu trần thuật, mục đích thông báo C. Câu cảm thán, mục đích bộc lộ cảm xúc D. Câu cầu khiến, mục đích yêu cầu. Câu 11. Lớp trưởng đang nói, nhưng mọi người sốt ruột tỏ ý muốn về. Lớp trưởng liếc đồng hồ của mình và tuyên bố: - Bây giờ mới 11 giờ thôi. Câu nói của lớp trưởng có hàm ý gì ? A. Còn sớm lắm, tôi vẫn tiếp tục. B. Đã muộn lắm rồi, có thể nghỉ. C. Tôi sẽ ngừng nói bây giờ. D. Tôi sẽ kết thúc cuộc họp. II. Tự luận Câu 1: a.Lấy một ví dụ về câu ghép, xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép ấy. b.Lấy một ví dụ về câu nghi vấn và cho biết mục đích sử dụng của câu nghi vấn đó. Câu 2 :Hãy chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ và viết lại câu . - Ông giáo ấy không hút thuốc, ông cũng không uống rượu. - Tôi có đất nhưng tôi chưa có nhà. Câu 3: a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. b.Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng”với “con đường” trong các câu sau: “ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư . Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” Câu 4 : Chỉ ra các phép liên kết có các trong đoạn trích sau: a. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người. b. Người lính đã hi sinh. Sự ra đi của anh để lại cho mọi người niểm tiếc thương sâu sắc. Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đầu trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Phân tích tính liên kết trong đoạn văn đó. Câu 6 :Viết đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán và thành phần tình thái.(Gạch một gạch dưới thành phần cảm thán, hai gạch dưới thành phần tình thái.